Luận văn Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CHi nhánh TP Vinh; từ đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân; đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh.
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
AI HOC KINH TE &UỐC DÂN
TT THONG TIN THU VIEN
PHAN SY SON
PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY KHACH
HANG CA NHAN TAI NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET NAM - CHI NHANH
THANH PHO VINH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ HOÀI PHƯƠNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÀI
TT THONG TIN THU VIÊN
PHÒNG LUẬN ÁN - Tự LIỆU
HÀ NỘI - 2020 HS -AbF6E |
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày - tháng năm 2020 Học viên
Bu
Trang 4'YÊU CÀU CỦA HỘI ĐỒNG CHAM LUAN VAN THAC SI VE
Những điểm cần sửa chữa bổ sung trước khi nộp luận văn chính thức cho bo dao tao SDH
~ Neg eal boa ean ge ha ei sti cle mm”
Ẩ iat Mức whi den Chủ tịch Hội đồng, (Kỹ và ghỉ rõ họ tên) Cam kết của Học viên” Z Học vi ( (KY vagghti rõ họ tên) lu hy fhe oy,
` Nêu học viên có trách nhiệm chính sửa theo yêu cầu của Hội đồng chẳm luận văn Trong trường hợp không chỉnh sữa sẽ không được công nhận kết quả bảo vệ
Hộọc viên phải đóng bản yêu cầu chỉnh sửa này vào trước phần mục lục luận văn chính thức khi nộp cho viện DT SDH
Trang 5BO GIAO DUC VA BAO TAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 'TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN 'Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2020
BÁO CÁO CHỈNH SỬA, HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
THEO YÊU CÀU CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂNTÓT NGHIỆP
Họ và tên: Phan Sỹ Sơn
'Người hướng dẫn: TS Nguyên Thị Hoài Phương
Tên đề tài luận văn: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh
Căn cứ quyết nghị tại buổi họp ngày 19 của Hội đồng đánh giá luận văn tốt
nghiệp (được thành lập theo Quyết định số ngày ./2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), học viên đã chỉnh sửa, hoàn thiện luận văn theo các nội dung như sau:
Thế hiện
dung HV đã chỉnh sửa, bỗ
'Yêu cầu bỗ sung, sửa chữa ae e trong luận
PT 'qgiýacds sung hoặc giải trình lý do nếu 4
us muốn báo lưu ý kiến ban đều | TRON dong, số trang)
"Xem lại nội dung kinh nghiệm | _ Đã bỗ sung thêm nội dung kinh Trang 26, phát triển cho thấy sy phù hợp | nghiệm phát triển hoạt động cho vay | trang 27, trang
về thời gian nghiên cứu, nội _ | khách hàng cá nhân của một số ngân 30
dung kinh nghiệm hàng thương mại tại Việt Nam
2 | T&hr6nguyênnhânvàhg | 1s auyện nhân và hạn chế Trang 59,
chế trang 60
: Gai pháp cần sửa lạixemlà | Da chuyén giảipháp3.2.3xuống | Trangẩl,
giải pháp hay kiến nghị phần kiến nghị trang 82
4 Rà soát lại lỗi chính tả Đã rà soát, chỉnh sửa lỗi chính tả pee 17, 25, 42,57, Học viên
(Ký và ghỉ rỡ họ tên)
Trang 6NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Dé tdi : Phút triển hoạt động cho vay khúch hàng cú nhên tại Ngan hang
TMCP Công thương Việt Nam - chỉ nhúnh thành phố Vinh Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Học viên: Phan Sỹ Sơn
Người nhận xét: aaa Đào Minh Phúc
Sau khi nghiên cứu luận văn, tóm tắt luận văn và các tài liệu có liên quan, tôi có một số nhận xét như sau:
1 Về Sư cần thiết và ý nị
Cùng ự phát triển khoa học kỹ thuật và tiến bộ xã hội, các dịch vụ
tiện ích ngân hàng tới người tiêu dùng ngày càng đa dạng và phát triển mạnh,
đặc biệt là hoạt động ngân hàng bán lẻ với các dịch vụ khách hàng cá nhân Tuy nhiên trong quá trình phát triển các dịch vụ với khách hàng cá nhân, đặc biệt là hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của mình, nhiều NHTM Việt
nam đã gặp phải không ít những khó khăn, thách thức một mặt do khuôn khổ
pháp lý chưa hoàn thiện, mặt khác các NHTM hoạt động trong bối cảnh cạnh
tranh găy gắt Điều này làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn và rủi ro
Do vậy, hiện nay với mỗi ngân hàng thương mại cần có những nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để có biện pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở mỗi ngân hàng Do vậy việc chọn đề tài:
"Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hang TMCP
Công thương Việt Nam — chỉ nhánh thành phố Vinh ” của học viên Phan Sỹ Sơn đáp ứng được nhu cầu về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
2 Về Tính trùng lắp của đẻ tài nghiên cứu:
Mặc dù đã có một số dé tài nghiên cứu về hoạt động cho vay nói chung và các cho vay khách hàng cá nhân nói riêng ở một số NHTM, tuy nhiên luận văn có một đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng nên không có sự trùng lắp với các công trình nghiên cứu khác, mặc dù chương 1 có sự kế thừa về lý luận
3 Về Tính trung thực, rõ ràng và đầy đủ của số liêu:
Luận văn gồm 17 bảng số liệu và 5 biểu đồ hình vẽ vẻ các số liệu cập
nhật đến hết 2018, số liệu đáng tin cậy và có nguồn gốc rõ rằng; các số liệu được thống kê qua 3 năm liên tục 2016 - 2018 là đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
4 Về Bố cục và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn gồm 3 chương truyền thống (chương 1: Lý thuyết cơ bản, chương 2: Thực trạng, Chương 3: Giải pháp), lời mở đầu và phần kết luận với
82 trang (không kể phần mục lục và tài liệu tham khảo) là hợp lý với một
khuôn khổ luận văn thạc sỹ kinh tế Kết cấu luận văn tương đối hợp lý, phương
Trang 7quả nghiên cứu đáng tin cay Nội dung và kết quả nghiên cứu, trình bày trong luận văn phù hợp với tên để tài Luận văn
5 Những kết quả nghiên cứu của Luân văn:
5.1 Trên cơ sở hệ thống hóa được một số nội dung cơ bản về cho vay
khách hàng cá nhân của NHTM (khái niệm, đặc điểm, vai trò các phương thức cho vay khách hàng cá nhân của NHTM)
5.2 Luận văn đã phân tích luận giải khá rõ ràng về những nội dung cơ bản về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM Đặc biệt
luận văn đã làm rõ được các tiêu chí đánhgiá sự phát triển hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân ở 2 nhóm tiêu chí về quy mô và chất lượng Đồng thời luận văn phân tích về các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM
5.3 Luận văn đã giới thiệu kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân của một số NHTM như: Ngân hàng NHNNo chỉ nhánh
Nhé an; Ngan hang VCB chi nhánh Nghệ An và rút ra 4 bai học kinh nghiệm 5.4 Luận văn đã giới thiệu khá rõ nét về Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam — chỉ nhánh thành phố Vinh về quá trình hình thành phát triển, mô hình tổ chức và quản lý, một số kết quả hoạt động kinh doanh chính của chỉ
nhánh trong 3 từ năm 2016 đến hết 2018
5.4 Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngan hàng TMCP Công thương Việt Nam — chỉ nhánh thành phố Vinh được
luận văn phân tích khá cụ thể và rõ nét thực trạng phát triển sản phẩm cho vay;
kênh phân phối; các hoạt động tiếp thị và qua một số tiêu chí đánh giá vẻ sự phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam — chỉ nhánh thành phố Vinh (riêng phân tích về thị phần luận văn có so
sánh với các chỉ nhánh NHTM khác trên địa bàn — chiếm thị phần đứng thứ 3 sau NHNNo chi nhánh Nghệ An và BIDV thành phố Vinh )
5.5 Từ phân tích thực trạng, luận văn đã khái quát đưa ra những đánh giá về những kết quả đạt được và 6 hạn chế, đồng thời luận văn đã nêu lên và
phân tích về các nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng, nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân về phía khách hàng của các hạn chế
5.6 Trên cơ sở những định hướng phát triển chung và mục tiêu phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam — chi nhánh thành phố Vinh đến 2023, Luận văn đã đưa ra phân tích về 9 giải pháp nhằm phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam — chỉ nhánh thành phố Vinh, đồng thời luận văn đã đẻ
xuất một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 6 Những han chế của Luân văn:
6.1 Trong chương 1 không nên đưa các quy định pháp lý và coi nó như các cơ sở lý thuyết
6.2 Khi phân tích thực trạng về phát triển cho vay khách hàng cá nhân
qua các tiêu chí đánh giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — chỉ
Trang 8nhánh thành phố Vinh chưa có sự so sánh với các chỉ nhánh NHTM khác trên địa bàn nên chưa thấy rõ sự phát triển này
6.3.Trong phân kinh nghiệm nên lựa chọn kinh nghiệm của BIDV thành
phđÏinh sẽ hợp lý hơn
6.4, Trong phần đầu chương 3, nên bổ sung phân tích vẻ những cơ hội và thách thức trong việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — chỉ nhánh thành phố Vinh thì các giải pháp sẽ thuyết phục hơn
6.5 Cẩn rà soát và chỉnh sửa các lỗi chính tả và lỗi in ấn 7 Kết luân;
Trang 9Hà Nội, ngày 15 thẳng l2 năm 2019
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Học viên: Phan Sỹ Sơn Mãhọc viên: CH261537
Đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại
Cỗ phần Công thương Việt Nam — chỉ nhánh thành phố Vĩnh”
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng 'Người nhận xét: TS Đoàn Phương Thảo
Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trách nhiệm trong Hội đồng: Phản biện 1
Sau khi đã đọc kỹ bản luận văn và tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế của học viên, tôi có
nhận xét sau đây:
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam, với việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, các ngân hàng
thương mại Việt Nam có nhiều hơn cơ hội thâm nhập sâu vào nền kinh tế Là một trong
in Cong
những ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ
thương Việt Nam nói chung và chỉ nhánh thành phố Vinh nói riêng luôn có những thay đổi tích cực theo tín hiệu thị trường, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường tuy nhiên, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thực tế vẫn còn nảy sinh những vấn đề cản trở sự phát triển Do vậy, việc học viên lựa chọn đề tài "Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phân Công thương Việt Nam ~ chỉ nhánh thành phổ Vinh” là có ý nghĩa thực tiễn và đề tài phù hợp với chuyên ngành kinh tế tài chính ngân hàng
2 Các kết quả đạt được của Luận văn - Về nội dung:
Luận được hoàn thiện với 82 trang nghiên cứu chia thành 3 chương nghiên cứu truyền thống, có sự minh họa của 17 bảng số liệu, 5 hình vẽ, nội dung của luận văn đã làm rõ
được các vấn đề cả lý luận và thực tiễn như sau:
Trang 10tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân
hàng thương mại
Thứ hai, tác giả có nghiên cứu kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại hai ngân hàng thương mại tại Việt Nam là Agribank chỉ nhánh Nghệ An, Vietcombank chỉ nhánh Nghệ An để rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam — chỉ nhánh thành phố Vinh
Thứ ba, tác giả đã có những phân tích về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ~ chỉ nhánh thành phố
Vinh giai đoạn 2016-2018, có sự so sánh với một số ngân hàng trên địa bàn Qua đó có những đánh giá về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chỉ nhánh ngân hàng
Thứ tư, tác giả đã đề xuất 9 giải pháp nhìn chung có giá trị tham khảo nhất định để phát
triển phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam — chỉ nhánh thành phố Vinh
~ Về nội dung bản tóm tắt Luận văn: Bản tóm tắt Luận văn phản ánh chính xác nội dung, Luận văn
- Về sự trùng lắp của đề tài nghiên cứu: Có nhiều đề tài viết về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại, tuy nhiên với nội dung nghiên cứu của đề tài cho thấy không có sự trùng lắp với các công trình nghiên cứu khác mà tôi được
biết
Những hạn chế của Luân văn
Thứ nhất, rà soát mục 1.3 kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại Nội dung nghiên cứu chưa cho thấy thời gian nghiên cứu, sự phù hợp, tương thích: khi nghiên cứu kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại với bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam — chỉ nhánh thành phố Vinh; Thứ hai, còn lẫn lộn giữa hạn chế và nguyên nhân của hạn chế tại mục 2.4.2 và có sự so sánh giữa kế hoạch với
thực hiện; Thứ ba, rà soát tên tiêu đề của giải pháp 3.2.1 đa dạng hóa các sản phẩm cho
Trang 11
cải tạo cơ sở hạ tằng, hiện đại hóa công nghệ pâng cao, đổi nựới công nghệ giao
deh; That tu, hoàn thiện lại tóm tắt theo đúng quy định
4 Kết luân chung: hạn chế trong nghiên cứu là điều khó tránh khỏi Những nghiên cứu, phân tích trong Luận văn của học viên Phan Sỹ Sơn thể hiện là một công trình khoa học
có sự nỗ lực trong nghiên cứu, độc lập, đáp ứng nhất định các yêu cầu đối với Luận văn
thạc sĩ kinh tế Tôi kính đề nghị, Nhà trường công nhận học vị thạc sĩ kinh tế nếu học
viên bảo vệ thành công trước Hội đồng chấm luận văn cắp Trường
Ni
Trang 12
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH PHÀN MỞ ĐÀU `
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
2 Đặc điểm, vai trò của cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương „6 1.1.3 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân 10
1.2 Phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hang
thương mại 2
1.2.1 Quan niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại12
1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 14
1.2.3 Chỉ tiêu phản ánh phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân 15 mại hàng thương mại 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 19
Trang 13CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY
KHACH HANG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIET NAM - CHI NHANH THANH PHO VINH mal
2.1 Quá trình hình thành va phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chỉ nhánh 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh 32
2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh giai đoạn 2016-2018 34
2.2 Thực trạng các hoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vĩnh 39 2.2.1 Phát triển sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Chỉ nhánh 39
2.2.2 Phát triển kênh phân phối sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Chỉ nhánh 41 2.2.3 Phát triển cho vay khách hàng cá nhân thông qua hoạt động tiếp thị, truyền thôn; 42
2.3 Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh 4
2.3.1 Thực trạng phát triển về quy mô cho vay khách hàng cá nhân tại Chỉ
nhánh 44
2.3.2 Thực trạng phát triển về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Chỉ
1 2.4 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phé Vinhss
2.4.1 Kết quả đạt được 1 55
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân ess
CHUONG 3: MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY KHACH HANG CA NHAN TAI NGAN HANG TMCP CONG THUONG
'VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHÓ VINH woe 63
nhánh
Trang 143.1 Định hướng đến năm 2023 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh
3.1.1 Định hướng phát triển Chi nhánh
3.1.2 Mục tiêu phát triển cho vay khách hàng cá nhât : 3.2 Giải phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hang 'TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh
3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân và hoàn thiện
các sản phẩm hiện có
3.2.2 Tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động của chỉ nhánh
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động truyền thông ngân hàng 3
3.2.4 Tăng cường chủ động, tìm kiếm khách hàng, lựa chọn khách hàng cá
nhân vay vối
3.2.5 Tăng cường kiểm soát, trước, trong và sau khi cho vay để nâng cao chất
73
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyên môn hóa đối với các cán
Trang 15Chữ viết tắt Agribank BIDV CIC CN CVKHCN CBNV HĐV GTCG KHCN KDCK NHNN NHTM NHBL NIM PGD SXKD Sacombank TCTD TMCP TSĐB Vietinbank VietcomBank VHD DANH MUC TU VIET TAT Giai nghia
Ngan hang Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Dau tu va Phat triển Việt Nam
“Trung tâm thông tin tín dụng Chỉ nhánh Cho vay khách hàng cá nhân Cán bộ nhân viên Huy động vốn Giấy tờ có giá Khách hàng cá nhân Kinh doanh chứng khoán Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại Ngan hang ban lé
(Net Interest Margin) Tỷ lệ thu nhập lãi thuần Phòng giao dịch
Sản xuất kinh doanh
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín Tổ chức tín dụng
Thương mại cổ phần
Tài sản đảm bảo
Trang 16DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH BẢNG Bảng 2.1.Kết quả huy động vốn của Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh giai đoạn 2016 - 2018 Bảng 2.2.Dư nợ cho vay của ~2018 Bang 2.3.Thu địch vụ của Vietinbank Chỉ nhánh thành phố 2018 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh giai đoạn 2016 ~ 2018
Bảng 2.5 Phát triển các sản phầm cho vay KHCN tại Vietinbank CN thành ph Vinh giai đoạn 2016 - 2018 40
Bang 2.6 So sánh số lượng sản phẩm cho vay KHCN của Vietinbank CN thành phố
'Vinh và các NHTM khác trên địa bàn 1
Bảng 2.7 Kênh phân phối sản phầm cho vay KHCN của Vietinbank CN thành phố
Vinh 42
Bảng 2.8 Dư nợ cho vay KHCN tại Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh giai
đoạn 2016 - 2018 -44
Bảng 2.9 Dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn tại Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh giai đoạn 2016 ~ 2018
Bảng 2.10.Dư nợ cho vay KHCN theo mục đích sử dụng vốn tai Vietinbank Chi nhánh thành phố Vinh giai đoạn 2016 — 2018
Bảng 2.11 Dư nợ cho vay KHCN theo sản pI phố Vinh giai đoạn 2016 - 2018
Bảng 2.12 Khách hàng cá nhân vay vốn tại Chỉ nháni
Bảng 2.13 Cơ cấu khách hàng cá nhân vay vốn tại Chỉ nhánh
Bảng 2.14.Thị phần cho vay KHCN tại Vietinbank CN thành phố Vinh
Bảng 2.15 Thực trạng phân loại nhóm nợ cho vay KHCN tại Vietinbank CN thành
phố Vinh giai đoạn 2016 — 2018 7
Trang 17Bảng 2.17 Tỷ lệ thu lãi từ cho vay KHCN tại Vietinbank CN thành phố Vinh giai đoạn 2016 ~ 2018
HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Vietinbank CN thành phố Vinh
Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN của Chỉ nhánh
Trang 18
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
PHAN SY SON
PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY KHACH HANG CA NHAN TAI NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET NAM - CHI NHANH
THANH PHO VINH
CHUYEN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201
TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU
HÀ NỘI - 2020
Trang 19PHAN MO BAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đã khiến sự
cạnh tranh trong hoạt đông kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt Thị
trường cho vay của các NHTM Việt Nam hiện nay đang cạnh tranh gay gắt, chiến
lược kinh kinh doanh của hầu hết các NHTM là hướng tới thị trường bán lẻ, do vậy trong thời gian gần đây, cho vay khách hàng cá nhân là hoạt động được quan tâm
đầu tư phát triển nhất tại các Ngân hàng thương mại
Trong thời gian qua, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại Vietinbank Thành phố Vinh còn tồn tại một số hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay chưa ổn định và bền vững; Chất lượng cho vay
KHCN của Chỉ nhánh ngày càng giảm, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại Chỉ nhánh năm 2018 tăng mạnh; Do vậy, học viên đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình
CHUONG 1
CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Hoạt động cho vay khách hang ca nl
n tại ngân hàng thương mại
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận đề tổ chức, cá nhân sử dựng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,
bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác "
Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài đồi với khách hàng,
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tô chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãï"
Trang 20ii
quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm
phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh
1.2 Phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng
thương mại
1.2.1 Quan niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại “Như vậy theo tác giả, phát
én cho vay KHCN là sự tăng trưởng về quy
mô cho vay và chất lượng các khoản vay gắn liền về cơ chế, thủ tục, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn ngân hàng đồng thời mang lại thu nhập càng ngày
càng tăng cho Ngân hàng ”
Chỉ tiêu phản ánh phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân
hàng thương mại gồm: Chỉ tiêu phát triển hoạt động cho vay KHCN về quy mô; Chỉ tiêu phát triển hoạt động cho vay KHCN về chất lượng
Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của một số
lệt Nam và bài học kinh nghiệm
Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của một số
ngân hàng thương mại tại Việt Nam gồm kinh nghiệm của Agribank Chỉ nhánh Nghệ An và Vietcombank -Chỉ nhánh Nghệ An từ đó rút ra bài học cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh TP Vinh như: Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ; Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng; Tăng cường hoạt ngân hàng thương mại tại
Trang 21
CHƯƠNG 2
THUC TRANG PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY
KHACH HANG CA NHAN TAI NGAN HANG TMCP CONG
THUONG VIET NAM - CHI NHANH THANH PHO VINH
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 26/03/1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số
53/NĐ-HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính thức được đổi tên thành “Ngân Hàng Công Thương Việt Nam” theo Quyết định số 402/CT của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990
VietinBank - Chỉ nhánh Tp.Vinh tiền thân là Chỉ nhánh Bến Thủy, được tách
ra từ một Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Nghệ An năm 1995
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2017/2016 | 2018/2017 Chi tiêu 2016 | 2017 | 2018 | Giá | % Giá | % trị trị 1.Téng thu nhập của 531,2 | 558.30 | 586/2 | 27,1 | 5,1 | 27,9 | 4.8 Chỉ nhánh 2 Tổng ch phí của 460,9 | 476,70 | 5078 | 15,8 | 34 | 31,1 | 6,1 CN 3.Chênh lệch thuchỉ | 703 | 816 | 784 | 11,3 | 161] -32 | -41
(Nguồn: Vietinbank CN thành phổ Vinh, 2016, 2017, 2018)
Năm 2017 tổng thu của Chỉ nhánh là 558,3 tỷ đồng, tổng chỉ phí là 476,7 tỷ đồng, do đó chênh lệch thu chỉ đạt 81,6 tỷ đồng, tăng 11,3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,1% so với năm 2016 Sang năm 2018, tổng thu nhập đạt 586.2 tỷ đồng, tổng chỉ phí 507,8 tỷ đồng Kết quả kinh doanh có lãi 78.4 tỷ đồng, đạt 89% KH
Trang 22iv
trích lập dự phòng rủi ro từ đó làm giảm lợi nhuận của Chỉ nhánh Cụ thể năm 2018 nợ xấu của Chỉ nhánh là 78 tỷ nên phải trích lập dự phòng thêm 13 tỷ làm giảm lợi nhuận năm 2018 của Chỉ nhánh
2.2 Thực trạng Các hoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh
Để phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh, chỉ nhánh đã thực hiện các biện pháp như: Phát triển sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Chỉ nhánh; Phát triển kênh
phân phối sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Chỉ nhánh; Phát triển cho vay
khách hàng cá nhân thông qua hoạt động tiếp thị, truyền thông
2.3 Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh
Bảng 2.8 Dư nợ cho vay KHCN tại Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh giai đoạn 2016 - 2018 2017/2016 2018/2017 Đơn vị Chỉ tiêu tính 2016 | 2017 | 2018 | Giá % Giá % trị trị 1.Dư nợ cho Tỷ 776 | 961 | 1.130] 185 | 124% | 169 | 118% vay KHCN đồng 2.Téng du nợ Ty 3.221 | 3.685 | 3.829 | 464 | 114% | 144 | 104% của CN đồng 3.Tÿ lệ dư nợ cho vay % | 241 | 261 | 29,5 | 1,99 | 108% | 3,43 | 113% KHCN/Téng dư nợ của CN
(Nguồn: Vietinbank CN thành phổ Vinh, 2016, 2017, 2018) Qua bảng trên cho thấy năm 2016 dư nợ cho vay KHCN của Chỉ nhánh là
776 tỷ đồng, sang năm 2017 là 961 tỷ đồng, tăng 185 tỷ đồng so với năm 2016
Trang 23so với năm 2017
Tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ của Chỉ nhánh tăng dần: năm
2016 tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN chiếm 24,1% trong tổng dư nợ của Chỉ nhánh, sang năm 2017 tăng lên đạt 26,1% (tăng 1,99% so với năm 2016) Năm 2018 tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN là 29,5%, tăng 3,43% so với năm 2017
Bang 2.12 Khách hàng cá nhân vay vốn tại Chỉ nhánh Đơn Năm Năm | Nam STT Chỉ tiêu vị tính 2016 | 2017 | 2018 Số lượng KHCN vay vốn | Khách 1 3563 3772 4138 của Chỉ nhánh hàng Tốc độ tăng trườn, 2 — % 0,00 5,87 9,70 KHCN
(Nguồn: Vietinbank CN thành phổ Vinh, 2016, 2017, 2018) Năm 2016 có 3.563 khách hàng cá nhân vay vốn tại Chỉ nhánh, sang năm 2017 có 3.772 khách hàng, tăng 209 khách hàng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,87% so
với năm 2016 Năm 2018 số lượng KHCN tiếp tục tăng lên đạt 4.138 khách hang,
tăng 366 khách hàng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,7% so với năm 2017 Thị phần cho vay KHCN của Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh đứng thứ 3 trên địa bàn thành
phố Vinh về thị phần sau Agribank, BIDV Năm 2016, 2017 tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN tại Chỉ nhánh được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3% theo quy định
của NHNN Tuy nhiên, sang năm 2018 tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN tăng mạnh đạt 4,42%
2.4 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh
Bên cạnh những kết quả đạt được trong phát
lến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh, Chỉ nhánh còn một số tồn tại hạn chế sau:
~ Sản phẩm cho vay KHCN của Chỉ nhánh chưa đa dạng bằng các ngân hàng,
thương mại lớn trên địa bàn như Agribank và Vietcombank
Trang 24vi
~ Chất lượng cho vay KHCN của Chỉ nhánh ngày càng giảm, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại Chỉ nhánh năm 2018 tăng mạnh
~ Số lượng khách hàng lớn nhưng mức dư nợ trên một khách hàng còn thấp Các hạn chế do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và nguyên nhân
khách quan
CHƯƠNG 3
MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHÓ VINH
3.1 Định hướng đến năm 2023 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -
Chỉ nhánh Thành phố Vinh
Trong giai đoạn tiếp theo, VietinBank Chỉ nhánh thành phố Vinh vẫn duy trì
và tiếp tục kế hoạch đã đặt ra, bình ổn nguồn vốn, ổn định cho vay theo chủ trương
của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nói chung Bên cạnh đó còn đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh trên những mảng dự án, đẩy mạnh thương hiệu, tiếp tục thi đua
trong phong cách làm việc chuyên nghiệp và giữ vững sự phục vụ tận tâm Phát triển
mảng “Ngân hàng bán lẻ" vì đây là thị trường đầy tiềm năng.Cung cấp loại hình
dịch vụ phù hợp với mục đích vay vốn và đa dạng hóa loại hình
3.2 Giải phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh
3.2.1 Da dang hóa các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân và hoàn thiện các
sản phẩm hiện có
Cải tiến sản phẩm cho vay mua nhà/ đất (không thuộc dự án bất động sản) theo hướng nhận thế chấp bằng chính nhà/ đắt mua khi chưa hoàn thiện thủ tục pháp
lý Bằng cách liên kết với Văn phòng công chứng và Phòng Tài nguyên Môi trường
để thực hiện trọn gói dịch vụ sang tên đồng bộ và thế chấp tài sản hình thành từ vốn
vay, đồng thời cũng giúp giảm bớt rủi ro cho ngân hàng trong việc nhận tài sản thế
chấp khi chưa hoàn tắt thủ tục pháp lý
3.2.2 Tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động của chỉ nhánh
Trang 25vii
lớn phát triển cho vay KHCN của ngân hàng thương mại
Trong thời gian tới, VietinBank Chỉ nhánh thành phố Vinh cần tiếp tục mở
rộng mạng lưới các phòng giao dịch hơn nữa, tập trung tại các địa bàn đông dân cư,
tại các huyện xa trung tâm thành phố nhưng đầy tiềm năng như huyện Hưng
Nguyên, huyện Nghỉ Lộc và có một số phòng giao dịch đặt tại khu vực Ga Vinh hay tai các Trung tâm thương mại lớn
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động truyền thông ngân hàng
Để có thể thu hút và phát triển khách hàng cá nhân nhiều hơn nữa, chỉ nhánh
cần xây dựng một chiến lược truyền thông bài bản, cụ thể và hiệu quả để đưa
thương hiệu VietinBank Chỉ nhánh thành phố Vinh đến gần với khách hàng hơn
nữa
3.2.4 Tăng cường chủ động, tìm kiếm khách hàng, lựa chọn khách hàng cá
nhân vay vốn
Cán bộ tín dụng phải nắm rõ được sản phẩm dịch vụ và quy trình quy chế cho vay để tư vấn cho khách hàng mức cho vay, hồ sơ cho vay, lãi suất cho vay phù hợp với văn bản quy chế hiện hành Hiện nay, ngân hàng đang đứng trước những
cạnh tranh khốc liệt với ngân hàng khác Làm sao để tạo ra sự khác biết về lãi suất về hồ sơ, về tiến độ giải ngân, và sự chuyên nghiệp trong chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân Tạo sự bền vững và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp và dài
lâu với KHCN là yếu tố vô cùng quan trọng cần được chú ý:
3.2.5 Tăng cường kiểm soát, trước, trong và sau khi cho vay dé nang cao chất
lượng cho vay khách hàng cá nhân
Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm sốt là cơng việc rất quan trọng,
ng Do đó, khi
chỉ nhánh mở rộng đầu tư tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng thì vai
để đảm bảo chất lượng cho vay nói chung và tín dụng KHCN nói
trò của công tác thanh tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyên môn hóa đối với các cán bộ
tham gia qu) trình cho vay
Trang 26viii
chủ thể cho vay trong quan hệ tín dụng Đội ngũ cán bộ ở các phòng ban như phòng dịch vụ khách hàng, phòng kế toán, phòng tín dụng cần được bồi dưỡng khả
năng giao tiếp lịch sự, hòa nhã, tôn trọng khách hàng
3.2.7 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm sốt nội bộ
Cơng tác kiểm tra kiểm soát là một công tác quan trọng nhằm đánh giá tình hình tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng Để nâng cao chất lượng, tín dụng, hạn chế rủi ro, mỗi chỉ nhánh cần phải có một phòng ban hoặc một nhóm
cán bộ nhân viên làm công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời những
sai sót để có biện pháp xử lí kịp thời
3.2.8 Quản lý rấi ro nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khoản vay có vẫn đề
Mục tiêu của ngân hàng trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề là tối đa
hóa tỷ lệ thu hồi các khoản vay này, để thực hiện tốt mục tiêu này chỉ nhánh cần thành lập bộ phận quản lý rủi ro
3.3 Một số kiến nghị đối với hội sở chính
Thứ nhất, nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các điểm hạn chế của các sản phẩm cho vay KHCN hiện hành như cho vay SXKD, cho vay mua nhà dự ái
Thứ hai, thay đổi và hoàn thiện mô hình hoạt động về tín dụng bán lẻ theo
hướng chuyên nghiệp, chuyên môn hóa giữa các phòng ban
Thứ ba, ngân hàng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về các sản phẩm
Trang 27ix
KET LUAN
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực trạng của phát triển cho vay
khách hàng cá nhân tại Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh, tác giả đã phân tích,
đánh giá về những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại dẫn tới kết quả
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại Vietinbank Chỉ nhánh thành phố Vinh thành công hơn nữa trong thời gian tới
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên
Trang 28
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
—-»#»ÍLÌs&=é-
PHAN SỸ SƠN
PHÁT TRIEN HOAT DONG CHO VAY KHACH
HANG CA NHAN TAI NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET NAM - CHI NHANH
THANH PHO VINH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ HOÀI PHƯƠNG
HÀ NỘI - 2020
Trang 29
PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, đã khiến sự
cạnh tranh trong hoạt đông kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt Trong đó nỗi bật hơn cả là hoạt động cho vay, vì cho vay là hoạt động quan trọng mang lại
lợi nhuận trực tiếp và chiếm tỷ trọng thu nhập lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Tuy nhiên, hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro Chính vì vậy, các Ngân hàng thương mại luôn chú trọng đến việc phát
triển hoạt động cho vay với mục đích tăng thị phần, tăng tổng tài sản đồng thời vẫn đảm bảo hạn chế những rủi ro phát sinh từ hoạt động này
Thị trường cho vay của các NHTM Việt Nam hiện nay đang cạnh tranh gay sắt, chiến lược kinh kinh doanh của hầu hết các NHTM là hướng tới thị trường bán lẻ, do vậy trong thời gian gần đây, cho vay khách hàng cá nhân là hoạt động được
quan tâm đầu tư phát triển nhất tại các Ngân hàng thương mại Phát triển cho vay
khách hàng cá nhân thường đưa lại tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cao nhất trong hoạt động cho vay, phân tán rủi ro, đồng thời mở rộng độ phủ sóng thương hiệu đến
người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Công thương là một trong số các ngân hàng thương mại
hàng đầu tại Việt Nam có uy tín đối với các hoạt động tín dụng Trong thời gian
qua, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh (Vietinbank Thành phố Vinh) đã đạt được những thành quả tốt Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại Vietinbank Thành phố Vinh còn tồn tại một số hạn chế như:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay chưa ổn định và bền vững; Chất lượng cho vay
Trang 30tầm quan trọng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh học viên đã chọn đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh Thành phố Vinh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển hoạt động cho vay KHCN
của NHTM
- Phan tích, đánh giá thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh TP Vinh; từ đó rút ra những
kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân
~ Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh
thành phố Vinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM 4.2 Phạm vi nghiên cứu ~ Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh thành phó Vinh - Về thời gian: Các số liệu được thu thập và xử lý trong giai đoạn 2016 - 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng các phòng nghiệp vụ của Ngân hàng,
TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh thành phố Vinh Dữ liệu thu thập gồm
kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu về huy động vốn, sử dụng vốn tại Ngân hàng,
Trang 31tin từ các báo cáo thường niên đã được công bố; thông tin từ bên ngoài như các tạp chí, tập san chuyên ngành tài chính ngân hàng, các ý kiến đánh giá của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức có uy tín khác Thời gian dữ liệu từ năm 2016 - 2018
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu
+ Phương pháp thống kê, tổng hợp: Phương pháp này dựa trên sự nghiên cứu
các tài liệu, các báo cáo có liên quan, sau đó thống kê và tổng hợp số liệu, thông tin
từ các giáo trình, các công trình nghiên cứu trước đó đã công bố, sách báo, tạp chí
và các phương tiện truyền thông internet
+ Phương pháp phân tích: Phân tích những ưu điểm, hạn chế trong công tác
phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh thành phố Vinh, sau đó phân tích nguyên nhân của
các hạn chế tồn tại Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại Chỉ nhánh
+ Phương pháp so sánh: Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được tiến hành so sánh tình hình phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Céng thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh các năm từ 2016 đến 2018 để làm rõ được kết quả mà Chỉ nhánh đã đạt được trong hoạt động phát triển cho vay KHCN và vấn đề mà Chỉ nhánh chưa làm tốt trong hoạt động này
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân tại Ngan hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chỉ nhánh thành phố Vinh
Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay Khách hàng cá
Trang 32CHƯƠNG 1
CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
- Cho vay của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, do vậy trong quan hệ tin
dụng với các chủ thể kinh tế, các ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các chủ thể kinh tế,
các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi: kỳ phiếu, trái phiếu để huy dong
Ngược lại với tư cách là người cho vay, ngân hàng cấp tín dụng cho các chủ thể kinh tế, các cá nhân bằng việc thiết lập các hợp đồng tín dụng, chiết khấu chứng
từ có giá, bảo lãnh Thông qua hoạt động này, ngân hàng có thể cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế đồng thời tối đa hoá hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình
Tín dụng nói chung được định nghĩa là quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển
nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức giá trị hoặc hiện vật) từ người sở
hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
Nếu xem xét ở một góc độ hẹp hơn, “Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch về
tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa ngân hàng và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó, ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử
dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách
nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đên hạn thanh toán”
(Phan Thị Thu Hà, 2013)
Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, “Cấp tín dụng là việc thỏa
thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
Trang 33hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác "
Ban chat của tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng,
sử dụng một lượng tài sản bằng tiền, bằng tài sản hay uy tín với nguyên tắc hoàn trả
đầy đủ dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác
Như vậy, từ khái niệm trên có thể rút ra được bản chất của tín dụng :
+ Tín dụng phải dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa bên cho vay và bên đi vay Chỉ khi nào người cho vay thực sự tin tưởng vào sự sẵn lòng và khả năng trả nợ của
người đi vay, khi đó quan hệ tín dụng mới được thiết lập Đây chính là điều
tiên quyết hình thành quan hệ tín dụng Mặt khác, người vay cũng tin vào hiệu quá
của việc sử dụng đồng vốn đi vay của mình
+ Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng tài sản của ngân hàng cho
người đi vay, trong một thời gian nhát định với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi
+ Sau một thời gian như đã thảo thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị bảo gồm cả gốc và lãi Phần chênh lệch này là giá của việc sử dụng quyền sử dụng vốn của người khác Do vậy, nó phải đủ lớn để đem lại
sự hấp dẫn cho người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn
+ Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro Đó là do sự mất cân
xứng về thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng Rủi ro đó
ngoài những nguyên nhân chủ quan như: sự biến động của thị trường, chu kỳ
kinh tế, sự thay đổi của chính sách, những nguyên nhân bất khả kháng như thiên
tai, địch họa
- Cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài đồi với khách hàng, *Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tô chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
Trang 34Từ khái niệm cho vay ở trên, theo tác giả: Cho vay khách hàng cá nhân là
quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại chuyển giao về vốn trong một thời gian
nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm
phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh
Đối tượng KHCN bao gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận dang
ký hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân có nhu cầu vay phục vụ mục đích tiêu dùng
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân
~ Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn
Cho vay cá nhân thường phục vụ cho hai mục đích chủ yếu sau: phục vụ đời
sống, tiêu dùng hàng ngày và bổ sung vốn cho hoạt động buôn bán, kinh doanh sản
xuất hộ cá thể Số tiền cho vay thường bị giới hạn bởi các điều kiện tín dụng của
ngân hàng do đó những khoản vay này thường có quy mô nhỏ Tuy nhiên số lượng các khoản vay lớn nguyên nhân chủ yếu là:
Đối tượng của loại hình cho vay này là tắt cả mọi cá nhân trong xã hội, đủ
mọi thành phần kinh tế từ nông dân đến trí thức, từ người có thu nhập cao đến
những người có thu nhập trung bình, thấp Do đó số lượng khách hàng là rất lớn
Sự phát triển của xã hội của quy mô dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu
tín dụng của khách hàng cá nhân phong phú và đa dạng Khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải
thiện và nâng cao mức sống
~ Cho vay khách hàng cá nhân thường có chỉ phí bình quân cao hơn
Do đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng nhiều và phân tán rộng để
duy trì và phát triển tín dụng cá nhân sẽ tốn kém nhiều chỉ phí cho công tác:
+ Mở rộng hệ thống mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị tạo thuận lợi trong việc
tiếp cận đối tượng khách hàng cá nhân ở từng địa bàn, khu vực
+ Phát triển nhân sự đầy đủ nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến quyết định cho vay, giải ngân và thu nợ
Trang 35điện thoại, công tác hỗ trợ chỉ phí nhân viên,
Quy mô của từng món vay nhỏ, nhưng số lượng các món vay nhiều trong khi
chỉ phí để thực hiện một món vay cá nhân không chênh lệch nhiều so với một khoản
vay doanh nghiệp có quy mô lớn Vì vậy chỉ phí bình quân trên một đồng vốn cho
vay mà ngân hàng phải chịu cao hơn các loại cho vay khác ~ Cho vay khách hàng cá nhân thường có rủi ro cao hơn
Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao và không đầy đủ, gây khó khăn trong việc đánh giá trực tiếp năng lực trả nợ của khách
hàng Đây cũng là yếu tố góp phần làm tăng rủi ro trong cho vay KHCN
Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ nguồn thu nhập mà không nhất thiết phải từ kết quả sử dụng những khoản vay Do đó, nguồn trả nợ của người đi
vay có thễ biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kĩ năng và kinh nghiệm đối với công việc của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng
Cho vay cá nhân có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp Vì vậy, lãi suất cho vay của loại hình này cũng thường
cao hơn lãi suất cho vay trong các lĩnh vực này
~ Lãi suất và nguồn trả nợ
+ Lãi suất cho vay KHCN: thường cao hơn cho vay đối với doanh nghiệp Đối với các khoản vay cá nhân, ngân hàng thường tốn nhiều chỉ phí cho việc xác
định thẩm định và xét duyệt vay Số lượng các khoản vay thì rất lớn, nhưng quy mô
mỗi khoản vay lại nhỏ Để bù đắp chỉ phí và thu lợi nhuận, ngân hàng thường đặt ra
mức lãi suất cao hơn so với cho vay doanh nghiệp Tuy nhiên, khách hàng thường
quan tâm đến số tiền mà mình phải trả hơn là lãi suất mà mình phải chịu
+ Nguồn trả nợ: nguồn trả nợ của KHCN chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu nhập của họ Nguồn trả nợ này có thể có những biến động lớn, phụ thuộc vào quá
trình làm việc, kĩ năng và kinh nghiệm đối với công việc của họ Sự kiểm soát các
Trang 361.1.2.2 Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân
Các chủ thể trong nền kinh tế khi đã tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng thì trực tiếp hay gián tiếp đều được hưởng lợi từ chính hoạt động này
~ Đối với khách hàng cá nhân
+ Mang lại lợi ích trực tiếp cho cá nhân, là một giải pháp tài chính hiệu quả đáp ứng linh hoạt nhu cầu vốn phát sinh của cá nhân trong đời sống hàng ngày
Mọi cá nhân trong xã hội khi xuất hiện nhu cầu vốn đều có thể được đáp ứng
thông qua hoạt động tín dụng cá nhân Nhu cầu này có thể là nhu cầu chỉ tiêu thiết yếu
cho cuộc sống (mua đắt ở, sửa chữa nhà ở, trang trải chỉ phí du học ) đến những nhu
cầu xa xỉ hơn như mua ô tô, đầu tư kinh doanh
Trước đây, khi hoạt động cho vay KHCN chưa phát triển mạnh, để mua sắm
hay trang trải cho một dự định, một cá nhân thường phải lập kế hoạch tích lũy tài
chính.Kế hoạch này có thể kéo dài nên không thể phục vụ được những nhu cầu cấp thiết và đến khi tích lũy được đủ số vốn thì đôi khi những nhu cầu này lại không cần
thiết nữa.Tuy nhiên, cho vay KHCN là một giải pháp linh hoạt và khá hiệu quả để
giải quyết vấn đề này Các KHCN không cần chờ có đủ tiền vốn nữa, thay vào đó
ho vay cl
iêu trước và hoàn trả cho ngân hàng gốc sau căn cứ vào dự tính luồng,
thu nhập trong tương lai Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nhu cầu bất
ngờ, chỉ tiêu cấp bách Ngoài ra, mức chi phí cho phương án là có thể chấp nhận
được so với các giải pháp khác
+ Hoạt động cho vay KHCN còn giúp cá nhân kinh doanh dưới hình thức hộ
kinh doanh cá thể nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động
thông qua việc được tài trợ vốn Việc NHTM cho vay đối với hộ cá thể được thực hiện đơn giản hơn so với doanh nghiệp, nên nó khá phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, linh hoạt, nhanh gọn phù hợp đặc tính kinh doanh của đối tượng này
- Đối với NHTM
+ Góp phần nâng cao thương hiệu của ngân hàng, tăng cường công tác bán
Trang 37cận sát hơn với đối tượng khách hàng này, từ đó tìm kiếm phát hiện những nhu cầu
khác, tiến đến triển khai gói sản phẩm tài chính cá nhân toàn diện cho khách hàng Thay vi tiép thị riêng rẽ từng sản phẩm, ngân hàng kết hợp chúng trong một gói bao gồm cho vay KHCN, huy động tiền gửi, dịch vụ thanh toán Đây trở thành một kênh
marketing hiệu quả, tạo ra sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh cho NHTM + Cho vay KHCN tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc phân nhóm
đối tượng khách hàng là vô cùng quan trọng Điều này khiến cho hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp hơn vì mỗi sản phẩm của ngân hàng hướng đến cung cấp cho
từng đối tượng, từng mục đích khác nhau.Từ đây, danh mục sản phẩm ngân hàng đa
dạng hơn Việc này sẽ làm tăng thị phần của ngân hàng trong từng phân khúc khách
hàng Mặt khác, xuất phát từ những rủi ro của hoạt động cho vay KHCN, lãi suất
(phần lợi tức ngân hàng nhận được để bù đắp rủi ro) thường cao hơn so với hoạt
động cho vay doanh nghiệp Hai yếu tố này làm cho lợi nhuận thu được của NHTM
tăng lên đáng kể
+ Cho vay khách hàng cá nhân giúp ngân hàng phân tán rủi ro Trién khai hoạt động cho vay đối với KHCN là ngân hàng đang thực hiện nguyên tắc “không
để tất cả trứng vào trong một rổ” - một trong các biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả Nếu ngân hàng tập trung cho vay khối khách hàng doanh nghiệp với số món vay ít nhưng dư nợ cho vay lớn thì khi gặp biến cố khó khăn trong SXKD, khả năng mắt
số vốn lớn là nhiều hơn Trong khi đó, cho vay KHCN với đặc điểm quy mô món
vay nhỏ, số lượng nhiều thì khi một hay một nhóm cá nhân gặp rủi ro, tổng dư nợ
cho vay thuộc nhóm mắt vốn là không đáng kể so với cho vay các doanh nghiệp hay
dự án
- Đối với nền kinh tế xã hội
Là một mảng hoạt động của tín dụng ngân hàng, cho vay KHCN mang đầy
đủ vai trò đối với nền kinh tế xã h: iển kinh tế và ổn định xã hội Cho vay KHCN gắn liền với sự vận động của quá trình sản xuất và lưu thông
6p phan phat
Trang 38
10
do xã hội tạo ra Nhu cầu càng phát triển đòi hỏi cung thị trường về hàng hóa tăng
lên kéo theo mở rộng quy mô sản xuất Như vậy, việc ngân hàng tài trợ vốn cho cá
nhân thông qua cho vay đã làm tăng số lượng nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán Đây là đòn bẩy tích cực để kích cầu nền kinh tế Sự phát triển của cho vay
KHCN đồng nghĩa việc tăng sức mua của người dân, từ đó làm cung trên thị trường hàng hóa tiêu dùng tăng lên, xuất hiện nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Như vậy, cho vay KHCN đã tác động lên cả cung và cầu của nền kinh tế, tạo động lực phát triển khu vực kinh tế tư nhân và kinh doanh cá thể Tăng cho vay KHCN góp
phần tăng năng lực sản xuất của quốc gia, tăng trưởng kinh tế
Phát triển cho vay KHCN góp phần đáng kể trong chính sách kích cầu của
Chính phủ Tác động đầu tiên là khơi thông dòng vốn khu vực tư nhân của nền kinh
tế, tiếp đó là tăng mức sống cho người dân, tăng thu nhập bình quân đầu người, giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội
1.1.3 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân
Việc phân loại các hình thức tín dụng nhằm mục đích quản lí các khoản vay mang lại hiệu quả nhất Tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lí của ngân hàng thương mại, tín dụng khách hàng cá nhân được phân loại theo những cách khác nhau
~ Căn cứ vào thời hạn cho vay, chia cho vay KHCN làm 3 loại
+Cho vay ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ
sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của hộ kinh doanh Nó có thể được vay cho những sinh hoạt cá nhân
+Cho vay trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1 - 5 năm Loại tín dụng
này thường được dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật công
nghệ, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh cho hộ kinh doanh hoặc xây dựng nhà ở cho gia đình
+Cho vay dài hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên, loại tín dụng
này dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các công trình
Trang 39ll
- Cn ctr vao hinh thite dim bao tién vay, chia cho vay KHCN kim 2 loai
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là loại hình cho vay mà theo đó nghĩa vụ
trả nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là loại hình cho vay không có tài
sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh; mà việc cho vay này do chính các tổ chức tín
dụng lựa chọn dựa trên cơ sở các phương án vay vốn hiệu quả, khả thi và dựa vào độ tín nhiệm, uy tín trong quan hệ tín dụng của khách hàng
- Căn cứ vào mục đích tín dụng: tín dụng tiêu dùng và tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh
+ Tín dụng tiêu dùng: Là khoản vay đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của các cá nhân, hộ gia đình như: xây nhà, sửa nhà, mua xe ô tô, mua sắm trang thiết bị gia đình, du học, chữa bệnh
+ Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh: khoản vay này đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động và vốn cố định thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa
các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Căn cứ vào phương thức tín dụng: tín dụng từng lần; tín dụng theo hạn mức tín dụng; tín dụng thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; tín dụng theo hạn mức thấu chỉ
+ Tín dụng từng lần: là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và Ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết như ký hợp đồng tín dụng Đây là
hình thức tín dụng theo món khi khách hàng có nhu cầu
+ Tín dụng theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 4012
quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng + Tín dụng theo hạn mức thấu chỉ: Là phương thức cho vay mà Ngân hàng
thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất
định, khách hàng có thể chỉ vượt số tiền có trên số dư tài khoản thanh toán của
khách hàng tới một hạn mức nhất định, trong thời gian nhất định đã cấp Thông thường khách hàng vay vốn ngắn hạn Hiện nay, phương thức cho vay này đang
được các NHTM thực hiện ngày càng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó - Căn cứ vào phương thức hoàn trả có hai loại
+ Cho vay trả góp: là loại cho vay mà quá trình trả nợ diễn ra đều đặn Chu kỳ
trả nợ bằng nhau, số tiền trả nợ gốc các kỳ bằng nhau Phương thức cho vay trả góp
thường áp dụng đối với cho vay trung, dài hạn Phương thức cho vay trả góp mà
tiền lãi được tính trên dư nợ ban đầu sau đó chia đều cho các kỳ trả nợ hiện rất phổ
biến khi cho vay tiêu dùng, như cho vay mua ôtô trả góp, cho vay mua nhà trả
góp Ưu điểm của phương thức này là khách hàng rất dễ nhớ và dễ tính toán bởi
tính đều đặn của nó
+ Cho vay phi trả góp: là các phương thức cho vay mà quá trình trả nợ gốc
không đều, không đều về chu kỳ trả nợ và không đều về số tiền trả nợ từng chu kỳ
Căn cứ để xây dựng kế hoạch trả nợ giữa ngân hàng và khách hàng là nguồn
tra nợ, những dự án có nguồn trả nợ đều thì cho vay theo phương thức cho vay trả góp Những dự án không có nguồn trả nợ đều thì cho vay theo các phương thức phi trả góp Cho vay phi trả góp có rất nhiều phương thức cho vay, phổ biến hiện nay là
các phương thức cho vay mà quá trình trả nợ gốc do hai bên thoả thuận, quá trình trả nợ lãi trả định kỳ hằng tháng hoặc cùng kỳ với kỳ trả gốc Căn cứ để ngân hàng
và khách hàng xây dựng kỳ hạn trả nợ là nguồn trả trả nợ của khách hàng, đặc điểm
luân chuyển vốn vay và khả năng nguồn vốn của ngân hàng
1.2 Phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng
thương mại
1.2.1 Quan niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại