1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và xây lắp quốc tế HHG

133 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 26,99 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và xây lắp quốc tế HHG là phân tích thực trạng công tác quản trị Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG giai đoạn 2016-2018. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG.

Trang 1

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

2020 | PDF | 132 Pages buihuuhanh@gmail.com

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN THU THỦY

Hà Nội, năm 2020

Trang 2

hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này

đo tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả

Lê Thế Tuân

Trang 3

“Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là quý thầy cô Viện Tài chính ~ Ngân hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian học tập tại trường Những kiến thức quý báu đó không những đã phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn của tác giả mà còn góp phần củng cố lý thuyết một cách vững chắc ngoài thực tế

“Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn trân trọng với các cán bộ nhân viên Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG đã hỗ trợ và tạo điều kiện hết sức thuận lợi để tác giá hoàn thành luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, luận

văn khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rắt mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô đề luận văn ngày càng hoàn thiện hơn

“Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lê Thế Tuân

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE VON LUU DONG

VÀ HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN TRI VON LUU DONG TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Các vấn đề cơ bản về vốn lưu động

1.1.4 Vai trò của vốn lưu động và vốn lưu động ròng trong hoạt động sản xuất

1.2.1 Khái niệm về hoàn thiện quản trị vốn lưu động 17 1.2.2 Vai trò của quản trị vốn lưu động 17 1.2.3 Quy trình quản trị vốn lưu động 222222 222cc TỂ 1.2.4 Nội dung công tác quản trị các thành phần vốn lưu động 2

Trang 5

3.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HI

2.2 Thực trạng hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty

TNHH Thuong mại và Xây lắp Quốc tế HHG giai đoạn 2016 - 2018

2.2.1 Thực trạng tình hình hoạch định Vốn lưu động tại Công ty

2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện quản trị Vốn lưu động tại Công ty 34 2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại và xây lắp Quốc tế HHG qua một số tỷ số 69

2.3.2 Tốc độ luân chuyên vốn lưu động 71

2.4 Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LAP QUOC TE HHG

3.1 Định hướng phát triển của Công ty

3.1.1 Phương châm hoạt động -ss-s 85 3.1.2 Định hướng phát triển chung của công ty 85 3.1.3 Mục tiêu kết quả kinh doanh trong thời gian tới $6

Trang 6

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động 87 3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH:

3.3.1 Giải pháp đối với công tác hoạch định vốn lưu động, 89 3.3.2 Giải pháp đối với công tác tổ chức thực hiện quản trị vốn lưu động 91

3.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Trang 8

Bang 2.1: Chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty HHG 2016 -

Bảng 2.4: Tổng hợp nguồn vốn của công ty HHG giai đoạn 2016 — 2018 52

Bang 2.5: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty HHG giai đoạn 2016 - 2018 55 Bảng 2.6: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty HHG giai đoạn 2016 - 2018 61

'Bảng 2.7: Cơ cấu nợ phải thu ngắn hạn công ty HHG năm 2016 - 2018 65 Bang 2.§: Cơ cấu nợ phải trả ngắn hạn công ty HHG năm 2016 ~ 2018 66

Bảng 2.9: Cơ cấu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản lưu động khác công

Bảng 2.16: Vòng quay hàng tồn kho của công ty HHG giai đoạn 2016 -2018 75 Bang 3.1: Kế hoạch kinh doanh công ty HHG giai đoạn 2020 - 2022 86

Trang 11

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

Trang 12

kinh doanh, dù dưới hình thức nào

ì doanh nghiệp cũng phải có một lượng VLĐ Vấn đề đặt ra là muốn tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cần phải có những biện

pháp gì để tồ chức quản lý và sử dụng lượng vốn đó một cách hiệu quả

Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG thành lập năm 2013,

là công ty cung cấp thiết bị xây dựng dân dụng tại Việt Nam Để nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô thị trường, tăng lợi nhuận, công tác quản trị tải chính nói chung và quản trị vốn lưu động nói riêng tại đơn vị giữ một vai trò hết sức to lớn Xuất phát từ vai trò và thực trạng về quản trị vốn lưu động của công

ty, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị vấn lưu động tại Công ty' TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG” Luận văn tiên hành nghiên cứu, hệ

thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp

và tìm hiểu thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty, rút ra những phân tích, đánh giá thực trạng, trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến và giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại công ty HHG

Luận văn được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Những vẫn đề lý luận về quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH

"Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG

Trang 13

về quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung:

~ Các vấn đề cơ bản về vốn lưu động như khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn lưu động, vai trò của vốn lưu động ròng đối với doanh nghiệp và các nội dung liên quan công tác quản trị vốn lưu động

Tác giả đã tập hợp các khái niệm về vốn lưu động cả trong và ngoài nước, theo đó thông nhất quan điểm về vốn lưu động đề cập tới các tài sản trong ngắn hạn

của doanh nghiệp như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu và các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải trả nhà cung cấp Vốn lưu động có thể được phân loại dựa theo

hình thái biểu hiện của vốn (vốn bằng tiền và các khoản phải thu, vốn về hàng tồn

kho), phân loại dựa theo vai trò từng loại vốn lưu động, theo quan hệ sở hữu về vốn (vốn chủ sỡ hữu, các khoản nợ), theo nguồn hình thành, hay theo thời gian huy động và sử dụng vốn Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chúng ta sử

dụng chỉ tiêu vốn lưu động ròng, mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng, hay còn gọi là vốn lưu

động thuần hoặc vốn lưu động thường xuyên là phần giá trị chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn

Từ các khái niệm về vốn lưu động ròng, tác giả tiếp tục trình bày rõ các khái

Luận văn còn đề cập đến nội dung công tác quản trị các thành phẩn vốn lưu

động Theo đó, để quản trị các thành phần vốn lưu động, doanh nghiệp cẳn tổ chức thực hiện công tác quản trị vốn tiền mặt, t6 chức thực hiện quản trị hàng tồn kho, tổ chức thực hiện quản trị các khoản phải thu

'Thứ nhất, công tác quản trị vốn tiền mặt đề cập đến việc quản trị tiền giấy tại

quỹ và tiền gưi ngân hàng Doanh nghiệp cần xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp

Trang 14

nhuận cao cho doanh nghiệp Tiếp theo, cần dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất vốn tiền mặt ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinh doanh; từ kết

quả hoạt động tài chính; luồng đi vay và các luồng tăng vốn khác Trên cơ sở so sánh các luồng nhập và luồng xuất ngân quỹ, doanh nghiệp có thẻ thấy được mức

dư hay thâm hụt ngân quỷ Từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thu chỉ ngân quỹ Tuy nhiên, hoạt động thu chỉ vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ; hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanh toán cao, dễ dàng chuyển hoá sang các hình thức tài sản khác, vì vậy doanh nghiệp phải

tế của dự trữ Việc quản trị HTK có hiệu quả phải đạt được 2 mục tiêu đó là an toàn

và kinh tế Luận văn đã chỉ ra hai phương pháp quản trị HTK đó là phương pháp

tổng chỉ phí tối thiểu và phương pháp tồn kho bằng không

“Thứ ba, doanh nghiệp tổ chức thực hiện quản trị các khoản phải thu như xây dựng chính sách tín dụng thương mại hiệu quả thông quan khoản phản thu và bán chịu hàng hóa; đánh giá khách hàng tín dụng Khi bán hàng tín dụng được thực hiện, hàng tồn kho sẽ giảm tương ứng với giá vốn hàng bán, khoản phải thu ting tương ứng với doanh thu bán hàng và khoản chênh lệch chính là lợi nhuận Chính sách tín dụng được cấu thành từ 4 yếu tố gồm tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, hạn mức bán chịu và quy trình thu tiền Về nguyên tắc, chính sách bán hàng

Trang 15

tín dụng tối ưu phải có khả năng cực đại lợi nhuận Khi các yếu tố của chính sách

bán chịu thay đôi đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu Doanh thu có khuynh

hướng tăng lên khi các yếu tố của chính sách bán chịu được nới lỏng như tiêu chuẩn bán chịu hạ thấp hơn, thời gian bán chịu dài hơn, tỷ lệ chiết khấu tăng, và phương thức thu tiền ít gắt gao hơn Bên cạnh đó, để đánh giá khách hàng tín dụng, doanh nghiệp cần thu thập thông tin khách hàng dựa trên tiêu chuẩn *§C” về tín dung (Character - Tu cach; Capacity - Nang luc; Capital - Vén; Collateral - Thé

chấp; Conditions - Điều kiện) Sau khi thông tin về khách hàng tiềm năng đã được thu thập đầy đủ, người quản lý tài chính và các phòng chức năng sẽ tiền hành phân tích đánh giá uy tin khách hàng Cụ thể như phân tích báo cáo tài chính, tính toán so sánh các thông số về khả năng thanh toán, sức mạnh tài chính, hiệu quả sản xuất

kinh doanh trước khi ra quyết định cuối cùng có cấp tín dụng hay không và chính sách tín dụng cụ thể đối với khách hàng như thế nào

Sau khi xây dựng chính sách tín dụng thương mại hiệu quả, để quản trị khoản phải thu, doanh nghiệp tiến hàng tăng cường công tác thu hồi nợ Nợ phải thu

phát sinh nếu không có biện pháp quản lý và thu hồi kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp tới vòng quay vốn kinh doanh và tình hình thanh toán cũng như khả năng thu lợi của doanh nghiệp

~ Để đánh giá doanh nghiệp đã hoàn thiện về công tác quản trị vốn lưu động hay chưa và hoàn thiện mức độ nào, tác giả đã nêu ra các chỉ tiêu đánh giá mức đội

định của doanh thu và lợi

hoàn thiện quản trị vốn lưu động như tiêu chi vé su 6

nhuận, tiêu chí về quy mô của doanh nghiệp; tiêu chí về tổ chức thực hiện quản trị vốn lưu động như tổ chức quản trị vốn bằng tiền mặt, tô chức quản trị hàng tồn kho,

tổ chức quản trị khoản phải thu thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất, hiệu quả 'VLĐ, chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn bằng tiền, chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị hàng tổn kho, chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị các khoản phải thu Nếu các chỉ tiêu này tốt phản ánh quá trình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp đó đang diễn ra hiệu quả, đã hoàn thiện theo quy trình và nộ dung công tác quản trị theo kế hoạch đặt ra, doanh nghiệp đó iép tục nâng cao công tác quan tri dé dat

Trang 16

quả tốt hơn

~ Kết thúc chương 1, luận văn đã tổng hợp và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp theo hai hướng nhân

tố chủ quan và nhân tố khách quan Các nhân tố này ảnh hưởng rắt lớn đến hiệu quả

công tác quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp Các nhân tố như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực quản trị điều hành của nhà quản trị doanh nghiệp, quy mô trình độ nguồn nhân lực, cơ sở vật chât kỹ thuật của doanh nghiệp

là các nhân tố chủ quan được tác giả phân tích kỹ trong bài Bên cạnh các nhân chủ quan, công tác quản trị vốn lưu động còn chịu ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan như môi trường kinh tế vĩ mô, các yếu tố chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc

điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và các nhân tố về mặt khoa học kỹ thuật, công nghệ

CHƯƠNG 2: THUC TRANG CONG TAC QUAN TRI VON LƯU ĐỌNG TẠI CONG TY TNHH THUONG MẠI VÀ XÂY LÁP QUỐC TẾ HHG Chương 2 Luận văn trình bày về thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại và xây lắp quốc tế HHG Trong chương này, tác giả đã trình

bày tổng quan về công ty: quá trình hình thành và phát triển công ty, cơ cấu tô chức

bộ máy, cơ cấu nhân sự và khái quát tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây Hiện tại, Công ty TNHH Thương mại và xây lắp Quốc tế HHG là đại lý thiết bị vệ sinh HANSGROHE của CHLB Đức và AXENT của Thụy Sĩ Công tác quản trị tài chính nói chung và quản trị vốn lưu động nói riêng tại công ty giữ một vai trò hết sức to lớn Do đó, để tổn tại và phát triển, công ty cần phải xây dựng quy trình quản trị vốn lưu động một cách thật chặt chẽ, hiệu quả và hợp lý

Tiếp đến, luận văn trình bày về thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty

Tac gia lan lượt đi vào xem xét, phân tích thực trạng tình hình hoạch định Vốn lưu

động tại Công ty như cơ cấu vốn lưu động thông qua các chỉ số các năm 2016 đến

Trang 17

2018, tinh hình biến động vốn lưu động ròng, tình hình dự trữ

án lưu động của công ty qua ba năm gần đây; công tác tổ chức thực hiện quản trị Vốn lưu động tại Công ty; công tác quản trị hàng tồn kho dự trữ và các khoản phải thu qua ba năm

2016, 2017 và 2018

'Qua những phân tích trong luận văn, từ đó tác giả rút ra những đánh giá về thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty HHG; có thể thấy được công ty đã có những hoạt động quản trị vốn lưu động đạt những hiệu quả nhất định, tuy nhiên bên

cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế dẫn đến công tác quản trị vốn lưu động chưa hoàn thiện như mong muốn Trong chương này, luận văn đã nêu ra được những kết

của quản trị vốn lưu động trong công tác điều hành và quản trị tài chính nhưng khi

áp dụng vào thực tiễn lại là vấn đề mới mẻ, và có những đặc thù riêng trong từng đối tượng, từng ngành nghề điều này gây ra tình trạng khó khăn và hạn chế trong quá trình nhìn, tổ chức thực hiện quản trị và đưa ra các quyết định tài chính quan trọng trong công ty

CHƯƠNG 3: ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VON LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THUONG MAI VA XAY LAP

QUỐC TẾ HHG

Trên cơ sở phân tích thực trạng về quản trị vốn lưu động tại công ty ở Chương 2, tác giá đã nêu ra các đánh giá chung về những thành tựu công ty đạt được trong quá trình quản trị vốn lưu động và tìm ra những hạn chế còn tồn tại cũng

như phân tích các nguyên nhân của hạn chế nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp để

hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại công ty trong thời gian tới

Trong chương 3 nảy, luận văn cũng đã nêu những nguyên tắc và căn cứ đề

xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương

mại và xây lắp quốc tế HHG, cũng như đề xuất các giải pháp dựa trên tồn tại chưa hoàn thiện trong công tác quản tri vốn lưu động tại công ty

Trang 18

Trên cơ sở các giải pháp để xuất nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn động,

luận văn đã đề xuất một số kiến nghị với cơ quan chức năng

KETL

Đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH

Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG” đã đưa ra được những nội dung cơ bản về

cơ sở lý luận chung và thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thuong mai va Xây lắp Quốc tế HHG Từ đó chỉ ra được những ưu điểm và các

mặt còn tổn tại, nêu rõ nguyên nhân đề có căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện theo mục tiêu đặt ra

'Với những nội dung đã thực hiện, luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên do tính chất phức tạp của công tác quản trị vốn lưu động cũng như do đặc thù kinh doanh khác nhau giữa các doanh nghiệp do đó có những điểm khác

đồng thời do thời gian cũng như trình độ chuyên môn còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi n hững,

nhau trong công tác quản trị vốn lưu động của mỗi doanh nị

thiếu sót Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thẩy cô giáo cùng các

cô, chú, anh, chị chuyên gia để luận văn được hoàn thiện hơn

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn trong quá trình hoàn thiện luận văn này,

Trang 19

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN THU THỦY

Hà Nội, năm 2020

Trang 20

sự phát triển của nền kinh tế thể giới, đặc biệt là sự gia nhập vào tổ chức thương

mại thế giới WTO, mở ra nhiều cơ hội toàn cầu hóa sâu rộng để cho các doanh

nghiệp trong nước có thể tiếp cận, kế thừa công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại

của các nên kinh tế phát triên, mở rộng thị trường ra bên ngoài Trong đó, lĩnh vực

xây dựng cũng ngày càng phát triển với sự ra đời của rất nhiều dự án, kéo theo thị trường cung ứng các sản phẩm xây dựng dân dụng phục vụ lắp đặt hoàn thiện trong các công trình dự án cũng ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt

“Thị trường kinh doanh và thi công các mặt hàng phục vụ xây dựng, hứa hẹn

là thị trường tiềm năng và dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới cùng sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp thương hiệu Việt và thương hiệu nước ngoài

'Vòng xoáy của thương mại toàn cầu không loại trừ nguy cơ phá sản cho bắt

cứ doanh nghiệp nào, dủ cho doanh nghiệp đó có lớn mạnh và tằm cỡ đến đâu Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế hiện nay đều phải

nghiên cứu kỹ thị trường, có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, có một chiến lược kinh

doanh cụ thể dựa trên những căn cứ xác đáng và một đội ngũ lao động có trình độ,

từ đó xây dựng được lợi thế cạnh tranh cho mình Trong các yếu tố kể trên thì vốn chính là chia khóa, là phương tiện để biến các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực Việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách có hiệu quả sẽ góp phần quyết định

sự thành bại của doanh nghiệp

Một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên vốn sản xuất kinh doanh

là vốn lưu động, vốn này tham gia vào hầu hết các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh Vì thế có thể nói vốn lưu động là thứ không thê thiếu trong việc duy trì kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm vẻ tài chính, sự vận động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động Bên cạnh đó, công tác quản trị vốn lưu động đóng,

Trang 21

Thành lập năm 2013, Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG với sức trẻ, sự năng động và biết nắm bắt thời cơ đã dần khẳng định được vị trí của

mình trong lĩnh vực cung cấp thiết bị xây dựng dân dụng tại Việt Nam Đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô thị trường, tăng lợi nhuận, công tác quản trị tài chính nói chung và quản trị vốn lưu động nói riêng tại đơn vị giữ một vai trò hết sức to lớn Do đó, để tồn tại và phát triển, công ty cần phải xây dựng quy trình quản trị vốn lưu động một cách thật chặt chẽ, hiệu quả và hợp lý Quản trị

vốn lưu động bao gồm quản trị vốn bằng tiền mặt, quản trị hàng tồn kho và quản trị các khoản phải thu Tuy nhiên, tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty HHG con nhiều hạn chế như việc phân tích tiến hành chưa khoa học, chưa theo quy trình nhất

định Điều này dẫn đến việc thiếu chủ động trong công tác quản lý của ban lãnh đạo công ty, bị động trong việc dự báo và đối phó với nhũng rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính có thể gặp phải

Xuất phát từ những vấn đề trên, người viết chọn dé tài “Hoàn thiện công tác

quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG”

làm đề tai nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình để nghi cứu đánh giá thực trạng,

phát hiện các vấn đề tổn tại hạn chế và nguyên nhân nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HNG

Trang 22

(Net working capital) là sự khác nhau giữa tài sản hiện tại và khoản nợ hiện tại Amarjit Gill, Nahum Biger va Neil Mathur (2010) trong một bài điều tra về

“Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của doanh nghiệp” đã cho rằng: “quán trị vốn lưu động là quản trị tài sản hiện tại và khoản nợ hiện tại” Tác

giả cũng nhắn mạnh “quản trị vốn lưu động là một thành phan quan trong trong

quản lý tài chính doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp đồ"

Trong một nghiên cứu gần đây của Fidel Anake Atseye (2015) trong bài viết

*Các yếu tổ quyết định quản lý vốn lưu động” đăng trên tạp chí Quốc tế về kinh tế, thương mại và quản lý cũng đưa ra khái niệm về vốn lưu động gộp va vốn lưu động, thuần,

mở rộng của doanh nghiệp, mức độ hiệu quả trong điều hành, mức độ sẵn có của

nguyên liệu, thuế

Tại Việt Nam, vốn lưu động và quản trị vốn lưu động cũng là vấn đề được

nhiều tác giả quan tâm và có những nghiên cứu về nó

Nguyễn Thị Tuyết Nga, Bùi Ngọc Toản (2017) đề cập trong bài báo “Quản 1ý vấn lưu động và hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp thủy sản Liệt Nam"”" trên tạp chí Tài chính về nghiên cứu kiểm định tác động của quản lý vốn lưu động

đến hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp ngành Thủy sản niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động phi

tuyến của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, nhóm tác giả cũng tìm thấy tác động của quy mô doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trang 23

tài sản lưu động, quản lý hàng hóa vật tư tồn kho và phân tích vòng quay của vốn

ưu động Còn trong giáo trình “Quản tri Tai chinh” do Nguyén Trung Truc (2015) làm chủ biên có đề cập đến quản trị vốn lưu động với các vấn đẻ như quản trị khoản phải thu, quản trị tồn kho và quản trị tiền mặt

Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề vốn lưu động ở các doanh nghiệp Những nghiên cứu này đã hệ thống hóa những vấn đề về mặt lý

luận của quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp và cũng đã có những đóng góp nhất

định trong việc hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp cụ thể trong mỗi đề tài

Luận văn: “Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phân lương thực Đà Nẵng”,

Trần Văn Nhã, Trường Đại học Đà Nẵng, 2012 Luận văn đã hệ thống lý luận liên quan đến quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp, nêu lên những nét cơ bản về

vốn lưu động và công tác quản lý vốn lưu động đồng thời đưa ra các phương pháp phân tích đánh giá hiệu qua quản lý vốn lưu đông trong doanh nghiệp Trên cơ sở lý: luận, tác giả phân tích thực trạng quản lý vốn lưu động tại công ty, tìm ra các kết quả đạt được cũng như các tồn tại và các nguyên nhân tôn tại cần khắc phục trong

Trang 24

trình hoạt động kinh doanh của công ty; (2) giải pháp hoàn thiện quản lý vốn bằng

tiền; (3) giải pháp hoàn thiện quản lý khoản phải thu; (4) giải pháp hoàn thiện quản

lý hàng tồn kho

Luận văn:”Hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần

TC truyền thông trực tuyến”, Trinh Ngoc Giang (2013), Đại học Ngoại thương Luận văn đã nghiên cứu thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ

phần VTC truyền thông trực tuyến trên cơ sở các lý luận về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động, qua đó đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của công ty qua

một số tỷ số như khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyên vốn lưu động, mức doanh

lợi vốn, hiệu suất sử dụng vốn để thấy được sự ảnh hưởng của quản trị vốn lưu

động đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động tại cỗ phần VTC truyền thông trực tuyến Từ thực tế những tồn tại và nguyên nhân mà nghiên cứu đã chỉ ra ở chương 2 của luận văn, trong chương 3, từ định hướng phát triển của công ty thời gian tới, tác giả đã dé xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến như các giải pháp về quản trị tiền mặt, quản trị các khoản phải thu,

quản trị hàng tồn kho, các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả quản trị cũng như

các giải pháp xây dựng và quảng báo thương hiệu công ty, tăng cường dịch vụ bán hàng, khai thác mở rộng thị trường Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị đối

với Chính phủ nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cỗ phần VTC truyền

Để tồn tại và phát triển, tác giả đặt vấn đề công ty cần quản lý việc sử dụng vốn lưu

Trang 25

hiệu quả của việc quản trị vốn lưu động, giải quyết được các nguyên nhân gây ra hạn chế trong quá trình quản trị vốn lưu động tại công ty Viettronimex Đà Nẵng

Đề tài “/foàn thiện hoạt động quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phân đâu:

tư khai thác nhà ga quốc tê Đà Nẵng”, Trần Thị Phương Thảo (2019), Đại học Kinh

tế, Đại học Đà Nẵng Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã tổng hợp các khái niệm, lý luận về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động, nêu ra các tiêu chí đánh giá

Ga quốc tế Đà Nẵng, bước đầu tìm hiểu quá trình hình thành và phát

sản xuất kinh doanh năm 2016-2017 của công ty Từ đó, tác giả tiếp tục tập trung

phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị vốn lưu động, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và

những hạn chế trong công tác quản trị vốn lưu động tại công ty, tìm hiểu nguyên nhân của những thực trạng đó Trên cơ sở lý thuyết và thực tế nghiên cứu, luận văn

đã đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng

“Khoảng trồng” cho các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Nhìn chung các nghiên cứu hẳằu hết đều tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực

trạng quản lý và quản trị vốn lưu động tại các cơ quan doanh nghiệp nói riêng những năm gần đây, qua đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị với các bên liên quan nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp Tuy nhiên, trong số các đề tài đã công bố, chưa có bắt cứ đề tài nào nghiên cứu chuyên

hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và

Trang 26

~ Mục đích: Phân tích thực trạng công tác quản trị Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG giai đoạn 2016 - 2018 Từ đó, tác giả đề xuất các giải

pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty 'TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG

~ Nhiệm vụ nghiên cứu:

"Một là: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về vốn lưu động và hoàn thiện

công tác quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp

Hai là: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp và dựa trên cơ sở lý luận để tìm hiểu đánh giá về công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH

“Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG

Ba là: Từ việc đánh giá về thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG đề xuất các giải pháp hoàn

thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp

~ Phạm vi nghiên cứu: Hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động của Công

ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG giai đoạn 2016 - 2018

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, tác giả có sử dụng kế hợp các

phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

Phương pháp thu thập thông tin:

+ Phương pháp nghiên cứu tải liệu: tài liệu lý thuyết về quản trị vốn lưu

động, các số liệu của phòng kế toán của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG

Phuong pháp phân tích, xử lý số liệu:

Trang 27

chính của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG

“Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu về quản trị vốn lưu động tại TNHH thương mại và xây lắp quốc tế HHG khác nhau như: Phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp tính toán;

Dựa trên kết quả xử lý, phân tích số liệu, Luận văn nêu ra các vấn đẻ bắt cập

hiện đang còn tồn tại trong công tác quản trị vốn lưu động và đồng thời đưa ra các giải pháp thiết thực và phù hợp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị vốn lưu động

tại Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG

~ Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu bao

gồm: thông tin nội bộ Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG: Phòng

“Tài chính kế toán, Phòng hành chính; nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: Tạp chi Tài chính, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp

'Việt Nam, các số liệu qua mạng internet

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn được kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH

“Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Quốc tế HHG

Trang 28

VON LUU DONG TAI DOANH NGHIEP

1.1 Các vấn đề cơ bản về vốn lưu động

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Adeniji (2018) đã đưa ra khái niệm về vốn lưu động là: “Working capital is

quan điểm về vốn lưu động còn đưa ra thêm khái niệm vẻ vốn lưu động thuằn/ vốn

lưu động ròng (net working capital) Vì thế, hoạt động quản trị vốn lưu động sẽ liên quan tới các khoản mục tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu cũng như các khoản mục nợ ngắn hạn như khoản phải trả

‘Theo quan điểm của Nguyễn Đình Kiệm (2008), xét trên khía cạnh thực tế,

mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì ngoài tài sản cố định

còn phải có các tài sản lưu động (bao gồm: tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông) Đề đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Do đó, để hình thành nên các tải sản lưu động, doanh nghiệp phái ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó Số vốn này được gọi

là vốn lưu động của doanh nghiệp

“Theo Nguyễn Thu Thủy (201 1), vốn lưu động (working capital) hay vốn lưu

động gộp (gross working capiral) là toàn bộ tài sản ngắn hạn được sử dụng trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể hơn đây là những tải si

gắn liền với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, theo tác giả, có mối

Trang 29

quan hệ tương quan giữa tài sản ngắn hạn và các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn để thúc

đây chu trình luân chuyền hàng hóa nhằm tìm kiếm tạo ra giá trị gia tăng của doanh

nghiệp Mối quan hệ này được phản ánh qua vốn lưu động thuần (net working

capital)

Tác giả thống nhất các quan điểm về vốn lưu động như sau:

~ Vốn lưu động (working capital) đề cập tới các tài sản trong ngắn hạn của

doanh nghiệp như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu và các khoản nợ ngắn hạn

như khoản phải tra nha cung cap

~ Vốn lưu động thuần hay vốn lưu động ròng (net working capital) là giá

trị chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn:

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Chi tiêu vốn lưu động ròng (VLĐR) là một chỉ tiêu quan trọng, thê hiện cách thức mà doanh nghiệp tài trợ cho các tài sản của mình, qua đó cho biết tình hình tài chính của đoanh nghiệp Vốn lưu động ròng có thể đương hoặc âm Nếu VLĐR > 0,

nguồn vốn dài hạn đủ để tai trợ cho tài sản dài hạn và còn thừa ra một phần đề tài

trợ cho tài sản ngắn hạn; lúc này doanh nghiệp có khả năng thanh khoản tốt, tài sản được tài trợ một các ôn định Nếu VLĐR < 0, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn

ngắn hạn của mình để tài trợ cho các tài sản dài hạn, điều này là rất nguy hiểm, có

thể dẫn đến tình trạng mắt khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.1.2 Đặc điễm và phân loại

~ Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó một lần vào giá trị sản phẩm và

được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh sau khi bán sản phẩm thu tiền về

~ Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

~ Trong một chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường xuyên vận động,

chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau Đối với doanh nghiệp sản xuất,

vốn lưu động chuyển từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng

Trang 30

hóa dự trữ, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ khi doanh nghiệp bán sản

phẩm thu tiền về Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động

nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyên sang hình thái hàng hóa rồi cuối cùng

chuyển về hình thái tiền tệ

«Phân loại

Đề quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại

vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Tổng hợp nhiều nghiên cứu cho thấy vốn lưu động có thẻ phân loại dựa theo các tiêu chí sau

>_ Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn

+) Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

'Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tại quĩ, tiền mặt gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển

Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở

một số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra, với một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng,

'Vốn nhiên liệu: là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cổ định

Vốn vật đóng gói: là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản

phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Trang 31

'Vốn công cụ dụng cụ: là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh

'Vốn sản phẩm đang chế: là biểu hiện bằng tiền các chỉ phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm)

'Vốn về chỉ phí trả trước: là các khoản chỉ phí thực tế đã phát sinh nhưng có

tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thê tính hết vào giá thành

sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dẫn vào giá thành sản phâm các kỳ tiếp theo

như chí phí cải tiến kỹ thuật, chỉ phí nghiên cứu thí nghiệm

'Vốn thành phẩm: là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu

chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho

'Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả

>_ Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động

+) Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm các khoản vốn nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật đóng gói, công cụ dụng cụ nhỏ

+) Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: bao gồm các khoản vốn sản

phẩm đang chế tạo, chỉ phí trả trước

+) Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản vốn thành phẩm,

tiễn mặt

+) Vốn trong thanh toán: gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng trước phát sinh trong quá trình mua vat tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ, +) Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn Cách phân loại này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vài trò Từ

đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong từng khâu của quá

trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình

Trang 32

kinh doanh Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản ly thích hợp nhằm tạo

ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động

>_ Phân loại theo quan hệ sở hữu về vấn

+) Vén chủ hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể như: vốn đầu tư từ

ngân sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn cổ phẩn trong các công ty cổ phần

+) Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ các khoản vay ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, vốn vay thông qua phát hành trái

phiếu Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng vốn này trong một thời gian nhất định Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được

hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu đông hợp lý hơn, đảm bao

an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp

>_ Phân loại theo nguồn hình thành

+) Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lao động được hình thành từ nguồn vốn điều

lệ ban đầu ngay khi doanh nghiệp được thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

+) Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn được bồ sung thêm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như: lợi nhuận để lại để tái đầu tư

+) Nguồn vốn liên doanh liên kết: là nguồn vốn lưu động được hình thành từ

vốn góp của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh

+) Nguồn vốn đi vay: là nguồn vốn được hình thành từ các khoản vay ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính tín dụng, vay người lao động trong doanh nghiệp

+) Nguôn vốn huy động từ thị trường vốn thông qua phát hành cô phiếu, trái phiếu

Trang 33

'Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp

thấy được cơ cấu nguồn vốn tải trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chỉ phí sử dụng của nó

'Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tải trợ tối ưu để giảm thấp chỉ phi sir dụng vốn của mình

>_ Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn

“Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm

thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên

~ Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu

để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm các khoản

vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tin dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác

~ Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ồn định nhằm

hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết

'Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý xem xét

huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp mình Ngoài ra nó còn

giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng

VLD can thiét để lựa chọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp,

1.1.3 Vốn lưu động rong

1.1.3.1 Khái niệm

Vốn lưu động ròng, hay còn gọi là vốn lưu động thuần hoặc vốn lưu động

thường xuyên là phân giá trị chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn (Nguyễn Thu Thủy, 201 1)

1.1.3.2 Cấu thành vấn lưu động ròng

Công thức tính vốn lưu động ròng:

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Trang 34

Như vậy vốn lưu động ròng sẽ bao gồm các yếu tố sau đây:

>_ Tài sản ngắn hạn: Tiền và các khoản tương đương tiền; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác

>_ Các khoản nợ ngắn hạn bao gôm:

+ Các khoản phải trả: gồm nợ nhà cung cấp, lương nhân viên, các khoản thuế phải nộp

+ Vay ngắn hạn: các khoản vay ngân hàng, vay cá nhân có thời hạn bằng

hoặc dưới năm

1.1.4 Vai trò của vốn lưu động và vẫn lưu động ròng trong hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực thương mại

1.1.4.1 Vai trò của vốn lưu động

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều

kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh

~ Vốn lưu động đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được

tiến hành thường xuyên, liên tục Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá

quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp

~ Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử

dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

~ Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một

phần lợi nhuận Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa ban ra.

Trang 35

1.1.4.2, Vai trò của vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu tông hợp rất quan trọng đẻ đánh giá tình hình tải chính của doanh nghiệp, mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vio mức độ của vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng có vai trò như sau:

doanh nghiệp diễn ra thông suốt (Nguyễn Thu Thủy, 201 1)

~_ Vốn lưu động ròng là thước đo về năng lực tài chính hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

H= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

H <0: có nghĩa doanh nghiệp không có khả năng chỉ trả các nghĩa vụ ngắn hạn Nếu không có nguồn huy động bổ sung thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, và nếu kéo đài sẽ dẫn đến việc doanh số bán hàng giảm sút, các khoản phải thu giảm, vốn lưu động càng bị thâm hụt, doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn và có thể đứng trước nguy cơ phá sản

Nếu H > 0: có nghĩa doanh nghiệp có khả năng chỉ trả các nghĩa vụ ngắn hạn H cảng lớn, vốn hoạt động ròng của doanh nghiệp cảng cao, tỉnh hình tài chính càng ôn định, lành mạnh Tuy nhiên nếu H quá lớn sẽ cho thấy hiệu quả sử dụng tai

sản ngắn hạn chưa tốt, chưa tối ưu hóa được nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp

~_ Vốn lưu động ròng là một chỉ số tài chính thể hiện tính thanh khoản sẵn có của một doanh nghiệp tại một thời điểm

Nếu một doanh nghiệp có Tổng giá trị tài sản lưu động hiện có ít hơn Tổng giá trị các khoản nợ ngắn hạn thì được coi là một doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động Một doanh nghiệp có thể có nhiều tài sản và lợi nhuận nhưng được gọi là thiếu tính

Trang 36

thanh khoản nếu tài sản của nó có thể không dễ dàng được chuyển đổi thành tiền mặt Vốn lưu động ròng là yếu tố cần thiết để đảm bảo rằng một doanh nghiệp có thể

ếp tục hoạt động và có đủ tiền để đáp ứng cả các khoản nợ ngắn hạn đến kỳ thanh toán và chỉ phí hoạt đông thường xuyên của doanh nghiệp,

1.2 Công tác quản trị vốn lưu động

1.2.1 Khái niệm về hoàn thiện quản trị vốn lưu động

'Qua các khái niệm liên quan đến vốn lưu động, có thể hiểu rằng: “Quản tri

Như vậy, có thể hiểu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp là quản trị về

tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn

ra thường xuyên và liên tục

(Quan tri vốn lưu động là việc xây dựng chính sách vốn lưu động và thực hiện chính sách ấy trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp Chính sách vốn lưu động bao gồm các chính sách của doanh nghiệp liên quan tới mức tài sản ngắn hạn cần thiết mà doanh nghiệp nên duy trì đối với từng loại tài sản và

nguôn vốn tài trợ hợp lý cho tài sản ngắn hạn

“Trong bài luận văn, hoàn thiện quản trị vốn lưu động có thể được nghiên cứu theo chu trình từ hoàn thiện hoạch định nhu cầu vốn lưu động, hoàn thiện lựa chọn

sử dụng nguồn tài trợ, hoàn thiện tổ chức thực hiện quản trị vốn lưu động và phân tích đánh giá mức độ hoàn thiện quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2 Vai trò của quản trị vẫn lưu động

~ Quản trị vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Quản

trị vốn lưu động không những đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm ma

còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chỉ phí, thu hồi công nợ kịp thời,

Trang 37

thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Khá năng quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp cing tốt có nghĩa doanh nghiệp đã tối ưu được nguồn vốn ngắn hạn, tăng hiệu suât sử dụng của các khoản vay nợ, kéo theo nhu cầu vay ng càng giảm Bên cạnh đó khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản trị vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho

nhà đầu tư trong thời hạn ngắn

~ Quản trị vốn lưu động sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được những nét sinh động trên "bức tranh tài chính" của công ty thể hiện qua các khía cạnh sau đây:

+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin về vốn kinh

doanh, cơ cầu vốn lưu động cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, nha cho vay,

khách hàng và cỗ đông Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn lưu động, khả

năng huy động vốn, khả năng sinh lợi và hiệu quả sản xuất kinh doanh

+ Cung cấp thông tin về tình hình thanh khoản, công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

‘Tom lai, việc hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp Trên cơ sở đó, nhà quản trị

đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định phương án tối ưu cho hoạt động kinh doanh của công ty

1.2.3 Quy trình quản trị vốn lưu động

1.2.3.1 Hoạch định nhu cải in lưu động

a Nguyên tắc hoạch định nhu cầu VLD

'Có các nguyên tắc hoạch định nhu cầu VLĐ sau:

~ Xuất phát từ nhu cầu sản xuất, phải đảm bảo đủ VLĐ cho sản xuất và thời

kỳ khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau

~ Triệt để tiết kiệm; giảm bớt số lượng vốn lưu động sử dụng để đảm bảo cho sản xuất với số VLĐ ít nhất bằng cách phân tích tinh hình thực tế về cung cắp, phân

Trang 38

phối tiêu thụ, dùng các phương tiện xếp dỡ hiện đại để rút ngắn thời gian kiếm nhận

và vận chuyển vật liệu để nâng cao hiệu quả sử dung VLD

ối hài hòa với các bộ phận kế hoạch trong doanh nghiệp, làm

chuyển đổi từ hàng dự trữ sang các khoản phải thu qua việc bán hàng, việc thu tiền

và dùng tiền mặt để trả các khoản nợ Nếu không làm thế, xác định nhu cầu VLĐ sẽ:

thiếu chính xác gây bắt lợi cho doanh nghiệp

b Xác định nhu cầu vốn lưu động

© Như câu vốn lưu động

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục tạo thành chu kỳ kinh doanh Thông thường, người ta chia chủ kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thành 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tư

+ Giai đoạn sản xuất

+ Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng

Nhu vay, trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần

thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung, cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ (tiền lương phải trả, tiền thuế: phải nộp ) Doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu vốn lưu động cần thiết tương

ứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định

‘© Phương pháp xác định như cầu vốn lưu động

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thê của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu

Trang 39

vốn lưu động Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và

phương pháp gián tiếp

` Phương pháp trực

Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động doanh

nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

~ Xác định nhu cầu vốn để dữ trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

+ Xác định nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa

+ Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang

+ Xác định nhu cầu vốn về chỉ phí trả trước

+ Xác định nhu cầu vốn thành phâm

~ Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng

~ Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp

~ Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Ngoài ra doanh nghiệp có thể hoạch định nhu cầu vốn lưu động trên cơ sở:

tổng mức tài sản lưu động cần đầu tư nói chung và nhu cầu từng loại tài sản chủ yếu nói riêng như: tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho

~ Dự toán nhu cầu tiền mặt: Công tác quản lý tiền mặt chú ý đến 3 hoạt động

là giao dịch, dự trữ và đầu cơ Do đó, dự toán nhu cầu tiền mặt cũng căn cứ vào

lượng tiền mặt cần thiết cho từng hoạt động Nhưng quan trọng nhất là nhu cầu tiền mặt cho hoạt động giao dịch vì đây là hoạt động không thể thiếu được của doanh

nghiệp Để lập dự toán nhu cầu tiền mặt, doanh nghiệp phải dự toán được nguồn thu, nguồn chi, thời điểm các khoản thu chỉ và mức dự trữ tiền mặt mong muốn

~ Dự toán nhu cầu các khoản phải thu khách hàng : dựa vào chính sách tín dụng và số liệu doanh thu kế hoạch của doanh nghiệp, tính toán khoản phải thu bình

quân cho khách hàng chiếm dụng Vốn đầu tư cho khoản phải thu này thường được

xác định dựa trên một tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Trang 40

~ Dự toán nhu cầu hàng tồn kho : thường dựa trên số liệu phân tích năm báo

cáo và tình hình biến động năm kế hoạch đề xác định định mức vốn dự trữ hàng hóa

cho năm kế hoạch

® Phương pháp gián tiếp:

Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch

Công thức tính: Vne=VLD0*MI/M2*(1 + 1%)

Trong đó: Vạ:_: Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch

'Vuoo: Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo

M:: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo, kế hoạch

Trong đó: _ KI: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch

K2: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo

“Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch

Phương pháp tính như sau: Vnc = Mi/ Li

Trong đó: Mi: Tổng mức luân chuyển vốn kế hoạch

Li: Số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch

® Phương pháp ước tính nhu cau VLD bing tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

Đây là một phương pháp dự đoán nhu cầu VLĐ đơn giản, dễ làm Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người quản lý tải chính DN phải hiểu đặc thù SXKD của DN (quy trình sản xuất, tính chất sản phâm, tính thời vụ ) và phải hiểu quy luật của mối quan hệ giữa DN tiêu thụ sản phẩm với tài sản, tiền vốn, phân phối lợi nhuận của DN Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây:

Ngày đăng: 27/10/2022, 19:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w