Thànhcôngkhôngbaogiờởsaulưng
Cơ hội cho người biết nắm bắt
- Khi bắt tay vào công việc đầu tiên ở Úc rồi dấn thân vào lĩnh vực
marketing, tôi không nghĩ đó là cơ duyên mà là câu chuyện của cơ hội.
Ngày đó, tôi không hiểu lắm về thiết kế, nhưng lại có cơ hội làm việc
chung với những công ty thiết kế bao bì.
Tôi quan sát thấy nhân viên của những công ty này, giống như người họa
sĩ, chỉ chú trọng tính nghệ thuật của thiết kế mà không quan tâm đến việc
tìm hiểu khách hàng sử dụng sản phẩm là ai, quan tâm đến điều gì, làm
sao để thiết kế của mình có thể thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tôi nghĩ, đây là khoảng trống của thị trường mà những kinh nghiệm làm
việc trước đây đủ giúp tôi có khả năng đáp ứng. Vậy thì tại sao mình
không tận dụng cơ hội vừa tìm thấy.
* Thị trường rộng lớn, theo kinh nghiệm của cá nhân ông, làm thế nào
để một doanh nhân có thể nhìn thấy những khoảng trống như thế?
- Đây là kỹ năng không có trường lớp nào đào tạo và cũng chẳng có đơn
vị nào có thể cấp chứng chỉ cho người có kỹ năng này. Tôi nghĩ, kỹ năng
này thuộc về phẩm chất tự nhiên, sự quan tâm, cách nhìn vấn đề đối với
thế giới xung quanh của mỗi người.
Trong suốt quá trình làm việc, tôi luôn để ý, tìm hiểu điều gì khiến cho
người tiêu dùng chọn mua một sản phẩm nào đó. Từ chuyện để ý sẽ thấy
được nhiều thứ, trong đó có khiếm khuyết và có cả cơ hội của thị trường.
Với tôi, điều quan trọng nhất tôi tích lũy được là các phương pháp lôi kéo
khách hàng chú ý đến sản phẩm hoặc thương hiệu.
* Phải chăng đó chính là chìa khóa thànhcông của Cowan?
- Thànhcông lớn nhất của tôi chính là khôngbaogiờ lấy lợi nhuận làm
mục tiêu cho công việc. Tôi lập công ty, tiếp xúc với thương hiệu và chỉ
quan tâm làm thế nào để thương hiệu ấy tốt hơn trong mắt người dùng.
Kinh doanh không đặt trên nền tảng lợi nhuận giúp tôi thoải mái và tự tin
hơn với các quyết định của mình.
* Nhờ vậy mà trong suốt quá trình kinh doanh ông không gặp phải trở
ngại nào đáng kể?
- Không có chuyện đó đâu! Tôi cũng từng đối mặt với không ít thách thức
trong quá trình xây dựng Cowan. Trong đó, tôi nhớ nhất khoảng thời gian
thành lập chi nhánh đầu tiên. Chi nhánh này cũng ở một thành phố khác
của Úc, chứ không phải ở nước ngoài, nhưng do trước giờ chỉ quen với
việc trực tiếp điều hành nên mọi chuyện không suôn sẻ như ý.
Tuy nhiên, vì yếu tố cạnh tranh và để gần gũi với khách hàng, tôi buộc
phải thích ứng và tập làm quen với việc quản lý từ xa. Lúc đó, những
phương tiện kỹ thuật thực sự đã giúp tôi rất nhiều.
Nhờ kinh nghiệm rút ra từ những cập rập ban đầu mà khi Cowan tiến tới
mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài, tôi chuẩn bị mọi việc đâu ra đó,
điều hành công việc trơn tru hơn.
Cũng như bao doanh nhân khác, tôi cũng mắc sai lầm trong quá trình khởi
nghiệp lẫn kinh doanh. Để thành công, tôi luôn bám sát nguyên tắc làm thế
nào để hoàn thànhcông việc tốt nhất. Nếu đã cố gắng hết sức mà vẫn
không tránh khỏi sai lầm, thì âu đó cũng là kinh nghiệm giúp mình trưởng
thành hơn.
* Dẫu sao, câu chuyện khởi nghiệp của ông cũng diễn ra từ năm
1987, thuộc thế kỷ trước. Bây giờ, xã hội ngày càng phát triển, tìm
được môi trường để kinh doanh thành công, theo ông, có còn dễ
dàng như ngày trước?
- Vấn đề này tùy thuộc quan điểm thànhcông là như thế nào! Với tôi,
thành công là khi mình làm tốt hơn những gì đang có. Để đến với thành
công, tôi buộc bản thân đối mặt với những thách thức, tôi luôn vận động
để nguồn năng lượng nội tại khôngbaogiờ cạn kiệt.
Nói một cách đơn giản là khi tôi cố gắng làm cho thương hiệu của khách
hàng tốt hơn hiện tại, tất nhiên khách hàng cũng chẳng phụ lòng tôi. Quan
trọng hơn cả là phải yêu thích công việc mình làm. Hơn 25 năm trên
thương trường, tôi vẫn trung thành với triết lý này!
. Thành công không bao giờ ở sau lưng
Cơ hội cho người biết nắm bắt
- Khi bắt tay vào công việc đầu tiên ở Úc rồi dấn thân vào. là chìa khóa thành công của Cowan?
- Thành công lớn nhất của tôi chính là không bao giờ lấy lợi nhuận làm
mục tiêu cho công việc. Tôi lập công ty, tiếp