CHỈ SỐ AQ VÀ BẢN LĨNHVÀO ĐỜI
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất
hạnh, lao đao gọi tắt là chỉsố vượt khó). Tại sao một số người trở nên xuất chúng,
rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa
thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ.
Đó là chỉsố dùng để đo xem ai có thể đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất
hạnh và nghịch cảnh.
Ý NGHĨA CỦA CHỈSỐ AQ
Nhà tâm lý học Paul G. Stoltz (Mỹ), tác giả của AQ, đã cho phát hành tác phẩm
Adversity Quotient trên mạng Amazon.com vào tháng 5-1999. Tác phẩm đó ngay lập tức
làm nức lòng giới tâm lý học và cả những nhà doanh nghiệp tầm cỡ.
Báo Washington Post bình luận: “Rất nhiều nhân viên đang ngóng chờ chỉsố AQ mới
được hình thành để kỳ vọng những kết quả như họ mong muốn”. Tờ Seattle Post-
Intelligencer cũng viết: Báo The Straits Times ( Singapore) sau khi phân tích thái độ vượt
khó để đạt tới những mục đích cao đẹp, khẳng định: “Chỉ số AQ vừa đo sự nỗ lực quyết
tâm, vừa đo trí thông minh sáng tạo của ai đó nằm ở mức nào. Nó cũng là một chỉ báo về
bốn mức độ cao thấp của bảnlĩnh sống:
1. Xoay chuyển cục diện,
2. Đảo ngược tình thế,
3. Vượt lên nghịch cảnh,
4. Tìm được lối ra.
CHỈ SỐ AQ VÀ CHẤT ANH HÙNG
Các nhà tâm lý học ứng dụng đã hoan nghênh sự ra đời của chỉsố AQ. Họ cho rằng đây
là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển tâm lý học cuối thế kỷ 20. Nó
chứng tỏ việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thể làm được,
như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).
Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng những ý tưởng có liên hệ đến AQ từ xa xưa đã được thể
hiện trong những thiên anh hùng ca. Đặc trưng chung của những thiên anh hùng ca bản
lĩnh, khí phách của con người trước nghịch cảnh là ý chí không đầu hàng trước số phận.
Chất anh hùng ấy ít nhiều đều có trong mỗi người nếu biết khơi dậy.
Chất anh hùng của những người lặng thầm càng có giá trị nhân bản, nghĩa là càng có cả
chiều cao lẫn chiều sâu của chỉsố AQ. Họ không xưng danh mà thực chất là những anh
hùng vô danh. Đó là những người đã vượt lên nghịch cảnh của chính mình, vượt qua số
phận mà định mệnh đã cay nghiệt đè nặng lên mình.
Dù họ có thể không làm nên lịch sử gì to tát cho xã hội, nhưng họ đã tự khẳng định được
giá trị bản thân từ nghịch cảnh. Theo nghĩa đó, họ cao cường hơn những người bình
thường rất nhiều. Đó là nhờ chí khí của họ đã vượt trội, được chính họ rèn giũa để nâng
cao.
Như vậy, chỉsố AQ bậc cao vẫn có trong đời thường, trong những người bình dị mà cao
cả (dù hữu danh hoặc vô danh) chứ không chỉ tồn tại trong các bậc anh hùng xuất chúng.
Bill Gates (chủ tịch Tập đoàn Microsoft) có nói: “Những ai tự chế được bản thân hoặc
tự vượt lên chính mình dù chỉ trong khoảnh khắc cũng đều có “máu” anh hùng.
Những lúc như vậy, chỉsố AQ nơi họ tăng đột biến”.
Nhờ rèn luyện và “tiêm nhiễm” từ những tác động tích cực, từ những môi trường
tích cực (nhất là môi trường giáo dục nhân bản), con người có thể được “truyền
máu” anh hùng từ tuổi thơ. Cuộc khảo sát của các nhà tâm lý trong suốt 15 năm theo
dõi 10 đứa trẻ đã chứng minh điều đó.
Thường những ai có chỉsố EQ cao thì AQ cũng có phần cao. Nhưng không phải bao giờ
và ở ai giữa EQ và AQ đều có tỉ lệ thuận. Thực tế cho thấy rất nhiều người tốt về cảm
xúc, tốt về nhân cách nhưng việc không thành, cuộc đời vẫn lắm bất hạnh. Nói như tác
giả của chỉsố AQ (Paul G.Stoltz): “Người tốt vẫn có thể là người không bền lòng theo
đuổi mục đích.
Dù biết đó là mục đích cao đẹp nhưng họ không đủ can trường để đi tới. Bởi vì, bao giờ
cũng vậy, mục đích cao đẹp luôn đi kèm với những thử thách cực kỳ khó mà chỉ ai
dám vượt khó mới có thể tới đích”.
Nói cách khác: Nếu không tự nâng cao chỉsố AQ, người thông minh và người hiền thục
vẫn có thể là người bất hạnh, không vượt qua được nghịch cảnh. Sự thành đạt hay niềm
hạnh phúc khi thành công, bao giờ cũng có “giá” phải trả. Giá càng “đắt” và càng
chính đáng (ngay thẳng) thì hạnh phúc càng lớn và càng đáng để ta tự hào. Chỉsố
AQ còn có một ý nghĩa như thế.
Khi đo về sức bật kiên cường của con người trước nghịch cảnh, chỉsố AQ xem xét sức
bật đó có thể “động” (gây tiếng vang) mà có thể “tĩnh” (rất âm thầm). Như sự vượt
khó, sự hi sinh lặng lẽ của các bà mẹ VN anh hùng: “ba lần tiễn con đi, trăm lần khóc
thầm lặng lẽ ”, nhưng “nước mắt của mẹ thường nuốt vào trong để tạo nên sự rắn
rỏi, kiên cường ngoài da thịt, để cứng hơn sắt, để vững hơn đồng , để vượt qua bão
táp chiến tranh”. Đấy là biểu hiện cao về chỉsố AQ của nhiều bà mẹ VN.
Những bà mẹ ấy yếu về thể chất nhưng rất mạnh về tinh thần. Chỉsố AQ là số đo về sức
mạnh tinh thần theo hướng chân - thiện - mỹ (nghĩa cao, chí lớn). Anh hùng có trong
nhân dân, vì nhân dân nói chung có một sức mạnh tinh thần rất to lớn, đè bẹp được
cường quyền và bạo lực.
CHỈ SỐ AQ VÀ GIÁ TRỊ BẢN THÂN
Ai trong chúng ta cũng biết Walt Disney - nhà doanh nghiệp và cũng là nhà văn hóa tài
danh của nước Mỹ. Nhưng thuở cơ hàn lúc nhỏ của ông thì ít người để ý. Trong lời tự
bạch về thời lận đận của mình, ông đã rút ra ba điều tâm huyết:
1. Khó khăn không phải ở hoàn cảnh trói tay, mà ở chí khí cạn kiệt khiến ta không
quyết tiến.
2. Ta phải “tiến” cả những lúc trắng tay, không tiền. Không tiền để mua báo, nhưng
lặn lội đến sạp báo hoặc thư viện để coi báo. Đó là một cách để tiến.
3. Khi có tiền mà không lo học hành và luyện tập, kể như không tiến. Đó là lúc tiền thì
dư dả mà chí khí thì mất sạch!
Ngày nay, việc giáo dục để nâng cao chỉsố AQ gắn liền với xu thế phát triển của từng
cá nhân và cả cộng đồng. Cách đây không lâu, trước sự báo động về chủ nghĩa thực dụng
và chủ nghĩa tiêu dùng đang xâm chiếm tâm hồn nhiều bạn trẻ, nền giáo dục và giới
truyền thông Singapore đã đưa ra những thông điệp như sau:
1. Những ai không muốn làm nô lệ cho kẻ khác nhưng lại sẵn sàng làm nô lệ cho
đồng tiền, người đó vẫn có chỉsố AQ rất thấp.
2. Trước áp lực của đồng tiền, người nào có gan không làm nô lệ cho đồng tiền và vật
chất, người đó có chỉsố AQ cao.
3. Chủ nghĩa thực dụng lấy đồng tiền làm thước đo giá trị bản thân, kể cả khi đồng
tiền đó bị dây bẩn, thậm chí vấy máu.
4. Kẻ học làm sang (nhưng không biết làm người) luôn lấy áo quần, tư trang, xe cộ
làm vật trang sức cho giá trị bản thân.
5. Kẻ làm người nhưng không biết giá trị chân chính luôn lấy tiện nghi vật chất để
thẩm định giá trị bản thân và giá trị của người khác.
Như vậy, khi bạn có tuổi trẻ trong tay mà biết nuôi chí lớn, đồng thời có đầy dũng khí
để thực hiện chí lớn, đó chính là cách đầu tư chiều sâu và rất căn bản cho mọi giá trị cao
cả của bản thân.
Theo Tuoitre Online
Góp nhặt & chia sẻ
Edric Evans
. CHỈ SỐ AQ VÀ BẢN LĨNH VÀO ĐỜI
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất
hạnh, lao đao gọi tắt là chỉ số. Chỉ số AQ vừa đo sự nỗ lực quyết
tâm, vừa đo trí thông minh sáng tạo của ai đó nằm ở mức nào. Nó cũng là một chỉ báo về
bốn mức độ cao thấp của bản lĩnh