Tựlãnhđạo-Đỉnhcaocủalãnhđạo
Thế giới ngày càng phát triển. Một điều kỳ lạ là càng phát triển lại càng bất ổn.
Khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. Lãnhđạo thực sự ngày càng thiếu hụt ở
mọi tổ chức, dù đó là đạo giáo hay đảng phái, dù đó là kinh doanh hay thể thao
Khắp nơi trên thế giới người ta càng ngày càng ít tin vào giới lãnh đạo. Các nhà
lãnh đạo chỉ lo "lãnh đạo" bắt bẻ người khác mà bỏ qua chính mình không một
chút băn khoăn. Tựlãnhđạo bản thân là đỉnhcaocủalãnh đạo, cũng là cái gốc,
nền tảng để vươn tới tầm cao. Gốc không có làm sao đạt tới đỉnh. Gốc củalãnhđạo
là hiến tài mới hái tiền, sung sướng là phụng sự rồi mới hưởng thụ.
Chuyện kể rằng, một bà mẹ dẫn cậu con trai của mình, cậu bé mắc chứng ăn đường
vô độ, đến gặp thánh Gandhi và thỉnh cầu ngài giúp khuyên cậu bé để cậu bé
không ăn đường nữa. Thánh Gandhi cười và nói với bà mẹ rằng: “Hai tuần sau bà
dẫn cháu đến gặp lại tôi”. Nghe lời Ganhdi bà mẹ dẫn cậu bé về và hai tuần sau
quay lại. Lần này, Ganhdi chân thành “Xin lỗi bà tôi vẫn chưa thể giúp cháu được,
một tuần sau bà dẫn cháu đến gặp tôi”. Bà mẹ lại dẫn con về và một tuần sau lại
mang con đến gặp Ganhdi. Thật kỳ lạ, Gandhi chỉ gặp cậu bé trong vòng năm phút
mà sau đó cậu bé giảm hẳn ăn đường. Ít lâu sau, gặp lại Ghandi bà mẹ chân thành
cám ơn và không khỏi tò mò hỏi thánh Gandhi: “Vì sao chỉ mất có năm phút
khuyên nhủ cháu mà ngài bắt mẹ con tôi phải chờ ba tuần liền và mất công đi lại
thêm hai lần như vậy?”. Gandhi nhìn bà mẹ cười thành thật: “Trước khi gặp mẹ
con bà tôi cũng là người ăn đường rất nhiều”.
Chính vì trước đây Gandhi cũng là người ăn đường rất nhiều nên ông cần tựlãnh
đạo mình, chữa mình trước, rồi mới khuyên cậu bé. Đó cũng là lý do vì sao phải
mất ba tuần sau Gandhi mới gặp cậu bé. Ông cha ta có câu “Tu thân –Tề gia – Trị
Quốc – Bình thiên hạ”. Nhà lãnhđạo tài ba Gandhi luôn thấm nhuần “Muốn lãnh
đạo được người khác trước tiên phải lãnhđạo chính mình một cách chuẩn xác”.
Lãnh đạo là tạo gương. Tựlãnhđạo bản thân – Đỉnhcaocủalãnh đạo.
Một trong các khác biệt cơ bản nhất giữa lãnhđạo và quản lý là lãnhđạo tập trung
vào thay đổi, cải cách, quản lý tập trung vào duy trì ổn định. Thế kỷ 21, biến đổi
khí hậu mãnh liệt hơn, khủng hoảng liên tục hơn, trầm trọng hơn, vai trò lãnhđạo
càng ngày càng chiếm ưu thế. Làm chủ nghệ thuật lãnhđạo càng cấp bách hơn bao
giờ hết. Cũng vì lẽ đó, người lãnhđạo càng cần tựlãnhđạotự đổi mới mình trước
khi lãnhđạo và đổi mới người khác. Không thể lãnhđạo kiểu “treo đầu dê bán thịt
chó”, “nói một đường làm một nẻo”. Người lãnhđạo thực sự không phải là người
để quần chúng phải cảnh giác và nhắc nhở lẫn nhau “đừng nghe lãnhđạo nói hãy
xem lãnhđạo làm”. Một trong những phẩm chất quan trọng củalãnhđạo là trung
thực. Đỉnhcaocủa trung thực là trung thực với chính mình. Một hành động đẹp đè
bẹp triệu lời bàn suông. Sức mạnh thực thụ của lời nói là sức mạnh của lời nói
được bảo đảm bằng việc làm, bằng tấm gương tự thân.
Ở cảng nọ, sau trận cuồng phong, chỉ còn một con tàu quay về cảng. Các nhà báo
đến phỏng vấn vị thuyền trưởng tại sao các tàu khác bị lật đắm mà tàu của ông vẫn
an toàn trở về. Thuyền trưởng khẽ khàng: “Tôi luôn lái tàu lao thẳng vào tâm bão”.
Người lãnhđạo cũng như thuyền trường của một con thuyền, khi đối mặt với bão
tố họ chính là người ảnh hưởng đến sống chết của tất cả những thành viên khác.
Thuyền trưởng – lãnhđạocao nhất của con tàu trong bão dông, đã thấm nhuần
rằng cách duy nhất để sống còn là lao vào tâm bão. Lãnhđạo luôn hiện diện và đối
đầu với khó khăn với sóng gió, chèo chống để bảo đảm an toàn cho người và của.
Đối mặt, không né tránh, không bỏ chạy. Né tránh thì chỉ có nước chết. Biết vậy
nhưng bao thuyền trưởng khác không đủ dũng cảm để lao vào tâm bão và họ đã
mãi mãi vùi xương nơi đáy biển.
Chuyện xưa cũng kể rằng, loài quỷ nắm giữ một báu vật và không muốn cho loài
người có được nó. Chúng bàn nhau tìm cách cất dấu thật kỹ báu vật đó đi. Chúng
định dấu lên núi cao, nhưng không được vì loài người luôn háo hức chinh phục
đỉnh cao. Định dấu xuống đáy biển nhưng chúng biết loài người sẽ khoan sâu dưới
đáy biển nhiều cây số. Định dấu lên cung trăng nhưng chúng biết rằng loài người
sẽ chinh phục được tận sao Hỏa sao Kim. Cuối cùng chúng đã dấu báu vật nơi mà
con người không bao giờ ngó đến, thật bất ngờ đó chính là trong trái tim của họ.
Và quả vậy, đến tận bây giờ con người vẫn lao đi tìm hạnh phúc ở những nơi xa
xôi khác mà bỏ qua trái tim mình không thương tiếc.
Ngày nảy ngày nay, chuyện kể rằng, loài quỉ giờ đây còn ác độc hơn, chúng cấy
vào trái tim con người một loại virus lây nhiễm rất nhanh. Đấy là virus “tham
lam”. Ác độc hơn chúng cấy loại virus cực mạnh là “tham, sân, si” vào trái tim các
nhà lãnh đạo.
Quỉ ngày nay khác hẳn quỉ ngày xưa. Chỉ con người là vẫn vậy, vẫn tham lam
chinh phục chiếm đoạt những thứ bên ngoài mình. Họ càng lệch hướng càng thêm
nguy hiểm. Tâm bão nằm trong chính trái tim của mỗi người, tâm bão thời đại nằm
trong trái tim các nhà lãnh đạo. Nếu lãnhđạo – thuyền trưởng cuộc đời mải miết
lao ra bên ngoài mà né tránh tâm bão ngay trong trái tim mình, không thành thực
với trái tim mình, không lao vào tâm bão - con tim thì chỉ có nước tan thây. Họ cần
biết rằng, nơi bình yên nhất là tâm của cơn bão, tưởng xa nhưng hóa ra lại rất gần.
Bão thiên nhiên thì ít, ngắn ngày, còn dự báo được. Bão cuộc đời thì nhiều vô kể,
luôn bất ngờ, dai dẳng. Dông bão cuộc đời có thể ập xuống từ bất cứ nơi đâu, từ kẻ
thù và bất ngờ hơn cả là từ những người thân yêu nhất. Bất ngờ khó chống đỡ hơn
cả là sóng thần nổi lên từ tâm quả đất, từ dưới đại dương. Ít nhà lãnhđạo chống đỡ
nổi sóng thần “tham, sân, si” từ sâu thẳm tâm can của chính bản thân họ.
Ai cũng yêu tự do. Suốt đời chúng ta đấu tranh vì tự do. Ai cũng thuộc lòng
“không có gì quí hơn độc lập tự do”. Các nhà lãnhđạo phấn đấu vươn lên để được
tự do nhất. Thật là ngược đời, rất nhiều nhà lãnhđạo không những không có tự do
mà càng lên chức lại càng ngập sâu vào gông cùm vật chất. Thế mà chúng ta cứ tự
nguyện cùm mình vào nhà cửa, tự nguyện gông vào xe cộ, tự mình chui vào gọng
kìm chức tước Khốn nạn hơn, cái cùm, cái gông ấy lại càng ngày càng to hơn.
“Cả thèm chóng chán”. “Được voi đòi tiên”. Tham, sân, si không tự mất đi mà
càng ngày càng lớn dần và chỉ khi bị gông cùm nhà cửa, chức tước biến thành còng
số 8 sau cửa nhà lao chúng ta mới ước gì đổi tất cả lấy hai chữ “tự do”.
Trời ơi biết đến khi mô?
Thân ta mới lại từ trong tới ngoài.
Thơm như hương nhụy hoa nhài,
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.
“Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Người cần lãnhđạo nhất là chính
mình. Người không vì mình thì trời tru đất diệt. Ta hãy đối mặt với chính mình,
hãy bắt đầu từ chính mình. Hãy thay đổi từ sâu thẳm tâm ta. Đừng để cho vật chất
cản bước tự do, cản bước tiến lên về tầm vóc, về trí tuệ, về tinh thần của những
người lãnh đạo. Hãy dừng lại và tự hỏi “ta còn thiếu gì không, kiếm chác thêm có
để làm gì không! Có thực sự ta muốn kiếm chác hay đấy chỉ là một thói quen
hoành hành ta? Ta là người lãnhđạo hay là một kẻ nô lệ của thói quen?”. Ta đã có
thừa vật chất để sống nhiều đời rồi, tham thêm cũng có dùng được đâu. “Hổ chết
để da, người ta chết để danh”. “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn
còn trơ trơ”. Nếu vào nhà đá liệu vật chất còn có ý nghĩa gì? Hãy thay đổi từ thực
thụ từ trong ra ngoài. Ta hãy vươn tới đỉnhcaocủalãnhđạo – Tựlãnh đạo.
Rõ ràng “lãnh đạo là nhiệm vụ chứ không phải chức vụ”, “lãnh đạo là chức năng
chứ không là công cụ kiếm ăn”. Lãnhđạo làm việc với con người, chứ không phải
quản lý đầu việc. Người lãnhđạo chỉ sung sướng thực thụ và bền vững trong quá
trình dấn thân phụng sự chứ khônng phải là thời điểm ngồi đếm của. Hãy học Đức
Phật, rời bỏ tất cả vật chất vướng víu đời thường, ngày ngày chỉ khất thực và giảng
đạo, phụng sự hết mình. Chính như vậy, Đức Phật mới đạt tới đỉnhcaocủalãnh
đạo, để lại tiếng thơm muôn đời, luôn là tấm gương để muôn người noi theo.
. là tạo gương. Tự lãnh đạo bản thân – Đỉnh cao của lãnh đạo.
Một trong các khác biệt cơ bản nhất giữa lãnh đạo và quản lý là lãnh đạo tập trung
vào. ra ngoài. Ta hãy vươn tới đỉnh cao của lãnh đạo – Tự lãnh đạo.
Rõ ràng lãnh đạo là nhiệm vụ chứ không phải chức vụ”, lãnh đạo là chức năng
chứ không