Quy tắc sinh tồn potx

4 242 0
Quy tắc sinh tồn potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quy tắc sinh tồn Mấy ngày trước đây ông A có dịp trở về thành phố quê hương sau nhiều năm xa cách và cảm thấy nơi đây đã có nhiều thay đổi. Trời sáng đã lâu nhưng nhiều cửa hàng vẫn chưa mở cửa, khu thương mại xưa kia không còn cảnh nhộn nhịp sầm uất như xưa nữa. Ba chiến lược khắc phục nguy cơ thị trường ngày càng thu hẹp. Người dân địa phương cho biết: “Ngày thường muốn mua gì người ta thường đến các siêu thị ở ngoại ô. Còn những ngày nghỉ lễ người ta thường kết hợp mua sắm với du lịch nên họ đến tận Umihotaru ở vịnh Tokyo, thậm chí còn đến tận siêu thị ở Aqua – Line nơi có đường ngầm dưới biển để mua sắm. Do vậy việc buôn bán ở địa phương không còn như xưa nữa”. Những ngành sản xuất nếu chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước sẽ ngày càng suy giảm và sẽ là ngành đầu tiên hứng chịu tai họa khi thị trường bị thu hẹp, nếu có thể duy trì được thì cũng bị những siêu thị lớn có mạng lưới bán hàng rộng khắp với hàng hoá dồi dào, giá rẻ chiếm lĩnh, những doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ sẽ bị đào thải. Các doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải vận dụng ba giải pháp sau: 1. Nhu cầu nội địa không còn khả năng nữa thì chuyển sang khai thác nhu cầu của nước ngoài. Những công ty thép lớn của Nhật như Nippon Steel lâu nay vật lộn với vấn đề sống còn. Theo quyết toán của tài khoá 2003 – 2004 (tháng 3/2004) đã có được số lợi nhuận 45 tỷ yên so với mức lỗ vốn 56 tỉ yên của năm trước. Có thể nói là đã cải tử hoàn sinh. Nguyên nhân chủ yếu của việc xoay chuyển đó là việc xử lý những thua lỗ trước đây coi như đã kết thúc một giai đoạn nhưng động lực chính để Nippon Steel hồi phục là thị trường Trung Quốc. Vì Trung Quốc đang ở vào thời kỳ xây dựng nhiều, mỗi năm cần nhập 30 triệu tấn thép, Nippon Steel là nhà cung cấp lớn cho Trung Quốc. Tuy nhu cầu nội địa có thể giảm, nhưng nhu cầu của thị trường thế giới lại đang tăng. Vì thế muốn làm ăn có lãi, các công ty cần phải hướng ra thị trường nước ngoài, không thể chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước. Mạnh dạn quyết tâm mở mạng thị trường ở nước ngoài, đó là một biện pháp khả thi đối với các doanh nghiệp của Nhật. 2. Tìm cách chiếm lĩnh thị phần. Nhu cầu thị trường nội địa ngày càng thu hẹp đó là xu thế tất yếu, nhưng nếu có thể chiếm lĩnh được nhiều thị phần thì vẫn có khả năng tiếp tục tồn tại. Nhưng hiện nay muốn thu mua hoặc sáp nhập với đối thủ cùng ngành thì cần phải nhanh tay hơn người khác. Đương nhiên, các đối thủ cạnh tranh cũng biết rất rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Giữa hai bên, nếu mình không sáp nhập được với đối phương thì mình cũng bị đối phương sáp nhập. Thời đại hai bên đồng nghiệp cùng hưởng vinh quang không còn nữa. Nếu không mở rộng thị trường ra nước ngoài thì cũng không thể có đủ vốn để nâng cao tỷ trọng, chiếm lĩnh thị trường trong nước. 3. Biện pháp thứ ba cũng là cách cuối cùng là công ty tự mình phát triển thị trường mới của mình. Muốn phát triển thị trường mới của mình, chỉ có một phương pháp duy nhất là nghiên cứu phát triển mặt hàng mới, dịch vụ mới. Thực tế cho thấy những ngành công nghệ mới khai thác, phát triển thị trường mới không nhiều. Ngay như nước Mỹ cũng có 90% số công ty phát triển ngành nghề mới cuối cùng cũng phải đóng cửa. Đó quả là một con đường khó khăn gian khổ. Nhưng vì muốn tiếp tục tồn tại chỉ còn có một cách là phải giành giật chỗ đứng trong 10% còn lại đó. . Quy tắc sinh tồn Mấy ngày trước đây ông A có dịp trở về thành phố quê hương sau nhiều. dồi dào, giá rẻ chiếm lĩnh, những doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ sẽ bị đào thải. Các doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải vận dụng ba giải pháp sau: 1.

Ngày đăng: 16/03/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan