VƯỢT KHÓ KHIPHỎNGVẤN
Thiếu tự tin: Ngại, ngượng, “họ hoành tráng thế, chả biết họ có tiếp chuyện
mình không?”. Thiếu tự tin là đặc điểm nổi bật nhất của phóng viên trẻ. Tuy
nhiên, đây chỉ là vấn đề tạm thời. Hầu hết sinh viên báo chí nhận thấy các kỹ
năng xã hội giúp họ có những cuộc nói chuyện thoải mái, điều cần thiết khi
thực hiện các phỏng vấn. Rất nhiều nhân vật phỏngvấn nổi tiếng lại thú
nhận ràng họ rất ngượng khi thực hiện phỏng vấn. Ngạc nhiên chưa?
Có đủ thông tin. Rồi sao nữa? “Hôm nay mình có một cuộc trò chuyện
tuyệt vời với nguồn tin của mình’, bạn hí hửng nghĩ thế , “nhưng khi ngồi
vào máy vi tính để viết, tôi nhận thấy rằng tôi chả có thông tin gì hay và thú
vị để viết cả.” Đây là vấn đề không dễ giải quyết. Nhưng khi có kinh
nghiệm, bạn sẽ thấy vài điều sau có thể giúp được: chuẩn bị kỹ càng cho
cuộc phỏng vấn, lắng nghe cẩn thận, và quan trọng nhất, bạn có khả năng
nhận biết điều gì đó “khác và mới” từ cuộc phỏngvấn với nguồn tin.
Biết hỏi câu gì tiếp theo: Bạn hỏi một câu, nguồn tin đưa ra câu trả lời khác
biệt hoàn toàn điều mà bạn chờ đợi. Bạn có thể “ớ ra”, không biết hỏi câu gì
tiếp theo. Câu tiếp theo bạn có thể nói “Trả lời hay quá. Nói thêm cho tôi
nghe đi!(?)”
Ghi chép: Ghi chép mang tính báo chí khác kiểu ghi chép bạn có trong lớp
học. Bạn phải nhận ra đâu là những điểm chính. Đây là điều không dễ dàng
cho một cuộc nói chuyện mang tính thoải mái, không chính thức – khi nguồn
tin của chúng ta đang có tâm trạng “phởn phơ”, nói loằng ngoằng không đầu
không cuối, lộn xà lộn xộn. Bạn cần phải ghi lại những câu nói “nhiều màu
sắc”, thể hiện rõ phong thái của nguồn tin, ghi lại số liệu, mô tả bối cảnh,
con người…những gì support điểm nhấn của bạn trong bài. Tất nhiên, vừa
nghe, vừa ghi chép, và vừa dẫn dắt câu chuyện suôn sẻ là không hề dễ dàng.
Bí quyết? Học viết tốc ký.
Gặp nguồn tin "cao thủ" trong trả lời phỏngvấn và không thân thiện
với báo chí: Quả là địa ngục nếu ta hỏi thì rõ hay, rõ đúng, nhưng nguồn tin
đáp lại ngắn ngủn, hay thậm chí chả thèm nói gì ngoài chữ “Yes”, or “No”.
Một cuộc trò chuyện ngồn ngộn thông tin cần ta thêm nhiều nỗ lực. Đừng
trách nguồn tin vội, vì phản ứng của nguồn tin một phần thể hiện thái độ của
ta. Ai trách họ được nếu ta cậy đang viết cho “báo nhớn”, hoành tráng, ta
huênh hoang vênh váo và “tinh vi như con chim ri”? Bám lấy lĩnh vực mà
đối tượng quan tâm để mào đầu câu chuyện. Ai cũng thích một điều gì đó.
Tôi thích chính trị, bạn thích thể thao, nguồn tin thích câu cá. Ví dụ thế. Hãy
nói với tôi về những điều tôi quan tâm trước, tôi sẽ nói cho bạn những điều
bạn quan tâm. Thích thế còn gì!
Nguồn tin nói nhiều quá: Miệng như máy khâu, làm sao dừng họ lại để họ
tập trung vào những câu hỏi ta quan tâm? Chặn ngang họ khi họ đang nói?
Có thể hơi khó. Ta cần thông minh sáng tạo một chút.
Cơ chế bình duyệt có mục đích chính là đánh giá và kiểm tra các bài báo
khoa học trước khi chấp nhận cho công bố trên một tập chí khoa học và còn
được ứng dụng trong việc duyệt những đơn xin tài trợ cho nghiên cứu. Trên
nguyên tắc, đây là một cơ chế hay và công bằng, bởi vì những người duyệt
bài hay công trình nghiên cứu là những người có cùng chuyên môn, họ chính
là những người có thẩm quyền và khả năng đánh giá chất lượng của công
trình nghiên cứu. Nhưng nhà khoa học cũng chỉ là những người có tình cảm
và thiên kiến, cũng là những người chịu sự chi phối của các nhu cầu tất yếu,
cũng cạnh tranh, cho nên kết quả duyệt bài khoa học không phải lúc nào
cũng hoàn toàn khách quan. Rất nhiều người từng trải qua cái cơ chế này
cho rằng đó là một hệ thống không hoàn chỉnh và có khi thiếu công bằng.
. thiết khi
thực hiện các phỏng vấn. Rất nhiều nhân vật phỏng vấn nổi tiếng lại thú
nhận ràng họ rất ngượng khi thực hiện phỏng vấn. Ngạc nhiên chưa?
. VƯỢT KHÓ KHI PHỎNG VẤN
Thiếu tự tin: Ngại, ngượng, “họ hoành tráng thế, chả biết họ