Đềphòngthóitựphụtrongcôngviệc
Nói chuyện với sếp
Thay đổi là việc không dễ dàng khi mọi việc đều đang suôn sẻ với bạn: bạn
hoàn thành tốt côngviệc được giao, sếp hài lòng, đồng nghiệp ngưỡng mộ.
Thế nhưng, tự thỏa mãn với hiện tại sẽ hạn chế cơ hội phát triển trong tương
lai.
Bạn nên tìm cách nói chuyện với sếp về vấn đề này. Elene Caffasso - chủ
tịch Công ty tư vấn Enerpace Inc, đưa ra lời khuyên: “Để tránh thóitự phụ,
nhân viên phải chủ động nói chuyện với sếp và chuẩn bị kế hoạch riêng để
tình huống không trở nên nghiêm trọng.
Trong cuộc nói chuyện, hãy thành thật và nói khéo rằng bạn muốn có thách
thức mới trongcông việc. Đừng để sếp cảm thấy bạn muốn “quản” hay
muốn thế chỗ của anh/cô ấy. Bạn nên xác định những dự án, nhiệm vụ mới
mình muốn đảm nhận với một chiến lược cụ thể. Chẳng hạn, bạn có thể dành
25% thời gian làm việc cho dự án mới, 25% đào tạo cấp dưới và 50% còn lại
cho côngviệc hiện tại”.
Tìm người trợ giúp
Sếp có thể thoải mái khi bạn nói ra vấn đề của mình. Nhưng trong một số
trường hợp, anh/cô ấy có thể chưa sẵn sàng để bạn tiến xa hơn, vượt khỏi
tầm quản lý của mình. Nếu điều này xảy ra, đừng ngại tìm sự trợ giúp từ
người khác.
“Nếu người quản lý không tạo điều kiện giúp bạn phát triển, bạn nên gặp
lãnh đạo cấp cao hơn hoặc bộ phận nhân sự. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu
không hành động, thành công của bạn sẽ dừng lại ở hiện tại” - Angelo
Kinicki, giảng viên văn hóa công sở của Trường đại học bang Arizona, nói.
Lynne Sarikas - giám đốc điều hành trung tâm nghề nghiệp Trường đại học
Đông Bắc Boston, cũng đồng tình: “Nếu người quản lý của bạn không cởi
mở về vấn đề này, đừng dọa bạn sẽ nghỉ việc. Hãy cho sếp và lãnh đạo cấp
cao hơn biết bạn muốn gắn bó với công ty nhưng cần những thử thách mới
để có thể cống hiến nhiều hơn cho tổ chức cũng như phát triển bản thân”.
Duy trì sự thân thiện với đồng nghiệp
Bạn là “cánh tay phải” của sếp và được anh/cô ấy yêu quý, nể phục. Nhưng
điều đó không đồng nghĩa với việc đồng nghiệp phải cung phụng bạn. Đừng
cho rằng vì mình tài giỏi mà có quyền tỏ vẻ bề trên với đồng nghiệp. Nếu có
quan điểm như vậy, bạn sẽ sớm trở thành người cô độc trongcông ty.
Thay vào đó, hãy hòa nhã, lịch sự với đồng nghiệp. Đừng kiệm lời ca ngợi
khi đồng nghiệp làm tốt và tất nhiên đó phải là những lời khích lệ chân
thành, ý nghĩa. Bạn cũng nên chủ động giúp đỡ đồng nghiệp nếu có thể và
để họ giúp lại bạn (cho dù bạn có thể tự làm). Sống hòa mình với tập thể bạn
sẽ thấy mình còn nhiều thứ phải học hỏi, trau dồi, từ đó giúp bạn tránh thói
tự phụ.
Không đánh mất danh tiếng nghề nghiệp
Khi thành công, bạn có thể nghĩ một cách tiêu cực rằng mình đã đạt đến đỉnh
cao nghề nghiệp nên không cố gắng nữa. Hoặc khi những yêu cầu của bạn
không được cấp trên đáp ứng, bạn sẽ phản đối bằng cách làm việc kém năng
suất và hiệu quả hơn. Đây là một quan điểm sai lầm. Hãy nhớ chất lượng
công việc xuất sắc là tấm vé đưa bạn đến nhiều cơ hội và trách nhiệm hơn
. Đề phòng thói tự phụ trong công việc
Nói chuyện với sếp
Thay đổi là việc không dễ dàng khi mọi việc đều đang suôn sẻ với bạn: bạn
hoàn thành tốt công. nói chuyện với sếp về vấn đề này. Elene Caffasso - chủ
tịch Công ty tư vấn Enerpace Inc, đưa ra lời khuyên: “Để tránh thói tự phụ,
nhân viên phải chủ