Những kỹnăngđể bạn thăng tiếnnhanhtrongcôngviệc
Làm thật tốt côngviệc hiện tại
Cho dù côngviệc hiện tại không phải là nghề mà bạn theo đuổi lâu dài thì bạn
cũng nên làm hết sức mình và đạt kết quả tốt nhất trong khả năng. Bạn nên đưa ra
những đề xuất để sếp có thể nhìn nhận năng lực của bạn. Hãy luôn sẵn sàng trong
mọi tình huống và cũng nên tiếp thu những ý kiến phê bình có thiện chí xây dựng.
Không nên bảo thủ hay đổ lỗi cho người khác vì nhữngviệc ấy không đem lại kết
quả gì ngoài việc làm xấu đi hình ảnh “chuyên nghiệp” của bạn.
Tích cực tham gia các dự án quan trọng
Nếu nói “có” với tất cả nhiệm vụ sếp giao cho và đồng nghiệp nhờ vả, kể cả những
công việc vặt, thời gian thăngtiến của bạn sẽ kéo dài hơn. Ngược lại, nếu từ chối
mọi người, bạn sẽ mang tiếng là kẻ lười biếng, không có tinh thần đồng nghiệp.
Vì vậy, hãy thông thái trongviệc lựa chọn công việc. Hãy tìm hiểu những cơ hội
mang lại nhiều lợi ích cho bạn, cho sếp và công ty. Sau đó, đề nghị sếp cho phép
bạn tham gia vào những dự án đó.
Xây dựng các mối quan hệ thân thiết
Hãy dành thời gian của bạnđể kết thân với nhiều đồng nghiệp và tranh thủ lấy
niềm tin của họ để xây dựng một “liên minh” của riêng bạn.
Tiến sĩ Scheele tác giả cuốn sách Kỹnăng cho sự thành công và sự nghiệp chiến
lược chia sẻ: “Bạn có thể xây dựng mối quan hệ với ông chủ của bạn, để ông chủ
nâng đỡ bạn nhiều hơn. Hoặc nếu bạn là môt người mới thì bạn càng phải thể hiện
sự thân thiện của bạn đối với những đồng nghiệp khác. Đây sẽ là một phần quan
trọng trong chiến lược thăngtiến của bạn đấy”.
Tìm một người cố vấn
Hầu như ai cũng có 1 “thần tượng” trongcôngviệc – người đạt được những thành
tích, bạn luôn khao khát và ngưỡng mộ. Bạn có thể mạnh dạn kết thân với người
đó dù anh/ cô ấy làm ở trong hay ngoài công ty của bạn, hỏi về những lời khuyên
trong côngviệc và đề nghị anh/ cô ấy làm người cố vấn cho mình. Đừng ngại vị
thế cao của người đó hay cho rằng anh/ cô ấy rất bận rộn và không có thời gian
dành cho mình. Hầu hết những người thành đạt đều muốn chia sẻ bí quyết thành
công của mình và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Tận dụng cơ hội tiếp thị hình ảnh của bạn
Chúng ta ít khi nào biết trước khi nào cơ hội đến. Hãy tự giới thiệu và tạo ấn
tượng tốt nếu có cơ hội tiếp cận trực tiếp với giám đốc. Khi làm việc theo nhóm
hay gặp khách hàng, bạn có muốn họ nhớ đến mình với một hình ảnh tốt? Đừng
bao giờ khoe khoang và tự cao. Tham vọng là tốt nhưng đừng tự biến mình trở
thành một người hay khoe mẽ và ích kỷ.
Hết lòng với sếp
Thông thường sếp trực tiếp của bạn chính là người tiến cử hoặc quyết định việc
thăng chức cho bạn. Cho dù không phải như vậy đi nữa thì sếp cũng là người được
tham vấn ý kiến nếu công ty có ý định cất nhắc bạn. Do đó, việc tạo ấn tượng với
sếp là ưu tiên hàng đầu.
Biết cách đặt câu hỏi
Cùng với một nền tảng kiến thức vững chắc trong lĩnh vực của mình, nhân viên có
thể thu hút sự chú ý từ sếp nếu biết cách đặt câu hỏi thích hợp.
Nhân viên cũng không nên lo lắng rằng đặt câu hỏi là dấu hiệu của sự yếu kém,
thiếu hiểu biết. Robert Stack, chủ tịch và CEO của Community Options Inc., một
tổ chức phi lợi nhuận về phát triển nhà cửa và việc làm cho người khuyết tật, nói:
“ Đừng sợ hãi khi thừa nhận rằng bạn không hiểu điều gì đó. Không có gì sai trái
khi không biết, trái lại, không hỏi hoặc giả vờ hiểu biết mới mang lại phản ứng
tiêu cực.”
Học thêm
Dù trình độ của bạn có cao thế nào chăng nữa, vẫn luôn có những điều mới cần
học hỏi. Hãy tham gia những khóa học hay những buổi hội thảo. Bạn cũng nên
tham khảo ý kiến sếp xem khóa học ấy có giá trị với công ty hay không. Nên đọc
nhiều sách về kinh tế, liên tục cập nhật những thông tin chứ không quanh quẩn với
những thông tin liên quan đến lĩnh vực bạn đang làm.
. Những kỹ năng để bạn thăng tiến nhanh trong công việc Làm thật tốt công việc hiện tại Cho dù công việc hiện tại không phải là nghề mà bạn theo đuổi lâu dài thì bạn cũng nên làm. trọng trong chiến lược thăng tiến của bạn đấy”. Tìm một người cố vấn Hầu như ai cũng có 1 “thần tượng” trong công việc – người đạt được những thành tích, bạn luôn khao khát và ngưỡng mộ. Bạn. vậy, hãy thông thái trong việc lựa chọn công việc. Hãy tìm hiểu những cơ hội mang lại nhiều lợi ích cho bạn, cho sếp và công ty. Sau đó, đề nghị sếp cho phép bạn tham gia vào những dự án đó. Xây