Có nênuốngnhântrần
với cam thảo?
Mùa hè, nhiều người có thói quen uống nước nhântrầnvớicamthảo và
cho rằng như thế là mát gan, có lợi cho sức khỏe và uống thường xuyên
thay nước. Điều này có đúng không?
Có hai loại nhântrần Bắc và Nam. Nhântrần Nam còn gọi là hoắc hương
núi, họ hoa mõm chó, khi khô màu nâu sẫm, mùi thơm hắc; khác vớinhân
trần Bắc họ cúc, màu xám hơi vàng, mùi thơm nhẹ.
Nhân trần thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang…và một số tỉnh
miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế.
Theo y học cổ truyền, nhântrầncó vị đắng, cay, tính bình vào các kinh, tỳ,
can, đởm, thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi tiểu, giúp ra mồ hôi.
Nhân trầncó tác dụng tăng bài tiết mật, chống viêm, nhất là với các bệnh về
gan mật. Còn theo dược lý học hiện đại, nhântrầncó tác dụng làm tăng tiết
và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan và phòng chống
tích cực tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipid
máu, cải thiện lưu lượng tuần hoàn nuôi tim và não, giải nhiệt, giảm đau và
chống viêm, ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu,
thận, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, E.coloi, Lỵ…
Mặc dù có tác dụng như nói trên, nhưng cần phải hiểu rằng nhântrần là một
vị thuốc, do vậy việc sử dụng phải tuân theo một số nguyên tắc và không
phải uống bao nhiêu cũng được, hoặc ai dùng cũng được.
Theo nguyên lý, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi
mật; và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại
uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải
tiết, điều đó sẽ dẫn tới các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị
tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan thì không dùng nhân
trần, cam thảo; bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn
đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc có sữa nhưng rất ít. Ngoài ra do
nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều nước, nếu lượng nước và các chất
dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để
nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng thậm chí chết lưu.
Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng camthảo quá thường
xuyên (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, có
thể gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn
thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai dùng nhiều cam
thảo dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.
Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít; các
trường hợp viêm gan, xơ gan đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng
cam thảo. Người bị tăng huyết áp không ổn định càng không nên dùng.
Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những
người yếu mệt lâu ngày thì không nên lạm dụng nhântrần và trong một số
trường hợp không nên dùng chung vớicam thảo.
Bởi vậy không nên thường xuyên uốngnhântrầnvớicamthảo thay nước.
Mùa hè để thanh nhiệt nênuống chè xanh, lá nụ vối hoặc chè vằng là rất tốt.
.
Có nên uống nhân trần
với cam thảo?
Mùa hè, nhiều người có thói quen uống nước nhân trần với cam thảo và
cho rằng như thế là mát gan, có lợi. không nên lạm dụng nhân trần và trong một số
trường hợp không nên dùng chung với cam thảo.
Bởi vậy không nên thường xuyên uống nhân trần với cam thảo