Cónênuốngnghệ,mậtonglâudài?
- Trả lời của phòng mạch online:
Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống
nhiễm trùng vừa mau lành lại không để sẹo xấu. Phụ nữ sau khi sinh con ăn
cơm nghệ thấy da đẹp hơn và tổn thương ở tử cung, âm đạo mau lành hơn.
Nghiên cứu cho thấy tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật,
hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm
loét dạ dày bà con mình dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Những
nghiên cứu tiếp tục công bố curcurmin còn ức chế khả năng sinh khối u
trong dạ dày và các nơi khác.
Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng
kháng khuẩn. Mậtong chứa 13-20% là nước, 75-80% hydrat cacbon (đường
glucoza, đường hoa quả, xacarôza ); rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6,
E, K, C, tiền tố vitamin A, acid folic… Nói chung là rất nhiều vi chất, mật
ong chứa đựng hơn 300 vi chất. Các vi chất này gần như là mọi nguyên tố vi
lượng cần thiết cho cơ thể, nhiều vitamin, nhiều loại axit và men tiêu hóa…
Những vitamin trong mậtong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê
(dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và
cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mậtong tăng cường
khả năng miễn dịch. Vì chứa nhiều vitamin nênmậtong thoa lên da sẽ xóa
nếp nhăn và có tác dụng dưỡng rất tốt. Với dạ dày, mậtong làm giảm tiết
axid nên các triệu chứng đau rát mất đi.
Nhờ những kết quả nghiên cứu như vậy nên bà con mình dùng nghệ và mật
ong làm thuốc chữa đau dạ dày. Thường mỗi ngày dùng 12gam nghệ trộn
với 6gam mậtong làm thành viên uống, kết quả rất tốt.
Nếu mẹ của bạn uống nghệ và mậtong thường xuyên thì vừa bổ dưỡng, an
thần lại lành vết loét dạ dày. Đây là “món ăn vị thuốc”, vì thế bạn không
phải lo lắng khi dùng lâu dài. Có điều nếu mẹ của bạn béo phì thì khi triệu
chứng đau đã hết nên giảm mậtong để đừng gây béo phì thêm.
Trong y học cổ truyền và dân gian, còn có mộc nhĩ trắng hay ngân nhĩ
(Tremella Fuciformis Berk) thuộc họ Ngân nhĩ (Tremellaceae) cũng là loại
nấm ăn được và làm thuốc. Trong 100g mộc nhĩ trắng có 5g protid, 0,6g
lipid, 79g glucid, các polysaccharid và nhiều loại acid amin. Tác dụng của
mộc nhĩ trắng là bổ thận, bổ khí, tráng dương, cường tinh, nhuận tràng. Đặc
biệt là chất polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể
người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u. Có thể dùng mộc nhĩ trắng
30g nấu chín, thêm cao ban long 7g và đường phèn 15g, khuấy tan, để nguội
rồi uống làm nhiều lần trong ngày để chữa bệnh liệt dương.
Dùng riêng, mộc nhĩ phơi khô, rang cháy, tán bột, mỗi lần uống 3 – 6g với
nước rau muống ép càng đặc càng tốt, ngày 2 lần, chữa ngộ độc nấm. Dùng
phối hợp, chữa kiết lỵ: mộc nhĩ 20g, núm quả chuối tiêu 10g, lá dạ cẩm 10g,
lá mã đề 10g, phơi khô, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ rồi sắc với 400ml nước
còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Chữa băng huyết, rong kinh: mộc nhĩ
100g, hấp cách thủy cho chín, phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, cây cứt lợn
(loại hoa tím) 50g, lá ngải cứu 30g, thái nhỏ, phơi khô, tán bột mịn. Trộn
đều 2 bột, luyện với mậtong làm viên 15g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên
với nước chè nóng (kinh nghiệm của Trường Lâm nghiệp – Sông Bé). Chữa
vết thương lở loét: mộc nhĩ và vỏ quả bí đỏ, lượng mỗi thứ 50 – 100g, phơi
khô, đốt thành than, dùng rắc 2 – 3 lần trong ngày. Thuốc có tác dụng làm
khô nhanh, sạch nước vàng, không có mùi hôi.
. Có nên uống nghệ, mật ong lâu dài?
- Trả lời của phòng mạch online:
Nghệ là gia vị nhưng. trong mật ong tăng cường
khả năng miễn dịch. Vì chứa nhiều vitamin nên mật ong thoa lên da sẽ xóa
nếp nhăn và có tác dụng dưỡng rất tốt. Với dạ dày, mật