Doanh nghiệpViệt Nam: Chưa ''dám'' nghĩtớithươngmại
điện tử!
Mới chỉ là sơ khai
Có nhiều cách lý giải cho con số ít ỏi các DN tiếp xúc với thươngmạiđiện tử
(TMĐT) đã được đưa ra. Nào thiếu lực lượng có tay nghề để đáp ứng nhu cầu của
công nghệ cao; thiếu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ cao; môi trường
chính sách, pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập và hầu như chưa hỗ trợ để
xúc tiến phát triển TMĐT Nhưng ít ai nghĩ rằng nguyên nhân lớn nhất và quan
trọng nhất là do nhận thức của xã hội về TMĐT, đặc biệt là chính các DN chưa
chịu hoặc chưa biết cách triển khai.
Có thể nói mặt bằng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam cũng đã cơ
bản đầy đủ so với khu vực. Đường truyền tốc độ cao ADSL đã có mặt tại Việt
Nam từ đầu năm 2003, nhưng cho đến nay, số thuê bao của dịch vụ này tính riêng
trên thị trường Hà Nội chỉ khoảng 600 (bao gồm cả cá nhân và DN). Nếu các DN
đánh giá được vai trò của TMĐT, thì con số này sẽ còn phải hơn thế, vì tại Hà Nội
có khoảng 23.000 DN.
Chúng ta có thể nhận ra hình thái biểu hiện của TMĐT trong lĩnh vực truyền thông
của báo chí, trong thanh toán, trong ký kết hợp đồng, trong vận chuyển hàng hoá,
trong xúc tiến thươngmại ''Những lĩnh vực của TMĐT tại thị trường Việt Nam
mới chỉ là sơ khai.'' - các chuyên gia về TMĐT kết luận.
TMĐT đang ''đi bộ'' ở Việt Nam
Nhìn lại quá trình phát triển: Năm 1997 Internet vào Việt Nam. Năm 1998, Chính
phủ giao cho Bộ Thươngmại chủ trì nghiên cứu và hình thành môi trường TMĐT
tại Việt Nam, Nhưng giờ đây, đa số DN của chúng ta vẫn ngơ ngác, ngay cả
trước việc làm hay không làm website. TMĐT được các chuyên gia cho là đang
''đi bộ'' theo cơ sở hạ tầng về Internet?
Anh Thanh Sơn - trưởng Phòng Kinh doanh của Công ty Giải pháp Phần mềm
Việt (VSS), một trong những DN hiếm hoi đi sâu về cung cấp các giải pháp cho
TMĐT tại Việt Nam, đứng thứ 5 trong danh sách tìm kiếm bằng tiếng Việt của
Google về TMĐT cho biết: ''Hàng ngày, chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc điện
thoại của các DN chỉ để hỏi rằng làm website cho DN mình có khó không và có
phải chi phí tới hàng trăm triệu hay không. Câu trả lời là thậm chí chỉ cần 5 triệu
đồng, bạn cũng có được website. Website thông tin về DN là cửa ngõ dẫn khách
hàng tới DN, nhưng hầu hết các DN của chúng ta chưadámnghĩtới việc xây dựng
website từ khi thành lập hoặc trước khi ra đời mà thường là sau khi hoạt động rất
nhiều năm mới "lò dò" đi hỏi: Nếu tôi muốn có một "cái" như của anh thì mất bao
nhiêu, liệu có làm được không?".
Hiện ở Việt Nam chỉ có một số ít DN đang nỗ lực biến TMĐT trở thành công cụ
chính trong hoạt động kinh doanh của mình, như: VEC, VASC, VDC, VNET,
hay sử dụng TMĐT để tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các DN
Việt Nam thâm nhập thị trường Australia như Công ty VBD. Những nỗ lực này
đều xuất phát từ một điểm là họ có sự nhận thức thấu đáo hơn các DN khác về
TMĐT.
Theo thống kê của IDC và OECD, với Internet, TMĐT đã đạt mức tăng trưởng từ
50 tỷ USD vào năm 1998, lên đến 111 tỷ USD năm 1999 và dự tính sẽ đạt mức
1.000 tỷ USD vào những năm 2003-2005. Qua hệ thống Internet với hàng trăm
triệu máy tính trên khắp các châu lục, các DN sẽ thực sự có một công cụ đặc biệt
hữu hiệu để giao dịch và kinh doanh.
Thực tế cho thấy: Đứng từ góc độ vĩ mô, Chính phủ cũng đã có nhiều hoạt động
đầu tư cho việc tạo hành lang pháp lý, thực hiện những dự án truyền bá TMĐT.
Tất cả đều nhằm mục đích đưa ra những lợi thế và tầm quan trọng của TMĐT
trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt cần thiết đối với các doanh nghiệpViệt Nam.
Từ góc độ nhận thức, các tổ chức, DN luôn đồng tình và nhất trí là TMĐT là rất
cần thiết và quan trọng, họ cũng biết rằng TMĐT sẽ giúp họ giảm các chi phí sản
xuất, kinh doanh, nhân lực, mở rộng thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của mình
ra khắp thế giới. Nhưng thực tế thì đang ngược lại: DN Việt Nam vẫn còn "nhi
viễn chi" với TMĐT!
. Doanh nghiệp Việt Nam: Chưa ''dám'' nghĩ tới thương mại
điện tử!
Mới chỉ là sơ khai
Có nhiều cách. ''đi bộ'' ở Việt Nam
Nhìn lại quá trình phát triển: Năm 1997 Internet vào Việt Nam. Năm 1998, Chính
phủ giao cho Bộ Thương mại chủ trì nghiên