1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ và khả năng ứng dụng vào việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam " doc

8 600 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 238,53 KB

Nội dung

NguyÔn ThÞ Thu Hµ * heo pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ thì một vụ án dân sự ở Hoa Kỳ trước tiên được giải quyết ở toà án cấp sơ thẩm, nếu các đương sự không đồng ý với bản án, quyết đị

Trang 1

ThS NguyÔn ThÞ Thu Hµ *

heo pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ thì

một vụ án dân sự ở Hoa Kỳ trước tiên

được giải quyết ở toà án cấp sơ thẩm, nếu các

đương sự không đồng ý với bản án, quyết

định của toà án cấp sơ thẩm thì có quyền

kháng cáo để yêu cầu toà án cấp phúc thẩm

xem xét lại Các đương sự cũng có quyền

kháng cáo bản án, quyết định của toà án cấp

phúc thẩm một lần nữa lên Toà án tối cao

1 Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục

sơ thẩm

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân

sự Hoa Kỳ, thủ tục tố tụng dân sự tại toà án

cấp sơ thẩm gồm các bước sau:

- Khởi kiện và thụ lí vụ án dân sự

Đương sự có quyền và lợi ích hợp pháp

cần bảo vệ có quyền nộp đơn khởi kiện ra

toà án Đơn khởi kiện nêu rõ các căn cứ

cho việc xác định toà án có thẩm quyền

giải quyết, các căn cứ làm cơ sở cho yêu

cầu và các yêu cầu đền bù cụ thể Khi toà

án nhận được đơn khởi kiện và thấy vụ án

thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì

toà án thụ lí vụ án Sau khi thụ lí vụ án, toà

án có trách nhiệm thông báo với bị đơn về

việc nguyên đơn đã khởi kiện vụ án ra toà

Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận

thông báo của toà án (thời hạn này có thể

kéo dài đến 30 ngày đối với bị đơn ở trong

nước hoặc đến 90 ngày đối với bị đơn ở nước ngoài) bị đơn có nghĩa vụ nộp cho toà án văn bản trả lời của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn Nội dung trả lời của

bị đơn bao gồm những ý kiến của bị đơn về những vấn đề nguyên đơn nêu trong đơn khởi kiện, những yêu cầu nào của nguyên đơn được chấp nhận, những yêu nào không được chấp nhận.(1)

- Thu thập chứng cứ

Các bên đương sự phải tự mình tìm kiếm, thu thập mọi chứng cứ cần thiết để bảo

vệ quyền lợi của mình như thu thập các chứng cứ viết, các vật chứng, đề xuất toà án triệu tập những người làm chứng cần thiết… Theo pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ, các bên đương sự có quyền và nghĩa vụ trao đổi chứng cứ với nhau và quyền được biết toàn

bộ các chứng cứ của bên kia Nếu một bên từ chối không cung cấp chứng cứ hoặc không trả lời về vấn đề nào đó thì thẩm phán sẽ ban hành lệnh buộc người từ chối phải cung cấp chứng cứ hoặc áp dụng các biện pháp chế tài cần thiết Nếu người không cung cấp chứng

cứ là bị đơn thì thẩm phán sẽ quyết định giải quyết vụ kiện hoàn toàn trên chứng cứ do

T

* Giảng viên Khoa luật dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 2

nguyên đơn xuất trình trước toà án Trong

trường hợp thẩm phán thấy rằng chứng cứ

mà các đương sự xuất trình chưa đầy đủ để

giải quyết vụ việc thì thẩm phán yêu cầu các

bên đương sự cung cấp thêm chứng cứ chứ

thẩm phán không bao giờ tự mình thu thập

chứng cứ Sau khi các bên thu thập được đầy

đủ thông tin, chứng cứ thì họ phải gặp nhau

theo lệnh của thẩm phán, chủ toạ phiên toà

Tại đây, thẩm phán có thể tiến hành hoà giải

để các đương sự thoả thuận với nhau về việc

giải quyết vụ việc hoặc thống nhất những

vấn đề cần tranh tụng tại phiên toà (những

vấn đề các đương sự còn mâu thuẫn, những

thông tin, tài liệu nào mà các bên không

đồng ý là chứng cứ hoặc một bên không

đồng ý là chứng cứ để đưa ra trước toà trong

vụ việc đó, triệu tập người làm chứng, người

có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… tham

gia phiên toà).(2)

- Xét xử sơ thẩm

Phiên toà xét xử sơ thẩm ở Hoa Kỳ có sự

tham gia của đoàn bồi thẩm nếu các đương

sự đồng ý có đoàn bồi thẩm Luật sư của

nguyên đơn sẽ mở đầu phiên toà bằng việc

đưa ra tuyên bố về vụ việc Luật sư của bị

đơn cũng đưa ra tuyên bố để xác định tư

cách tham gia tố tụng trong vụ việc của bị

đơn Luật sư của nguyên đơn trình bày trước

toà án về ý kiến của họ, chứng minh sự việc

bằng các chứng cứ, tài liệu và người làm

chứng Luật sư của bị đơn cũng đưa ra các

quan điểm của mình cùng các chứng cứ, tài

liệu, người làm chứng Những người làm

chứng của mỗi bên đương sự có thể bị chất

vấn bởi luật sư của đương sự phía bên kia Sau đó, bên nguyên đơn đưa ra lời kết luận của mình và bên bị đơn cũng đưa ra lời kết luận Sau khi kết thúc việc tranh tụng giữa các bên đương sự, thẩm phán chủ tọa phiên toà sẽ hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn pháp luật về giải quyết vụ việc Các bồi thẩm sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật, các chứng cứ để quyết định giải quyết vụ việc Phán quyết của đoàn bồi thẩm sẽ được quyết định theo đa số và được thể hiện bằng văn bản trình lên thẩm phán chủ tọa phiên toà Thẩm phán sẽ công bố kết quả nghị án của bồi thẩm đoàn và ra bản án trên cơ sở và phù hợp với kết quả nghị án của bồi thẩm đoàn Trong trường hợp bồi thẩm đoàn có quan điểm giải quyết vụ án trái ngược với quan điểm của thẩm phán thì thẩm phán có thể huỷ bỏ phán quyết của bồi thẩm đoàn nếu cho rằng phán quyết của bồi thẩm đoàn là trái pháp luật, chưa đủ chứng cứ để giải quyết vụ việc.(3)

Như vậy, có thể thấy pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ luôn đề cao vai trò của các bên đương sự trong việc chứng minh sự việc,

họ là các chủ thể tranh tụng giữ vai trò chủ động, quyết định kết quả tranh tụng Trong suốt quá trình tố tụng, các bên đương sự bình đẳng với nhau và liên tục trao đổi với nhau những chứng cứ, lí lẽ, căn cứ pháp lí để chứng minh, biện luận cho quyền lợi hợp pháp của mình trước toà án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Toà

án không chủ động thu thập chứng cứ mà chỉ

là người trọng tài, giữ vai trò trung gian, căn

Trang 3

cứ vào kết quả tranh tụng để ra quyết định

giải quyết vụ án Tất cả các tình tiết, chứng

cứ, tài liệu dùng làm căn cứ cho việc giải

quyết vụ án đều được các bên tranh tụng

công khai, trực tiếp và bằng lời nói tại phiên

toà Trong quá trình tranh tụng tại phiên toà,

vai trò chủ động thuộc về các luật sư là

người dẫn dắt việc nêu câu hỏi và kiểm tra

lời khai của người làm chứng

Ở Việt Nam, về cơ bản, Bộ luật tố tụng

dân sự năm 2004 (BLTTDS) được xây

dựng trên cơ sở thủ tục tố tụng xét hỏi

nhưng có kết hợp các yếu tố của thủ tục tố

tụng tranh tụng Đó là trách nhiệm chứng

minh thuộc về các đương sự, toà án không

có nghĩa vụ điều tra, thu thập chứng cứ trừ

một số trường hợp đặc biệt theo quy định

của pháp luật Toà án là người đánh giá,

đối chiếu và kiểm tra chứng cứ, lựa chọn

quy phạm pháp luật phù hợp đối với vụ án

cần giải quyết và ra bản án, quyết định

trong đó xác định quyền và nghĩa vụ của

các bên đương sự Tại phiên toà, vai trò

của đương sự và luật sư được đề cao, ở

phần hỏi các bên đương sự tự trình bày về

nội dung vụ án và chứng cứ chứng minh

cho yêu cầu của mình Hội đồng xét xử chỉ

hỏi các đương sự về những vấn đề mà các

đương sự trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn

với nhau và mâu thuẫn với lời khai của họ

trước đó Luật sư được chủ động khi tham

gia tranh luận, chủ tọa phiên toà không

được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều

kiện cho người tham gia tranh luận trình

bày hết ý kiến Khi nghị án có thể quay trở

lại việc hỏi và tranh luận Tuy nhiên, BLTTDS vẫn còn thiếu các quy định để bảo đảm đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh cũng như thực hiện việc tranh tụng Chẳng hạn, BLTTDS quy định đương

sự có nghĩa vụ chứng minh, có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ

do bên kia cung cấp nhưng lại không quy định về việc các đương sự có quyền và nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, tài liệu cho nhau Hoặc các đương sự có quyền yêu cầu

cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lí chứng cứ cung cấp chứng cứ nhưng lại không quy định biện pháp chế tài khi các chủ thể này không cung cấp chứng cứ cho đương sự Nhưng như đã phân tích ở trên thì những vấn đề này chúng ta đều tìm thấy trong các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ Hơn nữa, để giúp cho đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hầu hết các vụ án dân

sự ở Hoa Kỳ đều có sự tham gia của luật

sư Trong trường hợp các đương sự không

có khả năng để thuê luật sư thì họ được các công ti trợ giúp pháp lí giúp đỡ

Ngoài ra, trình tự tại phiên toà sơ thẩm trong BLTTDS chưa hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng tranh tụng, các thành viên của hội đồng xét xử vẫn can thiệp quá nhiều vào quá trình tranh tụng như việc hỏi các đương sự về những vấn đề chưa rõ, còn mâu thuẫn lại không do các đương sự, luật

sư của đương sự hỏi trước mà quyền hỏi trước này lại thuộc về các thành viên của hội đồng xét xử Hơn nữa, việc hỏi của các

Trang 4

thành viên hội đồng xét xử được thực hiện

trước phần tranh luận làm cho phiên toà

nặng về xét hỏi Bên cạnh đó, phiên toà là

nơi tranh luận công khai tất cả các chứng cứ,

tài liệu, các căn cứ pháp lí, lí lẽ và lập luận

để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình nhưng BLTTDS lại không có

quy định về những người có quyền tham gia

tranh luận, phạm vi tranh luận, cơ sở của

việc tranh luận Tuy nhiên, như đã phân tích,

theo pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ tại

phiên toà, các bên đương sự chỉ tranh tụng

về những vấn đề còn mâu thuẫn, các chứng

cứ chứng minh không thống nhất Luật sư là

người đặt câu hỏi để làm rõ về các vấn đề

của vụ án và giữ vai trò chủ động Thẩm

phán là trọng tài “cầm cân công lí”, giữ vai

trò trung gian, điều khiển quá trình tranh

tụng của các bên nhằm đảm bảo quyền tranh

tụng của các bên đương sự cũng như đảm

bảo cho quá trình tranh tụng được thực hiện

theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân

sự và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra

phán quyết giải quyết vụ án

Do đó, BLTTDS Việt Nam cần tiếp thu

các quy định này của Hoa Kỳ để đảm bảo

cho đương sự thực hiện được nghĩa vụ

chứng minh cũng như quyền tranh tụng Đó

là BLTTDS cần bổ sung các quy định về

quyền và nghĩa vụ trao đổi trực tiếp chứng

cứ, tài liệu giữa các đương sự; các biện pháp

chế tài khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức

không thực hiện trách nhiệm cung cấp chứng

cứ cho đương sự; những người có quyền

tham gia tranh luận, phạm vi tranh luận, cơ

sở của việc tranh luận Ngoài ra, các quy định về trình tự phiên toà sơ thẩm nên sửa đổi theo hướng: Thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục trình bày của những người tham gia

tố tụng, thủ tục tranh luận, thủ tục hỏi, thủ tục nghị án và tuyên án

2 Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm

- Về người có quyền kháng cáo phúc thẩm

Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ, chỉ có các đương sự, những người

có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án dân

sự mới có quyền kháng cáo phúc thẩm chứ viện công tố không có quyền kháng nghị phúc thẩm Quy định này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và vì tranh chấp, mâu thuẫn dân sự

là của các đương sự nên để đảm bảo nguyên tắc “không có lợi ích thì không được quyền kiện dân sự hay kháng cáo”(4)

nên việc yêu cầu xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm chỉ dựa trên quyền kháng cáo của đương sự Đây là điểm khác biệt giữa pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên trong mọi trường hợp, khi viện kiểm sát không đồng ý với bản án, quyết định của toà án sơ thẩm thì viện kiểm sát đều có quyền kháng nghị phúc thẩm Quy định này của pháp luật Việt Nam còn chưa hợp lí ở chỗ quy định về quyền kháng nghị của viện kiểm sát còn quá rộng, chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự,

Trang 5

làm kéo dài quá trình tố tụng Do đó, cần

phải hạn chế quyền kháng nghị phúc thẩm

của Viện kiểm sát

- Về việc xem xét chứng cứ mới ở toà án cấp

phúc thẩm

Với quan niệm bản án sơ thẩm là kết

quả của quá trình tố tụng công bằng, đúng

pháp luật và ở đó các yêu cầu, các chứng

cứ, tài liệu đã được xem xét, đánh giá công

khai tại phiên toà sơ thẩm nên theo pháp

luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ, các đương sự

không thể kháng cáo để yêu cầu toà án cấp

trên xem xét lại vấn đề sự kiện của vụ án

Điều này có nghĩa là “toà án cấp phúc thẩm

sẽ không chấp nhận xem xét các chứng cứ

mới”.(5)

“Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét

vụ kiện trên cơ sở hồ sơ xử sơ thẩm mà thôi

Nếu trong giai đoạn phúc thẩm có một

chứng cứ mới nào đó liên quan đến vụ kiện

được trình lên toà phúc thẩm thì có nghĩa

toàn bộ vụ kiện sẽ được gửi lại toà sơ thẩm

để giải quyết”.(6)

Trái ngược với các quy định này, pháp

luật tố tụng dân sự Việt Nam cho phép các

đương sự, viện kiểm sát được quyền kháng

cáo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm

về cả vấn đề sự kiện thực tế và luật pháp

đồng thời được xuất trình chứng cứ mới

(khoản 3 Điều 244 và khoản 3 Điều 251

BLTTDS) Việc pháp luật tố tụng dân sự

Việt Nam không có bất kì sự hạn chế nào đối

với việc bổ sung chứng cứ của đương sự,

viện kiểm sát ở toà án cấp phúc thẩm sẽ dẫn

đến tình trạng đương sự lợi dụng “kẽ hở”

của pháp luật, giữ lại những chứng cứ này

rồi lên phúc thẩm mới xuất trình nhằm kéo dài trình tự tố tụng, gây thiệt hại đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng khác cũng như gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án của toà án, thậm chí dẫn đến tình trạng án bị huỷ, bị sửa Do đó, để nâng cao trách nhiệm chứng minh của đương sự, bảo đảm việc giải quyết vụ án nhanh chóng đồng thời bảo đảm đương sự được biết chứng cứ, tài liệu do đương sự khác xuất trình để có thời gian chuẩn bị chứng cứ, căn

cứ pháp lí, lí lẽ để phản bác lại chứng cứ của đương sự phía bên kia thì pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam nên hạn chế việc xuất trình

bổ sung chứng cứ của đương sự, viện kiểm sát ở toà án cấp phúc thẩm Theo đó, toà án cấp phúc thẩm chỉ có thể chấp nhận những chứng cứ mới mà vì những lí do chính đáng

họ không thể xuất trình chúng tại thời điểm toà án cấp sơ thẩm tiến hành giải quyết vụ

án Còn nếu họ đưa ra những chứng cứ mới nhưng lại không chứng minh được lí do tại sao vào thời điểm này họ mới có những chứng cứ mới đó thì toà án cấp phúc thẩm sẽ không chấp nhận

- Về quyền hạn của toà án cấp phúc thẩm

Do toà án cấp phúc thẩm của Hoa Kỳ chỉ xem xét các vấn đề pháp lí nên toà án cấp phúc thẩm chỉ có nhiệm vụ sửa lỗi về việc áp dụng pháp luật do toà án cấp dưới gây ra.(7)

Do đó, hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm nếu quyết định của toà án cấp sơ thẩm là đúng đắn; nếu quyết định của toà án cấp sơ thẩm

là trái pháp luật thì hội đồng xét xử phúc

Trang 6

thẩm sẽ trả lại hồ sơ vụ án cho toà án cấp sơ

thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm

lại Hội đồng xét xử phúc thẩm “không xem

xét để ra một quyết định mới hoặc ra một

quyết định hoàn toàn mới để thay thế quyết

định của toà án cấp dưới”.(8)

Như vậy, các phán quyết phúc thẩm nhìn chung thường

hạn chế trong các vấn đề luật pháp song vẫn

có hai ngoại lệ:

Thứ nhất, nếu một bên thông thường là

bị đơn lập luận rằng không đủ chứng cứ để

ra phán quyết chấp nhận yêu cầu của nguyên

đơn Khi đó toà án cấp phúc thẩm không

quyết định kết luận của bồi thẩm đoàn có

đúng hay không mà chỉ xem xét liệu các

chứng cứ liên quan có đủ cơ sở để đoàn bồi

thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hay

không Do đó, nếu kết luận của đoàn bồi

thẩm hợp lí thì toà án cấp phúc thẩm không

can thiệp vào kết luận đó vì không đủ chứng

cứ để toà án cấp phúc thẩm đưa ra phán

quyết ngược lại Thẩm quyền này của toà án

cấp phúc thẩm rất ít khi được thực hiện

Thứ hai, trong trường hợp sự kiện nhất

định được đưa ra bởi thẩm phán chứ không

phải bồi thẩm đoàn thì toà án cấp phúc thẩm

sẽ đưa ra phán quyết ngược lại (dù điều này

hiếm khi xảy ra) nếu phán quyết của toà án

cấp sơ thẩm “rõ ràng là có sai lầm” Toà án

cấp phúc thẩm sẽ sẵn sàng đưa ra phán quyết

ngược lại nếu: không có bất kì chứng cứ nào

để chứng minh cho vấn đề mấu chốt của vụ

án; bồi thẩm đoàn đưa ra kết luận dựa trên sự

giải thích không đúng pháp luật của thẩm

phán; hoặc nếu chứng cứ do nguyên đơn đưa

ra không đủ cơ sở để chứng minh cho yêu cầu Tuy nhiên, trường hợp này tương đối hiếm khi xảy ra.(9)

Quyết định của toà án cấp phúc thẩm trong hầu hết các trường hợp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật ngay Bản

án phúc thẩm là văn bản giải thích pháp luật

và nó được xuất bản có giá trị như án lệ để toà án cấp sơ thẩm tuân theo khi giải quyết các vụ án xảy ra tương tự

Ngoài ra, các đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định phúc thẩm lên Toà án tối cao Tuy nhiên, Toà án tối cao chỉ xem xét lại một số ít các vụ án dân sự quan trọng thông qua “lệnh lấy lên để xét xử” (writ of certiorari) Điều này có nghĩa là hầu hết các đơn kháng cáo đều chỉ được giải quyết ở toà

án cấp phúc thẩm.(10) Những căn cứ để Toà

án tối cao chấp nhận xem xét lại quyết định của toà án cấp phúc thẩm là:

- Khi toà phúc thẩm liên bang ra quyết định mâu thuẫn với quyết định của toà phúc thẩm liên bang khác về cùng một vấn đề; hoặc ra quyết định vấn đề của liên bang mâu thuẫn với quyết định của toà án cao nhất của bang; hoặc ra quyết định vấn đề của liên bang khác với các quyết định được chấp nhận là án lệ

- Khi toà án cao nhất của bang ra quyết định vấn đề của liên bang mâu thuẫn với quyết định của toà án cao nhất của bang khác hoặc quyết định của toà phúc thẩm liên bang

- Khi toà phúc thẩm bang hoặc toà phúc thẩm liên bang quyết định một vấn đề quan trọng liên quan đến pháp luật liên bang mà

Trang 7

vấn đề này thuộc thẩm quyền của Toà án tối

cao liên bang hoặc quyết định vấn đề của

liên bang mâu thuẫn với quyết định của Toà

án tối cao liên bang đã trở thành án lệ.(11)

Quyết định của Toà án tối cao khi xét lại

bản án, quyết định phúc thẩm có giá trị như

án lệ để toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm

tuân theo khi giải quyết các vụ án tương tự

Khác với các quy định trên, pháp luật tố

tụng dân sự Việt Nam quy định khi xét xử

phúc thẩm, toà án cấp phúc thẩm không chỉ

xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có

hiệu lực pháp luật mà còn xét xử lại vụ án đó

Sở dĩ pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy

định như vậy bởi phúc thẩm là cấp xét xử thứ

hai nên để kết luận bản án, quyết định của toà

án cấp sơ thẩm có đúng pháp luật và hợp pháp

hay không thì toà án cấp phúc thẩm phải

kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của

bản án, quyết định sơ thẩm Như vậy, toà án

cấp phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ án dân sự cả

về sự kiện thực tế và vấn đề luật pháp Khi

xét xử lại, với những chứng cứ đã được thu

thập ở toà án cấp sơ thẩm và những chứng

cứ được bổ sung ở toà án cấp phúc thẩm thì

toà án cấp phúc thẩm có quyền giữ nguyên,

sửa hoặc huỷ bản án, quyết định sơ thẩm

Sau khi toà án cấp phúc thẩm giải quyết,

bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực

pháp luật và các đương sự không có quyền

kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm mà chỉ

có quyền khiếu nại đến những người có thẩm

quyền để những người có thẩm quyền kháng

nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Đây là quy

định hoàn toàn khác với pháp luật tố tụng

dân sự Hoa Kỳ - nơi mà chỉ có các đương sự mới có quyền kháng cáo bản án, quyết định của toà án Thiết nghĩ, BLTTDS Việt Nam nên thừa nhận quyền kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm của các đương sự bởi quan hệ lợi ích cần được giải quyết trong các vụ việc dân sự là quan hệ giữa các đương sự, do đó

để tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự thì việc quyết định phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước toà án phải do chính các đương sự quyết định chứ không phải do những người không có lợi ích nào liên quan đến vụ án quyết định Ngoài ra, các quyết định của toà

án ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các đương sự nên khi thấy quyết định của toà án về quyền và nghĩa vụ đối với mình chưa thoả đáng thì đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm Tuy nhiên, đây là kháng cáo đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên để tránh việc đương sự kháng cáo giám đốc thẩm, tái thẩm tràn lan và không có cơ sở thì các kháng cáo này phải được chọn lọc xem kháng cáo có căn cứ hay không trước khi được chấp nhận để toà án xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Ngoài ra, nếu pháp luật tố tụng dân sự Hoa Kỳ coi bản án, quyết định phúc thẩm hay quyết định của Toà án tối cao là án lệ để toà án cấp dưới phải tuân theo khi xét xử các

vụ án tương tự thì Việt Nam là nước áp dụng pháp luật thành văn nên không chấp nhận việc áp dụng án lệ khi giải quyết các vụ việc

dân sự tương tự tại toà án Tuy nhiên, “trên

Trang 8

thực tế các thẩm phán đã áp dụng án lệ để

giải quyết các vụ việc dân sự và đã coi án lệ

là nguồn của luật tố tụng dân sự”.(12)

Theo chúng tôi, các thẩm phán có thể áp dụng án

lệ để giải quyết các vụ việc dân sự bởi vì:

Thứ nhất, trong những trường hợp pháp luật

thành văn không có quy định hoặc quy định

không rõ ràng thì việc tham khảo các bản án,

quyết định của toà án cấp trên là cần thiết để

giải quyết các vụ việc tương tự Như vậy,

“Án lệ đã giúp thổi một luồng sinh khí vào

“thân xác” khô khan và bất động của những

văn bản pháp lí, nhờ đó các đạo luật có

được cuộc sống sinh động, gắn liền với thực

tiễn”.(13)

Việc sử dụng án lệ sẽ tạo ra việc áp

dụng thống nhất pháp luật đối với các vụ

việc tương tự và không còn tình trạng vụ

việc dân sự tương tự nhau nhưng kết quả giải

quyết lại khác nhau, qua đó tạo được niềm

tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của

toà án Thứ hai, việc áp dụng án lệ cũng là

một trong những nhiệm vụ cải cách tư pháp đã

được đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TƯ của

Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng

khoá IX ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020: “Toà án nhân

dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm

xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp

luật, phát triển án lệ…” Tuy nhiên, nếu thừa

nhận việc các toà án áp dụng án lệ khi giải

quyết các vụ việc tương tự thì các thẩm phán

phải là những người có trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ rất cao

Trên đây là một vài ý kiến mà tác giả

mạnh dạn đưa ra nhằm góp thêm tiếng nói

vào quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự trong giai đoạn hiện nay./

(1).Xem: Robert A Cohen and David M Bigge

(2010), “USA”, The International Comparative Legal Guide to: Litigation and Dispute Resolution 2010 ,

Global legal Group, tr 325, 326

(2).Xem: Micheal Browde, “Pháp luật tố tụng dân sự của Hoa Kỳ và một số nước theo hệ thống pháp luật

án lệ”, Về pháp luật tố tụng dân sự, Kỷ yếu Dự án

VIE/95/017 tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam,

Hà Nội, 2000, tr 22, 23

(3).Xem: Micheal Browde, Tlđd, tr 24

(4).Xem: Tống Công Cường, Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Nghiên cứu so sánh, Nxb Đại học quốc gia TP

Hồ Chí Minh, 2007, tr 361

(5).Xem: Tô Văn Hòa, Tính độc lập của toà án (nghiên cứu pháp lí về các k hía cạnh lí luận, thực tiễn

ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam), Nxb Lao động, Hà Nội, 2007, tr 234 (6).Xem: Micheal Browde, Tlđd, tr 8

(7).Xem:http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/do c_uslegalsystem_i.html, “Lịch sử và tổ chức của các

hệ thống tư pháp liên bang”, Khái quát hệ thống pháp

luật Hoa kỳ, Ấn phẩm của Chương trình thông tin

quốc tế, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ năm 2004

(8).Xem: Micheal Browde, Tlđd, tr 6

(9).Xem: New York University School of Law, Alan

B Morrison (Editor), Fundamentals of American Law,

Oxford University Press Inc, New York, 1996, tr 79, 80 (10).Xem: Robert A Cohen and David M Bigge,

Tlđd, tr 329

(11).Xem: Charles Platto, “United States”, Civil Appeal Procedures Worldwide, International Bar

Association Series, Graham and Trotman, London,

UK, 1992, tr 333

(12).Xem: Nguyễn Văn Cường, “Nhận thức chung về

án lệ, tầm quan trọng của án lệ trong công tác xét xử, khái quát các trường phái án lệ trên thế giới”, Toạ

đàm về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS tại Sa Pa, ngày 29, 30/01/2010

(13).Xem: Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Giải thích pháp luật - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb

Hồng Đức, Hà Nội, 2009, tr 508

Ngày đăng: 15/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w