1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis

104 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận văn Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis góp phần làm rõ thêm lí luận về tính dố thoại, đặc biệt là đặc trưng về tính đối thoại trong tiểu thuyết lịch sử.

Trang 1

DAI HQC HUE

TRUONG DAI HQC SU PHAM

TRUONG THI VAN ANH

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT

“CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA” VÀ “ TỰ DO HAY LÀ CHẾT”

CỦA NIKOS KAZANTZAKIS

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Trang 2

DAI HQC HUE

TRUONG DAI HQC SU PHAM

TRUONG THI VAN ANH

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT

“CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA” VÀ “ TỰ DO HAY LÀ CHẾT”

CỦA NIKOS KAZANTZAKIS

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRAN THỊ SÂM

Thừa Thiên Huế, năm 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bồ trong bắt kỳ một công trình nào khác

Tác giá

Trang 4

LOI CAM ON

Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua

Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô

gido TS Trần Thị Sâm, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Trang 5

MUC LUC

Trang "1 i Lời cam đoan -2+222222-222-227.27.1.7 re ñ Lời cảm ơn -2-212222222 2 7 reo ii

MỞ ĐÀU “

1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI s-22222222222 rrrrrrree 1

1.1 Tầm quan trọng của tính đối thoại trong tiéu thuyết 1.2 Sự phát huy tính đối thoại rõ rột trong tiêu thuyết Cám

Tue do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis -c-cseze-ee

2 LICH SU VAN ĐÈ

2.1 Khái lược tinh hình nghiên cứu lí thuyết về tính đối thoại

2.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến tiêu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis -2 6

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu " 3.2 Phạm vi nghiên cứa se " "

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -22 2+222.eszre -8

4.1 Phutong phap loại hình -2:222222.2272217171rereree 4.2 Phương pháp cấu trúc - hệ thống -2+.22*-zt1.712-71277 7.1.7 2c 9 4.3 Phương pháp so sánh- đối chiếu -2+.222ZE22.722772777.7.7.1.-71 1c 9 .4.4 Phương pháp liên ngành 222222.22722721777171.1ererecee Đ

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ri 9

5.1 Về mặt lí luận 9

5.2 Về mặt thực tiễn se — _ _ 9

6 CAU TRUC CUA LUAN VAN scsscscveseseseeneeneenetneenentnetentnetneeneneee 9

NOI DUNG

Chương 1 TINH DOI THOAI TRONG TIEU THUYET CAM DO CUOI

CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHÉT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN

NHÂN VẬT "1

1.1 Giới thuyết về lý thuyết đối thoại M Bakhtin trong thể loại cowl

1.1.1 Đối thoại là bản chất của tiều thuyết ll

Trang 6

1.1.2 Tinh da thanh trong tiểu thuyết 13 1.2 Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiêu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết "`

1.2.1 Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiêu thuyết Cám đổ

cuối cùng của Chúa -+-c -s = _- 16

1.2.2 Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Tie do hay

là chết -25

1.3 Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Cám đổ cuối

cùng của Chúa và Tự do hay là chết 234

1.3.1 Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Cám đỗ cuối cùng của

chết nhìn từ phương diện người kể chuyên 2.1.1 Người kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết Cám đổ cuối cùng của Chúa và Tịy do Ry Ui CRE nen 2.1.2 Đối thoại luân phiên vai trò người kể chuyên trong tiểu thu) của Chúa và Tido do hay là chế _

cuối cùng của Chúa và Tị do hay là chết AT

2.2 Tính đối thoại trong tác phẩm Cám đỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chế: nhìn từ phương diện ngôn ngữ —

2.2.1 Đối thoại mang tính luận giải trong tiểu thyế Cám dỗ cuối cùng của Chúa và 51 Tue do hay là chớ : 2.22 Đối thoại qua hình thức - diễn ngôn nnghệ thuật trong tiểu thuyết Cám

Trang 7

2.3.1 Giọng điệu triết lý mang tính đối thoại trong tiêu thuyết Cám đỗ cuối cùng của 58 Chúa và Tịự do hay là chớ se

2.3.2 Giọng điệu chất vấn - hoài nghỉ mang tính đối thoại trong tiều thuyết Cám đổ cuối

cùng của Chúa và Tự do hay là chẵ

Chương 3 TÍNH ĐÓI THOẠI TRONG TIỂU THUYÉẾT CAM DO cuối CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHÉT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN

TÍNH LIÊN VĂN BAN VA TAM TƯ TƯỞNG TIEU THUYET GIA NIKOS

KAZANTZAKIS 63

3.1 Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp trong tiểu thuyết Cám đỗ cuối

cùng của Chúa và Tự do hay là chết 63

3.1.1 Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp thể loại trong tiểu thuyết Cam dé

cuối cùng của Chúa và Tị do hay là chết

3.12 Tính đối thoại thông qua hình thức phức họp lịh sử, tổn giáo trong tí Cám dỗ ji - của Chúa và Tự do - lac Tue do hay la chét 3.2.1 Điểm tương đồng trong tiểu thuyết Cám đổ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chét 74 3.2.2 Diém dị biệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết 75

3.3 Tính đối thoại va lập trường tư tưởng của tác giả trong tiểu thuyết Cám dỗ

cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chét "/

Trang 8

MO DAU

1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

1.1 Tầm quan trọng của tính đối thoại trong tiểu thuyết

Trong cuộc sống, đối ¿hoại không những là bản chất mà còn là phương tiện

để con người tồn tại Từ biểu hiện đối thoại có hệ thống trong cuộc sống, khi được thể hiện trong văn chương, đặc biệt là thê loại tiểu thuyết, đối thoai la

ột đặc trưng

của tiểu thuyết theo quan niệm của Bakhtin/nhóm Bakhtin Phát hiện này của M

'Bakhtin được xem là lý thuyết cơ bản để cắt nghĩa các tác phẩm nỗi tiếng

Đối thoại diễn ngôn là hình thức được sử dụng phổ biến trong văn học hiện đại - hậu hiện đại

ặc biệt trong thể loại tiêu thuyết, diễn ngôn đối thoại thê hiện sự độc đáo

và mới mẻ trong việc tô chức trần thuật Cám đỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis là hai tiêu thuyết

ngôn Đối thoai là sự hòa trộn giữa các lớp diễn ngôn: chính trị, tôn giáo, văn học, khoa

lối thoại và diễn

iện rõ ràng vấn

học, tâm lí Đặc biệt, diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết Cám đỗ cuối cùng của

Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis đã tạo nên mối tương quan có tính nghệ thuật giữa diễn ngôn người kể chuyện nhân vật, diễn ngôn của các nhân vật khác và diễn ngôn của tác giả hàm ẩn Mặc dù diễn ngôn của người kể chuyện đóng vai trò

chủ đạo trong vận động đối thoại diễn ngôn, nhưng đằng sau đó, nhà văn luôn giữ vai

trò điều phối Trong diễn ngôn đối thoại của nhân vật, người kể chuyện có hình thức

diễn ngôn đối thoại với các nhân vật khác và diễn ngôn đối thoại với chính mình - đối

thoại trong độc thoại Cách trần thuật này tạo nên tính đa giọng điệu cho tác phẩm và giúp nhà văn nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ những suy tư, những thôn thức trong tâm hồn họ, từ đó làm rõ tính cách của nhân vật

Trên cơ sở nắm bắt một số vấn đề cơ bản của lý thuyết đối thoại, chúng tôi

nhan ra tinh doi thoại là một nét cách tân mới mẻ trong nghiên cứu tiểu thuyết trên

nhiều phương diện: đối thoại diễn ngôn, đối thoại kết cấu, đối thoại trần thuật, đối

thoại ngôn ngữ, đối thoại hiện sinh, đối thoại liên văn bản Sự kết hợp các góc nhìn đối thoại sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, đa chiều hơn khi đối diện với

Trang 9

1.2 Sự phát huy tính đối thoại rõ rệt trong tiêu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của tác giả \Nikos Kazantzakis

Đối thoại trở thành chiều kích hiện sinh không thể thiếu trong cuộc sống

con người Cái tôi luôn có nhu cầu hướng đến một ngôi vị cái tôi khác đề đối thoại,

để phát triển chính mình Không trở thành một đối tượng tham gia đối thoại, con người trở nên khiếm khuyết Như vậy trong đời sống con người luôn tồn tại những

cuộc hội thoại Mỗi cuộc hội thoại đều nhằm đạt một mục đích nhất định Sự thiếu

vắng hay hờ hững của các đối tác đối thoại sẽ là lý do dẫn đến thủ tiêu hội thoại

Từ đó, có thể khẳng định, đối thoại trong đời sống đòi hỏi sự dắn thân của các đối

tác mới đạt hệ quả giao tiếp

Van dụng lý thuyết đối thoại để khảo sát tiêu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazanzakis đề thấy được phương thức đối thoại đã góp phần không nhỏ làm nên giá trị tác phẩm Trong nghiên cứu, luận văn chúng tôi sẽ góp phần chỉ ra những biểu hiện về rính đối thoại của từng tác phẩm cụ

thể theo từng phương diện cụ thể từ góc nhìn tinh ddi thoại để có thể thấy rõ hơn tính chất đối thoại đa dạng, phong phú trong sáng tác của Nikos Kazantzakis

2 LỊCH SỬ VẤN DE

3.1 Khái lược tình hình nghỉ

2.1.1 Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết đối thoại trên thế gi cứu lí thuyết về tính đối thoại

Có nhiều công trình nghiên cứu về tính đối thoại trên thế giới Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược m

số công trình nghiên cứu có liên quan đến lí thuyết đối thoại gắn với một số nhà nghiên cứu nỗi tiếng như M Bakhtin, Voloshino, Tzvetan Todorov, F Saussure,

Trong công trình Chủ nghĩa Frwed: một phác thảo phê phán (1927), MÍ Bakhtin và Voloshinov đã chỉ ra rằng ngôn ngữ bao giờ cũng là một tương tác xã

hội: “Mỗi phát ngôn là một sản phẩm của sự tương tác giữa người đối thoại và sản phẩm của một bối cảnh rộng lớn hơn của toàn bộ tình huống xã hội phức hợp

"I90]

Quan niệm về sự tương tác của ngôn ngữ cũng được M Bakhtin và

trong đó phát ngôn xuất hiệ

Trang 10

học (1928) Trong đó, M Bakhtin va Medvedev goi sự đối lập giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường của các nhà hình thức chủ nghĩa li “ngdy tho”, dong thoi khẳng định tính chất xã hội của ngôn từ và chỉ thông qua tương tác mới phát huy

khả năng đối thoại nội tại của nó

Tac gia Tzvetan Todorov trong céng trinh: “Mikhail Bakhtin, le principe dialogique (Mikhail Bakhtin- nguyén li déi thoại) (1981) - giới thiệu một cách hệ

thống nguyên lí đối thoại của M Bakhtin Todorov đã thực hiện một cuộc đối thoại

lớn bằng cách lấy công trình Aikhai! Bakhuin - nguyên lí đối thoại làm tiếng nói đầu

tiên bắt đầu cho một cuộc đối thoại lớn về tư tưởng

Cũng là M Bakhtin với công trình A⁄.Baklrin - Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (1992) do dịch giả Phạm Vĩnh Cư dịch và công trình Những vấn đề thi pháp Déxtéiepxki (1993) do Trin Dinh Sit dich Trong hai công trình này, M Bakhtin khẳng định “đính đối (hoại nội tai của ngôn từ” thể h n rõ ở tính phức điệu, đa thanh Điều này đã được chứng minh qua thi pháp tiểu thuyết 7ö; ác và trừng phạicủa Đơxtơiepxki Ơng cho rằng: “Nhân vật nằm trong khu vực có thể đàm thoại với tác

giả, trong khu vực xúc tiếp đối thoại” [1, tr.84] Tác giả và nhân vật đều ở vị thế cân bằng, giọng của họ, vì thế ngang bằng nhau, không giọng nào lấn át giọng nào Con đường đi đến khám phá bản chất ý thức bên trong của con người nhân vật phải bằng con đường thông qua đối thoại Khi đối thoại, nhân vật bộc lộ quan điểm của mình qua ngôn ngữ nói: “Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó đối với ông bắt đâu có đối thoại ” [8, tr.34] Khi nghiên cứu tiểu thuyết Đôxtôiépxki, Bakhtin cho rằng:“7iểu thuyết của Đôxtôiepxki mang tính chất đối thoại " [§, tr.22] Chính tính đa thanh trong tiêu thuyết Đôxtôiépxki đã làm nên tính đối thoại cho tác phâm, bởi đối thoại là đỉnh cao của đa thanh, phức điệu Khi trong tác phẩm tồn tại nhiều giọng điệu, nhiều tiếng

nói tranh biện thì tất yếu là có đối thoại làm rõ chân lí Bản chất cuộc sống luôn

luôn tồn tại đối thoại vàvăn chương là lăng kính phản chiếu hiện thực đời sống Văn chương thời đại nào cũng hướng đến con người, lấy con người làm trung tâm để đối

thoại M.Bakhtin khăng định chỉ có thể

Trang 11

những tiền đề lí luận quan trong cho những công trình lí luận nghiên cứu M Bakhtin sau này

Còn nhà nghiên cứu F Saussure với công trình Giáo ơrình ngôn ngữ học đại cương (2005) - cho rằng ngôn ngữ được nhìn nhận như một thể thống nhất, tách rời khỏi các hoàn cảnh xã hội cụ thể, trong đó phát ngôn được đưa ra với một ý nghĩa xác định và người nghe chỉ có thể tiếp nhận một cách thụ động mà thôi Khi nghiên cứu về triết học ngôn ngữ, cụ thê là nghiên cứu lí thuyết ngôn ngữ của Saussure, M Bakhtin và nhóm M Bakhtin đã phủ định lí thuyết ngôn ngữ của F de Saussure, đồng thời tìm ra sức mạnh của ngôn ngữ trong giao tiếp, đó là khả năng đối thoại M Bakhtin và Voloshinov đã chỉ ra rằng ngôn ngữ luôn có tính đối thoại và phụ thuộc vào bối cảnh xã hội: “Ý nghĩa không nằm trong từ, không nằm trong tâm hon của người nói, cũng không nằm trong tâm hồn của người nghe Ý nghĩa là hiệu ứng của tương tác giữa người nói và người nghe trên chất liệu của một phức hợp âm thanh nhất định " [90]

Các công trình trên đã đi vào thực tế nghiên cứu lí luận phê bình văn chương từ góc nhìn đối thoại đã tạo nên một hướng nghiên cứu rộng mở trong trường đối

thoại rộng lớn Định hướng cách tiếp nhận văn chương mới, hiện đại, có sự cộng hưởng, tương tác đa chiều, đa diện cho tác phẩm Tác phẩm văn chương sẽ có sức sống lâu bền hơn khi được tồn tại trong sự vận động đối thoại không ngừng nghỉ từ nhiều kênh hướng về chính nó Đồng thời trong môi trường đối thoại ấy, mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm - công chúng sẽ được xích lại gần nhau hơn

3.1.2 Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết đối thoại trong nước

Xuất phát từ cơ sở hình thành là lí thuyết đối thoại từ phương Tây, nhiều nhà

lí luận phê bình trong nước đã tiếp thu, ảnh hưởng và phát huy tính đối thoại trong những công trình, bài viết của mình Có những công trình đã góp phẩn hình thành

những cơ sở lí thuyết mang tính đối thoại trong mối quan hệ với tác phẩm ngi thuật trên những phương diện như hiệu ứng sự tương tác trong tiểu thuyết, ngôn ngữ có tính đối thoại trong văn chương, đối thoại trong mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật với các lĩnh vực khác tạo nên tính liên văn bản

Trang 12

đọc ở tiểu thuyết Công đân Bzych của nhà văn Sec I Otrenasech, tác giả Phạm

Thanh Hưng với bài viết: Khả năng đối thoại của một thiên tiêu thuyết (1996)

Trong công trình Đại cương ngôn ngữ học (1998), tác giả Đỗ Hữu Châu đã

có thao tác phân biệt hai thuật ngữ đối :hoại và hội thoại, khẳng định đối thoại là một thuật ngữ nhỏ tồn tại như một tập hợp con của hội hoại và nằm trong hội thoại,

đồng thời vận động theo xu hướng đó: “?iếng Pháp và tiếng Anh có hai từ: conversation và dialogue, tiếng Việt cũng có hai từ: hội thoại và đối thoại Chúng tôi sẽ dành thuật ngữ hội thoại cho mọi hình thức hội thoại nói chung và đối thoại cho hình thức hội thoại tích cực mặt đối mặt giữa những người hội thoại Hội thoại tương đương với conversation_ và đối thoại tương đương với dialogue trong tiếng Pháp và tiếng Anh " [22, tr.205]

Thiên về sự lý giải thuật ngữ, tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Từ điển

từ, phong cách, thi pháp học (2004) cho rằng thuật ngữ đối (hoại và hội thoại chỉ là

những cách gọi khác nhau, mà thực chất là cùng đồng nhất về một mối: “Thuật ngữ

đối thoại, có khi dùng hội thoại, là thuật ngữ của ngữ dụng học đẻ chỉ sự vận động

giao tiếp giữa hai hay một số chủ thể: có sự trao lời, sự trao đắp và sự tương tác lẫn nhau để đạt được mục đích” [48, tr.69]

Một trong những công trình khai thác tác phẩm trong mối quan

ới văn hóa và lich sử của Nguyễn Xuân Khánh đó là công trình Lịch sử và văn hóa - cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh (2012) của Thái Phan Vàng Anh đã làm rõ tính đối thoại trong tiêu thuyết Nguyễn Xuân Khánh

Trong mối quan hệ giữa liên văn bản và lý thuyết đối thoại của Bakhtin voi các nhà nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Văn Thuần trong bài viết Tính đối thoại/ liên văn bản trong tư tưởng Mikhail Bakhrin (2013) đã chỉ ra mỗi quan hệ đối thoại giữa hai lí thuyết: đối thoại và liên văn bản, dựa trên sự khác biệt giữa chúng trong tư tưởng của M Bakhtin và các nhà giải cấu trúc như J Kristeva, R.Barthes

Dựa trên lí thuyết đối thoại của M Bakhtin làm nền tảng, công trình luận án tiến sĩ Ngữ văn Thi pháp truyện ngắn Nam Cao của tác giả Nguyễn Hoa Bằng trên

cơ sở phân tích những phương diện đa dạng về thi pháp như : ngôn ngữ đa thanh,

Trang 13

trùm các yếu tố trong truyện ngắn Nam Cao qua việc khẳng định đặc trưng cơ bản của thi pháp truyện ngắn Nam Cao là “hi pháp đối thoại ”

Từ việc khái quát một số vấn đề lí luận về tính đối thoại, tác giả Lê Huy

Bắc trong cuốn Truyện ngắn: Lí luận tác giả và tác phẩm có bài viết “Đối thoại

và tính đối thoại trong Iỉ hành” ở chương 9, đã làm rõ biểu hiện của tính đối

thoại trong Vi hành

Ngoài ra, còn có nhiều luận văn thạc sĩ, khóa luận, nhiều tiểu luận, bài viết

vận dụng lí thuyết đối thoại để xâm nhập các tác phim văn chương có giá trị cả trong và ngoài nước như: luận văn Đối (hoại hóa trong tiểu thuyết Anhem nhà y ctia F Déxtoiépxki (2002) của Thái Thị Thìn; bài viết Liên văn bản và

vấn đề đối thoại tư tưởng trong văn xuôi đương đại Việt Nam (2008) của Phùng

Karam:

Phương Nga; bài viết Liên văn bản thể loại và tính đối thoại trong tiêu thuyết lịch

sử Việt Nam sau 1986 (2012) của Nguyễn Văn Hùng; luận văn Tính đối thoại trong tiểu thuyết Bay trên tổ chim cúc cu của Ken Kesey (2015) của Lê Thị Trà My,

Như vậy, trong một tác phẩm văn học, hiểu theo nghĩa hẹp, đối zhoại là lời trao đáp giữa các nhân vật, bao gồm cả lời độc thoại của nhân vật- tức lời nhân vật

tự nói với mình; hiểu theo nghĩa rộng, đối thoại là tiếng nói đối thoại giữa ý thức tác

giả với nhân vật thông qua hình tượng người kể chuyện, đối thoại giữa ý thức các

nhân vật, đối thoại giữa các tiếng nói khác nhau trong ý thức nhân vật và cả cuộc

đối thoại giữa người kể chuyện và độc giả, tác giả và độc giả Ở cấp độ lớn hơn, đối thoại vượt lên những hình thức thông thường để hướng đến những cuộc đối thoại

lớn về văn hóa lịch sử, tôn giáo, triết học,tư tưởng, đạo đức Điều này có nghĩa là một tác phẩm văn học, đặc biệt là tiểu thuyết có khả năng đi từ những cuộc đối thoại vi mô đến những cuộc đối thoại lớn mang tầm vĩ mô 2.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng

của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis

Trang 14

Nikos Kazantzakis Trong vòng thập niên trở lại nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Nikos Kazantzakis, về tác phâm Cám đỗ cuối cùng của Chúa ở các phương diện như: kết cấu, yếu tố kỳ ảo, tính thế tục Riêng với tác phẩm 7 do hay là chết thì tài liệu về sự nghiên cứu tác phẩm này vẫn còn ít đề cập, khai thác cụ thể

độc lập mà có thể được đề cập đến trong nghiên cứu về tác giả, hoặc là sự liên hệ cho

một khía cạnh trong sự nghiệp của tác giả Ở phạm vi luận văn này, chúng tôi nhận thấy đây cũng là một khó khăn trong quá trình tìm hiễu, khai thác tài liệu về tác phâm này Do đó việc chúng tôi đưa ra những nhận định về tác phâm này chắc chắn còn mang tính chủ quan Đó cũng là nguyên nhân mà chúng tôi vẫn còn bỏ ngỏ những công trình liên quan đến tác phâm 7 đo hay là chết mà chỉ đề cập đến những công trình liên quan đến tác phẩm Cám đỗ cuối cùng của Chúa Cụ thể là:

Tác giả Võ Công Liém trong bai viét Nikos Kazanzakis ké di tìm tuyệt đối giữa cuộc đời (2013) đã đề cao tư tưởng và tài năng của Nikos Kazantzakis trên lãnh địa tiểu thuyết: “Đén khi hoàn tắt Cám Dỗ Cuối Cùng là lúc Nikos Kazantzakis nhin thdy Jesus là một siêu nhân, một lực lôi cuốn ông và đưa tới thành quả vinh quang trên tắt cá mọi thứ trong đời: bởi lòng trung tín của ông đem lại mành lực cuộc đời trở nên hợp lí trong ông và biến đổi một tỉnh thẫn tươi sáng ” [8S]

Bên cạnh đó, có nhiều bài viết của tác giả Trần Huyền Sâm đề cập đến tác phẩm Cám đỗ cuối cùng của Chúa từ nhiều góc nhìn khác nhau Ví dụ chùm bài viết Người tình của Jesus trong tiêu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos

Kazanzakis (2014) đăng trêntạp chí Hồn Việt; bài viết Tính chất thế tục hóa tôn

giáo trong tiêu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazanzakis (2014) là tham luận hội thảo Văn học và Văn hóa tâm linh của Viện Văn học tổ chức tại Hà

Nội; bài viết Judas hay là phản đề Kinh Thánh qua cái nhìn của Nikos Kazanzakis (2014) đăng trên tạp chí Hồn Việt; bài viết Thánh Sai! Paul và sự kiện phục sinh theo quan điểm của Nikos Kazanzakis (2014) đăng trên tạp chí Hồn Việt; Tiếp nhận văn bản Cám dỗ cuỗi cùng của Chúa từ góc nhìn so sánh với Kinh Thánh (2014)

đăng trong kỉ yếu Hội thảo Khoa học, Mĩ học tiếp nhận văn học ở Việt Nam, Khoa

Trang 15

tính chất phản đề Kinh Thanh, thế tục hóa tôn giáo qua các nhân vat Jesus, Magdalene, Judas, thanh Saint Paul, trên cơ sở so sánh hình tượng nhân vật này với nguyên mẫu của Kinh Thánh

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các tác giả khác khai thác tác phẩm của Nikos Kazantzakis ở những phương diện khác nhau tạo nên cái nhìn đa diện về tác giả Nikos Kazantzakis cũng như tác phẩm của ông như: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa với khóa luận tốt nghiệp Yếu zỐ kì ảo trong tiểu thuyết “Cám dỗ cuối cùng của Chúa” của Nikos Kazamtzakis (2014); Nguyễn Hoàng Yến với luận văn thạc sĩ Tiểu

thuyết “Cám đỗ cuối cùng của Chúa” của Nikos Kazantzakis - Nhìn từ lí thuyết thế

tục hóa tôn giáo (2014) đã soi chiếu tác phim dưới góc nhìn thế tục hóa tôn giáo;

Lê Thị Thúy Hoa trong luận văn thạc sĩ Ngữ văn với đề tài Két cầu tiểu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazanzakis và Mật mã Da Vinci của Dan Brown

(2015) đã có cái nhìn đa chiều về kết cấu của tiêu thuyết Cám đỗ cuối cùng của

Chúa từ góc nhìn từ phương diện nhân vật và cốt truyện; người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, không gian - thời gian nghệ thuật

Từ những công trình nghiên cứu trên về tác phẩm của Nikos Kazantzakis, chúng ta có thể thấy rằng Nikos Kazantzakis cũng như tác phâm của ông có sức hút

rất mạnh mẽ đến các nhà nghiên cứu, những học viên, sinh viên Việt Nam

3 ĐÔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tính đối thoại trong tiêu thuyết Cám đổ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis Trên cơ sở khai thác những nét tương đồng và dị biệ về tính đối thoại, chúng tôi đi đến nhận diện

giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm này 3.2 Pham vi nghién citu

Luận văn tập trung khảo sát hai tiểu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis từ góc nhìn tính đối thoại

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp loại hình

Trang 16

đối thoại và mỗi biểu hiện tính đối thoại đối thoại đó được khai thác trong tiêu thuyết

Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết cụ thể Đồng thời giúp người viết nghiên cứu làm rõ đặc trưng tính đối thoại của tiểu thuyết Nikos Kazantzakis

4.2 Phương pháp cầu trúc - hệ thống

Nghiên cứu tiêu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis trong mối quan hệ có tính chỉnh thể của nó và đặt trong tiến trình nghiên cứu chung về tính đối thoại Chúng tôi tiếp cận hai văn bản từ cấp độ vi mô đến vĩ mô, từ yếu tố đến hệ thống Bằng thao tác phân tích tổng hợp, chúng tôi khai thác các thủ pháp nghệ thuật trong tính hệ thống của văn ban

4.3 Phương pháp so sánh- đối chiếu

Sử dụng phương pháp này đề so sánh tính đối thoại giữa hai tiêu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của cùng một tác giả Nikos Kazantzakis; so sánh những bài phê bình của nhiều người cùng nghiên cứu Nikos Kazantzakis và tác phẩm của ông để thấy được sự sinh động của đặc trưng tính đối thoại trong các sáng tác của Nikos Kazantzakis

4.4 Phương pháp liên ngành

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng - Vận dụng lí thuyết của khoa học liên ngành như lý thuyết về ngôn ngữ học, tâm lý học, phân tâm học, sử học, xã hội học để nghiên cứu giá trị nội dung tư tưởng của hai tác phẩm từ góc nhìn tính đối thoại

5 DONG GOP CUA LUAN VAN $.1 Về mặt lí luận

Luận văn góp phan làm rõ thêm lí thuyết về tính đối thoại, đặc biệt là đặc

trưng về tính đối thoại trong tiểu thuyết tâm lí luận đề và tiêu thuyết lịch sử

5.2 Về mặt thực tiễn

Qua việc nhận diện rõ những nét tương đồng và dị biệt trong tính đối thoại của tiêu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết, chúng tôi đã chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà văn Nikos Kazantzakis trong nền tiểu thuyết phương Tây đương dai

6 CÂU TRÚC CỦA LUẬN VAN

Trang 17

của luận văn được triển khai thành 3 chương:

Chương 1 Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết nhìn từ phương diện nhân vật

Chương 2 Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám đổ cuối cùng của Chúa và Từự do hay là chết nhìn từ phương diện trần thuật và giọng điệu

Chương 3 Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám đổ cuối cùng của Chúa và Từự do hay là chết nhìn từ phương diện tính liên văn bản và tầm tư tưởng tiêu thuyết gia Nikos Kazantzakis

Trang 18

NOI DUNG

Chuong 1

TINH DOI THOAI TRONG TIEU THUYET

CAM DO CUOI CUNG CUA CHUA VA TU DO HAY LA CHET NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NHÂN VẬT

1.1 Giới thuyết về lý thuyết đối thoại M Bakhtin trong thể loại tiểu thuyết

M.Bakhtin, triết gia và lí thuyết gia về tiêu thuyết đứng riêng một cõi, được coi là nhà phê bình Nga lớn nhất thé ki XX Khi gặp cuộc đối thoại đặc biệt giữa Tzvetan Todorov véi Mikhail Bakhtin trong công trình Aikhail Bakhuin - Nguyên lý đối thoại, T.S Đào Ngọc Chương đã nhận xét v8 M Bakhtin là: “Mi nhà tư tưởng X6

học vĩ đại nhất của thế kỷ XX" [78, tr.11]

1.1.1 Đối thoại là bản chất của tiểu thuyết

quan trọng nhất trong các ngành khoa học nhân văn và là nhà lí luận văn

Mikhail Bakhtin da phat hiện và khẳng định tính đối thoại nội tại của ngôn từ từ góc nhìn của ngôn ngữ học đề nhắn mạnh bản chất của ngôn ngữ không nằm ở sự khác biệt giữa hành ngôn (parole-tiếng nói hằng ngày) với ngôn ngữ (langue- hệ thống chung, đồng đại cộng đồng) như Saussure nói trong lí thuyết ngôn ngữ của

mình mà nằm ở tính đối thoại: “Lởi nói của con người mang tính đối thoại, tính đối

thoại là thuộc tính phổ quát của ngôn từ và tr duy con người Nói tức là nói với ai đấy Ngay khi con người nói một mình, nó cũng là nói với mình, nó lưỡng hóa con người mình Nói tức là chờ đợi được trả lời" [1, tr.18] M Bakhtin đã phát triển quan niệm đó lên một nội hàm mới trở thành một phạm trù triết học khi ông cho rằng đối thoại đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của các bên đối tác Khi con người nói một mình, tự bản thân lời nói đó cũng đã là một sự giao tiếp đối thoại Con người sống với một nhu cầu luôn luôn cần được giao tiếp xã hội Chỉ khi tham gia giao tiếp đối thoại con người mới khẳng định được sự hiện tồn của mình: “Đối zhoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người Sống tức là tham gia đối thoại:hỏi nghe, trả lời, đông ý Bản ngã không chết Cái chết chỉ là sự ra đi Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi

Trang 19

trong cuộc hội thoại không bao giờ kết thúc " [7, tr.12]

Khi con người tham gia đối thoại, bất kì một phát ngôn nào cũng đều đã được dự kiến trước lời đáp còn chưa được nói ra và thậm chí nó còn chịu ảnh hưởng sâu xa của lời đáp dự kiến Vì vậy cuộc đối thoại đó sẽ luôn tiếp diễn và không tính

đến hồi kết, nghĩa là cuộc đối thoại đó không bao giờ dừng lại: “Tôn đại có nghĩa là giao tiếp bằng đối thoại, khi đối thoại kết thúc thì mọi sự cũng hết " [8, tr.235] Vấn

để tính đối thoại nội tại của nghệ thuật tiểu thuyết trong sự khu biệt với thơ ca đã

được M Bakhtin đánh giá là một thuộc tính quan trọng của thể loại này Mỗi tác phẩm văn học vừa có tư cách là một văn bản nghệ thuật, vừa có tư cách là các diễn ngôn đích thực Một trong những thuộc tính tất yếu của các diễn ngôn này chính là đối thoại Đóng góp lớn nhất của Mikhail Bakhtin về jý ¿huyết đối thoại đối với thể loại tiêu thuyết thật to lớn Cụ thể

M Bakhtin đã chỉ ra được mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người

được thiết lập thông qua hình thức đối thoại Đối thoại, theo quan điểm của M

Bakhtin là một hình thức kết cấu lời nói phổ biến trong hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống Mọi hình thức ngôn từ bao gồm cả lời đối thoại và độc

thoại đều mang tính đối thoại Trong quá trình sản sinh diễn ngôn, việc nắm bắt

và trình bày về một đối tượng cụ thể nào đó của chủ thể tương tác với những diễn ngôn khác trong ngữ cảnh của chúng cũng đã nảy sinh tính đối thoại nội tại của ngôn từ Như vậy đối thoại được xem là một thuộc tính

Đối thoại trong văn học nhìn từ lí thuyết của Mikhail Bakhtin được van dung

vào khoa học văn học - với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ -một diễn

ngôn về đời sống Qua đối thoại, mọi vấn đề của đời sống được nhận thức và phản ánh một cách sinh động nhất, sâu sắc nhất: “Ý hức bắt đầu ở đâu thì ở đó bắt đầu

có đối thogi” [8, tr.34] Mikhail Bakhtin đặc biệt nhắn mạnh tính đối thoại ở thể loại tiểu thuyết Ông coi tiểu thuyết là sản phẩm tỉnh thần tiêu biểu nhất cho thời đại

mới của lịch sử loài ngwé

là thành quả rực rỡ, có giá trị như một bước nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chương thế giới Tiểu thuyết là thể loại có khả năng dung chứa cuộc sống con người ở những via tằng sâu nhất và có thể bao quát cuộc đời ở những tầm vĩ mô của nó Xây dựng lí thuyết chung về tiểu thuyết,

Trang 20

Mikhail Bakhtin đã kiến tạo một triết học nhân bản, một luận thuyết về con người

như một “Bán ngã sinh tôn” bằng sự tiếp xúc đối thoại với các “Cộng đồng ban ngã ” khác Mỗi “Bản ngã” là một giá trị tự thân, không thể thay thế

Giao tiếp đối thoại là bản chất của cuộc sống con người và văn học nghệ thuật là một diễn ngôn về đời sống: “7rong văn chương cũng như trong cuộc sống, tính đối thoại nội tại ấy của ngôn từ biểu hiện thiên hình vạn trạng, nhưng trong mỗi loại hình văn học khác nhau nó có mặt ở mức độ khác nhau: theo M

Bakhuin, ở thơ, nhất là thơ trữ tình thì ít, còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu thuyết

thì lại rất nhiễu” [T, tr.19] Ý thức xã hội và ý thức ngôn ngữ của con người khi chuyển hóa thành ý thức nghệ thuật mang tính chủ động trong sáng tạo văn chương đã tiềm tàng tính đối thoại nội tại trong nó Nhà văn đã dựa vào tính đối thoại nội tại ấy để hình thành cho mình một phong cách sáng tác cho riêng mình Đặc trưng này đã trở thành một thuộc tính thẩm mĩ quan trọng và chỉ có ở văn xuôi, đặc biệt là trong tiểu thuyết

Bản chất của đối thoại là sự vô tận tiềm tàng, không kết thúc Không có

thức nào đi tìm điểm kết thúc của nó, bởi khi nó bắt đầu thì đã có những cuộc đối

thoại không ngừng: “7át cá mọi thứ trong cuộc sóng đều là đối thoại " [8, tr.34] 1.1.2 Tính đa thanh trong

M Bakhtin khẳng định sự tồn tại của tiểu thuyết đa thanh Trong đó, phức

iu thuyét

điệu, nguyên tắc phức điệu là những phạm trù trung tâm Nguyên tắc phức điệu vừa

thể hiện lí tưởng thẩm mĩ - nghệ thuật, vừa thể hiện lí tưởng nhân sinh của nhà bác học va nhà tư tưởng Nga Theo Mikhail Bakhtin: tiểu thuyết là vùng đất mà tiếng

nói của thiên hạ được đưa vào, tắt cả những ý kiến khác nhau được phát triển, trong

khi những thể loại khác như thơ, hồi kí, tự thuật, truyện kể, tiểu luận chỉ có sự độc thoại, thiên hạ không có chỗ đứng

Trong văn chương cũng như trong cuộc sống, tính đối thoại nội tại của ngôn từ được biểu hiện rất phong phú, đa dạng, nhưng trong mỗi loại hình văn học khác

nhau thì sự hiện diện của tính đối thoại nội tại cũng khác nhau về mức độ Theo

Mikhail Bakhtin: Ở thơ, nhất là thơ trữ tình thì

còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu

thuyết thi lai rất nhiều Lời thơ về cơ bản là lời đơn thanh (một bè), trong tác phim

Trang 21

thơ chỉ có một tiếng nói trực tiếp và thuần khiết của nhà thơ nói cái của mình bằng ngôn ngữ của mình Xét về phong cách nghệ thuật, có thể ví một bài thơ trữ tình với

một phần trình diễn đơn không đệm hoặc một bản nhạc độc tấu đàn dây Mikhail

Bakhtin ví một văn bản tiểu thuyết với bản tổng phổ một tác phẩm giao hưởng mà ở đấy có rất nhiều bè, nhiều bộ với những cách đi bè, phối khí phức tạp; ai không nắm vững nghệ thuật đi bè, phối khí thì có tài mấy cũng không viết được nhạc giao hưởng và các thể loại nhạc phức hợp khác

Người biết viết văn xuôi nào chỉ biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ của mình, không biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ của người khác trong đó có ngôn ngữ của nhân vật, không biết đưa vào và phối khí trong câu văn của mình tiếng nói khác nhau ở ngoài đời thì người ấy dù cố gắng thế nào cũng chỉ viết được những sáng tác bề ngoài rất giống tiêu thuyết nhưng không phải là tiêu thuyết

Hoàn thành khái niệm vi đối thoại cũng là một trong những đóng góp lớn của M.Bakhtin Theo cách hiểu thông thường của ngôn ngữ học thì vi đối thoai là độc

thoại, hoàn toàn đối lập với đối thoại về mặt hình thức Tuy nhiên, theo Mikhail 'Bakhtin, quan niệm vi đối thoại được hiểu là một hình thức đặc biệt của đối thoại -

độc thoại có tính đối thoại hay gọi là tiêu đối thoại: “mọi lời ở trong đó đều hai

giọng, trong mỗi lời đều diễn ra sự tranh cãi của các giọng " |8, tr.66] Trong di sản của Mikhail Bakhtin, những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ có giá trị không kém đa phần viết về văn học Ông đã khởi xướng một bộ môn khoa học mới - siêu ngôn ngữ học hiện nay khá thịnh hành ở châu Âu Siêu ngôn ngữ học nghiên cứu sự giao tiếp giữa các chủ thể lời nói và những quan hệ hình thành trong sự giao tiếp ấy

Làm văn, làm thơ là một hình thức nói, trong đó người làm văn, làm thơ là một chủ thể sáng tạo, chủ thể tiếng nói và người đọc, người nghe là người đối thoại Sự đa âm trong tiêu thuyết thông qua nhiều giọng khác nhau, các nhân vật đối thoại với nhau như một bè hợp xướng, có trầm bổng, tạo nên khơng gian tồn diện và sinh động về sự sống, về ngôn ngữ, về xã hội con người

Xem nhân vật trong tiểu thuyết chính là trung tâm của mọi đối thoại, xoay

quanh nhân các yếu tố về

¡ dung tư tưởng, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ cũng thể hiện tính đối thoại trong tiểu thuyết Vượt lên trên những cuộc

Trang 22

đối thoại bên trong nó, tiểu thuyết còn mở ra những cuộc đối thoại lớn bao gồm sự tham dự của tác giả, người kể chuyện, nhân vật và kể cả độc giả cùng hướng

đến những vấn đề mang tầm vĩ mô về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tư tưởng, triết

học, đạo đức Một nhà văn tài năng sẽ tạo nên được cuộc đối thoại lớn trong tiểu thuyết của mình: “Nhân vật tham gia bình đẳng vào các cuộc đối thoại lớn của tiểu thuyết ” [§, tr.64]

Nhìn chung, trên cơ sở lý thuyết cơ bản của Mikhail Bakhtin, chúng tôi muốn khảo sát hai tiêu thuyết của Nikos Kazantzakis bằng lý thuyết đối thoại để

thấy được tính đối thoại là một vẻ đẹp của thê loại văn xuôi nói chung và của hai tiêu thuyết nói riêng về các phương diện như: nhân vật, trần thuật và giọng điệu,

tính liên văn bản

1.2 Tính đối thoại qua

Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết u nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Nhân vật song hành đã xuất hiện từ lâu trong các sáng tác văn học ng thuật Theo 7ừ điển Tiếng Ứ'

“song hành” có nghĩa là “cùng sóng đôi với nhau ” ác giả đã thông qua hệ thống các nhân vật và mối quan hệ giữa

Trong một văn bản,

các nhân vật đề thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình về thế giới Mikhail Bakhtin

cho rằng có một cái gì đó chưa được hoàn tắt ở trong con người, con người không bao giờ trùng khít với chính nó, con người trong con người Con người luôn khao khát di tìm cái phần khuyết của mình Bản thân nhân cách của con người không phải là một cái gì đơn nhất mà nó luôn tồn tại đa sắc, đa diện Trong mỗi con người cũng tồn tại hai thế giới trong đó thế giới bên trong của con người được gọi là thế giới thứ hai - thế giới sau lưng: “Sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể hiểu

được bằng cách thâm nhập vào nó dưới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá

nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách tự do để đáp lại” [8, tr49] Hình tượng nhân vật được định hình qua các cặp đối thoại trong ngôn ngữ đối thoại Xoay

quanh nhân vật văn học luôn tồn tại các hình thức đối thoại mà kiều nhân vật được

xây dựng theo nguyên tắc song hành cũng không phải là ngoại lệ

Trang 23

1.2.1 Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám dỗ cuỗi cùng của Chúa

Khác với Kinh Thánh, Nikos Kazantzakis đã thay đổi mối quan hệ giữa các nhân vật bằng việc xây dựng nhân vật theo nguyên tắc cặp đôi song hành gắn với quan hệ bô sung phụ thuộc đậm chất thế tục Điều này có thể thấy rõ trong mối quan hệ giữa nhân vật Chúa Jesus với các nhân vật khác

Nhân vật cặp đôi song hành bà Mary và chúa Jesus được khắc họa gắn với mô típ đồng trinh

Cũng như những người phụ nữ khác, Mary được quyển làm một người mẹ và bà đã sinh ra Jesus một cách khác thường Chỉ ngửi thấy mùi hoa huệ trắng, bà đã mang thai Jesus và trước ngày sinh bà đã mơ thấy: “Và đêm trước khi sinh nở bà mơ thầy Thiên đường mở ra, Thiên thần hiện xuống, xếp hàng như chim trên

nóc nhà nghèo nàn của bà, làm tổ rồi bắt đầu hát; vị Thiên thần canh cửa, vị

Thiên thần vào phòng, đốt lửa và nắu nước cho hài nhỉ sắp sinh, vài Thiên thần nấu cháo cho sản phụ uống " [52, tr.29] Điều kì lạ ấy cho thấy sự sinh nở của Mary hết sức lạ kì khi bà không tuân theo quy luật sinh nở của tự nhiên và Jesus - con trai của Mary, huyết thống đầu tiên của bà không phải là kết quả của chung, đụng xác thịt của vợ chồng

Có những dự cảm về đứa con trai Jesus mà Mary cảm nhận được ngay từ khi Jesus mới chào đời, đã khiến cho người mẹ này luôn luôn trăn trở về tương lai của con trai mình trong đời thực và ngay cả trong tiềm thức:“7>ong lúc đứa trẻ sơ sinh đang bú, bà thiếp đi, nhưng trước đó, bà đã nhìn thấy - trong khoảnh khắc - một giác mơ không bờ bén Hình như là có một Thiên thân trên trời, đang cẩm một ngôi

sao lắc lự trong tay Ngôi sao như cái đèn, bước đi và soi sáng trải đắt phía dưới Và có một con đường trong đêm tối, nhiều đoạn quanh co, và rực sáng như một ánh chớp Nó bò lai gan bà và bắt đầu tắt dưới chân bà Và trong khi bà lăng nhìn và te hỏi con đường này bắt đâu từ đâu và sao lại chắm dứt ở gót chân bà, bà ngước mắt

Và bà thấy gì? Ngôi sao đã ngừng lại trên đầu bà, ba ky mã hiện ra cuối con đường có sao chiếu sáng và ba vương miện bằng vàng long lanh trên đâu họ” [52, tr.39]

Vốn dĩ Mary sống cuộc sống bình dị với công việc kéo sợi, làm đồng ang

Trang 24

nên ước mơ của bà cùng bình dị và đời thường khi bà luôn muốn con trai mình có vợ, có cuộc sống bình thường như bao người khác Câu trả lời của vị giáo sĩ giả - anh trai của bà và là cậu của Jesus cũng không ngã ngũ được cho bà điều gì Ba chỉ biết rằng: “Đó là Thượng đề yêu thương nó Như thế là quy luật của Thượng đế" [52, tr.37] Song Iesus đã có con đường riêng của mình Anh đã không nói gì với mẹ khi vác cây Thập giá và đi ra khỏi nhà bằng sức mạnh của đôi cánh Thiên thần Trong những chương đầu của tác phâm, anh ý thức rất rõ về người mẹ của mình, nhưng ý thức đó đã thay đổi khi anh từ sa mạc trở về, anh đã không còn nhận ra mẹ mình nữa Với Mary, phép màu nhiệm đã bao phủ cuộc

đời bà để bà thực hiện sứ mệnh của mình đối với Thượng đế Với Jesus, anh cần

có một người mẹ hi sinh đứa con trai của mình để người con ấy hiến mình tron vẹn cho Thượng đề: “Như thời gian trôi qua, hy vọng héo tàn và rơi mắt đi Con trai bà đã chọn con đường độc ác: con đường dẫn cậu càng xa dần những con đường của nhân loại” [52, tr.40] Mary bắt lực vì con trai, bà xấu hỗ khi thấy con trai yêu quý của mình cùng bọn với những tên đóng dinh Thập giá Từ sâu thăm trái tìm bà nhói lên nỗi đau đồng loại: “Tôi không khóc cho một mình con tôi, bà hàng xóm ạ, tôi cũng khóc cho bà mẹ đó nữa” [52, tr.59] Khép lại chỉ tiết là cả Mary và Jesus đều bị nguyền rủa bởi bà mẹ của người cuồng tín bị đóng đỉnh Thập giá: “Ta nguyễn rủa ngươi, con trai người thợ mộc Vì ngươi đồng đinh người khác, mong rằng chính ngươi sẽ bi déng dinh Va nguoi, Mary, mong rằng ngươi sẽ thấy đau đớn mà ta đã thấy” [52, tr.61]

Jesus đã có một người mẹ đầy nhân từ và khốn khổ Chỉ biết thở dài và đắn đo, suy nghĩ bởi tai họa giáng xuống bà mẹ đã sinh ra đứa con trai không giống như những đứa khác Bà không thể quyết định số phận của con trai mình như một người mẹ bình thường, sinh ra những đứa con bình thường và dạy dỗ chúng Thượng để đã có ý định thần bí và Người nắm hết quyền lực trong mọi chuyện: “Con muốn con trai của con giống như mọi người khác Hãy đề nó làm máng ăn, nôi trẻ, cày bừa và đồ dùng trong nhà như cha nó đã từng làm, và không làm những Thập giá để đóng

định con người Hãy đề nó lấy một cô gái đẹp từ gia đình nề nắp; hãy để nó là một kẻ phóng ting, có con, và rồi chúng tôi sẽ đi chơi mỗi tối thứ bảy, bà nội, con và cháu

Trang 25

[52, tr.75] Biết rằng bà là một người mẹ đang cần Thượng đề thương xót, đang cần một gia đình hạnh phúc, nhưng không có ai trả lời bà

Chống đối Chúa đề dành lại đứa con trai duy nhất của mình là Jesus Mặc dù

Mary đã biết được phép màu nhiệm đến với con trai bà từ khi nó được sinh ra như đã nói ở trên, cùng với cái tên Jesus đã nói lên thông điệp bí ẩn và sứ mệnh cao cả mà bà không muốn thừa nhận chúng Xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng nhiều lần bà đi tìm, khuyên con trai trở về nhà song chảy máu chân, khóc hết nước mắt, báng bổ Chúa, cho rằng Jesus bị bệnh nặng và trách Chúa đã không công bằng với bà thì bà vẫn không tìm thấy Jesus được lần nữa

Chúng tôi nhận thấy qua việc nghiên cứu nhân vật cặp đôi- song hành: Bà Mary và Jesus đã giúp chúng ta nhận ra được giá trị đích thực của cuộc sống khi nền tảng của mọi sự sống chính là gia đình Bà Mary - Đức mẹ Mary, thật khó đẻ chúng ta có thê phân biệt bởi bà vừa là một người gắn với những phẩm chất của một người nhân thế: đầy bao dung, nhân từ và cũng nhiều đau khổ, xót xa Song bà cũng là một Đức mẹ cao siêu khi có đứa con trai là vị Chúa cứu thế Hành trình chỉnh phục đỉnh cao của Thiên chúa không thể tách rời khỏi vai trò của cặp đôi song hành bà Mary và chúa Jesus

Với cặp đôi song hành Chúa Jesus và nàng Magdalene gắn với cuộc đấu

tranh giữa niềm tin tôn giáo và cám đỗ tính dục đậm chất thế tục

Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo quan tâm một cách sâu sắc đến mối quan hệ giữa bản thể và tâm linh Dưới sự soi chiếu của lý thuyết này, những hình tượng tôn giáo thiêng liêng được trở về với bản thể của chính họ Trong tác phẩm Cám đỗ cuối cùng của Chúa, sự khao khát của Jesus gắn liền với người phụ nữ Magdalene

đôi - song hành Jesus và Magdalene gắn với hành trình đến với Đắng tối cao của Jesus với nhiều thử thách Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi khai thác nhân vật

và cám dỗ mà Jesus cắn phải vượt qua

Magdalene trong Kinh Thánh là người phụ nữ không được xã hội thừa nhận Nàng có mái tóc dài quyến rũ và khá xinh đẹp Còn trong Kinh Thánh của Giáo hội Công giáo cho rằng nàng là một gái điểm, được Jesus cứu ra khỏi bảy quỷ Sau đó Magdalene gap Jesus dang di rao giảng Tïn Mừng và được Ngài hoán cải, cứu chuộc

Trang 26

lỗi lầm Từ đó, nàng hoàn lương và đi theo Jesus cùng các môn đệ của Ngài trong suốt cuộc hành trình thuyết giảng Đức tin

Từ niềm khao khát đến những ân ức trong tình yêu, cả Jessus và Magdalene khơng thốt ra được tình cảm của mình Suốt cuộc đời, Jesus luôn canh cánh trong lòng mặc cảm tội lỗi với Magdalene về trải nghiệm tính dục từ thời thơ ấu

Magdalene đã xuất hiện như một định mệnh được sắp đặt trong cuộc đời Jesus Tác

giả giả nhiều lần nói đến sự việc khi họ còn là những đứa trẻ, cả hai đã chơi trò “ăn trái cắm” khi áp đôi chân trần vào nhau để cảm nhận sự ấm áp của thân xác Magdalene không chỉ là người mà Jesus muốn lấy làm vợ mà còn là một người tình mà Jesus mong muốn cả trong đời thực lẫn giấc mơ Ngay cả khi quyết định lựa chọn con đường Thiên Chúa, hình bóng của Magdalene vẫn luôn ngự trị trong trái tìm Jesus: “Đột nhiên anh thấy nàng bằng ngàn cái hôn thầm kín đang đứng lần nữa trước mặt anh Giấu trong ngực nàng là mặt trời và mặt trăng, một bên phải, cái kia bên trái; ngày và đêm lên xuống sau áo nịt trong suốt của nàng” [52, tr.82] Trước khi đến với Thượng đề, Jesus đã có Magdalene - một tình yêu trong sáng và

tội lỗi Bản năng của người đàn ông không dé cho Jesus phủ nhận lỗi lầm: “7z muốn Magdalene, mặc dầu cô ấy bản đâm; và ta sẽ cứu vớt cô ấy! Cô ấy không

[52, tr.35] Đến tu viện là cách mà Jesus muốn cứu mình thoát khỏi Thượng để khi Thượng để không để anh yên và mọi tội lỗi khi chính anh

đã đầy Magdalene vào thú vui xác thịt khi đang tuổi ấu thơ: “Con đã đẩy nàng vào thủ vui xác thịt khi con vẫn còn là một đứa trẻ nàng sẽ không còn có thể sống mà không có một người đàn ông, không có những người đàn ông" [524.169] Magdalene đã trở thành nỗi ám ảnh đớn đau trong suốt cuộc hành trình tìm kiếm Đức tin của Chúa Jesus Có thể thấy được rằng sự khó khăn và đớn đau nhất của Jesus chính là phải vật lộn giữa bản thé và tâm linh Bởi vì ngay cả khi quyết định

lựa chọn con đường Thiên Chúa, Magdalene vẫn ngự trị trong trái tìm của Jesus Nội tâm của Jesus luôn bị giằng xé giữa việc lựa chọn cuộc sống trần tục với nàng Magdalene hay cuộc đời của một kẻ được lựa chọn

'Từ chương sáu, Jesus bắt đầu hành trình hành đạo của mình, tránh xa cám dỗ

Trang 27

để hiến mình cho Thượng dé Ngay cả khi đang trên đường đến sa mạc, đến tu viện, nơi Jesus tin rằng sẽ tìm được Chúa và vứt bỏ hết những ham muốn trần tục: “Để ứồï yên! Đề tôi yên! Tôi đã hiền thân cho Thượng đế; tôi đang trên đường đi gặp Ngài trong sa mạc " [52, tr.82-83] Khát vọng dấn thân mạnh mẽ đã điều khiến Jesus

hành động một cách lý trí Tới sa mạc, chôn mình trong tu viện, giết chết xác thịt và

biến nó thành tinh thần Anh đang chạy từ Magdalene - con điềm - tới Thượng đề Nhưng lý trí cũng có nhiều cung bậc của nó khi lý trí có xuất phát điểm từ trái tìm, một con chiên ngoạn đạo trước hết phải biết xưng tội, huống hồ gì Jesus là người được Thượng đề chọn lựa đề cứu rỗi thế giới Mặc cho ý chí nhất quyết bỏ đi song bước chân Jesus vẫn đi về phía Magdala, biết rằng nơi đó Magdalene đáng thương đang sống và chờ đợi một tình yêu mỏng manh Hoảng sợ muốn từ bỏ ý định nhưng anh lại tự an ủi mình rằng đây là ý Chúa muốn anh giải quyết hết mọi ràng buộc trong quá khứ đề đến với Đắng cứu thế một cách sạch sẽ: “Trước khi ra vdo tu viện và mặc áo dòng trắng, ta phải xin nàng tha tội” [52, tr.98] Đó là những

ký ức vừa thể hiện sự ăn năn, đau đớn giày vò,vừa là những kỷ niệm khó quên mà Jesus luôn mang theo bên mình Đồng thời đó cũng là động lực đề Jesus đấu tranh chống lại ý Chúa Nhưng hình ảnh của Magdalene - người yêu thầm kín vẫn hiển hiện trong tâm trí anh Tính thé tục của tác phẩm có giá trị nhân văn ở chỗ đã đi sâu vào những niềm sâu kín nhất của con người: vững vàng, có đức tin tuyệt đối vào

Thuong đế, khao khát bản thê sâu sắc xuyên suốt từ dầu đến cuối tác phẩm, tạo nên

một bộ phận bè trong chủ âm về hình tượng Jesus Điều này cũng xuất phát từ việc tác giả dựa vào phần nhân tính chung con người, đã xây dựng nên hình tượng Đức Jesus, một con người bình thường, được sinh ra và lớn lên trong hàng ngũ con người “cảy đất, đào giếng, trồng nho, ô liu Ta đã ôm phụ nữ vào lòng và tạo ra

con cái, ta chỉnh phục sự chết” [52, tr.601] Nikos Kazatzakis thật khéo léo khi

nỗi đau khô và niềm hạnh phúc của

Jesus lại cùng nhau Jesus cũng đau đớn gồng mình chống lại ý Chúa dé bị Chúa ghét bỏ bằng việc làm những cây Thập tự để đóng đinh những người cuồng tín Jesus cũng đã mong muốn Chúa lựa chọn người khác đề có cuộc sống tự do, bình dị nhất bởi vi làm Thập giá để đóng đinh người cuồng tin là hành động đáng xấu hỗ

Trang 28

của quỷ sứ như Magdalene nói Magdalene đứng trong dòng người phản đối người làm Thập giá và chính quyền đóng đỉnh Thập giá người cuồng tín, đã vùi dập thân xác để tìm kiếm sự ngọt ngào của tình yêu nhưng hoàn toàn thất bại với hạnh phúc mong manh, nhưng nàng vẫn không nguôi khao khát và chấp nhận nỗi đau: Nàng đã khẳng định với Jesus một cách đau đớn rằng: “Anh và Chúa của anh có cùng một bộ mặt Chỉ còn một cõi trú và an tii cho tôi: vũng bùn Chỉ còn một giáo đường Do Thái tôi vào cầu nguyện và rửa sạch tội lỗi: vũng bùn Đó là con đường để tôi cứu với linh hồn Đề quên một người đàn ông, để cứu với bản thân, tôi đã dâng thân xác tôi cho tắt cá đàn ông” [52, tr.105] Đó chính là hi vọng, là con đường để cứu vớt linh hồn lạc lối với sự hỗ thẹn, dơ bản tông hòa của cả thế giới khi đi qua Magdala Từ khi Jesus từ bỏ nàng thì cuộc đời nàng cũng thay đổi: biến mình thành cô gái điểm, phục vụ khách qua đường ngay cả ngày lễ Sabbath Cơn mưa là một dụng ý nghệ thuật để giải tỏa những ân ức của Jesus và Magdalene Từ Magdalene - một con nai đau khô tự liếm vết thương cho riêng mình, từ một Jessus mang những mặc cảm tội lỗi, giờ họ ở cùng nhau Sự hồi tưởng về ký ức tuổi thơ của Magdalene nhu là sự cám dỗ khiến Jessus phản ứng trong kìm nén và suy nghĩ về Thượng đề, trong khi Magdalene xem Thượng để là nguyên nhân khiến nàng không thể hạnh phúc với tình yêu đầu đời của mình Đó cũng là lý do mà ai cũng nhận ra rằng tình yêu của họ thật trong sáng, thuần khiết Muốn cứu Magdalene ra khỏi vũng bùn, Jessus lựa chọn con đường “câu nguyện là toàn năng” [52, tr.149]

Từ ân ức tình yêu đến khát vọng dắn thân đậm chát thế tục, vươn lên từ vũng,

bùn, Magdalene trở thành trinh nữ từ sự cứu chuộc của Chúa nhân từ Nikos

Kazantzakis đã để cho nàng có cơ hội cứu vớt thanh danh: “7ử lúc ra đời, mỗi lúc gặp người là tôi đã nói lời chào và lời tạm biệt” [52, tr-416], bởi nàng hiểu được tất cả tội lỗi “đã được tha thứ vì ngươi đã thương yêu nhiều” [52, tr 416], và “đàn ông là do Chúa tạo ra” [52, tr.417], đồng thời đón nhận cốc nước bắt tử từ tay Chúa từ lâu Từ khi trở thành “người em gái "- “người chị em” với Chita, Magdalene biết suy nghĩ và nên nói những gì với đàn ông Tắt cả xuất phát từ việc nàng hiểu ý Chúa Nàng đã đồng hành cùng Chúa Jesus trong suốt cuộc hành trình và thấu hiều, tôn vinh Đức tin mà Chúa đang hướng đến Nàng đã không chỉ cho Saul biết Chúa đang

Trang 29

ở đâu và cố gắng ngăn cản hắn: “Để chinh phục thế giới thì người yêu của tôi cần có những môn đỗ như ông vậy - không phải ngư dân, kẻ bán dao hay người chăn cừu, mà cần những kẻ rực lửa như ông vậy, Saul!" [52 tr.558]

Nikos Kazanzakis đã để cho Jesus và Magdalene được hạnh phúc, viên mãn bên nhau trong tình vợ chồng thông qua giấc mơ trên Thập tự Và hơn hết, nàng Magdalene cũng đã sống hết mình cho tình yêu với những khoái lạc trần tục, trở thành nguyên nhân của sự cám dỗ mà quỷ sứ bày ra trước mắt Jesus Nhung cing có lúc Chúa cũng vất vả thoát khỏi sự cám dỗ bởi hiện thân của nó từ Magdalene, hay do quỷ Satan, những con rắn quấn quýt nhau và Thập giá- minh chứng cho su tồn tại của Chúa trên thế gian này: đời thường, trần tục, giản dị Chính Magdalene đã cứu Jesus thoát khỏi cái chết trong giấc mơ cám dỗ, hi sinh chính mình để đem lại giấc ngủ ngon lành cho Jesus và biết sống trọn vẹn cho tình yêu

Tom lai, Jesus trong quan hệ với Magdalene chỉ là con người hữu hạn bởi tình yêu và khoái lạc trần tục với Magdalene ngoài đời thực lẫn trong giấc mơ vì Magdalene là bằng chứng giúp chúng ta thấu rõ, soi sáng nhân tính, bản thể của Dite Jesus Mai mãi Jesus vẫn là niềm khao khát của nàng song nàng chỉ cám dỗ trong cuộc hành trình rao truyền Đức tin giả định sự có mắt của Jesus ở trần thế

Với cặp đôi song hành Jesus và Judas được khắc họa gắn với sự tương quan tranh đầu cho tự do tôn giáo, lich sit

Có thể so sánh với Kinh Thánh, ludas - một trong mười hai vị tông đồ của Chúa Jesus và bị xem là kẻ bán Chúa nhưng trong tiêu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa, Nikos Kazantzakis đã khắc họa thành công một Judas trung thành với Đức Chúa - người Thầy của mình Tắt cả những việc mà Judas làm đều là theo ý Chúa Judas không bán Chúa và tin vào sự phục sinh của Chúa Mối quan hệ giữa Jesus va Judas không phải nhất quán một chiều từ đầu đến cuối tác phẩm mà là một mối quan hệ đa chiều, có sự tương quan lẫn nhau Tùy mỗi thời điểm mà mối quan hệ này lại có sự tác động khác nhau đến hành vi của từng nhân vật

Ban đầu mối quan hệ giữa Jesus và Juads là quan hệ giữa Jesus là người bị

săn đuổi và Judas là kẻ săn đuổi Jesus vừa muốn tìm chỗ để trốn tránh Judas, đồng thời anh hồi ức lại một thời bé thơ với vết thương cũ khó lành: “Có /ẩn khi

Trang 30

còn bê, họ chơi đùa như trẻ con, người kia lớn hơn anh ba tuéi đã dé anh xuống

và đánh anh túi bụi” [52, tr.21] Judas đã phản đối, mắng nhiếc, khinh bi Jesus vì

Jesus là kẻ hèn nhát và đóng Thập giá Đã thế Judas còn ngăn cản việc Jesus khiêng Thập giá sau khi trong y có dự cảm về phép màu Thượng đế; Judas đã không tiếc lời dọa mắng, nguyền rủa Jesus: “Mày cứ làm gì mày thích, tên đóng Thập giá! Mày là thằng hèn, một tên phản bội vô dụng như thằng rao của tỉnh” [52, tr31] Với suy nghĩ Thượng đế an bài mọi việc một cách hoàn hảo và đúng như ý Người muốn, Jesus ý thức rất rõ về Judas: “#⁄ãy xem cách Người đã đem tôi vd Judas lai với nhau ” [52, tr.162] Vì dân tộc, vì người cuồng tín bị đóng đỉnh Thập giá và người mẹ của người cuồng tín, Judas nhất định phải giết Jesus; còn Jesus không né tránh mũi dao của Judas, không đứng dậy và chiến đấu như Judas

nói mà chết vì Thượng đế, vì thương hại, vì mọi thứ trên đời theo Jesus đều do

Chúa quyết định: ¡ không biết Bắt cứ cái gì Thượng đề quyết định Tôi sẽ

đứng dậy và nói với con người Làm sao tôi biết được, anh Judas? Tôi sẽ mở

miệng và Thượng đề sẽ nói ” [S2, tr.185] Nhưng Judas đã rất bối rồi bởi vẻ quyến rũ của Jesus với vòng hào quang trên đầu Người và vẻ mặt vụt sáng như tia chớp, đôi mắt to đen nhánh trong niềm dịu dàng khôn tả

Judas nghỉ ngờ Jesus có thông điệp gì đó cho loài người nên đã ngăn Barabbas không được đụng vào Jesus Judas rất tỉnh táo đề nhận thấy sự tách rời giữa Jesus và mình bởi thế giới mà Judas sống là thế giới rất thực với Do Thái, tự

do, áp bức, giải phóng Judas là một con người sống và có tư tưởng thực tế, quan điểm rất thực tế Y không quan tâm đến thiên đàng: “Mối quan tâm to lớn của y là

dành cho vương quốc trân gian và cũng khơng phải tồn thê địa cầu, nhưng chỉ là đất của Israel mà được làm bằng con người và đá chứ không phải bằng sự cầu nguyện và những đám mây” [52, tr.234-235] Với ludas, người La Mã là những kẻ đã man, những tên ngoại đạo, chúng đã giày xéo mãnh đất này nên chúng phải bị trục xuất Cần phải tiêu diệt La Mã giành tự do cho người Do Thái là mục đích

tuyệt đối, cao cả Chỉ khi nào người La Mã biến khỏi đất Do Thái thì Judas mới

thay đổi, mới ngi ngoai: “Sự giải thốt cho Do Thái" [52, tr.244] Judas cho ring cuộc đời chứ không phải là sự lo lắng về thiên đường như cách nghĩ mơ mộng,

Trang 31

không có ý niệm đơn sơ nhất về những gì diễn ra xung quanh của Jesus như là “Hãy đặt niềm tin của các người vào Cha Thân xác của các người là đất bụi và nó sẽ trở về với đất bụi Hãy dành sự quan tâm của các người cho thiên đàng và cho linh hẳn bắt tử của các người" [52, tr.234] Cả Jesus và Judas cùng hướng đến tự do, hạnh phúc nhưng với cách thức khác nhau: Jesus cho rằng chỉ cần giải phóng linh hồn khỏi tội lỗi; Judas cho rằng cần phải giải phóng thân xác khỏi người La Mã Lý do mà Judas đi theo Jesus “chính là để chỉ cho Ngài con đường phải đi”

[52, tr.245]; còn thế giới sống của Jesus vô hình với linh hồn, Thượng đế, Thiên

đàng, tình thương yêu, tinh anh em

Sau khi Judas quyết định đi với Jesus thì Jesus và Judas trở thành bạn bè

chung mục đích.Suốt cuộc hành trình chinh phục đỉnh cao của niềm tin, Judas là

một tông đồ trung thành: “Tôi không cân lời nói Bao lâu Thay cén cam chiếc rìu ¡ bỏ Thấy Tôi không theo Thây như Thay da bỏ tôi Tôi theo chiếc rìu” [52, tr.382] Đồng thời còn là một vi quan tòa luôn giám

là tôi còn đi với Thay Thay bo riu la t

sát và chất vấn Chúa: “-Mày đang bị cấu xé bởi nỗi thống khô của Do Thái phải không?-Bởi nồi thống khổ của con người Judas ạ -Chính là Do Thái mà mày phải để mắt tới, và nếu mày thương hại nên thương hại Do Thái -Nhưng tôi thấy thương

(52,

tr.184] Con đường giải phóng Do Thái được thể hiện qua lăng kính tự ý thức của

hại cả những con chó rừng, anh Judas a, và những con chìm sẻ, và ngọn c

nhân vật Judas: không thể bắt chéo hai tay là giải phóng được Do Thái; khẳng định Đắng cứu thế mà Jesus hướng tới chính là toàn thể dân chúng Hệ quả của sự tự ý thức của nhân vật Judas chính là Judas đã nắm bắt được ý của Jesus về Đắng cứu thế, về vai trò của Nhân dân và tình đoàn kết: “Néu đất cả chúng ta đông lòng, chúng ta sẽ nhìn thấy tự do” [52, tr.273]

Judas là một thủ lĩnh có trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị Cách mạng cao cả, kiên cường là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lấy độc l

Thái Không như Jesus nhìn thấy kẻ thủ ở trong, bọn La Mi

„ tự do cho người Do

trong, sự cứu rỗi bắt

đầu từ bên trong, Judas nhìn thấy kẻ thù đang hung hăng trước mặt người Do Thái, lật đỗ chúng không phải bằng sự cứu rỗi mà bằng cách mạng Judas là chỗ dựa tỉnh thần người bạn đồng hành đáng tin cậy trong niềm tin tôn giáo mãnh liệt của Jesus,

Trang 32

được Jesus tin tưởng và giao cho trọng trách quan trọng là giúp Chúa hoàn thành sứ mệnh chứ không phải Judas ban Chúa:

“- Nếu Thây phải phản lại Thầy ctia Thay, Thay có chịu làm không?

- Không, ta nghĩ là ta không có khả năng như vậy Vi thế mà Chúa tội nghiệp ta, cho ta nhiệm vụ dễ hơn: bị đóng đình Ngươi đã nói với thầy tu Caiaphas chưa?

Bọn nô lệ ở đền thờ sẵn sang bắt ta chứ? Mọi việc xảy ra như ta dự định chứ,

Judas” [52, tr.520-521]

Tóm lại, tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu

thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa gắn với bản thể, tâm linh Với chiều sâu bản thể, những dạng thức của giấc mơ là sự kết nói giữa phần bản thể và tâm linh của con người Nhân vật ám ảnh của quá khứ với những mặc cảm tội lỗi Họ luôn đấu tranh chống lại số phận đề tự giải thoát: hiến dâng cho Thượng dé va làm một người bình thường

1.2.2 Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Tự do hay là chết

Trong tiểu thuyét Tir do hay Id chét, đễ đạt hiệu quả nghệ thuật, tác giả đã xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật theo nguyên tắc song hành Các nhân vật được đặt trong sự đối chiếu, đối lập, tương phản và song song cùng tồn tại Kiêu nhân vật song

hành trong Ty do hay là chết hướng tới thể hiện sự sóng đôi trong quan niệm sống

của nhân vật, cách nhìn nhận giá trị đạo đức

Nhân vật cặp đôi song hành Misen và Nuri Bây gắn với tư tướng thống trị - thỏa hiệp - triệt tiêu

Trong mối tương quan với những câu chuyện gắn với mục đích sống, vị thế xã hội giữa nhân

it Misen va Nuri Bây: họ là những người có địa vị trong xã hội, với sự khao khát làm chủ thế giới, khám phá những sự thật lịch sử Giữa họ chảy chung một “đòng sông máu” [53, tr.35] trên danh nghĩa bạn bè, anh em kết nghĩa Đặc biệt giữa họ có một điểm chung đó chính là “sự hòa hợp là rất khó” Câu chuyện ở thời quá khứ tiếp tục đồng hiện với câu chuyện tiếp theo ở ngay thì hiện tại, nó trở thành lý do không còn sự rằng buộc nào giữa tính bằng hữu, tôn giáo, lịch sử, là sự chìm nghim trong vũng bùn, sự kiện: “Ong anh Manuxakax ctia anh dang

Trang 33

xúc phạm nước Thổ Nhĩ Kỳ, vào dịp 25 thắng 3, ông ta cðng một con lừa trên lưng rồi mang nó đến tận đên thờ Hồi giáo đề bắt nó cầu nguyện” [53, tr.32] Mỗi câu chuyện là một mâu thuẫn chưa từng được giải quyết triệt để Nury Bây đánh giá cao song cũng khinh bi Misen xét từ góc độ Misen là thủ lĩnh của Crét là người theo Chính thống giáo: “Anh là người cầm đầu trong làng, người ta nghe anh” Hắn thuộc loại bắt kham, tên di giáo này” [53, tr.33]

Tư tưởng bành trướng lộ rõ hơn khi Nury Bây đối diện với thủ lĩnh Misen Crét không có tự do và Căng di đã bị giữ chặt trong móng vuốt của Thô Nhĩ Kỳ, chúng sẽ không buông, không tách rời mà làm cho nó trở thành máu thịt của chúng 'Với bản chất gian ngoan, nắm bắt tâm lý thủ lĩnh Misen kịp thời, Nury Bây xoa dịu tình huống khi nói đến tinh cam: “khi chúng ta còn bé và cùng chơi đùa với nhau Này thủ lĩnh Misen, nếu tôi muốn hại anh thì máu tôi sẽ chảy như thế này” [53, tr.35] Thủ lĩnh Misen cũng hồi tưởng lại khi hai người còn nhỏ, họ chơi với nhau trong sân các trang trại, chạy đuôi bắt nhau, đánh lộn nhau, nhưng bao giờ cuối cùng họ cũng làm lành với nhau Misen không biết, đối với người Thổ Nhĩ Kỳ ngồi

cạnh ông đây, ông cảm thấy thù hận, yêu thương hay là kinh tởm, ông nên giết y hay lao vào vòng tay y mà siết chặt lấy y như người ta gặp lại người bạn cũ

Nhìn cách nghĩ về nhau qua kiểu độc thoại của hai người họ cũng đã tạo

nên một cuộc đối thoại ngầm: Với Misen, Nuri Bây là: “7hằng chó, ta da qua đủ trông thấy nó đi ngựa đạo chơi và chòng ghẹo phụ nữ trong các khu phố Hi Lạp!” [53, tr.39] Nhưng Misen không đánh giá Nuri Bây chỉ dừng lại ở đó, mặc dù là người Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Nuri Bây là một đối tượng kiêu hãnh của Căngdi bởi không thể tìm thấy ở hắn một nhược điểm nào Ngay thẳng, tốt bụng, độ lượng, đẹp trai, hoàn hảo chính là Nuri Bây Với Nuri Bây, Misen la: “Cai thằng dị giáo Mỗi lần hắn say khướt, hắn lại cỡi ngựa ra đường và bêu xấu Thổ Nhĩ Kỳ” [53, tr.38] Nuri Bây đánh giá Misen đa chiều không kém: đó là một con người Hi Lap, một chiến binh kiêu hãnh, một palikare - chiến sĩ quốc dân quân Hi Lạp trong cuộc chiến tranh giành độc lập của nước này: “Con người đáng kính biết bao! Dáng vẻ đường hoàng và tỉnh thần kiên nghị biết bao! Không khi nào nói một chữ thừa, không bao giờ khoa trương, không bao giờ gây lộn với một người dưới Và

Trang 34

ngay cả trước cái chết, hắn ta cũng không chịu khuất phục Sung sướng cho người nào có một kẻ thù như thé” (53, tr.39]

Điểm tương đồng giữa Nuri Bây và Misen là: “Chúng ra cùng ở một làng, cùng chung một đắt [53, tr.33] Họ cùng sinh ra trong một làng, người này là con của Bây, chủ phân của tất tháy đất đai phì nhiêu, còn người kia, con trai của thủ lĩnh Xiphakax, một raia chỉ còn lại có sỏi đá [53, tr36]: Ở Căngdi không có chỗ cho hai chúng ta đâu Hoặc là anh, hoặc là tôi Tôi giết anh hay anh giết tôi [53, tr.3§]; Hắn có lý, thằng chó, một trong hai đứa chúng ta phải chết " [53 tr.100]

Nuri Bây và thủ lĩnh Misen đã giải quyết mâu thuẫn riêng - chung trong mối quan hệ tình anh em kết nghĩa đậm chất chính trị Qua lời của Nuri Bây chủ động nói với thủ lĩnh Misen cho thấy hắn đã khẳng định sự tương đồng nhau về phẩm chất, tư cách giữa hắn và thủ lĩnh Misen: “föi tin anh là một người đăng cảm như tôi ” [53, tr39] Đồng thời hắn cũng đã đề xuất cách duy trì quan hệ mang tố chất anh hùng như những người anh hùng với nhau thường làm: “Hây hỏa máu của chúng ta, chúng ta hay trở thành anh em kết nghĩa ” [53, tr.39] Ca hai cùng phát biểu lời tuyên thệ với nhau một cách nghiêm túc, trang trọng như đang tuyên thệ trước cộng đồng Lời thề của họ mặc dù cất lên trong sự kết thâm tình song khó có thể hài hòa tinh cảm bởi trong lời thề vẫn còn sự kỳ thị về tôn giáo khi Nuri Bây “Mhân danh Thánh Mahomet” va thi linh Misen “Nhén danh Chia Kité” Khác với những lời thể thốt

sống chết có nhau thông thường, họ ý thức về sự tiêu lẫn nhau, chỉ một trong hai

người được tồn tại với Chúa của họ, với đất nước, dân tộc mình nên họ đã thể không

làm hại lẫn nhau có hàm ý: “7ưi xin thẻ khơng bao giờ làm hại anh, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng việc làm, cả trong thời chiến, cả trong thời bình " [53, tr.39] Nếu bị “hại” chết thì không phải ở hai người họ hại nhau: “Để cho đôi trả thù, còn nhiều êu là người Thổ Nhĩ Kỳ Đề cho

người Hi Lạp khác, dé cho anh trả thù, còn bao nhi

tôi trả thù, còn nhiễu người Thổ Nhĩ Kỳ khác, để cho anh trả thù, còn bao nhiêu là người Hi Lạp” [53, tr41] Lời thề của họ mang đậm tính chính trị và hầu như không có sự ràng buộc bới một yếu tố cá nhân nào, như là dự cảm cho cái chết của mỗi người Bởi sau này, chính Nuri Bây đã tự sát tại nhà riêng của mình, còn thủ lĩnh Misen hi sinh trên chiến trường Các chỉ tiết trên về thủ lĩnh Misen va Nuri Bay cing

Trang 35

đã chứng minh rằng sự ra đời của chú nghĩa cá nhân Hi Lạp là một bước ngoặt trong lich sử tư tưởng chính trị Hi Lạp: “con người có một bản chất có thể khám phá được và có thê mô tả được, và bản chất dy mang tính xã hội một cách tự nhiên, chứ không chỉ đơn thuần mang tính ngẫu nhiên” [1§, tr.276|]

Qua nhân vật cặp đôi - song hành Thủ lĩnh Misen và Nuri Bây, chúng tôi nhận thấy giữa hai nhân vật này đều có điểm gặp gỡ ở phẩm chất dòng máu anh hùng, lòng tự tôn dân tộc cao độ và niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo Chính thời đại bão giông đã xoay chuyền cuộc đời của bắt kỳ ai song không thể làm thay họ cuộc

đời họ, vì họ sống có mục đích, phụng sự cho niềm tin mà họ luôn tin tưởng

Nhân vật cặp đôi Misen và Plyxinghix gắn với quan hệ: đối lập - hợp tác hóa ~ mâu thuẫn

Cặp đôi nhân vật song hành thủ lĩnh Misen và thủ lĩnh Polixighix, họ là hai thủ lĩnh của Crét song họ biết với tính cách khác nhau song sự khác nhau giữa họ sẽ được dung hòa khi Crét có sự cố xảy ra

Họ từng là hai người không còn quen biết nhau Thủ lĩnh Polyxinghix nghỉ ngờ về việc mới ngày thứ ba của tuần lễ của tửu thần mà thủ lĩnh Misen đã đuôi hết

khách của mình ra khỏi hằm rượu, chuyện lạ khác với quy định này sẽ dẫn đến quả là thủ lĩnh Misen sẽ chui vào mõm chó sói bằng cách trêu chọc lũ Aga trong các tiệm cà phê Thổ Thủ lĩnh Polyxinghix còn cho rằng thủ lĩnh Misen sẽ phải trả giá

đất cho sự liều lĩnh của mình Misen là người cục căn, thô lỗ, đã nhìn mình như một

tên người Thổ, đang mưu tính một điều gì đó làm cho dân Kitô giáo sẽ phải hứng chịu hậu quả: “Trong théi bình tôi săn sóc các hanum; trong thời chiến tôi giết những thằng Aga Tôi cho như thé mới là đắng nam nhỉ" [53, tr.199]; Với Misen, thủ lĩnh Polyxinghix là một gã mắt trí với tiếng cưò

Trang 36

Đo Thái - Tôi không thể làm nhơ nhuốc chòm râu của tôi ” [S3, tr.343-347]

Sự hợp tan của họ phụ thuộc vào tình hình chính trị, lịch sử dân tộc Mỗi cơn

biến cố của Crét tập hợp họ lại; mỗi lúc dân Kitô giáo nồi dậy chống bọn Thỏ, họ

trở thành những người bạn chiến đấu chân thành Bởi vì cả hai ông đều là thủ lĩnh và có trách nhiệm về hàng nghìn con người : “- Thứ lĩnh Polyxinghix, một con quy 6 giữa hai chúng ta và tìn cách chia rẽ chúng ta Nhưng Crét đang bị lâm nguy trở lại, nào, hãy nắm lấy tay tôi ! -Người anh em, anh cũng hãy câm lấy tay tôi và tổng cổ con quỷ đi!” [S3, tr.97].Thủ lĩnh Polyxinghix chuẩn bị đi chiến đấu, ông đã phái đến thủ lĩnh Misen - người bạn chiến đấu hùng dũng của ông một liên lạc viên để báo tin Qua bức thư với những dòng đầy tự hào, khích động và trang nghiêm khi lần đầu tiên trong đời ông hiểu chỗ đứng của Crét trong trai tim minh : “Tir do hay là chết! Hết rồi, những diễn văn và hội họp, giờ đến lượt tiếng súng, tiếng nói chân chính của Crét, hát lên Này thủ lĩnh Misen, cho qua đi những mỗi căm giận nhỏ bé, những nổi buồn phiền không đáng kế của chúng ta Chúng ghặm nhắm cá hai chúng ta, một con bọ chét ngắu nghiễn cả hai chúng ta, Crét đang kêu gọi, ta hãy vào cuộc, người anh em!” [53, tr.1 10]

Từ cái lúc ghê gớm, khi thủ lĩnh Misen cắm con dao vào tim cô gái Xiếccaxơ, thủ lĩnh Misen cảm thấy tình bạn cũ của ông với thủ lĩnh Polyxinghix dần dần sống lại: ông nghĩ tới ông này một cách bình tĩnh, không còn căm ghét, ngay cả còn động lòng trắc ân nữa Khi quân Kitô giáo bắt đầu tỏ ra có dấu hiệu suy yếu cũng là lúc viên Pasa tức tối đã thể sẽ gửi cho vua Thổ cái thủ ướp của thủ lĩnh Misen làm tặng phẩm Nhưng Chúa trời đã đoái thương quân cơ đốc nên người cho xuất hiện đại đội

của thủ lĩnh Polyxinghix trong một đường hẻm trên núi, sau lưng bọn Thổ, kết hợp với quân thủ lĩnh Misen chẹt bọn Thổ vào giữa hai làn đạn, bọn Thổ tan tác, hai thủ lĩnh đều bị thương:

*- Thủ lĩnh Polyxinghix Thật đáng hồ thẹn khi nghĩ đến một người đàn bà trong lúc Crét đang chảy máu Tôi thê trên danh dự của tôi là nếu một người đàn bà choán nhiều chỗ quá trong cuộc đời tôi, ngăn trở tôi làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc, tôi sẽ giẾt cô ta

~Thủ lĩnh Misen ạ, anh là một con mãnh thú, còn tôi, tôi chỉ là một con người

Trang 37

~Anh có biết ai đã giết cô ấy không? " [54, tr.221],

Thủ lĩnh Polyxinghix giật nảy mình, nóng ruột và liên tục hỏi thủ lĩnh Misen và chỉ quan tâm đến kẻ giết Êminê mà không quan tâm đến đến chuyện gì ngoài chuyện đó : 4i? Ai? 4i? Đứa nào đã giết nàng? Còn thủ lĩnh Misen, bởi vì muốn chơi trò được ăn cả ngã về không, thủ lĩnh Misen cũng phụ họa theo những tiếng Ai? Ai? Ai? ấy bằng những lời an ủi : Yên đi nào, kiên nhẫn; kiên nhẫn nào, tôi bảo anh thé Rồi Misen nói về Crét còn lao đao, nói về phe Đồng minh là Hi Lạp thì yếu

và Châu Âu là quân chó má, nói về kẻ thù chính của Crét là vua Thổ đang rất mạnh;

nói về thủ lĩnh Polyxinghix với sự hô thẹn và không còn nghĩ đến đàn bà nữa, cả đứa giết Êminê, ngay cả cái mạng của Polyxinghix Gần hơn với đáp án mà thủ lĩnh Polyxinghix muốn biết đó là kẻ đã giết Êminê: “Anh không thẻ chạm đền chỉ mỗi sợi tóc của hắn ta đâu Hắn đã ở ngoài cõi chết roi” [54, tr.222] Kết thúc chơi trò được ăn cả ngã về không ấy, thủ lĩnh Misen đã bình tĩnh, nghiêm trang, nhìn vào đôi mắt của thủ lĩnh Polyxinghix và khẳng định ai đã giết Êminê: “7ồi Toi ddy thi lĩnh Polyxinghix ạ! Tôi phải giết anh hoặc là cô ta Tôi đã nghĩ đến Crét " [54, tr.223]

Qua cặp đôi nhân vật thủ lĩnh Misen và thủ lĩnh Polixinghix chúng tôi nhận thấy: Thủ lĩnh Misen luôn tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trước thời cuộc

của đất nước Tỉnh thần dân tộc luôn luôn được Misen đặt lên hàng đầu bởi không

thể để những vẫn đục khoái lạc làm rào cản sự nghiệp chính trị Thủ lĩnh Polyxinghix thuộc tuýp người đa cảm bởi sự nghiệp và tình yêu luôn tồn tại trong

cuộc đời ông ta, trong khi tình yêu là điểm tựa cuộc sống, nó là niềm hung phan dé

Polyxinghix thể hiện bản lĩnh đàn ông trên chính trường và trên trường tình Song giữa hai nhân vật này dù ở trạng thái đối đầu hay đồng tình, họ vẫn ý thức được hoàn cảnh và sắn sàng chịu trách nhiệm trước mọi hoàn cảnh với tư cách như một người đàn ông

Nhân vật cặp đôi song hành Misen và Êminê được khắc họa gắn với niềm

khao khát và triệt tiêu cảm xúc

Nikos Kazantzakis đã khắc họa rất thành công hình tượng nhân vật cặp đôi

song hành thủ lĩnh Misen với nhân vật Êminê Theo cách hiểu bình thường nhất, để có sự song hành với nhau, các nhân vật cặp đôi thường được khắc họa thông qua sự

Trang 38

sắn kết hay mâu thuẫn trực tiếp, hay gián tiếp Ở trong tác phẩm, Nikos Kazantzakis đã đặt hai nhân vật này vào vị trí hết sức khác thường ở chỗ họ song hành với nhau

trong tâm trí, trong cái nhìn, thậm chí không nghe thấy sự đối thoại giữa họ Họ nói với nhau, nghĩ về nhau trong tâm tưởng song cũng đã tạo nên sự đối thoại rõ rệt

Thủ lĩnh Misen biết đến Êminê gián tiếp qua cuộc trò chuyện của những, người đàn ông trước cửa hiệu cắt tóc trong làng Misen công khai cho rằng việc chọn Êminê hay con ngựa của Nury Bây là điều tục đu và khơng tơn trọng vợ người khác Tuy nhiên, với thủ lĩnh Misen, Êminê là một con chó cái, là một con mẹ người Xiếccacơ hung dữ và chẳng thèm vâng lời Ông đã nghe nói nhiều về cô gái người

Xiếccaxơ này, về sự man rợ của nàng, về giọng hát của nàng Ông cảm nhận được từ

nàng một mùi hương nặng mùi, mắt nàng ném ra một tia chớp Đó là cái nhìn: “Cùng lúc đó, ông cũng đưa mắt lên, cái nhìn của họ gặp nhau nhưng lập tức quay di, chứa day thù hận Thủ lĩnh Misen đưa mắt nhìn lên, lén nhìn nàng Ngay lập tức, ông lại nhìn xuống" [53, tr.45]; đó là “ông bắt đầu lần tràng hạt một cách nóng nảy” [53, tr44]; “nhưng trong lòng bàn tay ông, hai hạt chuỗi đã bị bóp nát vụn” [53, tr45]

Cả thủ lĩnh Misen và Êminê đều chìm vào những ấn ức, mặc cảm khó tả

Cảm xúc của Êminê đối với Misen cũng được bộc lộ rõ ràng qua sự chuyển động

của các bộ phận cơ thê mà người đứng gần cũng có thê nhận thấy: “Cánh mũi của cô gái người Xiếccaxơ lại phập phẳng trước mặt thủ lĩnh Misen” [S3, tr.47] Nỗi ám ảnh của quỷ sứ không lúc nào nguôi, thậm chí xâm lắn vào cả trong tiềm thức của thủ lĩnh Misen: “Dân dẫn, đám mây thay đổi, dày đặc hơn, mang hình một gương mặt trên đó xuất hiện đôi môi của một người đàn bà, trông thấy từ trong bóng tối thò ra hai bàn chân nhuộm đỏ và hai bàn tay trắng Đôi môi động đậy và một giọng nói trong sáng như thủy tỉnh vang lên ” [53, tr.192]; trong quán cà phê người Thỏ “Mùi thơm lách vào ruột gan, tiếng cười qua những bức mành, cầu thang kêu răng rắc và bông nhiên, trong khung cửa, cái cơ thể ấy làm thơm ngát toàn thế giới” [53,

tr228] “Cái con quỷ đó, nó tỏa mùi hương xạ và gương mặt nó - Ôi,

gương mặt đàn bà” [53, tr.100] Ý nghĩ của Misen: “cứ xoay quanh một cái miệng đó chót, số sàng lẫn vào giữa đôi môi và không chịu ra nữa” [53, tr.74] của Êminê 'Và cũng ngay lúc đó, trong bóng tối, Êminê: “tướng như trông thấy cặp lông mày,

Trang 39

chòm râu, nhiing ban tay cuc khoe ctia thi link Misen” [53, tr.75]

Misen là niềm khao khát của Êminê: “7ú lĩnh Misen tim ông ấy ở đâu?” [53 tr.258]: thậm chí khi đã trở thành vợ của thủ lĩnh Polyxinghix, Êminê vẫn tơ tưởng thủ lĩnh Misen với ý nghĩ : “Được trông thấy cả thủ lĩnh Misen, con người có đầu óc kỳ quái, mà mỗi lúc nhớ đến thì cặp vú của nàng lại nấy lên dữ dội Nhưng, lạy Chúa, vì sao nàng lại nghĩ đến ông? Cái gì cứ thu hút nàng đến với ông? Đó không phải là một con người, đó là một con quỷ, xa lạ và xấu xí Nàng không thích ông ! Nàng ght ông Chà, giá mà nàng có thê chặt đứt hai bàn tay ông và nhìn thấy sức mạnh của ông chảy xuống rồi tiêu tan trong đất nhỉ?” [54, tr.100] Nhìn thấy Pêdơlu, nàng cũng nghĩ đến Misen và có tìm lại trên khuôn mặt đối diện với nàng những nét hung tợn và tàn nhẫn

Nang da đàn và hát lên một bài hát xưa của Xiếccacơ, đàn ông hát bài hát đó trên ngựa khi họ đánh nhau Tiếng đàn và lời hát của Êminê làm tái hiện trong tâm trí ông một trận đánh giáp lá cà Không khí của trận đánh là không gian vũ trụ rộng lớn : núi hạ thấp và cánh đồng nhuộm màu đỏ của những đạo quân Thô và thủ lĩnh Misen, ngồi trên con ngựa chiến màu đen lão Bây lao vào những đạo quân đó; lang mạc bốc cháy, những tháp, đền đạo Hồi bị búa gãy gục; máu chảy dâng lên ngập đầu gối ngựa, ngập cả tận bụng ngựa; nhà thờ Nữ Thánh Xôphi hiện ra, Căngdi và Crét hiện ra trong tâm trí ông; và khi ý nghĩ của thủ lĩnh Misen hạ cánh quay trở lại nhà tù thì tiếng hát của Êminê cũng im bat Chúc mừng tiếng đàn và giọng hát của

Êminệ, thủ lĩnh Misen “nhúng hai ngón tay và ly rượu tràn đây rồi tách mạnh các ngón tay ra, chiếc ly nỗ đánh tách và vỡ ra làm đôi, làm rượu đồ lênh láng ra bàn” [53, tr.49] Khái niệm về sức mạnh, về anh hùng trong Êminê đã được thay đổi ngay từ giờ phút cái ly bị tách làm đôi bởi thủ lĩnh Misen Người anh hùng mới là người

được lựa chọn và là người chiến thắng

Thay vì bảo

và cứu được nàng rồi giao cho Văngtudôx đưa đến Korakiex, mặc cho bị nguyền

tu viện, thủ lĩnh Misen đã truy đuôi bọn Thô bắt cóc Êminê

rủa bỏ rơi tu viện trong cơn nguy biến: “Ngày hôm nay, anh đã làm nhơ nhuốc tên anh, thủ lĩnh Misen ạ!” [54, tr.152] Ông tự động viên mình quyết định một điều chín muỗi trong ông: “Chính là lỗi ở cô ta ở cô ta đồ khốn kiếp” [54, tr.150]

Trang 40

Ông biết, ông hiểu ông đi đâu và ông định làm gì Ông đã cảm nhận được Êminê “một người nằm trong chăn, những món tóc đen dài xõa trên gối và ngửi thấy mùi hương xạ trong không ” (54, tr.153] Thủ lĩnh Misen cúi xuống, lưỡi dao sang

lên một cách man rợ, xé không khí, nó bổ xuống cái ngực trắng nõn và thọc sâu tận

chuôi dao Êminê kinh ngạc, mừng vui, đau đớn, oán hờn cùng một lúc lóc lên trong cái nhìn ngắn ngủi, cuối cùng nàng cũng nhận ra thủ lĩnh Misen Còn lại người đàn ông gầm lên toàn bộ cơ thể quần quại, nhanh chóng rút con dao ra với ý muốn bat ngờ là không muốn gây ra cái chết Nhưng đã quá muộn, hai mắt Eminé da dai han Không phải là ông thương xót người đàn bà đã bị ông giết chết, bởi vì nàng cản trở cuộc sống của những kẻ đàn ông và nàng phải chết đi Rồi ông cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn, không còn thấy xấu hỗ cho bản thân mình mỗi lúc ông có một mình, trí óc ông minh mẫn hơn đề chiến đấu cho Crét không tiếc máu với cả tâm hồn

Qua cặp đôi nhân vật song hành thủ lĩnh Misen và Êminê chúng tôi nhận thấy: Nhân vật Misen có ấn tượng đẹp trong nhân vật Êminê Niềm đau khổ của nàng là không có được tình yêu của người anh hùng mà nàng thần tượng, nhưng hạnh phúc mà nàng có được chính là được chết bởi chính người anh hùng trong lòng mình Việc khắc họa những cảm xúc, tình cảm của Êmine đối với thủ lĩnh Misen là một thủ pháp để phát triển thêm giá trị hình tượng nhân vật thủ lĩnh Misen, đồng thời bổ sung thêm cho quan niệm về người anh hùng: người anh hùng phải biết tách đôi cái ly bởi hai ngón tay, người anh hùng là người giết được thủ lĩnh Misen Đồng thời thủ lĩnh Misen dưới tác động của nhân vật Êmine cũng đã bộc lộ được bản lĩnh cũng như cảm xúc của mình đề thấy rằng thái độ của thủ lĩnh Misen cũng đã có những biến chuyên nhất định: quyết đoán nhưng không kém phần tàn nhẫn

Nhìn chung, từ những biểu hiện kiểu nhân vật song hành trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết, nhà văn hướng đến việc thê hiện tính nước đôi, tính lưỡng lự, tính đa chiều của con người trong xã hội đồng thời cũng là quan niệm của chính mình Trong tiêu thuyết Cám đỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết, tác giả Nikos Kazantzakis đã rất thành công trong việc xây

dựng nhân vật có mối quan hệ song hành nhằm tạo nên chỉnh thể nghệ thuật, khắc

họa chủ đề tư tưởng của tác phẩm thông qua nhân vật

Ngày đăng: 22/10/2022, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w