Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
277,12 KB
Nội dung
1
Phần I
Tổng quan về công ty phát triển khoáng sản
I. quá trình hình thành và phát triển
1. Quá trình hình thành
Công ty Phát triển khoáng sản có tên giao dịch quốc tế là Mineral Development
Company – Viết tắt là MIDECO, được thành lập theo quyết định số 24/QĐ-MĐC
ngày 10-2-1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục mỏ địa chất và hoạt động dưới sụ chỉ
đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục mỏ địa chất (kiêm chủ tịch hội đồng
quản trị Công ty).
Sau khi có nghị định của Chính phủ về việc ban hành qui chế thành lập và giải
thể doanh nghiệp Nhà nước, công ty MIDECO hoạt động theo quyết định thành lập
số 225/QĐ-TCNĐT ngày 20-5-1993 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng (cũ), nay là
bộ công nghiệp.
Từ tháng 4-1991 khi thành lập Tổng công ty Phát triển khoáng sản trên cơ sở
tách một số đơn vị thành viên của Tổng cục mỏ và địa chất thì công ty MIDECO đặt
dưới sự kiểm soát của Tổng công ty này cho đến hết tháng 10-1995.
Từ tháng 10-1995 đến nay, sau khi thành lập Tổng Công ty khoáng sản Việt
Nam trên cơ sở nhập 2 tổng Công ty khoáng sản quý hiếm và Tổng công ty Phát
triển khoáng sản thì công ty MIDECO lại đặt dưới quyền quản lý của Tổng Công ty
khoáng sản Việt Nam, nay trực thuộc Bộ Công nghiệp.
Công ty MIDECO có trụ sở chính tại 183 đường Trường Chinh, Hà Nội và có
một số mỏ, nhà máy sản xuất đá tấm tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam,
Bình Định, Hà Nội. Trong những năm đầu hoạt động, công ty hoạt động dưới hình
thức của một công ty cổ phần theo vốn góp của Tổng cục mỏ địa chất và Tổng công
ty xuất nhập khẩu khoáng sản thuộc Bộ thương mại và vố của các cổ đông trong
nước và nước ngoài. Công ty có hội đồng Quản trị đại diện cho các bên góp vốn,
giám đốc và các phó giám đốc do Tổng cục mỏ địa chất bổ nhiệm.
2
Cho đến năm 1994, tuy đặt dưới quyền quản lý của tổng công ty Phát triển
khoáng sản thuộc Bộ công nghiệp, nhưng hội đồng quản trị của công ty hàng quý
vẫn họp để thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính của công ty. Từ năm
1994 trở đi thì hội đồng quản trị tự giải tán khi một số uỷ viên của hội đồng quản trị
nghỉ hưu. Khi chuyển sang Tổng công ty thì công ty hoạt động như một doanh
nghiệp Nhà nước bình thường.
Công ty MIDECO là tổ chức sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, hạch
toán đọc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng.
Ngày 10-11-1993, công ty được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu
trực tiếp số 1011024, được phép nhập khẩu máy móc thiết bị cho khai thác chế biến
quặng, vật tư thiết bị cho các máy móc trên.
Những ngành nghề công ty được phép kinh doanh bao gồm:
- Thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản.
- Xây lắp các công trình mỏ, dân dụng, ốp lát các công trình xây dựng.
- Xuất khẩu các loại sản phẩm kim loại đen, kim loại màu và quặng phi kim
loại.
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thiết bị phục vụ khai thác tuyển khoáng và tinh
luyện kim loại và phi kim loại.
- Gia công, tuyển luyện và chế biến khoáng sản.
- Gia công cơ khí, chế tạo và dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ ngành
khai thác chế biến khoáng sản.
2. Quá trình phát triển của công ty MIDECO
Khi mới thành lập (tháng 2 năm 1989), công ty chỉ có trên 10 người. Đó là
những cán bộ có nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu về địa chất, thạch học
như tiến sỹ Lê Thạc Xinh, Đỗ Hải Dũng, Trần Quốc Hải, Mục đích ban đầu của
công ty là giới thiệu cho các đối tượng, đối tác nước ngoài biết về nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú và đa dạng của Việt Nam, hướng dẫn các đoàn khách du lịch
đi thăm quan các mỏ khoáng sản, kêu gọi vốn đầu tư vào các lĩnh vực khai thác, chế
3
biến khoáng sản. Với số vốn ban đầu 32 triệu đồng bao gồm cả một xe U-oat, hai
phòng làm việc. Qua một năm làm việc tổng số vốn của công ty đã lên tới 450 triệu
đồng. Đối với các công ty lớn đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài thì số
vốn trên quả là khiêm tốn, song đối với công ty Phát triển khoáng sản thì đó là thành
công bước đầu rất đáng khích lệ.
Bước sang năm 1990, ngoài nhiệm vụ hướng dẫn các đoàn khách nước ngoài đi
tham quan để kêu gọi đầu tư nước ngoài, công ty con mạnh dạn kêu gọi các doanh
nghiệp trong nước cùng góp vốn để cùng chung khai thác các mỏ khoáng sản trong
nước như mỏ vàng Suối Nhâu (Bắc Thái), mỏ vàng Cà Na (Nghệ An) và thu gom
quặng để tinh luyện xuất khẩu. Biên chế chính thức gồm 26 người, bao gồm 1 giám
đốc phụ trách chung, 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, 1 phó giám đốc phụ trách
kinh doanh và các chuyên viên phục vụ như lễ tân, lái xe, Với tổ chức gọn nhẹ như
vậy và lòng nhiệt tình trong công việc, sự chỉ đạo kịp thời, nhạy bén của ban giám
đốc công ty, cộng với tinh thần lao động có trách nhiệm, sáng tạo của đội ngũ cán bộ
công nhân viên nên đến tháng 3-1993, công ty đã có:
- Vốn cố định: 613.153.115 đồng
- Vốn lưu động: 2.141.681.000 đồng
Trong năm 1991-1992, ngoài kết quả trên công ty còn đi sâu tìm hiểu, học hỏi
công nghệ chế biến đá Granite và Marble ở nước ngoài. Năm 1993, do giá thiếc và
Vonfram trong nước có nhiều tổ chức và cá nhân thu gom nên lợi nhuận từ các
nguồn kinh doanh kim loại không cao. Xét thấy sản xuất đá ốp lát để phục vụ các
công trình xây dựng trong nước và cho xuất khẩu là một ngành mới sẽ mong đem lại
lợi nhuận cao, dễ dàng trong khâu quản lý, bảo vệ, lại tận dụng được nguồn lao động
thủ công và lao động có tay nghề cao. Đội ngũ cán bộ của công ty lại am hiểu về địa
chất, chất lượng của từng mỏ nên việc chuyển hướng kinh doanh của ban giám đốc
là hoàn toàn phù hợp.
Từ năm 1993 trở đi, bên cạnh những mặt hàng và sản phẩm nói trên, công ty đã
xác định mặt hàng đá ốp lát (gồm đá Granite và Marble) có một thị trường phong
phú và giàu tiềm năng. Công ty đã tập trung vào điều tra địa chất và tổ chức khai
thác, quản lý các mỏ đá Granite và Marble từ Bắc đến Nam Trung bộ nhằm cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đá tấm ở Hà Nội và xuất khẩu. Gần đâu công
4
ty đã tập trung đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị để tập trung phát triển
mặt hàng đá ốp lát. Công ty chuyển hướng hoạt động chính của mình vào việc khai
thác đá khối xuất khẩu, thành lập các nhà máy sản xuất đá ốp lát Granite và Marble
chất lượng cao để cung cấp cho các công trình quan trọng ở thủ đô và để xuất khẩu.
Thời gian qua, nhiều công trình xây dựng quan trọng ở Hà Nội đã được công ty
MIDECO cung cấp đá ốp lát chất lượng cao như khách sạn Metropol, đại sứ quán Bỉ.
Sang năm 1995, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá ốp lát. Đây là
một nhà máy lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam, có vốn đầu tư tới 35 tỷ đông với
các thiết bị hiện đại nhập từ Italia, một dây chuyền sản xuất đá gồm 4 máy 120 lưỡi,
một dây chuyền mài băng tự động, máy cắt cầu tự động và một số máy bổ đá, cắt
cạnh đá với công suất nhà máy 120.000 m
3
đá Granite và 600.000 m
3
đá Marble, sản
phẩm đá của nhà máy được cung cấp cho các công trình xây dựng trong nước và
xuất khẩu. Ngoài ra công ty còn một số xí nghiệp xây dựng ốp lát chuyên thi công ốp
lát các công trình xây dựng lơn, nhỏ ở miền Bắc, góp phần tiêu thụ sản phẩm của nhà
máy.
Công ty có giấy phép về điều tra thăm dò địa chất, khai thác mỏ, chế biến
khoáng sản, thi công xây dựng mỏ, làm đường, ốp lát công trình xây dựng.
5
Giám c
Phó giám c
kinh doanh
Phó giám c
k thut
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tài
chính
k
toán
Phòng
hành
chính
Phòng
k
thut
Các
xí
nghip
sn
xut
Các
chi
nhánh
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty MIDECO
- Công ty phát triển khoáng sản (MIDECO) gồm có 7 đơn vị thành viên:
1. Xí nghiệp đá ốp lát MIDECO Hà Nội
2. Xí nghiệp xây dựng - ốp lát
3. Cửa hàng số 2 Hoàng Hoa Thám
4. Văn phòng MIDECO Thanh Hoá
5. Xí nghiệp MIDECO Đà Nẵng
6. Chi nhánh MIDECO Bình Định
7. Xí nghiệp MIDECO Quỳ hợp.
6
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo kiểu phân cấp quản lý. Đứng
đầu là giám đốc, giám đốc công ty do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng (cũ) bổ
nhiệm, phụ trách chung về đối nội và đối ngoại, tổ chức điều hành mọi hoạt động của
công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, Bộ trưởng
Bộ công nghiệp nặng (cũ) cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. Giúp
việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các trưởng phong, ban do giám đốc đề
nghị, được cấp trên bổ nhiệm theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy tổ chức của công ty gồm có:
- Bộ máy quản lý: gồm giám đốc và các phó giám đốc, các phòng ban trực thuộc
- Các xí nghiệp trực thuộc.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Phòng kinh doanh: Với chức năng chính là công tác tiếp thị, chuẩn bị các hợp
đồng xuất khẩu sản phẩm, các hợp đồng tiêu thụ trong nước, các hợp đồng nhập các
loại máy móc, vật tư cho sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh là đầu
mối tạo ra các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm, các hợp đồng tiêu thụ trong nước, cho
nên tại đây đã tập hợp được các cán bộ kinh doanh có nămg lực trình độ, có khả năng
giao tiếp, ngoại ngữ tốt. Do vậy, các cán bộ nhân viên văn phòng này đã tạo được sự
thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty. Ngoài ra phòng kinh doanh
còn có nhiệm vụ:
+ Nghiệm thu chất lượng hàng xuất khẩu.
+ Lập thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư.
+ Làm các đề án đầu tư mở rộng, nâng cấp, đổi mới thiết bị nhà xưởng.
+ Nghiên cứu áp dụng cải tiến qui trình công nghệ sản xuất.
Trong thời gian qua, phòng kinh doanh là bộ phận không thể thiếu trong bộ máy
quản lý của công ty. Phòng kinh doanh đã hoàn thành chức năng của mình và tạo ra
được những thuận lợi không nhỏ trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty,
nhập các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.
7
- Phòng tài chính kế toán:
Với các chức năng chủ yếu là:
+ Quản lý thu chi trong toàn công ty, lập kế hoạch báo cáo tài chính định kỳ.
+ Tìm nguồn vố dể đầu tư đổi mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, khai tác nguồn vốn để cung cấp vốn lưu động cho các đơn vị hoạt động.
+ Theo dõi kiểm tra hiệu quả về sản xuất kinh doanh của các cơ sở trong công
ty.
Với chức năng đó, phong tài chính kế toán là nơi chủ yếu quản lý các hoạt động
thu chi trong xuất nhập khẩu, bán hàng. sau khi các hợp đồng dược ký kết, hàng hoá
được chuyển cho khách hàng thì đội ngũ cán bộ công nhân viên của phòng cũng
đồng thời nhanh chóng hoàn tất thủ tục nhận tiền vào tài khoản của công ty tại Ngân
hàng. Do vậy đã góp phần làm cho lượng tiền mặt cũng như tiền gửi Ngân hàng luôn
được chủ động trong chi tiêu.
- Phòng hành chính:
+ Quản lý trụ sở nơi làm việc của công ty, quản lý các loại máy móc thiết bị vật
tư cho văn phòng.
+ Soạn thảo các loại văn bản về hành chính, các loại văn bản báo cáo của công
ty.
+ Tiếp đón các đoàn khách hội nghị do công ty tổ chức.
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho công ty.
+ Lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của công ty về sản xuất kinh doanh.
+ Dựa trên các hợp đồng đã ký, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Theo dõi số lượng, tình trạng, khả năng sử dụng các loại vật tư máy móc.
+Lập dịnh mức sản lượng cho các loại sản phẩm chính và mức tiêu hao vật tư
cho các sản phẩm.
Về xây dựng cơ bản, phòng hành chính còn có chức năng lập kế hoạch xây
dựng cơ bản, cải tạo mở rộng sửa chữa, xây dựng mới các xí nghiệp, văn phòng công
ty.
8
- Phòng kỹ thuật:
+ Là nơi điều tra nghiên cứu địa chất các mỏ phục vụ sản xuất kinh doanh và
làm dự án khả thi các mỏ.
+ Chuẩn bị thiết kê, khai thác mỏ, giải quyết các thủ tục có liên quan.
+ Phụ trách an toàn vệ sinh môi trường mỏ.
Thời gian qua, phòng kỹ thuật đã điều tra và làm dự án khả thi được một số mỏ,
là những mỏ quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm đá
Granite và Marble có màu sắc đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho việc chào hàng,
xuất khẩu đá được thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách
hàng.
9
Phần ii
đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty mideco
I. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty
1. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là đá được khai thác từ các mỏ đá Granite,
đá Marble ở Nghệ An và Bình Định. Do được thiên nhiên ưu đãi nên trữ lượng đá ở
các mỏ này là rất lớn. Trong những năm qua, công ty đã phát huy tinh thần tích cực
chủ động trong việc thăm dò, xin giấy phép và tiến hành khai thác. Các loại đá sau
khi khai thác được qua sơ chế một số công đoạn, sau đó được chuyên chở về xí
nghiệp đá ốp lát MIDECO Hà Nội. Với đặc điểm về nguyên vật liệu và bán thành
phẩm có khối lượng lớn như vậy, lại phải chuyên chở đi xa cho nên chi phí toàn bộ
cho khai thác sơ chế, chuyên chở là rất lớn. Để làm giảm chi phí này, công ty đã tổ
chức ra mọt đội vận tải riêng phục vụ cho nhu cầu chuyên chở của công ty. Hệ thống
vận tải nội bộ này sẽ góp phần giảm thiểu chi phí và cũng làm giảm chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra hệ thống kho tàng để lưu kho, sản xuất rất lớn,
vận chuyển thì xa. Điều này dẫn đến chi phí kinh doanh về kho tàngcao, việc giám
sát, kiểm tra và ra các quyết định kịp thời của các cán bộ quản trị sẽ bị hạn chế do
không gian sản xuất rộng lớn. Vì vậy, việc phối hợp ăn khớp nhịp nhàng giữa các
đơn vị thành viên trong công ty chưa cao. Khi mà xí nghiệp sản xuất đá ốp lát
MIDECO Hà Nội phải nghỉ việc do thiếu nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất thì
lượng đá khai thác tồn trong kho của các mỏ ở Bình Định, Nghệ An lại vẫn còn rất
lớn. Đây là sự bất hợp lý cần được công ty chú ý. Với những đặc điểm tính chất kể
trên về nguyên vật liệu, đã làm cho chi phí về nguyên vật liệu trước khi đem vào sản
xuất đá chiếm 40% giá thành sản xuất sản phẩm. Vì vậy, nếu công ty có thể tổ chức
tốt hơn hoạt động trong khâu khai thác chuyên chở thì lợi nhuận sẽ tăng lên rất
nhiều.
2. Đặc điểm về công nghệ thiết bị
10
Khi lựa chọn thiết kế hoặc cải tiến một quy trình công nghệ phải thoản mãn các
yêu cầu cơ bản như đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đảm bảo tính chất tiên
tiến của công nghệ, giảm lao động chân tay nặng nhọc, cải thiện điều kiện lao động,
nhưng quan trọng hơn phải có hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Sự phát triển như vũ bão
của khoa học kỹ thuật cho phép ngày càng sáng tạo đưa và áp dụng nhiều loại công
nghệ khác nhau để sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. Vì thế, chúng ta cần lựa
chọn công nghệ nào đó để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp. Hiện tại công ty
MIDECO đang sử dụng công nghệ khoan tách cơ giới kết hợp với thủ công. Với
khối lượng khai thác lớn, nên việc sử dụng lao động thủ công trong khâu này làm
giảm năng suất khai thác đi rất nhiều. Khi công ty có những hợp đồng lớn cần phải
hoàn thành trong một thời gian ngắn thì rất khó nâng năng suất khai thác cho kịp với
tiến độ sản xuất kinh doanh. Đôi khi việc sử dụng lao động thủ công sẽ gây ra chi phí
lớn trên một đơn vị sản lượng khai thác, khi mà sản lượng khai thác tăng lên. Việc
lựa chọn công nghệ thiết bị phù hợp là rất quan trọng có ý nghĩa tạo ra tiềm năng,
nâng cao hiệu quả sử dụng lâu dài cho doanh nghiệp và ngược lại, nếu lựa chọn sai
sẽ dẫn đến hiệu quản thấp, thậm chí không hiệu quả mà không thể sửa chữa được.
Với dây chuyền sản xuất đá tấm hiện đại được đặt tại xí nghiệp sản xuất đá
MIDECO Hà Nội, được đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ của Italia – Hàn Quốc với
năng lực sản xuất 100.000 m
2
– 160.000m
2
sản phẩm đá các loại /1 năm. Chi phí cho
việc mua sắm dây chuyền này rất lớn trong khi việc sử dụng lại không triệt để, hiện
tại công ty chỉ mới sử dụng 50% công suất thiết kế của dây chuyền. Đây là sự lãng
phí rất lớn cần được khắc phục kịp thời. Sở dĩ công ty chưa thể phát huy tối đa công
suất của day chuyền vì sự yếu kém trong khâu tiêu thụ, làm cho sản phẩm tồn kho
nhiều, lượng vốn bị nằm chết trong sản phẩm tồn kho tăng lên.
[...]... nghệ thuật giao tiếp không ai giống ai nhưng đều dựa trên nguyên tắc: - Tự do đòi hỏi đối tác - Bình đẳng ngang nhau - Hai bên cùng thảo luận Những khách hàng của công ty trươc khi mua đều phải qua vòng thương lượng có thể tại công ty hay một nơi nào đó do hai bên thảo luận Công ty luôn chú trọng quan tâm, chăm sóc khách hàng của mình với thái độ lịch sự, có văn hoá Mỗi cán bộ đảm trách công việc này
i
ểu 1: Tình hình tiêu thụ và tồn kho sản phẩm của công ty MIDECO (Trang 11)
ang
năm 2001, tình hình có khá hơn, nhưng sản xuất vẫn khơng có gì là khả quan. Với kế hoạch giá trị tổng sản lượng là 20,59 tỷ đồng, công ty chỉ hoàn thành được 53,2% (10,952 tỷ đồng), tổng doanh thu theo kế hoạch là 18,51 tỷ đồng, nhưng chỉ thực hi (Trang 17)
Bảng 3
Tỉ lệ % kế hoạch 2003 so với thực hiện các năm (tiếp bảng 2) (Trang 18)
t
số kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4 (Trang 18)
Hình 2
Công nghệ marketing bán buôn (Trang 23)
nh
hình phát triển của đội ngũ lao động được thể hiển ở biểu 8: (Trang 26)