1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp giảm nghèo tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

111 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp giảm nghèo tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
Tác giả Đậu Thị Trà Giang
Người hướng dẫn TS. Ninh Thị Thu Thủy
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 30,3 MB

Nội dung

Đề tài Giải pháp giảm nghèo tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai tìm hiểu thực trạng về nghèo và giảm nghèo của người dân tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Đồng thời nghiên cứu các chính sách về giảm nghèo của Nhà nước cũng như địa phương. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện các chương trình dự án giảm nghèo tại địa bàn huyện; đồng thời giúp người nghèo thoát nghèo, tự vươn lên trong cuộc sống.

Trang 1

TRUONG DAI HQC KINH TE

DAU THI TRA GIANG

GIAI PHAP GIAM NGHEO

TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TINH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE PHÁT TRIÊN

2017 | PDF | 110 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Da Nẵng - Năm 2017

Trang 2

TRUONG DAI HQC KINH TE

DAU THI TRA GIANG

GIAI PHAP GIAM NGHEO

TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TINH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE PHÁT TRIÊN Mã số : 60.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học: TS Ninh Thị Thu Thủy

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt l công trình nào khác

Tac gia luận văn

14

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Bố cục của đề tài

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE GIAM NGHEO

1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE NGHEO

1.1.1 Khái niệm về nghèo

1.1.2 Tiêu chí đánh giá nghèo

1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến nghèo

1.1.4 Khái niệm giảm nghèo

1.1.5 Vai trò của công tác giảm nghèo đối với phát triển KT- XH 1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ GIẢM NGHÈO

1.2.1 Đào tạo nghề, nâng cao năng lực và giải quyết việc làm 1.2.2 Hỗ trợ tín dụng cho phát triển sản xuất

1.2.3 Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn

1.2.4 Hỗ trợ hộ nghèo

1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CÔNG TAC GIAM NGHEO

1.3.1 Các nhân tố khách quan

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

1.4 KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở MỘT SÓ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1 Kinh nghiệm giảm nghèo tỉnh Nghệ An

Trang 5

2.1 KHAI QUAT DAC DIEM VE TU’ NHIEN, KINH TE - XA HOI VA THUC TRANG NGHEO CUA HUYEN DUC CO, TINH GIA LAI 31

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 33

2.1.3 Thực trạng nghèo tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai 37

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ,

TỈNH GIA LAI 40

2.2.1 Thực trạng đào tạo nghề, nâng cao năng lực và giải quyết việc làm 40 2.2.2 Thực trạng hỗ trợ tín dụng cho phát triển sản xuất 42 2.2.3 Thực trạng đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn 45

2.2.4 Thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo 48

2.43 ĐÁNH GIÁ CHUNG VẺ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN

ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI 57

2.3.1 Kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo 57

2.3.2 Hạn chế trong công tác giảm nghèo 59

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế trong công tác giảm nghèo 60

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ,

TINH GIA LAI 62

3.1 MỤC TIÊU, QUAN DIEM VA DINH HUGNG GIAM NGHEO TAI

HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI 62

3.1.1 Mục tiêu giảm nghèo của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai 62 3.1.2 Quan điểm và định hướng giảm nghèo của huyện Đức Cơ 6

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH

GIA LAI TRONG THỜI GIAN ĐỀN 66

Trang 6

thơn 72 3.2.4 Hồn thiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo T1 3.3 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ 84 3.3.1 Đối với cấp tỉnh 84 3.3.2 Đối với cấp huyện 84 KET LUAN 86

Trang 7

Tên bảng Trang bảng

Bảng 1.1 | Xác định 05 khía cạnh nghèo đa chiều ở Việt Nam 1 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Đức Cơ giai đoạn 2011 đến

Bang 2.1 2015 và sơ bộ năm 2016 (theo chuẩn nghèo cũ) - 38 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Đức Cơ phân theo địa phương,

Bang 2.2 | và thành phần dân tộc (khảo sát tháng 10 năm 2016|_ 39

theo chuẩn nghèo cũ)

Số lượng người thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề

Bảng 23 | mới và được giải quyết việc làm hàng năm (kể cả đào |_ 41 tạo nghề ngắn hạn dưới 3 tháng)

Số lượng vốn hỗ trợ thông qua các chương trình giảm

Bang 2.4 nghèo ms _— Simms 4

Số km đường liên thôn liên xã, kênh mương tính đến

Bảng 25 | , hết tháng 10 năm 2016 45

Bảng 2.6 | SỐ lượng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp 47 Số lượng người thuộc hộ nghèo được cấp bảo hiểm

Bảng 27, | 5 lượng ng ộc hộ ngi ge cap YỈ 49

te

Bảng 2.8 | SỐ cơ sở y tế năm 2015 phân theo xã 50 Bảng 2.9 | SỐ giường bệnh, y bác sĩ 50 Bảng 2.10 | Số lượng nhà ở phân theo chất lượng nhà 52 Bảng 2.11 | Số lượng nhà ở phân theo chất lượng nhà 3

Ty lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước và hỗ

Bảng 2.12 54

xí hợp vệ sinh phân theo thị trấn, xã

Bảng 2.13 | Tỷ lệ hộ nghèo có ti vi, điện thoại và máy tính 56

Trang 8

Bang 2.14 | So lugng thué bao dién thoai va thué bao internet 56

Kết quả giảm nghèo huyện Đức Cơ giai đoạn 2011 -

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã phát triển nhanh, đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được nâng,

lên rõ rệt Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là dân cư ở những vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người đang còn chịu cảnh đói

nghèo; không đảm bảo được điều kiện tối thiểu của cuộc sống Sự phân hoá giàu nghèo đã và đang là vấn đề xã hội được đặc biệt quan tâm của Đảng và Nhà nước trong chính sách dân tộc, dân số, quốc phòng và an ninh quốc gia

Mục tiêu của giảm nghèo được nước ta xem là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững và ngược lại chỉ có tăng trưởng, cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát nghèo Hơn hết, giảm nghèo sẽ góp phan quan trong

thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời

sống của người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bao dan tộc thiểu số; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị,

củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, nâng cao hình ảnh của

Việt Nam đối với thế giới Huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai là một trong ba

huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, tình trạng nghèo vẫn còn tồn tại ở diện rộng,

đời sống của người dân rất khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập

quán còn lạc hậu nặng nẻ Tỷ lệ hộ nghèo ở Đức Cơ cao so với trung bình cả

nước đang là một vấn để bức xúc, cần được quan tâm giải quyết của nhân dân

và Đảng bộ huyện Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống,

đánh giá đúng thực trạng về nghèo, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm

thực hiện có hiệu quả giảm nghèo ở huyện Đức Cơ vừa có ý nghĩa lý luận cơ

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài tìm hiểu thực trạng về nghèo và giảm nghèo của người dân tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai Đồng thời nghiên cứu các chính sách về giảm

nghèo của Nhà nước cũng như địa phương Từ đó đưa ra những giải pháp cho các cấp quản lý nhà nước trên địa bàn huyện thực hiện giúp người nghèo thoát

nghèo, tự vươn lên trong cuộc sóng 2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nghèo và giảm nghèo, từ

đó hình thành khung cơ sở lý luận áp dụng thực tế cho công tác giảm nghèo huyện Đức Cơ

~ Phân tích và đánh giá thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đức Cơ - tỉnh Gia Lai; chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nghèo ở huyện Đức Cơ và tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu

- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu cho công tác giảm nghèo

trên địa bàn huyện Đức Cơ

3.Di

tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác

giảm nghèo

~ Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng nghèo ở khía

cạnh cơ bản là về thu nhập và thực trạng giảm nghèo của các hộ nghèo ở khía

cạnh cơ bản là về các vấn đề an sinh xã hội

Trang 11

năm 2011-2015 Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn năm 2016 — 2020, định

hướng đến năm 2025

4 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp thu thập số liệu

- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập và tông hợp từ 2 nguồn:

+Từ các sách, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học, đề tài nghiên

cứu về đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và giảm

nghèo

+ Từ các nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Gia Lai, Đại hội Đảng huyện Đức

Cơ, các báo cáo tổng kết hằng năm của UBND huyện, báo cáo các phòng

LĐTB&XH, Phòng Thống kê, Ban chỉ đạo Nông thôn mới, Ban chỉ đạo

chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Ban chỉ đạo Chương,

trình 135 giai đoạn 3 của huyện qua 5 năm 2011-1015 và khảo sát số liệu

sơ bộ đến tháng 10 năm 2016

b Phương pháp xử lý số liệu thống kê

Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, các phép toán số liệu được thực hiện trên phần mềm tin học Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài

e Phương pháp phân tích

Luận văn sử dụng các phương pháp: thống kê mô tả để mô tả thực trạng, thống kê so sánh đề và phân tích số bình quân để phân tích thực trạng nghèo

và các giải pháp giảm nghèo ở huyện, khả năng thoát nghèo giữa các hộ trong tương lại

5 Bố cục của đề tài

Trang 12

Chương 2: Thực trạng công tác giảm nghèo tại huyện Đức Cơ, tinh Gia Lai Chương 3: Giải pháp giảm nghèo tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Các nghiên cứu về nghèo nói chung và giảm nghèo nói riêng có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, có thể nêu một số công trình nghiên cứu điển hình đề tài sử dụng làm tài liệu tham khảo như sau:

- Đề án tổng thể “Chuyên đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều đự vào thu nhập sang đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020” của Bộ lao động thương binh xã hội (2015) Đề án chỉ ra sự cần thiết phải định

nghĩa là khái niệm nghèo và phải có một chuẩn nghèo mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong những năm trước đây nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhập hoặc chỉ tiêu Chuẩn nghèo được xác

định dựa trên mức chỉ tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền Người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chỉ tiêu thấp hơn chuẩn nghèo Cách thức đo lường này đã duy trì trong thời gian đài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế

Đây là khung lý thuyết cơ bản dé xây dựng thành khái niệm về nghèo (theo chuẩn nghèo mới), là cơ sở khoa học để khái quát hóa thước đo nghèo

giai đoạn 2016-2020 cho đề tài nghiên cứu

~ Phan Thị Huệ (2011), luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp giảm nghèo

TP Đà Nẵng” đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm giảm nghèo TP Đà Nẵng: () nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuát tăng thu

nhập, (ii) nhóm giải pháp các chính sách nhằm tạo cơ hội cho người nghèo

Trang 13

nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” đề cập các giải pháp để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn

Ngoài các kết quả đạt được tác gải đề cập đến các khó khăn và hạn chế còn

tồn tại trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông sơn như: tâm lý người nghèo còn trông chờ và ÿ lại, các chương trình dự án còn hạn

hẹp, cán bộ giảm nghèo năng lực còn hạn chế và chưa tâm huyết

- Bộ kế hoạch và đầu tư ( 2013), “Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên”, chỉ ra các thách thức gây tác động đến công tác giảm nghèo trên địa bàn Tây Nguyên, dựa trêncơ sở kết quả khảo sát và các

nguồn tài liệu thứ cấp khác, cho thấy 03 thách thức chủ yếu nhất cho khu vực Tây Nguyên gồm: (¡) kết cấu hạ tầng yếu kém, (ñ¡) thực trạng sinh kế hàng hóa còn hạn chế và nghèo nàn, kết nối thị trừờng hạn ché, (iii) năng lực cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế

- Chương trình Phát triển Liên hợp quéc (UNDP) va Viện Hàn lâm Khoa

học xã hội Việt Nam (VASS) (2016), “Tăng trưởng vì mọi người”, đề cập

khái niệm tăng trưởng bao trùm dé có thể giúp xác định đường hướng thúc day phát triển con người ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới đầy thách thức Thông qua lăng kính phát triển con người, báo cáo tiếp cận theo cách lấy con người làm trung tâm để xem xét sự tham dự bao trùm của người dân 'Việt Nam vào quá trình phát triển của đất nước kể từ cuối những năm 1980 Báo cáo kết luận rằng vào giai đoạn đầu và giữa những năm Đổi Mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng cả về phát triển con người va ting trưởng kinh tế Phát triển kinh tế ở Việt Nam mang tính bao trùm với những,

lợi ích và cơ hội được chia sẻ rộng rãi Tuy nhiên, trong những năm gần đây,

Trang 14

hẹp Tăng trưởng trong quá khứ mặc dù đã mang lại những chuyển dịch cơ cấu xã hội to lớn, với việc thu hẹp tỷ trọng của nhóm dân cư nghèo và cận

nghèo và mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, song đời sống của

những người ở nhóm trung lưu còn chưa được đảm bảo an toàn trước các rủi ro, và những khó khăn của những người vẫn thuộc diện nghèo, đặc biệt ở

những cộng đồng dân tộc thiểu số, thì ngày càng khó giải quyết

- Bùi Quang Bình (2007), bài viết “Nâng cao trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum”, đề cập học vấn là nguồn vốn giúp người lao động nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum nói chung và đồng bào dân tộc thiêu số nói chung ở Tây Nguyên có trình độ học vấn thấp dẫn tới thu nhập thấp và hạn chế sự phát triên kinh tế xã hội Vì vậy, nâng cao trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ là yếu tố quyết định tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đây công tác giảm nghèo được bền vững

- Frank Ellis (2010), gido trình “Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát

triển nông nghiệp”, đề cập đến tầm quan trọng của loại hình kinh tế hộ trong, bốn loại hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp là: kinh tế hộ, kinh tế trang,

trại, kinh tế hợp tác xã và doanh nghiệp Hiện nay, ở số địa phương chưa

có sự quan tâm đúng mức với loại hình kinh tế hộ gia đình, tác giả cũng chỉ ra

các luận điểm chứng minh kinh tế hộ cần phải được quan tâm nhiều hơn trong, chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng như công tác xóa đói giảm nghèo

~ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)_ (2015), báo cáo“ Việc

làm vì phát triển con người”, đã xác định rằng việc làm bền vững, với tác dụng thúc đẩy phát triển con người đồng thời giảm thiểu và loại bỏ các tác

Trang 15

luận rằng thúc đây phát triển con người thông qua việc làm đòi hỏi các chính

sách và chiến lược ở ba lĩnh vực lớn, đó là tạo ra cơ hội việc làm, đảm bảo phúc lợi cho người lao động và xây dựng hành động hướng đến mục tiêu đã

Trang 16

UNG VAN DE CHUNG VE NGHEO

1.1.1 Khái niệm về nghèo

a Khai niệm nghèo

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu, không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau Nhìn chung, mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khô đề xác định giới hạn nghèo khổ Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thé mua sim được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành

Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của

nhân dân trong những năm qua thì khái niệm nghèo và hộ nghèo được xác định như sau:

~ Nghẻo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả

mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống, thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện Một cách hiểu

khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của

Trang 17

+_ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo

không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi

lại

+ Nghéo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo

có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang

xét

+ Nghéo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu

- Hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn

một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống, trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện

b Khái niệm nghèo đa chiều

Hiện nay có nhiều quan niệm về nghèo đói đang được các quốc gia thừa nhận Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP - 1993) thống nhất: “Nghèo khổ là tình

trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu câu cơ

bản của con người mà những nhu cẩu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển

kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận "

Theo Amartya Kumar Sen, nha Kinh té hoc An Dé (doat giai Nobel Kinh tế): để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong

nghèo nàn

Trang 18

sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyên được hưởng Mọi người cần

được tiếp cận với giáo dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản

Các hộ nghèo có quyên duy trì cuộc sống bằng chính lao động của họ và

được trả công một cách hợp lý, cũng như được sự bảo trợ khi có biến động bên ngoài "

Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tô chức quốc tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt, không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của

con người

Vì vậy, nghèo đa chiều có thê được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiêu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống

1.1.2 Tiêu chí đánh giá nghèo

a Chuẩn nghèo cũ

Chuẩn nghèo cũ áp dụng theo Quyết định Số: 09/2011/QĐ-TTg ngày ngày 30 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai

đoạn 2011 ~ 2015 như sau:

1 Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000

đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống

2 Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000

đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống

3 Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ

401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng

4 Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000

đồng đến 650.000 đồng/người/tháng b Chuẩn nghèo đa chiều mới

Chuẩn nghèo mới được áp dụng từ 05 tháng 01 năm 2016 theo Quyết

Trang 19

chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dung cho giai doan 2016 — 2020 ) như sau: - Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020: 1 Các tiêu chí về thu nhập a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị

2 Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước

sạch và vệ sinh; thông tin;

b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người

lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân

đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hồ xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Các chỉ số đo lường này được

trình bày ở Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1 Xác định 05 khía cạnh nghèo đa chiều ở Việt Nam Chiều Mức độ thiếu hụt Cơ sở pháp lý nghèo Hiễn pháp 2013 NQ 15/NQ-TW Mội số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 Nghị quyết số 41/2000/QH Hộ gia đình có ít nhất 1.1 Trình | 1 thành viên đủ 15 tuổi 1)Giáo | độgiáo |sinh từ năm 1986 trở

dục dục của |Hại không tốt nghiệp

người lớn |trung học cơ sở và| (bổ sung bởi Nghị định số _ : hiện không đi học 88/2001/NĐ-CP)

Trang 20

Chiều | Chỉ số đo Mức độ thiếu hụt Cơ sở pháp lý nghèo | lường Hiễn pháp 2013 „| Luật Giáo dục 2005

1.2 Tình | Hộ gia đình có ít nhất | Luật bảo vệ, chăm sóc và trạng đi |1 trẻ em trong độ tuổi | giáo dục trẻ em học của |đi hoc (5 - 14 tuổi) NQ 15NQ-TW Một số trẻ em _ |hiện không đi học vấn đề chính sách xã hội cu giai đoạn 2012-2020 Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được 2.1 Tiếp |xác định là bị bệnh| „ : „_ | Hiến pháp 2013 cận các | chấn thương nặng đến _|Luat Khim chữa bệnh mức phải nằm một chỗ 2011

và phải có người chăm

Trang 21

Mức độ thiếu hụt Cơ sở pháp lý trong nhà thiêu kiên cô bán kiên cố, nhà thiếu hoặc nhà đơn sơ (Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên có, kiên cố, nhà đơn sơ) NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 quân đầu người của hộ Diện tích nhà ở bình gia đình nhỏ hơn 8m? Luật Nhà ở 2014 Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ

Trang 22

Chiều | Chỉ số đo Mức độ thiếu hụt Cơ sở pháp lý nghèo | lường

sản phục | tài sản nào trong số thông 2015

vụ tiếp | các tài sản: Tivi đài, | NQ 15/NQ-TW Một số

cận thông | máy vi tính; và không | vấn đề chính sách xã hội

tin nghe được hệ thống giai đoạn 2012-2020

loa đài truyền thanh

xã/thôn

(Nguôn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015)

- Chuẩn hộ nghẻo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho

giai đoạn 2016-2020: 1 Hộ nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/“tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận

các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/“tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận

các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên 2 Hộ cận nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt đưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Trang 23

900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt du6i 03 chi s6 do luéng mire độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản 3 Hộ có mức sống trung bình a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng

1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến nghèo

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo trên thế giới Tuy

nhiên, trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói

nghèo nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do tác động của thiên tai

Nguyên nhân của tình trạng đói nghèo là có sự đan xen giữa tự nhiên lẫn kinh

tế -xã hội Ở Việt Nam được liệt kê gồm có các nhóm nguyên nhân sau:

- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đắt đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó

khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực

Người nghèo là những người có thu nhập rất thấp, khả năng tích luy kém nên họ khó có thể chống chọi với những biến có xảy ra trong cuộc sống như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến mất mùa hay những biến cố trong cuộc sống dẫn đến mắt nguồn việc làm Với khả năng kinh tế eo hẹp của các

hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra

những bắt ôn lớn trong cuộc sống của họ

- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn,

thiế

Trang 24

Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luân quan của nghèo đói Người nghèo có khả năng tái nghèo vì họ không thé đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ Ngược lại, nguồn vốn nhân lực lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói Bên cạnh đó, người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng Nguồn vốn hạn chế là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng đổi mới áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

làm cho người nghèo muốn thoát ra khỏi cảnh nghèo nhưng luôn luôn bị rơi

vào cái vòng luẫn quản của sự nghèo khó

Người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, 6n định Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy, họ không có điều kiện để

nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó

Thực tế cho thấy rằng tỷ lệ nghèo chỉ giảm xuống khi trình độ giáo dục

tăng lên Và khi trình độ học vấn tăng lên, họ sẽ có cơ hội tìm được những việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có khả năng mang lại thu nhập

cao hơn và ồn định hơn

Hầu hết các hộ nghèo đói thường đông con Tình trạng này không chỉ tồn tại ở những nước lạc hậu, chậm phát triền mà ngay cả ở những nước phát

triển hiện tượng này cũng rất phổ biến Tỷ lệ sinh của người nghèo thường, cao do họ không có kiến thức và điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức

khoẻ sinh sản

- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế

Trang 25

giải quyết tình trạng đói nghèo Nhìn chung, ở tất cả các nước trên thế giới, mỗi một chính sách kinh tế đều nhằm mục tiêu phát triển xã hội, song mặt trái

của các chính sách này cũng gây ra những cản trở không nhỏ đến việc thực

hiện những mục tiêu xã hội Chẳng hạn, nền kinh tế càng tăng trưởng thì

khoảng cách phân hóa giàu nghèo ngày cảng cách biệt 1.1.4 Khái niệm giảm nghèo

Giảm nghèo là tông thể tất các biện pháp chính sách của nhà nước và xã hội hay của chính những đối tượng thuộc diện nghèo, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp, không được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng, địa phương, khu vực, quốc gia Giảm nghèo ở đây không chỉ đơn thuần là giảm nghèo về mặt thu nhập cho người dân mà còn giảm nghèo về các vấn đề như: nhà ở, nước sạch, y tế, giáo dục, tiếp cận dịch vụ xã hội

1.1.5 Vai trò của công tác giảm nghèo đối với phát triển KT- XH Giảm nghèo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, kinh tế hộ gia đình là một thành phần kinh tế quan trọng, có nhiều đóng góp vào nền kinh tế quốc dân Do vậy, việc tổn tại một tỷ lệ không nhỏ các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo đang sống trong cảnh nghèo khổ là một thực tế nhức nhối Nó gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước và các vấn đề xã hội khác

Giảm nghèo cũng là một bộ phận quan trọng của phát triển KT - XH, trong đó chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo luôn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá

sự phát triển KT — XH Nếu một quốc gia không giải quyết được vấn đề giảm nghèo thì quốc gia đó luôn ân chứa nguy cơ phát triển không bền vững, bất ôn về chính trị và xã hội ngày càng cao

Trang 26

quản lý xã hội của đất nước khi bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã

hội còn thấp, nên van dé bảo đảm an sinh xã hội trong đó có xóa đói, giảm

nghèo, giảm nghèo bền vững đã được Đảng, Nhà nước xác định là mục tiêu,

biện pháp cần tiến hành kiên trì, bền bi trong một thời gian dài Vai trò của giảm nghèo đối với phát triển KT — XH 6 nước ta thể hiện cụ thể như sau:

- Giảm nghèo góp phần ôn định chính trị, xã hội Bởi vì, bộ phận dân cư nghèo là những người có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp; hiểu biết và nhận thức còn hạn chế Do đó, giảm nghèo giúp người nghèo nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, tiệp cận các dịch vụ thiết yếu của xã hội tốt hơn, hòa nhập với cộng động từ đó yên tâm lao động sản xuất, tránh được sự lợi dụng kích động của phần tử xấu gây mắt ồn định chính trị xã hội

- Giảm nghèo giúp dân cư nghèo nhận thức được việc phát triển KT -

XH là mục tiêu phấn đấu của toàn xã hội, người nghèo cũng phải có trách

nhiệm theo khả năng của mình Giảm nghèo bằng cách giáo dục đào tạo,

tuyên truyền để người nghèo có kiến thức làm ăn, có ý thức vươn lên làm giàu để thốt nghèo, khơng cịn trông chờ ỷ lại vào nhà nước là hết sức quan trọng Nghĩa là, giáo dục người nghèo chủ động, tích cực phấn đấu vươn lên với

trách nhiệm của công dân và vì mục tiêu phát triển của chính bản thân và cho xã hội

~ Trình độ văn hóa và chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng quyết định đến quá trình phát triển KT - XH Đối với Việt Nam, người nghèo chủ yếu tập trung trong khu vực nông nghiệp, miền núi; đây là nguồn lao động đổi dào nhưng có trình độ tay nghề thấp, năng lực còn hạn chế không, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của CNH — HĐH của yêu cầu phát triển KT —

XH nhanh và bền vững Vì vậy, giảm nghèo có vai trò đào tạo người nghèo

thành đội ngũ lao động có tay nghề, có kỹ năng lao động, tiếp cận được khoa

Trang 27

quá trình phát triển KT — XH

Nhu vay, giảm nghèo vừa nâng cao chất lượng nguồn lực cho sự nghiệp

xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; vừa góp phần giữ vững ồn định chính

trị xã hội; giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư; vừa thể hiện

rõ bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới,

dù mới chỉ ở thời kỳ quá độ đầy khó khăn và thách thức

1.2 NOI DUNG VA TIEU CHÍ GIẢM NGHÈO

1.2.1 Đào tạo nghề, nâng cao năng lực và giải quyết

việc làm

Lao động trong khu vực nông thôn hiện đang chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực, nhưng đa số họ lại chỉ làm theo kinh nghiệm nên hiệu

quả kinh tế đạt được chưa cao Giúp người lao động vùng nông thôn, được

tiếp cận sản xuất một cách khoa học với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, truyền dạy kỹ năng nghề để từ đó làm nghề một cách chuyên tâm, chuyên nghiệp, giảm chỉ phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững hơn

Đặc biệt, với hộ nghèo không có tư liệu sản xuất (thông thường là không

có đất sản xuất) thì đào tạo nghề đóng vai trò hết sức quan trọng Không có việc làm, đất đai canh tác thiếu, không (hoặc chưa) được đào tạo nghề, chỉ biết đi làm thuê để sinh sống qua ngày là phổ biến với cộng đồng người nghèo Mặt khác, do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đôi mới tư duy lam ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn cũ cô truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo Công thức xóa nghèo “Cho cần câu, hơn cho con cá” là giải pháp để giúp các hộ nghèo ôn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững Vì tạo cơ hội để người nghèo có thể tham gia các hình thức

Trang 28

nghề, truyền nghề truyền thống, truyền thông nghề mới Sau đó, khi người nghèo có nghề, tự tìm việc làm, từng bước vươn lên trong cuộc sóng

Cùng với việc đào tạo nghề là năng cao năng lực cho người nghèo Nâng

cao năng lực cho người nghèo gồm hai yếu tố: bổ túc văn hóa cho người

nghèo và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật

- Bổ túc văn hóa cho người nghèo: đại bộ phận người nghèo thường có

trình độ văn hóa thấp do bỏ học sớm, bỗ túc văn hóa cho người nghèo giúp

người nghèo nâng cao được trình độ văn hóa từ đó tiếp cận được công nghệ

khoa học kỹ thuật hoặc học nghề hiệu quả hơn

- Chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật: mặc dù người nghèo có tư

liệu sản xuất, có công cụ sản xuất nhưng năng suất không cao, kết quả đạt được trong quá trình sản xuất không bù đắp được chỉ phí; đó là do công nghệ

kỹ thuật lạc hậu hoặc áp dụng chưa đúng công nghệ kỹ thuật Vì vậy, chuyển giao công nghệ kỹ thuật giúp người nghèo sản xuất có hiệu quả hơn, giúp thoát nghèo một cách nhanh chóng

Để phát huy hiệu quả đầu tư cho công tác dạy nghề, nâng cao năng lực

cho người nghèo; vấn đề quan trọng chính là định hướng và gắn việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội cũng như thực hiện tốt công tác giới

thiệu, giải quyết việc làm sau đào tạo Thực hiện tốt công tác giải quyết việc

làm song song với đào tạo nghề giúp cho công tác đào tạo nghề trở nên hiệu

quả đồng thời sẽ tạo động lực cơ bản cho người lao động, đặc biệt là lao động

nông thôn có thu nhập ôn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương

Các tiêu chí đánh giá:

- Số người nghèo được đào tạo nghề hàng năm

ệc làm hàng năm

- Số người nghèo được giải quyết

Trang 29

1.2.2 Hỗ trợ tín dung cho phát triển sản xuất

'Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khoá” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói Cùng với kiến thức sản xuất lạc hậu, do không đáp ứng đủ vốn nhiều người nghèo rơi vào tình thế luẫn quan lam không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hằng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe doạ Vì vậy, vốn đối với người nghèo là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn đề thoát khỏi đói nghèo Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình; người nghèo có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống đề tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống

Ở nước ta, chính sách tín dụng là công cụ điều tiết của Nhà nước nhằm kích thích nền kinh tế cũng như thúc đây, hỗ trợ sự phát triển của một nhóm đối tượng được chính sách hướng tới Muốn giảm nghèo bền vững cần triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo

việc làm Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành

riêng cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn đề phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người

nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng

Trang 30

xuất, tạo thu nhập cũng như tạo việc làm cho các thành viên trong hộ gia đình

nhằm nâng cao mức sống Hiện có rất nhiều chính sách tín dụng ưu đãi hướng, đến các đối tượng khác nhau, nhằm các mục tiêu khác nhau Được chia làm 2

nhóm chính sách tín dụng chính: hỗ trợ SXKD (hỗ trợ tạo thu nhập/việc làm),

và tín dụng có tính chất an sinh xã hội (hỗ trợ các nhu cầu xã hội cơ bản)

Các tiêu chí đánh giá:

- Số lượng vốn cho vay đối với hộ nghèo - Số lượng hộ được vay vốn đã thoát nghèo

1.2.3 Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn

Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng Tác động của đầu tư kết cấu hạ tầng đối với giảm nghèo được thể hiện rõ nét nhất trong khu vực nông nghiệp, nông thôn Ở nước ta, phần lớn hộ nghèo sống trong khu vực nông thôn với công việc chính là sản xuất nông, nghiệp Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: đầu tư cho thuỷ lợi, hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc, kho tàng, bến bãi, chợ,hệ thống cung cấp nước sạch

Hầu hết tại các xã vùng cao, biên giới, hệ thống giao thông còn rất hạn

chế, gây khó khăn trong việc đi lại của người dân đặc biệt vào mùa mưa bão

Sự cải thiện của CSHT giúp giảm chỉ phí vận chuyển, tăng giao lưu hàng hóa;

Hơn nữa, đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, lưới điện sản xuất, thông tin liên lạc

giúp người dân chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ của mình, từ đó tạo

điều kiện để người dân có thẻ tiếp cận với các đầu vào thuận lợi hơn, tiếp cận với thị trường với chỉ phí thấp hơn, qua đó thúc đây các hoạt động sinh kế, trao đổi mua bán hàng hóa, trực tiếp sẽ làm tăng thu nhập cho người nông dân giúp tăng năng suất sản xuất nông nghiệp Và khi năng suất lao động tăng

Trang 31

lương cao hơn, góp phần giảm nghèo

Mặt khác, đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư có tác động kép, nó không chỉ là động lực để chuyển dịch cơ cấu nông thôn mà còn kéo theo sự thu hút đầu tư vào khu vực này Cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện thì quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp càng có điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả bởi vì cơ sở hạ tầng tốt không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành sản xuất mà còn hạn chế các rủi ro trong đầu tư Thực tế cho thấy, những địa phương nào mà cơ sở hạ tầng yếu kém thì khó

thu hút các nhà đầu tư và khi không thu hút được các nhà đầu tư thì khả năng

cải tạo cơ sở hạ tầng càng hạn chế tạo nên một vòng luẫn quản là vùng nào cơ sở hạ tầng yếu kém thì ngày càng tụt hậu tạo nên sự phát triển không đồng, đều giữa các vùng

Vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại sinh hoạt và hoạt động sản xuất, nâng cao mức sống và giảm nghèo bền vững là phải đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn

Các tiêu chí đánh giá:

- Số lượng km đường liên thôn, liên xã đã bê tông hóa

~ Số km kênh mương công trình thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp

- Số HTX phục vụ nông nghiệp

1.2.4 Hỗ trợ hộ nghèo

Bên cạnh việc đào tạo nghề, nâng cao năng lực, giải quyết việc làm; hỗ trợ tín dụng cho phát triển sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn, công tác giảm nghèo còn rất quan tâm đến các vấn đề: nhà ở, nước sạch, y tế, giáo dục, tiếp cận các dịch vụ xã hội Không những người ật chất, cách làm ăn sản xuất mà còn được hỗ trợ một

cách toàn diện, được sống trong một môi trường lành mạnh, vệ sinh , trình độ

Trang 32

sách hỗ trợ giáo dục, y tế, tiền điện; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo ở vùng khó khăn giúp người nghèo yên tâm hơn trong cuộc sống, tiếp cận được ngay các

dịch vụ xã hội cơ bản Sau khi người nghèo có trình độ, có sức khỏe, điều

kiện sống được đảm bảo, thì họ có thể thích ứng được trong môi trường lao

động mang tính cạnh tranh để tìm cho mình những công việc phù hợp với

năng lực bản thân, có thu nhập tốt Chính vì vậy, công bằng trong phân phối các nguồn lực đầu vào sẽ dẫn đến công bằng trong phân phối đầu ra như tiền công, tiền lương và giảm bat bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Tuy nhiên, đây là các chính sách nhạy cảm nhất về mặt ngân sách khi áp dung nghèo đa chiều, nhất là khi đề xuất chuẩn nghèo chính sách ở mức thu nhập cao hơn nhiều so với chuẩn nghèo thu nhập hiện hành

Các tiêu chí đánh giá:

-Y tế

+ Số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế + Số lượng người nghèo, tỷ lệ hộ nghèo có thẻ Bảo hiểm y tế - Nhà ở

+ Số hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở

+Tÿ lệ nhà ở của hộ nghèo theo loại cấp độ: nhà kiên có, bán kiên có, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ

- Điều kiện sống + Số hộ nghèo, tỷ

ộ nghèo được sử dụng nước sạnh

+Số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn -Tiếp cận thông tin

+ Sử dụng dịch vụ viễn thông Số lượng hộ gia đình không có thành viên nàosử dụng thuê bao điện thoại và internet

Trang 33

1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC GIAM NGHEO

1.3.1 Các nhân tố khách quan - Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý không thuận lợi: Đó là những nơi xa xôi, hẻo lánh giao thông đi lại khó khăn Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng, địa phương ở vào vị trí địa lý này Do điều kiện địa

lý như vậy, họ để rơi vào thế cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận được với các nguồn lực của phát triển như: tín dụng, KHKT, công nghệ, thị trường v.v

+ Đất đai không thuận lợi cho sản xuất: Đất canh tác ít, đất cần cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng, thuần nông Thiếu đất sản xuất ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm lương thực của người nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hướng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của người nông dân thấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có

+ Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hay gặp thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, mưa bão Những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường, xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư, công tác giảm nghèo cho

dan cư vùng thiên tại

- Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các địa phương không đồng đều

tác động trực tiếp đến công tác giảm nghèo Với những xã đặc biệt khó khăn

là những xã xa trung tâm kinh tế - xã hội, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn Môi trường xã hội chưa phát triển được đồng đều, trình độ dân trí thấp, nơi đây còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu Trình độ sản xuất còn lạc hậu, nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp, công cụ lao động thô sơ Đời sống, của người dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn, mức sống thấp

Trang 34

một trong những nhân tố ảnh làm gia tăng tình trạng nghèo Chẳng hạn, trên địa bàn huyện Đức Cơ có đến 1.300 trường hợp bị phơi nhiễm chất độc màu da cam Đa số những nạn nhân này đều thuộc diện gia đình khó khăn, họ hoàn

tồn khơng có khả năng lao động, mặc dù đã được Hội nạn nhân chất độc màu

da cam hỗ trỡ nhưng vẫn không cải thiện được cuộc sống , vì thế hoàn cảnh đã nghèo nay còn khổ hơn

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

- Cơ chế chính sách giảm nghèo của nhà nước, của địa phương

+ Các chính sách, dự án giảm nghèo còn đầu tư dàn chải, có những bắt cập nhất định, chưa có sự gắn kết, lồng ghép hiệu quả giữa một số chính sách, chương trình, dự án phát triên kinh tế xã hội với chương trình giảm nghèo bền vững

+ Các ngành và các huyện và thành phố chưa thực hiện đầy đủ, kịp

thời nhiệm vụ được phân công trong để án Chưa bám sát các chỉ tiêu,

nhiệm vụ đầu vào của đề án để xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện Sự điều phối giữa các chương trình, đề án chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời do đó hạn chế hiệu quả trong công tác chỉ đạo và sử dụng các nguồn lực

+ Ngân sách trung ương, tỉnh, huyện hạn hẹp và việc huy động các

nguồn lực khác trên địa bàn còn hạn chế

~ Nhân tổ thuộc bản thân người nghèo:

+Ý thức thoát nghèo của người dân: Sự y lai của người dân khi được nhận hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo Hiện nay, người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trực tiếp (chính sách BHTY, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ về nhà ở, ), dẫn đến tư tưởng ÿ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, không

Trang 35

+Trình độ học vấn thấp nên công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức

của người dân, khắc phục tình trạng trông chờ, ÿ lại vào nhà nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao Mặt khác, phong tục tập quán của đại bộ phận đồng bảo dân

tộc thiêu số chưa được tích cực đổi mới, trình độ canh tác còn thấp kém

~ Bộ máy và nguồn nhân lực làm công tác giảm nghèo:

+ Nguồn lực đề thực hiện các mục tiêu thuộc Chương trình giảm nghèo còn hạn chế và việc huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa tương xứng với tiềm năng của một số địa phương,

+ Công tác phối kết hợp giữa các Sở, Ban ngành, Mặt trận tổ quốc, các

đoàn thể và địa phương trong việc thực hiện công tác giảm nghèo chưa thực

sự chặt chẽ và đồng bộ Công tác kiểm tra giám sát của các cấp trong việc triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế

1.4 KINH NGHIEM GIAM NGHEO 6 MOT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1 Kinh nghiệm giảm nghèo tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, với diện tích

16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3,1 triệu người, đứng thứ tư cả nước; Việc xóa đói, giảm nghèo thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo luôn được sự quan tâm của UBND tỉnh Nghệ An, các

cấp, các ngành và nhận được sự đồng thuận nhất trí cao của nhân dân Trên cơ nguồn lực đầu tư của nhà nước cho việc mua con giống còn có những chương, trình hỗ trợ về hướng đẫn kỹ thuật chăn nuôi, làm chuồng trại, trồng cỏ

Từ năm 2013 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thực hiện được một số mô hình

chăn nuôi giảm ngheò như sau:

- Năm 2013: Dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi bò lai sind sinh sản

Trang 36

- Năm 2014, Dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi gà ác được triển khai

thực hiện tại huyện Anh Sơn với quy mô 5330 con với tổng mức đầu tư của nhà nước là 400 triệu đồng

~ Năm 2015, Dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi bò laisind sinh sản 36 con tại 2 huyện gồm: Huyện Tân Kỳ, huyện Nam Đàn

Trong các mô hình đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì mô hình chăn nuôi bò lai sinh sinh sản và chăn nuôi bò địa phương sinh sản là cho hiệu

quả về mặt kinh tế xã hội thiết thực nhất Các hộ nghèo tham gia dự án đã

nhận thức được tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Nghệ An đã đạt một số kết quả nhất

định từ mô hình chăn nuôi thoát nghèo bền vững như:

+_ Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi bò lai sind và bò địa phương

sinh sản nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển chăn nuôi bò theo hướng bền vững, tăng thu nhập cho các hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo

+ Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ nghèo tạo điều kiện cho làm thay đổi dần từ tập quán chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi tập trung

và chăn nuôi bán thả Từ các mô hình chăn nuôi bò laisind và bò địa phương đúc rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng trên toàn tỉnh

1.4.2 Kinh nại

Hải Dương vốn là tỉnh nghèo trong khu vực đồng bằng Sông Hồng, đời

giảm nghèo của tỉnh Hải Dương

sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mức độ gia tăng dân số khá cao, kết cấu

hạ tầng thấp kém Thực hiện đường lối đổi mới, đây mạnh CNH, HĐH, tốc tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương đạt khá cao, cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xóa đói gảm nghèo có hiệu quả, đời sống các tầng lớp

dân cư ở cả thành thị và nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng cao rõ rệt

Trang 37

giảm nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương đã

vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đề ra những bước đi, mô hình giảm nghèo hiệu quả

Giảm nghèo bền vững chống tái nghèo hoặc nghèo phát sinh; khắc phục

chênh lệch mức sống giữa các khu vực, địa phương vừa là mục tiêu, vừa là

chiến lược lâu dài, nâng cao đời sống nhân dân Đây là công việc khó khăn, gian nan, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao độ của Đảng, chính quyền và nhân

dân trong quá trình thực hiện Từ quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo

bền vững, tỉnh Hải Dương đúc rút một số bài học kinh nghiệm bước đầu: - Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành

của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân

thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững Ban chỉ đạo giảm

nghèo của tỉnh và các huyện cần phải điều tra, khảo sát sâu sắc tình hình cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng để trên cơ sở đó vận dụng sang tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm đối tượng dé đưa ra những mô hình giảm nghèo hiệu quả Cần thu hút và huy động được được các tổ chức xã hội, các doanh

nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước giúp đỡ các đối tượng nghèo (hỗ trợ tài chính; kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật) Đưa mục tiêu giảm nghèo bền

vững thành tiêu chí quan trọng trong phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị

- Hai là, đây mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia

thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương Công tác tuyên truyền

phong phú về nội dung, cách thức, bao phủ rộng thì chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu

rộng Một trong những kinh nghiệm hiệu quả của Hải Dương là sử dụng các

Trang 38

chí; qua các lớp tập huấn; qua các buổi họp thôn, làng

- Ba là, đây mạnh tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội Tăng trưởng kinh tế ổn định là sơ sở, tiền đề nguồn lực cho giảm nghèo bền vững Vì thế, tỉnh Hải Dương tập trung khắc phục những, khó khăn, huy động mọi tiềm nang dé giữ ôn định và từng bước đây mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế Bên cạnh đó, thực hiện bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối tượng yếu thế trong xã hội: đây mạnh chính sách giải quyết

việc làm cho người dân nghèo; hỗ trợ ệc mua bảo hiểm y tế cho người dân

nghèo; trợ giúp kịp thời những đối tượng gặp rủi ro Do giảm nghèo là một

trong những trụ

quan trọng của chính sách an sinh xã hội nên các trụ cột khác thuộc chính sách an sinh xã hội sẽ tác động, hỗ trợ chính sách giảm

nghèo Cho nên, phải có những biện pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đây giảm

nghèo và đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả, nhanh chóng

- Bốn là, thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giảm nghèo về: hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện;

huy động và sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực tài chính); xây

dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; kinh

nghiệm về day mạnh tăng trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững: Ngoài ra, phải

thường xuyên nghiên cứu, trao đổi với các địa phương khác trong khu vực và

cả nước để học tập những kinh nghiệm, sáng tạo

- Năm là, phát huy vai trò “tự giảm nghèo bền vững”, “tự an sinh” của

những đối tượng thuộc hộ nghèo Đây là một trong những vấn đề cốt lõi, quan trọng, đóng vai trò là chủ thể của chính sách giảm nghèo bền vững Tỉnh cần tuyên truyền giáo dục và có biện pháp hữu hiệu để mỗi hộ nghèo thấy được

trách nhiệm trong việc giảm nghèo; tránh tư tưởng ÿ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước Nâng cao ý thức tự lập vươn lên của mỗi hộ dân và cộng đồng

Trang 39

CHUONG 2

THUC TRANG CONG TAC GIAM NGHEO

TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

2.1 KHÁI QUÁT DAC DIEM VE TY NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THUC TRANG NGHEO CUA HUYEN DUC CO, TINH GIA LAI

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a Vị trí địa lý

Huyện Đức Cơ năm về phía Tây tỉnh Gia Lai có tông diện tích tự nhiên

là 72.312,11 ha chiếm 4,6% toàn tỉnh (đứng thứ 8 trong tỉnh) với 10 don vi

hành chính gồm 9 xã và 01 thị trấn; huyện nằm tiếp giáp với biên giới Cam Pu Chia Vị trí cụ thể của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện la Grai; Phía

Đông giáp huyện Chư Prông; Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia); Phía Nam giáp huyện Chư Prong

Huyện có tuyến quốc lộ 19 đi qua nói thông với tuyến đường 78 phía Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đi tỉnh Ratanakiri (Campuchia), trên địa bàn huyện có khu kinh tế cửa khâu quốc tế Lệ Thanh, một địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế cửa khâu và thương mại biên mậu của tỉnh Gia Lai, huyện nằm trong vùng trung tâm của Tam giác phát triển ba nước Campuchia- Lào- Việt Nam Trong đó có tuyến hành lang nối từ cảng biển Quy Nhơn qua cửa khẩu Lệ Thanh sang Campuchia, qua Thái Lan nối ra cảng biển Myanma Ngoài ra đi qua địa bàn huyện có quốc lộ 14C là trục phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng nói đọc từ Bắc đến Nam với các tỉnh Tây Nguyên Với vị trí địa kinh tế như vậy huyện có điều kiện thuận lợi đề tiếp cận các cơ hội về giao lưu kinh tế với các khu vực khác trong vùng, quốc tế

b Địa hình, khí hậu, thủy văn

Trang 40

huyện khá phức tạp, được hình thành trong nhiều giai đoạn kiến tạo xảy ra mạnh dẫn đến có nhiều đoạn đứt gãy, uốn nếp và chia cắt mạnh với nhiều kiểu địa hình Ở phía Bắc phô biến là dạng đổi lượn sóng và núi thấp trung bình Phía Nam và Tây Nam địa hình thoải dần nên tương đối bằng phẳng

Nhìn chung lãnh thổ toàn huyện ở độ cao trung bình 350 - 400m so với mực

nước biển và chia thành hai loại địa hình chủ yếu như sau:

- Địa hình đổi núi thấp ở phía Bắc có độ cao từ 400 - 500m, chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của huyện, thấp dần về phía Nam và phía

Đông Nam, có độ dốc khá lớn từ 10 độ đến 25 độ, địa hình bị cắt mạnh

- Địa hình lượn sóng, bằng phẳng và thấp trũng về phía Tây Nam, chiếm

55% diện tích tự nhiên của huyện, có độ cao trung bình từ 170 - 300m Độ

đốc bình quân dưới 15 độ, địa hình tương đối bằng phẳng Khu vực thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày Huyện Đức Cơ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Tây Nguyên Hằng năm khí

hau chia hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa

~ Mùa khô thường bị khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc

- Mùa mưu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80-90% lượng mưa cả năm, đồng thời cũng có gió mùa thổi theo hướng Tây Nam Hầu như quanh năm không có bão và sương muối

- Nhiệt độ trung bình năm 21,70 độ C; Lượng mưa trung bình năm khoảng 2300-2400 mm; Độ ẩm trung bình năm 85%

Lượng bức xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm) nhưng có sự khác biệt theo mùa Mùa khô có bức xạ mặt trời cao, thời kì có bức xạ cao vào tháng 4 và tháng 5 (đạt 400-500cal/cm2/ngày) Mùa mưa có bức xạ mặt

Ngày đăng: 20/10/2022, 12:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w