Nhưng vào khoảng những năm đầu trước 1945, cái đẹp trong sáng tác của ông không nằm trong hiện thực cuộc sống “giữa thời buổi Tây Tàu nhố nhăng” mà nó đại diện cho những gì từng là nét đ
Trang 1Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp Nhưng vào khoảng những năm đầu
trước 1945, cái đẹp trong sáng tác của ông không nằm trong hiện thực cuộc sống “giữa thời
buổi Tây Tàu nhố nhăng” mà nó đại diện cho những gì từng là nét đẹp văn hóa, phong tục
truyền thống trong quá khứ đã bị mài mòn và dần đi vào quên lãng “Vang bóng một thời” là
một trong những thành công xuất sắc nhất của ông, cùng sánh ngang với nhiều tác phẩm
nổi tiếng đương thời
“Vang bóng một thời” ban đầu có tên là “Vang và bóng của một thời” - một chuyên mục do
tạp chí Tao Đàn mở ra và mời Nguyễn Tuân chấp bút nhằm mục đích thể hiện thái độ
“cưỡng chống làn sóng “văn minh vật chất phương Tây” đang có nguy cơ đè bẹp và nhấn
chìm bản sắc dân tộc dưới chế độ thực dân nửa phong kiến “Những chiếc ấm đất” là một
trong mười hai mẩu truyện ngắn cùng chủ đề được in lẻ trong giai đoạn 1932-1940 (sau này
được tổng hợp lại và in thành sách lần đầu vào năm 1940 tại nhà xuất bản Duy Tân), kể về
thú ẩm trà, thưởng trà và bình trà của người xưa thông qua hình tượng nhân vật ông cụ
Sáu
Ông cụ Sáu là một người rất mê trà Tàu, đặc biệt chỉ có nước giếng ngọt của chùa Đồi Mai
đây mới hợp ý cụ Đã mấy mươi năm cụ đến với chùa kỳ thực cũng vì vận duyên bền kỹ ấy,
từ lúc còn sung của đến thời đà sa sút, cụ vẫn còn thành thục thói phong lưu, vẫn quy củ và
cầu kỳ lắm Người ta cứ thường cho rằng trà đạo là một thứ “rườm rà trống rỗng” nhưng
không biết rằng một chén trà chứa đựng cả nhân sinh Viết về trà, tuy nhiên Nguyễn Tuân
không “đào sâu tận gốc tinh hoa của trà đạo”, ấy ông nhường lại cho các nghệ nhân trà
thưởng thức Ngòi bút trong đây chỉ tập trung miêu tả ngành chơi sành sỏi, sự am hiếu về
trà sâu sắc và tiến trình biến đổi giữa hai hoàn cảnh thưởng trà của ông cụ Sáu - cái bất
biến nằm trong cái vạn biến Chính điều đó đã làm nổi bật những triết lí mà Nguyễn Tuân
âm thầm kí thác đằng sau những con chữ vàng - cái đẹp có thể hiện hữu ở khắp mọi nơi,
nối tiếc nuối về một phong tục đẹp đẽ đã bị mai một
Mở đầu câu chuyện là cảnh người con cụ Sáu xin quảy gánh nước về cho cha pha trà đãi
khách Cử chỉ lễ phép và từ tốn của “một thư sinh ngồi hầu chuyện bậc phụ chấp đã xuất
gia” và thông qua lời kể, lời ngẫm và lời nói của nhà sư, ta thêm phần hiểu rõ về con người
ông cụ Sáu Ông cụ Sáu là người có của ăn của để, là người “đi lại với chùa đây kể ra đã
lâu”, “mấy pho tượng Phật Tam Thể bằng gỗ mít đặt ở trên bệ và mấy pho kinh in giấy đại
thừa”, “cái chuông treo trên nhà phương trượng đều là đồ ông cúng cả”, “mỗi lần gặp gỡ,
thể nào hai ông già cũng kéo nhau ra giếng nước chuyện vãn rất lâu”, “chùa nhà ta có cái
giếng này quý lắm… nghiện trà Tàu vì nước giếng của chùa đây… không đi đâu xa được là
vì không đem theo được nước giếng để pha trà”, “giếng chùa nhà mà cạn… cho không
người nào muốn xin bộ ấm trà quý” Rõ ràng từ những chi tiết trên đã cho thấy cụ Sáu,
không đơn thuần chỉ là học đòi thú phong trần của các tao nhân mặc khách mà bắt nguồn
từ chính mong muốn lòng được thanh thản, tâm được trong trắng Nhưng sự thanh thản và
trong trắng mà bấy lâu cụ luôn tìm kiếm đều đến từ một chén trà cả, không vì lý do phải giữ
vững an tịnh không vướng bụi trần như người nhà Phật Bạch sư cụ đã nói rằng đã là muốn
thì sẽ khổ, nếu cụ Sáu bỏ được trà thì cũng coi như là một ông sư tại gia rồi Cụ Sáu đã vì
cái ấm song ẩm Thế Đức, vài gói trà quý mà không màng danh lợi, sản nghiệp mấy đời theo
đó mà phải tiêu tán Mấy ai được như cụ? Lòng dạ muôn người đều hầu hết quy về một
kiểu: nếu đã có được thứ gì thì lại càng muốn nhiều hơn nữa Bản chất thú thưởng trà đã là
thanh cao, vậy sự thanh cao đó không đến từ một mình trà để có thể thờ ơ trước nhân tình
thế thái cho được, mà còn là sự lọc sạch gạn bẩn trong tâm hồn của người thưởng trà nữa
Trang 2Do đó thưởng trà không cần phải chọn lựa địa vị cụ thể của đối tượng ở bất kỳ một giai cấp
nào cả Giống như câu chuyện mà vị khách thăm kể vậy, đến một tên ăn mày cũng có thể
thưởng trà được và cảm nhận mùi tro trấu trong ấm trà được, lại trước mặt bao nhiêu người
“sành sỏi trà” đây thì huống hồ gì là ai khác Ý ở đây là vẻ đẹp tâm hồn, tâm hồn có tịnh thì
trà mới thanh, mới quý nếu không thì đã không phải là “thưởng”, mà là “ẩm”, giống như
uống nước lã vậy
Trong văn chương của Nguyễn Tuân hiện thân của cái đẹp là không gì có thể cách trở, nó
có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu Ví như nét chữ dậm tô trong ngục tối, đường hoa thanh
quất chốn pháp trường, tập trung xoay quanh vẻ đẹp tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn, thăng hoa
trong nghệ thuật Vẻ đẹp tại ngoại chỉ là thứ yếu, quan trọng là gốc rễ chắc chắn phải vững
bền Gặp thời ông cụ Sáu sa sút, đến mức phải bán đi những chiếc ấm trà từng như gan
ruột mình, nhưng ông vẫn không bị cái chí bần hàn khuất phục để mà hạ thấp danh phẩm
Thỉnh thoảng vẫn quen lề xưa, được ai cho một ít nhúm trà, ông cụ cũng cố gắng làm sao
để thưởng thức trọn vẹn nhất, ướp liền trong nhụy sen để có thứ trà hương thơm phảng
phất mà uống Khi ra chợ bán ấm trà cụ vừa muốn bán nhưng vừa không nỡ, cụ chỉ bán
thân ấm thôi Còn nắp khi nào người mua dùng, cảm thấy vừa ý thì vào phiên họp chợ sau
mới bán, như thế giá mới đắt hơn Trong cái cười hề hề thản nhiên và lời nói cuối cùng thể
hiện một thời sành sỏi nghề chơi cho vị khách, mang đậm một nỗi thê lương dông dài Trái
hẳn với khi thời cụ sôi nổi cùng vị khách năm nọ đàm luận về thế sự nhân sinh, giờ đây tuy
những thứ ấy chẳng còn mà một tâm hồn trong trắng vẫn còn đấy, cảnh tình mỗi một khác
xưa mà lòng người cứ ngày một heo hút Thứ mà người ta vẫn tôn sùng ngày nào hiện chỉ
còn là hoài niệm Ta bắt gặp hình ảnh một ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên,
ông cụ Sáu với thú thưởng trà Tàu cùng ông đồ với tài hoa thảo chữ đến cùng cũng chì là
“di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” Những hình bóng đang dây dưa kéo tận đến
hiện tại, cũng từ từ biến mất như một cái “Vang và bóng của một thời”
“Những chiếc ấm đất” như một khúc đàn xưa gợi trong lòng độc giả nỗi niềm vọng cổ, trở về
những năm tháng huy hoàng của Hán học, khi mà vẻ đẹp truyền thống vẫn còn được duy
trì Ngày nay ở chốn đồng quê ta có món nước chè xanh dân dã, ai cũng uống được và thời
điểm nào cũng được, không yêu cầu gì nhiều, nhưng thật chăng những giá trị mà món chè
chát mang lại không hơn gì là món nước giải khát, đi kèm với lá trầu trái cau mỗi dịp có
chuyện trò đãi khách Một phần của quá khứ đã được cất giấu vào thứ nước bình dị ấy,
nhưng chỉ vẻ ngoài thôi, giá trị cốt lõi có lẽ đã sớm phai tàn rồi