1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Một số kinh nghiệm được rút ra cho ngân hàng doc

4 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 95,67 KB

Nội dung

Một số kinh nghiệm được rút ra cho ngân hàng - Xử lý nợ xấu là việc cấp bách, càng chậm trễ thì càng khó giải quyết và chi phí càng lớn, bởi vì tài sản thế chấp hao mòn hoặc mất giá, một số vốn lớn bị đọng để dự phòng nợ xấu của ngân hàng trong khi thanh khoản cạn kiệt, ngân hàng và doanh nghiệp mất lòng tin vào nhau, sản xuất suy giảm… Tuy nhiên, đây là một quá trình khó khăn, phức tạp, vì nó đụng chạm đến lợi ích của nhiều phía, nên vai trò của Nhà nước là không thể thiếu trong việc đề ra kế hoạch, tạo lập khuôn khổ pháp lý, điều phối thực hiện, cũng như cung cấp nguồn lực tài chính ban đầu. - Việc xử lý nợ xấu ngân hàng phải gắn với xử lý nợ xấu của doanh nghiệp, nếu chỉ chú trọng xử lý một trong hai loại này sẽ không thể đạt hiệu quả. Tuy nhiên, cần phân biệt việc tái cấp vốn cho ngân hàng với việc mua bán nợ xấu. - Trước khi tái cấp vốn cho các ngân hàng, cần tiến hành đánh giá tình hình từng ngân hàng (stress test) để xác định rõ số lượng và cơ cấu nợ xấu; buộc các cổ đông của ngân hàng phải chịu lỗ và xử lý tài sản bị đánh giá quá cao. Sau đó, nếu ngân hàng nào còn triển vọng phục hồi thì mới được tái cấp vốn, còn không, phải giải thể hoặc sáp nhập. Nếu làm đúng quy trình này thì số tiền của Nhà nước bỏ ra để tái cấp vốn cho các ngân hàng sẽ không bị thất thoát, mà trong nhiều trường hợp, còn đem lại lợi nhuận khi kinh tế phục hồi. - Việc xử lý nợ xấu của doanh nghiệp và ngân hàng cần được thực hiện trên cơ sở chia sẻ tổn thất giữa ngân hàng và doanh nghiệp, bên ngoài tòa án. - Công ty mua bán nợ xấu cần được trao quyền đủ mạnh để buộc doanh nghiệp xử lý nợ xấu. Trường hợp Malaysia cho thấy việc luật pháp giao quyền này cho Công ty Quản lý tài sản đã tạo điều kiện xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả hơn hẳn so với Thái Lan - nơi Công ty Quản lý tài sản luôn phải thương lượng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để việc xử lý nợ xấu được minh bạch và không bị thao túng bởi lợi ích nhóm, cần có cơ chế đảm bảo tính độc lập và khách quan trong hoạt động của công ty mua bán nợ thông qua việc bổ nhiệm ban lãnh đạo có cơ cấu hợp lý đại diện cho cả nhà nước lẫn doanh nghiệp, sử dụng các tổ chức chuyên nghiệp như công ty kiểm toán, công ty định giá tài sản, công ty quản lý quỹ tham gia vào việc rà soát, định giá nợ và quản lý chứng khoán đổi nợ. Kiến nghị 1. Trước hết, NHNN cần sớm sửa đổi Thông tư hướng dẫn về phân loại nợ xấu, có chế tài buộc các ngân hàng phải phân loại nợ xấu theo đúng quy định và chủ động có kế hoạch xử lý nợ xấu. Đồng thời, NHNN cần sử dụng các chuyên gia tư vấn độc lập để tiến hành đánh giá thực trạng nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng, làm cơ sở để phân loại ngân hàng theo mức vốn chủ sở hữu thực sự còn lại, từ đó có biện pháp xử lý theo nguyên tắc: - Đối với những ngân hàng đã mất hết vốn chủ sở hữu mà các cổ đông cũng không thể bổ sung vốn thì cần để cho ngân hàng phá sản hoặc bị sáp nhập; - Đối với những ngân hàng chưa mất hết vốn và các cổ đông lớn chấp nhận bù lỗ, hoặc có nhà đầu tư muốn bổ sung thêm vốn cho ngân hàng thì NHNN mới hỗ trợ thanh khoản và xem xét tham gia tái cấp vốn. 2. Cần lập quỹ tái cấp vốn ngân hàng với nguồn tiền huy động từ thị trường trái phiếu và/hoặc vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, hạn chế tối đa việc phát hành tiền của NHNN vì dễ gây lạm phát. Nguồn vốn mồi từ ngân sách nhà nước là cần thiết nhưng khó khả thi trong bối cảnh cần khống chế tỷ lệ bội chi như hiện nay. 3. Về cơ quan chỉ đạo giải quyết nợ xấu: kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam trước đây cho thấy, việc xử lý nợ xấu đòi hỏi phải có khuôn khổ pháp lý và những cơ chế đặc thù. Nên chăng, Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu, gồm đại diện Bộ Tài chính, NHNN, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, với sự tham gia của đại diện VCCI, Hiệp hội Ngân hàng… Ban này sẽ có trách nhiệm xây dựng khuôn khổ pháp lý và nguyên tắc chỉ đạo cho việc xử lý nợ xấu, xem xét việc thành lập công ty mua bán nợ ngân hàng hoặc mở rộng chức năng, nhiệm vụ cho công ty mua bán nợ hiện có (DATC) thuộc Bộ Tài chính để mua bán nợ xấu của cả ngân hàng và doanh nghiệp. 4. Về công ty mua bán nợ (đúng hơn là công ty quản lý tài sản), chỉ nên có một công ty mua bán nợ duy nhất để tránh phân tán các nguồn lực, do đó không nên thành lập một công ty mua bán nợ ngân hàng riêng, mà nên mở rộng chức năng và nguồn lực cho Công ty mua bán nợ hiện thuộc Bộ Tài chính để nó trở thành một công ty quản lý tài sản, với một số đặc điểm sau đây: - Nguồn vốn của công ty: một phần trích từ quỹ hỗ trợ sắp xếp DNNN, một phần là đóng góp của các ngân hàng thương mại, một phần vay từ các tổ chức quốc tế và vay bằng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. - Việc mua bán nợ cơ bản thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế tổ chức và hoạt động của Công ty mua bán nợ sao cho đảm bảo tính độc lập, khách quan và minh bạch; - Để công ty mua bán nợ hoạt động hiệu quả, cần có cơ chế cho công ty xử lý nhanh chóng tài sản thế chấp bên ngoài tòa án, được quyền chỉ định quản trị viên ở các doanh nghiệp mà công ty tham gia xử lý nợ, được thuê chuyên gia trong và ngoài nước để định giá và quản lý tài sản cùng đánh giá rủi ro. 5. Để tạo điều kiện cho việc xử lý nợ xấu được nhanh chóng thông qua công ty mua bán nợ cũng như qua các phương thức khác, cần xem xét cho phép nước ngoài tăng tỷ lệ tham gia vào các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả ngân hàng) và sửa đổi pháp luật liên quan như Luật Thương mại, Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng… để hạn chế sở hữu chéo, làm rõ khái niệm người có liên quan, đơn giản hóa thủ tục phá sản và thanh lý tài sản… . Một số kinh nghiệm được rút ra cho ngân hàng - Xử lý nợ xấu là việc cấp bách, càng chậm trễ thì. tái cấp vốn cho ngân hàng với việc mua bán nợ xấu. - Trước khi tái cấp vốn cho các ngân hàng, cần tiến hành đánh giá tình hình từng ngân hàng (stress

Ngày đăng: 14/03/2014, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w