H RUNG MIEN DONG NAM BO Sài Gòn giải phóng, 17/12/1995 ~ ^ GẶP LUẬT sưNGUYEEN HỮU THỌ
Anh Nguyễn Hitu Thọ (Ba Nghĩa) và nhà báo Phạm Dàn (Ba Hương) chụp sau ngày giải phóng miền
Nam
rong cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi chỉ biết | Luật sư Nguyễn Hữu Thọ mà không quen Biết anh qua các cuộc đấu tranh công khai của học sinh sinh viên và đồng bào Sài Gòn những nam 1950 Khi Hiệp định Genève năm 1954 sấp được ký kết, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ lại dấy lên một phong trào của nhân sĩ trí thức Sài Gòn đòi hòa bình, làm áp lực đôi với Pháp trong Hội nghị Genève Anh cùng một số bạn chiến đấu đã bị bất đưa đi quản thúc ở Củng Sơn - Phú Yên cho mãi đến khi thành lập Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mới thấy
xuất hiện Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ
Những nâm đó, tôi hoạt động ở Sài Gòn, đồng bào các giới ở đây đều coi anh như một nhận vật tiêu
biểu cho phong trào yêu nước chống Mỹ ở miền Nam
Mật trận Dân tộc Giải phóng đặc khu Sài Gòn — Gia Định có kế hoạch tổ chức một cuộc mít~tinh ở “mật khu Hó Bỏ”, nhiều ý kiến muốn anh Thọ ra mất đồng bào Sài Gòn Tuy gọi là “mát khu Hớ Bỏ” nhưng đây là một vùng giải phóng đông dân rộng lớn gồm nhiều xã giáp thị trấn Củ Chi, Hóc Môn và vùng ven Sài
Gòn Chúng tôi có thế huy động vài chục ngàn người
tập trung ở vườn cao su xã Phú Mỹ Hưng, Xóấn Thuốc,
Xóm Chùa và An Nhơn Tây Ngoài đồng bào các xã giải phóng còn có đồng bào các giới từ ven đô và nội thành Sài Gòn vào tham dự mít-tinh.:Rất tiếc, lần ấy anh Nguyễn Hữu Tho không về kịp, chỉ gởi thơ, ảnh và bảng ghi âm tiếng nói của anh đến cuộc mít-tinh của đặc khu Sài Gòn — Gia Định Sau khi kéo cờ mat trận và nhạc cử bài "Giải phóng miền Nam”, chúng tôi cho phát bảng ghi âm bài nói chuyện của anh với đồng bào Sài Gòn Cuộc mít-tinh hàng vạn người đã vang lên tiếng vỗ tay không dứt Thơ của anh được đem in rất đẹp, bảng được sang nhiều bản gởi vào nội
thành kèm theo ảnh Luật sư Nguyễn Hữu Thọ Sau
đó, cỡ sở phản ảnh đồng bào nội thành rất vui mừng
khi biết Luật sự Nguyễn Hữu Thọ đã ra căn cứ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước Với Luật sư Nguyễn Hữu Thọ trong hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của miền Nam
lúc đó lòng tin của đồng bào vào Mật trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam càng được củng cổ, ảnh hưởng của mật trận rộng hơn, lực lượng quần chúng ủng hộ mật trận nhiều hơn
Chỉ sau năm 1965, tôi về Trung ương Cục miền
Nam phụ trách công tác đô thị, mới có dịp được gặp anh nhiều hơn Giữa rừng miền Đông Nam Bộ, trong
một gian nhà lợp lá trung quân, có bàn làm việc bằng tre và hầm chống bom, nhà không vách bốn mùa lộng
gió, anh ngồi làm việc, có điện thoại, máy chữ, hồ sơ, báo chí như một tư lệnh chiến trường
Anh hơn tôi vừa đúng 10 tuổi nên tôi kính trọng
anh như một người anh lớn, tôi trân trọng những lần
được gặp anh Tôi vẫn giữ khoảng cách giữa tôi và
anh một cách tế nhị, không ngờ chính anh lại chủ động
nhiều lần, làm cho khoảng cách bớt đi Anh tâm sự đủ
mọi chuyện với tôi ~ những điành công, thất bại, những
khó khăn, trăn trở Tâm sự anh là tâm sự một người trí
thức lớn, có vị trí trong xã hội cũ cũng như trong hàng
ngũ những người cách mạng Là một trí thức yêu nước
đang giữ trọng trách, anh lo toan nhiều việc quan trọng,
anh luôn luôn tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng và nhân dan 50 nam ~ trên nửa đời người — anh dấn thân
vào cuộc kháng chiến bất chấp hiểm nguy, kiên cường
trong những lần bị bất, quản thúc, lưu đày Suy nghĩ
của anh trong sáng, kiến thức của anh luôn được trau
đồi ngày càng mở rộng để đáp ứng sự nghiệp cách
mạng của đất nước và bất kịp những vấn đề thời đại của các dân tộc khác trên thế giới
Cuộc sống của anh ở chiến khu miền Đông cũng gian khổ và giản dị như các cán bộ khác Mọi người triu mến gọi anh là anh Ba Nghĩa (bí danh của anh lúc bấy giờ) Anh Ba Nghĩa vẫn cùng anh em đi bộ hàng mấy chục cây số, bảng rừng vượt suối đến những nơi công tác Nhớ đồng bào Sài Gòn, nhiều lần anh đã đến những vùng du kích, vùng ven thành thị dự những cuộc họp lớn nhỏ làm việc với cán bộ cơ sở, với các nhân sĩ trí thức từ Sài Gòn vào, nắm bắt tình hình chiến sự và cuộc sống đấu tranh đầy cam go
nguy hiểm của các tầng lớp đồng bào trong vòng
kèm kẹp của địch
Sống với tập thể cơ quan, anh rất chân tình quan tâm chăm sóc, chia sẻ gian khổ ngọt bùi với anh em
chiến sĩ, bảo vệ
Những lần anh tiếp nhà báo ngoại quốc ở căn cứ
kháng chiến miền Nam như các chị Marta (Cu-ba),
M.Riffaud (Pháp) hoặc ông W.Burchett (Úc), anh
thường kêu tôi đi cùng Các nhà báo này đều có cảm
tình với anh, rất trân trọng những cuộc tiếp xúc, phỏng
vấn, ghi hình anh Qua anh, họ hiểu rõ Mật trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về thành phần tổ chức và chủ trương đường lối Họ đã giúp ta tuyên truyền rất đác lực ra thế giới
Sau giải phóng, lúc anh làm Phó Chủ tịch nước rồi
Quyền Chủ tịch nước cũng là lúc tôi ra Hà Nôi công
tác ở Thông tấn xã Việt Nhm Hầu như tuần nào anh và tôi cũng gập nhau vào chiều thứ bảy, cùng ân com tối và trao đổi với nhau về thời sự Là người khiêm tốn
ham học hỏi, anh rất chịu khó đi các nơi nấm bắt thực tế, đọc nhiều, nghiên cứu kỹ các vân kiện, tài liệu,
sách báo trong và ngoài nước
Anh được tổng thống nhiều nước trên thế giới mời
đi thâm và đón tiếp trân trọng, cởi mở, quí mến Lúc
anh giữ cương vị Chủ tịch Mật trận Tổ quốc Việt Nam,
Tổng thống Pháp mời anh dự Hội nghị Francophone,
đón tiếp anh trọng thể như các vị nguyên thủ khác Trong các cơ hội đó, anh đã làm cho thế giới hiểu ro,
hiểu đúng Việt Nam hơn
Có lần anh đến cơ quan Thông tấn xã Việt Nam, lúc đó anh đang là Quyền Chủ tịch nước Mọi người lo lắng xôn xao: Phải chuẩn bị đón Quyền Chủ tịch nước như thế nào day? Nhung anh bình thản đến phòng
thường trực nhỏ nhẹ nói: '““Tôi là Nguyễn Hữu Thọ
đến gập anh Ba Hương” Cử chỉ đó của anh đã gieo
vào lòng nhân viên cán bộ cơ quan tôi bao mến phục, anh gian di, lich su, than mật, anh đến và đi như một
người bình thường
Những năm gần đây anh sống ở thành phố Hồ Chí Minh Một tối anh đến tham gia đình tôi và ngồi nói chuyện rất khuya Anh kể chuyện vừa đi tham lại Phú Yên — nơi mà hơn 30 năm trước cơ sở cách mạng đã
giải thoát anh khỏi cảnh lưu đày để về chiến khu, làm
người hiệu triệu của ngọn cờ giải phóng miền Nam Chuyện anh cố công đi tìm lại người phụ nữ cơ sở công khai cũ, sau mấy chục năm trời thay đổi, nay đã
thành cụ bà gần trăm tuổi, chuyện thật ly kỳ và xúc
động Anh cũng nhắc lại chuyến đi Lai Châu, anh lên tận bản làng rừng núi xa xôi, Mường Tè để thâm lại
đồng bào, cơ sở đã đùm bọc cưu mang anh lúc địch
đày anh đến chốn rừng sâu nước độc này Anh bồi hồi
nhớ lại, nhớ lại tất cả
Anh Ba Nghĩa - Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - là vậy Anh đối với đồng chí, đồng bào thật tình nghĩa,
thủy chung