TV HVBCTT | D.LA155/08
C VÀ ĐÀO TẠO HOC VIEN CHINH TRI - HANH CHINH QUOC GIA :
| : HỒ CHÍMINH “ :
HỌC VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
PHAM THỊ THANH PHƯƠNG
(KHAO SAT TU THANG 1.2007 DEN HET THANG 6.2008)
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYEN THONG DAF CHUNG
Trang 2
| BO GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO HOC VIEN CHINH TRI - HANH CHINH QUOC GIA
| HO CHi MINH
HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
PHAM TH] THANH PHUONG
HE THONG PHAT THANH - TRUYEN HINH CAC TINH MIEN DONG NAM BO
(Khảo sát từ tháng 1.2007 dén hét thang 6.2008) CHUYÊNNGÀNH : BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ | : 60.32.01
LUAN VAN THAC SI TRUYEN THONG DAI CHUNG
HOC VIEN BẢO 0HÍ& TUYẾN TRUYỆN: 459 - 4/09
Người hướng dẫn: PGS,TS NGUYỄN ĐỨC DŨNG
Trang 3MỤC LỤC
MO DAU occccccccscsssssssssssssssssesssnssessssssusesssssesseseavecesssesesseessssssassessssssssssssssesesssesesssn 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ, 2 HE sen 10
1.1 Diện mạo phát thanh và truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ 10 1.2 Đặc điểm của hệ thống phát thanh và truyền hình các tỉnh miền Đông
CHUONG 2: NHUNG THUẬN LỢI CƠ BẢN VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG,
HAN CHE CUA PHAT THANH VA TRUYEN HINH CAC TINH MIEN
DONG NAM BỘ - HH HH ng 20112111111 EEeereerrerreeeee 35
2.1 Những thuận lợi cơ bản - - c Ltn 12111121191 51 HT HT nh HT ng ngay 35 2.2 Những thành công và hạn chế chủ yếtU - - ccnS21 231 51v nen srsxc 38 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GOP PHAN NANG CAO CHAT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HINH CAC TINH MIEN DONG NAM BO ccccsssssssssscscsssssssssesssssssessessessecese 73 3.1 Một số giải pháp Chung cccceecceccsssesessccesesecessecessesesesssscsscscasssesvevecseeeeas 73
Trang 4MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Sau 20 năm đổi mới, hệ thống các cơ quan báo chí ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng Trước năm 1986, cả nước mới chỉ có gần
100 cơ quan báo chí, hai Đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài
truyền hình Việt Nam, đội ngũ làm báo chỉ khoảng vài ngàn người thì đến nay, mạng lưới này đã phát triển mạnh mẽ Theo số liệu tại Hội nghị tổng kết
8 năm thi hành Luật báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo
chí ngày 24 - 25/12/2007 tại Hà Nội, cả nước có 702 cơ quan báo chí, trong đó có 634 cơ quan bdo in, 67 đài Phát thanh và Truyền hình (từ đây viết tắt là PITH), 10 tờ báo điện tử, 130 trang thông tin điện tử Đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp được cấp thẻ gần 15.000 người; nhiều cơ quan báo chí đa loại
hình đã từng bước xuất hiện Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu
hóa các phương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay, báo chí - truyền
thông càng có điều kiện để phát triển
Xuất hiện sau báo in, PTTH là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng có nhiều ưu thế và nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình
Những chương trình phát thanh trở thành một trường văn hóa tổng hợp, món ăn tỉnh thần bổ ích, nhà sư phạm tập thể, giáo dục và hướng dẫn
con người từ những tri thức về cuộc sống đời thường, cách đối nhân xử
thế, lối sống trong tập thể, ngoài xã hội, những vấn để văn hóa, gia đình,
thái độ cư xử hợp lý của các thế hệ, cho đến tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn đối với những người đi trước, sự bao dung đối với những người biết lầm lỗi, hối cãi Iruyền hình trở thành một loại nhà hát,
quảng trường công dân, trường học nhân dân, người hướng dẫn văn hóa
đại chúng, thành phương tiện nghỉ ngơi, giải trí có sức hấp dẫn lớn đối với
các tầng lớp nhân dan [32, tr.125]
Hệ thống cac Dai PTTH là một bộ phận quan trọng cầu thành nền báo
Trang 5chí cách mạng Việt Nam Cùng với Đài Trung ương, các Đài địa phương cũng đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Trong giai đoạn hiện nay, PFTH là công cụ hiệu quả giúp các cấp ủy, chính quyền ở địa phương phát huy vai trò lãnh đạo, điều hành, thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý xã hội Nói cách khác, PTTH chính là cầu nỗi quan trọng
giữa Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội với mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương Với thế mạnh là gần gũi, nhanh chóng, phản ánh kịp thời những vấn đề của địa phương, PTTH địa phương ngày càng khẳng định vị trí
của mình trong lòng công chúng
Nếu chưa tính Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ (từ đây
viết tắt là: ĐNB) bao gồm các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh,
Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu Khu vực này có diện tích tự nhiên 21.600 km2, chiếm gần 6,5% diện tích cả nước; dân số gần 6 triệu người, chiếm gần 6,8% dân số cả nước Dù diện tích vào loại trung bình, đân số và lao động vào loại nhỏ so với các vùng khác, nhưng ĐNB là vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát tiền, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát
triển so với các vùng khác trong cả nước
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, công nghiệp phát triển mạnh, năng động, trong những năm qua, các tỉnh miền ĐNB đã có những
đóng góp to lớn, thể hiện vai trò vùng kinh tế động lực của cả nước ĐNB
cũng là vùng đa đạng về thành phần đân tộc, trình độ dân trí khá cao và hoạt
động báo chí sôi động nhất trong cả nước Những đặc điểm này có tác động như thế nào đến sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhất
là PTTH? Hệ thống PTTH các tỉnh khu vực miền ĐNB hiện đang hoạt động
ra sao, có những đặc điểm gì chung, những đặc điểm gì riêng? Vị trí của PTTH các tỉnh miền ĐNB trong lòng công chúng địa phương như thế nào?
Trang 6định: Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí,
phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý
nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ” [29, tr.214]
Hầu hết các tỉnh miền ĐNB đều thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng nhìn chung có sự phát triển không đồng đều Yếu tổ này có chỉ phối đến hoạt động của hệ thông PTTH trong khu vực hay không? Những điều kiện nào ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống PTTH các tỉnh miền ĐNB hiện nay? Để phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, đáp ứng yêu cầu thông tin, giải trí, nâng cao dân trí của người dân địa phương, hệ thống PTTH các tỉnh miền ĐNB cần đổi mới hoạt động theo hướng nào? Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu, làm rõ để phát huy hơn nữa vai trò của PITH ở địa phương trong thời gian tới
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Hệ thống phát thanh - truyền hình các tỉnh miên Đông Nam bở' cho luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng của mình Công việc này có thể làm rõ hơn thực trạng hoạt động của hệ thống PTTH các tỉnh miền ĐNB hiện nay, từ đó để xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các Đài PTTH địa phương
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thời gian qua cũng đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động
báo chí ở ở khu vực mién DNB:
- Luận văn: “Tác động của văn hóa bản địa Nam bộ trong công tác tổ
chúc và tiếp nhận chương trình thời sự, VH-XH trên các Đài truyền hình Đông Nam bộ (2001-2006)” của Nguyễn Cẩm Nam (Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội)
Luận văn này đề cập đến hoạt động báo chí ở khu vực ĐNB nhưng chỉ
giới hạn ở loại hình truyền hình Luận văn cũng chỉ đề cập đến sự tác động
Trang 7(cụ thể là chương trình thời sự và văn hóa - xã hội) của công chúng ở khu
vuc DNB, cũng như việc tổ chức sản xuất các loại chương trình này ở các Đài truyền hình địa phương trong khu vực Tác giả khẳng định: chính văn
hóa bản địa Nam bộ quy định cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng địa phương cũng như cách thức tổ chức sản xuất chương trình truyền hình (từ lựa chọn đề tài, sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn trang phục ) đều chịu ảnh hưởng của văn hóa bản địa Trong luận văn cũng có nêu hoạt
động PTTH trong khu vực nhưng không cụ thể
- Luận văn: “Báo chí Đồng Nai bảo vệ lợi ích của người lao động trong các khu công nghiệp” của Đỗ Thị Hải Yến (Lớp Cao học khóa XI,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền) Luận văn này chỉ dừng lại phản ánh
vai trò của báo chí ở một địa phương cụ thể là tỉnh Đồng Nai Luận văn
tập trung nghiên cứu về vai trò của báo chí tỉnh Đồng Nai trong việc bảo
vệ quyền lợi người lao động trong các khu công nghiệp Hoạt động của
các cơ quan báo chí tỉnh Đồng Nai (gồm báo Đồng Nai, báo Lao động
Đồng Nai và Đài PTTH Đồng Nai) chỉ được giới thiệu một cách khái quát trong khoảng 10 trang (từ trang 29 - 38)
Ngoài ra, liên quan đến lĩnh vực PTTH tại khu vực phía Nam, cũng có một số luận văn tốt nghiệp các khóa Cao học báo chí tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền Cụ thể là:
- Luận văn: “Nâng cao chất lượng tin tức sản xuất tại Đài Truyền hình
Cần Thơ” của tác giả Lâm Thiện Khanh, lớp Cao học báo chí khóa VH
- Luận văn: “Tính thuyết phục và hiệu quả của truyền hình trực tiếp ở khu vực đông bằng sông Cửu Long” - tác giả Lê Thanh Trung, lớp Cao
học báo chí khóa VI
- Luận văn: “Tổ chức sản xuất chương trình Thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh - Truyền hìnhh Đông Tháp” của tác giả Dương Thị Thanh Thuỷ,
Trang 8
lớp Cao học báo chí khóa I%
-Luận văn: “ Báo chí An Giang tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp” - tác giả Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Cao học báo chí khóa X
Nhìn chung, những luận văn này hoặc là đề cập đến vai trò của PTTH
địa phương trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, hoặc là đi sâu vào việc phân tích
thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng một thể loại, một chương trình truyền hình của địa phương Cũng đã có luận văn đề cập đến
truyền hình miền ĐNB, nhưng đưới góc độ tìm hiểu sự tác động của văn hóa
đối với tổ chức và tiếp nhận chương trình truyền hình
Như vậy là cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về thực trạng phát triển của hệ thống PTTH miền ĐNB nói riêng Trong khi đó đây là khu vực mà hoạt động báo chí có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ quan báo chí thuộc hệ thống PTTH đã tạo dựng được thương hiệu trong khu vực như Đài PTTH Đồng Nai, Đài PTTH Bình Dương v.v
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát hoạt động của hệ thống PTTH các tỉnh khu vực miền ĐNB, luận văn khái quát lên những thuận lợi cơ bản, những thế mạnh và hạn
chế của PTTH các tỉnh miền ĐNB trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở
địa phương, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu về thông tin, tuyên truyền, giải trí của công chúng trong bối cảnh mới
3.2.Nhiém vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, chúng tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Khảo sát các tài liệu, sách nghiên cứu lý luận báo chí để đúc rút ra
Trang 9- Khảo sát thực tế tại 5 Đài PTTH tỉnh trong khu vực miền ĐNB để làm sáng tỏ thực trạng trên các phương diện: chất lượng chương trình; cơ
cấu tổ chức; những yếu tố tác động
- Vận dụng lý luận báo chí và căn cứ vào tình hình thức tế để đề ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống PTTH
các tỉnh miền DNB
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của để tài là hệ thống Đài PTTH các tỉnh mién DNB
4.2.Phạm vĩ nghiên cứu
Trong khái niệm quản lý hành chính nhà nước cũng như vị trí địa lý, miền ĐNB gồm 5 tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đồng Nai, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, do thành phố
Hỗ Chí Minh là địa phương có hệ thống báo chí nói chung và các đài phát thanh, truyền hình nói riêng phát triển rất mạnh mẽ, phong phú, đa dạng với chất lượng vượt trội so với các địa phương trong khu vực, nên chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong 5 tỉnh cồn lại của khu vực này
Thời gian khảo sát được giới hạn từ tháng 1/2007 đến hết tháng 6/2008 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1.Cơ sở lý luận
Luận văn sẽ được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo
chí, các tài liệu lý luận về báo chí, truyền thông đã xuất bản tại Việt Nam
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng kết hợp những phương
Trang 10- Phương pháp nghiên cứu tai liéu
-Phương pháp khảo sát thực tế để làm sáng to diện mạo chung của hệ thông PTTH các tỉnh trong khu vực ĐNB
- Các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh hoạt động giữa các đài
dé thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó rút ra được những giải pháp
nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế điểm yếu, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của hệ thống các Đài địa phương trong khu vực
- Phương pháp phỏng vấn sâu với lãnh đạo một số Đài
- Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện với công chúng tại 5
địa phương với tổng số 500 phiếu 6 Đóng góp của đề tài 6.1 Về mặt lý luận
- Đây là đề tài lần đầu tiên khảo sát một cách có hệ thông về hoạt động
cua Dai PTTH ở 5 tỉnh thuộc khu vực có đặc trưng riêng là khu vực kinh tế
năng động nhất đất nước hiện nay Đề tài nếu nghiên cứu thành công không chỉ góp phần làm sáng tỏ điện mạo mà cũng là sự đánh giá tương đối chính
xác về vai trò, vị trí của hệ thống PTTH các tỉnh miễn ĐNB trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương
- Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về những vấn đề có liên quan đến PTTH nói chung và PTTH các tỉnh khu vực
miễn DNB ndi riêng
6.2 Về mặt thực tiễn
Đây là đề tài đầu tiên vận dụng lý luận báo chí để giải quyết một vấn đề
thực tiễn là phác thảo điện mạo hệ thống PTTH ở các tỉnh trong khu vực DNB
Nếu được thực hiện thành công, luận văn sẽ có những giá trị thực tiễn sau đây:
- Cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn, cụ thể hơn về hoạt động của hệ thống PTTH ở các tỉnh thuộc khu vực miễn PNB cho đối tượng lãnh đạo, quản lý
Trang 11báo chí Qua đó, luận văn cung cấp các cơ sở dữ liệu giúp các nhà lãnh đạo,
quản lý báo chí hiểu sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, thực trạng hoạt động của hệ thong PTTH 6 khu vuc nay trong viéc thuc hién nhiém vu chinh tri 6 dia
phương, từ đó có những chính sách phù hợp nhằm lãnh đạo, quản lý một cách hiệu quả hơn
- Những kinh nghiệm thành công của các Đài địa phương, những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của hệ thống PTTH mà luận văn nêu ra là tài liệu tham khảo để các Đài PTTH địa phương trong khu vực
ĐNB nghiên cứu, áp dụng nhằm cải tiến cách thức tổ chức, hoạt động, phát huy hơn nữa thế mạnh của từng Đài địa phương cũng như của cả hệ thông PTTH khu vực trong xu thế cạnh tranh hiện nay
- Đề tài cũng tạo cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo Đồng thời, qua tìm hiểu hoạt động của các Đài PTTH, đề tài cũng giúp tác giả tự nâng cao sự hiểu biết và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình, qua đó giúp ích cho hoạt động nghề nghiệp trong tương lai
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, những nội dung
chủ yếu của luận văn được trình bày trong 3 chương, 6 tiết, với tổng số 106
Trang 1210
Chương I
KHÁI | QUAT VE HE THONG PHAT THANH
VA TRUYEN HINH CAC TINH MIEN DONG NAM BO
1.1.Diện mạo phát thanh và truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ
1.1.1.Một số đặc điểm của khu vực miễn Đông Nam Bộ
Khu vực miền ĐNB là là địa bàn nằm trên nửa phần đất của Nam bộ về
phía Đông Khu vực ĐNB bao gồm địa giới hành chính của Thành phố Hỗ Chí
Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa — Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,
Tây Ninh Tổng diện tích toàn vùng trên 23.550km? Nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh, 5 tỉnh của khu vực ĐNB có diện tích hon 21.457km’
Có thể khái quát một số đặc điểm của khu vực ĐNB như sau:
- Là vùng đất trẻ và có vị trí đắc địa để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng
So với một số vùng dân cư khác trong cả nước như vùng đồng bằng Bắc bộ hay duyện hải miền Trung thì ĐNB là vùng đất trẻ, hình thành chỉ mới trên 3 thế kỷ Hơn 300 năm trước, cư dân Việt từ miền ngũ Quảng (gồm Quảng
Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Huế), Quảng Nam và Quảng Ngãi), đã vào vùng này định cư ven ở hạ lưu đôi bờ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông
Vàm Cỏ Đông Sau đó, họ từ từ khân hoang lên trung và thượng nguồn hình thành ĐNB như ngày nay
Vùng ĐNB có thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Vùng này nằm kề với đồng bằng sông Cửu Long
- vựa lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, giao lưu thuận tiện nhờ có
mạng lưới kênh rạch và hệ thống đường bộ Bằng đường bộ cũng có thể dễ dàng giao lưu với Campuchia, với vùng Nam Tây Nguyên; bằng đường bộ và đường sắt xuyên Việt có thể liên hệ với các tỉnh khác trong cả nước, nhất là duyên hải Nam Trung Bộ Cụm cảng Sài Gòn (gồm cả đường không, đường
Trang 13
11
biển) và Vũng Tàu tạo cửa ngõ cho vùng mở ra với nước ngoài
Ngoài vị trí thuận lợi và những tiềm nang dé phat triển kinh tế, phía Bắc
khu vực ĐNB giáp với Tây Nguyên là địa bàn chiến lược trong quốc phòng,
bảo vệ cho cả vùng
- Là nơi có nên kinh tế phát triển vào bậc nhất trong cả nước
Vùng ĐNB có cả đất liền và biển Vùng đất liền có địa hình thoải, đất
bazan, đất xám màu mỡ Các vùng đất bazan chiếm tới 40% diện tích của vùng, nối tiếp với miền đất bazan của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung
Bộ Đất xám bạc màu ( đất phù sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn, tuy nghèo dinh
dưỡng hơn đất bazan, nhưng thoát nước tốt Nhờ có khí hậu cận xích đạo, đất
đai màu mỡ và mạng lưới thuỷ lợi được cải thiện, ĐNB là khu vực có diện
tích trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, tiêu, càphê và nhiều loại cây ăn trái đặc sản lớn nhất trong cả nước Nhờ các công trình thủy lợi
mà điện tích đất trồng trọt ở khu vực ĐNB tăng lên, hệ SỐ SỬ dụng đất trồng
cây hàng năm cũng tăng, kéo theo việc tăng khả năng bảo đảm lương thực,
thực phẩm của vùng Ngoài ra, vùng ĐNB còn nằm gân các ngư trường lớn
là ngư trường Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu và ngư trường Minh Hải, Kiên Giang, đồng thời có các điều kiện lý tưởng để xây dựng các
cảng cá Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thuỷ sản nước mặn và nước lợ
Ngoài phát triển kinh tế nông nghiệp, ĐNB còn là vùng phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ Trong vùng đã có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp lớn đi vào hoạt động, như khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung (Tp.HCM), khu công nghiệp Biên Hòa 1, Biên Hòa 2 (Đồng Nai), khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (Bình Dương) Tính đến thời điểm tháng 6/2008, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút được trên 5.250
Trang 1412
55% vốn đăng ký của cả nước).[44]
Kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển đã góp phần làm cho tốc độ
tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong miền ĐNB trong nhiều năm liền luôn ở
mức cao, írung bình từ 13-14% năm Từ năm 1997 đến nay, Bình Dương có tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm bình quân hơn 15% Tốc độ tăng trưởng bình quân của Tây Ninh trong những năm qua trên 14% Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai trong năm 2007 là 15,1%; Bình Phước là 14,2% trong
năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 là 13,53%
Ở vvùng ĐNB có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, lại đang tiếp tục thu
hút đầu tư trong nước và quốc tế Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc Tất cả các điều kiện trên tạo ra lợi thế
của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội
- Là vùng có đa dân tộc cùng sinh sống, đa dạng về bản sắc văn hóa
Sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam Sự đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc
riêng của từng vùng văn hóa Đặc điểm cư dân của miền ĐNB là cộng đồng cư dân có nguồn gốc từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước tụ họp về Cư
dan ở miền ĐNB có nhiều thành phần dân tộc khác nhau Sự đa dạng của các
tộc người đã hình thành nên những nét riêng về văn hóa của vùng ĐNB
- Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có trên 10 dân tộc cùng sinh sống, chiếm chủ yếu trong số đó là dân tộc Kinh với 97%, còn lại là các dân tộc khác như Hoa,
Châu Ro, Châu Mạ, Coho, Tày, Chăm, Khmer
- Tỉnh Bình Phước có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, 80% trong số đó là dân tộc Kinh Dân tộc bản địa là người Stiêng và Mơ -Nông, chiếm gần 10% Còn lại là các dân tộc khác như Tày, Nùng, Thái, Mường từ các tỉnh
phía Bắc di cư vào
- Tỉnh Bình Dương có 13 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm
Trang 1513
- Tỉnh Đồng Nai có gần 40 dân tộc thiểu số với khoảng 180.000 người, chiếm 8% dân số toàn tỉnh Trong đó, dân tộc Hoa là chủ yếu với khoảng 110.000 người, dân tộc Chơro khoảng 18.000 người, còn lại là các dân tộc
khác như Stiêng, Châu Mạ, CơHo
- Tinh Tay Ninh có 26 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đân tộc Kinh chiếm chủ yếu với 98%, còn lại là các dân tộc khác như Chăm, Hoa, Khmer
Mỗi dân tộc tuy có những phong tục tập quán sinh hoạt khác nhau
nhưng đều có truyền thống chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động
cần cù Dù là dân tộc bản địa hay là từ các vùng miền khác di cư vào sinh
sống ở vùng dat DNB nay, đồng bào các dân tộc thiểu số ít nhiều đều giữ cho
mình những nét văn hóa riêng biệt, những tập quán sinh hoạt khác nhau Trong sinh hoạt, không ít dân tộc vẫn còn giữ tập tục ở trong những ngôi nhà
sàn, chăn thả gia súc dưới gầm Đồng bào vẫn duy trì việc trồng lúa bên cạnh việc trồng các loại cây công nghiệp Những lễ hội truyền thống đều được tổ chức hàng năm, như lễ hội mừng lúa mới của người Stiêng, tết Cholchơnamthơmây, lễ Senđônta của người Khmer Nghề truyền thống của
đồng bào dân tộc thiểu số như đan gùi, xá, đệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần đù không còn phổ biến như xưa nhưng vẫn duoc gin gift Tat ca di tao cho DNB có một nền văn hóa đa dạng, phong phú và đầy bản sắc
- Vùng Đông Nam Bộ có số lượng dân nhập cư cao
Có thế mạnh về đất đai và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nên ĐNB đã và đang tiếp tục thu hút một lượng lớn dân cư đến sinh sống và lập nghiệp Ngoài ra, ĐNB là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nên nhu cầu về lao động rất lớn Trong nhiều năm qua, một lượng lớn lao động ở các vùng, miền khác đã đến ĐNB làm công nhân Như ở Đồng Nai, “65% lao động là người ngoại tỉnh? [67, tr.65] Nhìn chung, phần lớn công nhân ở các
Trang 1614
thần nghèo nàn, đời sống vật chất thiếu thốn, thu nhập không đủ sống Nhiều vụ đình công đã xảy ra, từ rải rác đến liên tục, đặc biệt là ở Đồng Nai “Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 03/CP thì từ ngày 21 đến 27/2/2006,
trên địa bàn các khu công nghiệp trong tính đã có 9 vụ đình công với hon
20.000 công nhân lao động tham gia’’ (67, tr 47]
Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh về tiểm năng phát triển kinh tế, về nền văn hóa đa dạng, trình độ dân trí ngày một nâng cao đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước, ĐNB cũng đang đối mặt với những thách thức không nhỏ của sự phát triển Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường sống; là sự tàn phá rừng lấy đất sản xuất do tốc độ tăng dân
số cơ học cao; là những vụ đình công tập thể, những vụ ngộ độc thực phẩm
trong các công ty, xí nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư; là tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, buộc nông dân phải “ly nông” Đây là những mảng đề tài gần gũi, phong phú, sinh động và
hấp dẫn để báo chí miền ĐNB khai thác, phản ánh
1.1.2 Các đài phát thanh và truyền hình miền Đông Nam bộ 1.1.2.1.Đài Phát thanh và Truyền hình Bà Rịa - Vũng Tàu
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, Vũng Tàu là một đơn vị
hành chính trực thuộc tỉnh Đồng Nai Đài truyền thanh thị xã Vũng Tàu được thành lập và hoạt động cùng lúc với phòng Văn hóa thông tin thị xã Đài có 8 cán bộ - nhân viên cùng hệ thống kỹ thuật gồm 2 máy tăng âm 600W, hơn 20km đường dây và 36 chiếc loa công cộng
Sau khi đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo được thành lập, ngày 18/3/1981, Đài truyền thanh thị xã tách khỏi Sở Văn hóa Thông tin, trở thành Đài PTTH
đặc khu, với biên chế gồm 12 người Lúc này, Đài cũng đã tổ chức sản xuất
tin thời sự gửi phát sóng ở Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Sau đó, Đài thuê máy phát của Bưu điện, thực hiện mỗi tuần một chương trình truyền
Trang 1715
Khi thành lập tính mới, ngày 19/10/1991, Đài PTTH tính Bà Rịa-Vũng
Tàu được thành lập Vào thời điểm này, Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu chính
thức phát sóng truyền hình trên kênh 11VHF, với 4 chương trình thời sự và 7 chuyên mục truyền hình mỗi tuần Đến năm 1995, Đài đã thực hiện 7 chương trình thời sự và 10 chuyên mục/tuần, thời lượng phát sóng tăng gấp 2 lần trước
đây Phát thanh duy trì 3 buổi phát/ngày, gồm chương trình thời sự, 14 chuyên mục và các chương trình văn nghệ
Hiện nay, chương trình phát thanh của Đài PTTH Bà Rịa-Vũng Tàu đã phát liên tục 18 giờ/ngày (từ 5 giờ đến 23 giờ) Mỗi ngày có 3 chương trình
thời sự phát thanh 20 phút, 1 chương trình thời sự trực tiếp 30 phút và 1 bản tin
cuối ngày Hàng tuần Đài thực hiện 26 chuyên mục và 31 chương trình văn nghệ giải trí Ngoài các chương trình thu sắn, Đài còn thực hiện nhiều chương trình trực tiếp mang tính chất tương tác cao, như chương trình tư vấn phòng
chống HIV/AIDS “ 60 phút bạn và tôi”, chương trình ca nhạc cải lương theo yêu cầu, chương trình quà tặng âm nhạc
Chương trình truyền hình có thời lượng phát sóng mỗi ngày 15 giờ 30 phút Hàng ngày Đài thực hiện 2 chương trình thời sự và 1 bản tin cuối ngày Hàng tháng có 21 chuyên đề với 64 chương trình phát sóng, 7 chương trình khoa giáo Chương trình giải trí chủ yếu là chiếu phim, chương trình sân khấu,
chương trình ca nhạc-cổ nhạc, thể thao và chương trình giải trí nước ngoài thu
qua vệ tĩnh
1.1.2.2.Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương
Đài PTTH Bình Dương thành lập ngày 2/10/1977, tiền thân là Đài Phát thanh Sông Bé Khi mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ công nhân viên rất thiếu thốn và yếu kém Nhân sự chỉ khoảng 20 người, còn hệ thống máy phát thì cũ kỹ, chấp vá do tận dụng các phương tiện khí tài của
chế độ cũ để lại Với hệ thống phát thanh 1KW cũ, anten 50m day néo, Dai
phát sóng thời lượng chỉ từ 5-6 giờ mỗi ngày Năm 1990, Đài mới có bước đột
Trang 1816
phá đầu tiên vào lĩnh vực truyền hình, khi quyết định lấp đặt Trạm tiếp vận PTTH trên đỉnh núi Bà Rá Tại đây, Đài có thể tự phát sóng những chương trình sản xuất, đồng thời tiếp vận sóng Đài trung ương, Đài Tp.HCM phục vụ nhân đân khu vực phía Bắc của tỉnh Lúc này, Đài chỉ sản xuất 2 -3 chương
trình thời sự/tuần, phần lớn thời lượng còn lại là tiếp sóng Đến năm 1994, khi công trình anten tự đứng cao I11Sm và máy phát hình 5kw chính thức được đưa vào khai thác, phát sóng tại thị xã Thủ Dầu Một, mới định hình một Đài
PTTH hoàn chính -Đài PTTH Sông Bé
Năm 1997, cùng với sự kiện chia tách tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh Bình Duong va Binh Phuc, Dai PTTH Song Bé mang tên gọi mới: Đài PTTH Bình Dương (BTV) Kế thừa những thành quả đã đạt được, qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Đài PTTH Bình Dương đã trở thành một trong những Đài địa phương có sự phát triển mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của
mình trong sự nghiệp chung
Về lĩnh vực phát thanh: Năm 1998, Đài PTTH Bình Dương đã chính thức mở kênh phát thanh FM 92,5MHz thay cho kênh AM Với phương châm: vì người
nghe đài để tồn tại và phát triển, từ đó đến nay, EM Bình Dương đã liên tục đổi
mới chương trình để gần gũi, thiết thực và hấp dẫn hơn với bạn nghe đài
Tính đến tháng 6/2008, FM Bình Dương có 77 đầu chương trình, được phát hàng ngày với thời lượng phát sóng 20 giờ mỗi ngày (từ 4giờ 00 đến 24 giờ) Các chương trình bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó,
các chương trình thời sự, các tiết mục thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội và
chuyên đề chiếm 50% thời lượng, 50% thời lượng còn lại là văn nghệ, giải trí
Nhiều chuyên đề chính đã được phát hàng ngày thay vì định kỳ hàng tuần như
nhiều Đài địa phương khác, như: Nông nghiệp và Nông thôn, Câu lạc bộ trẻ,
Pháp luật và Đời sống, Khóc va Dep, Tình yêu- Hôn nhân-Gia đình
Về lĩnh vực truyền hình: Đài PTTH Bình Dương có 68 đầu chương trình
truyền hình phát trên trên 2 kênh analog (BTVI, BTV2) với thời lượng 43
Trang 1917
giờ/ngày Kênh truyền hình kỹ thuật số mặt đất với 16 chương trình trong nước và quốc tế, phát 24/24 giờ, trong đó 06 chương trình đã được Việt hóa
Khối lượng chương trình tự sản xuất của Đài PTTH Bình Dương tương đối nhiều, đa dạng, phong phú Ngoài các loại chương trình chính luận như
Thời sự, chuyên đề, chương trình khoa học giáo dục, Đài còn tổ chức sản xuất nhiều chương trình văn nghệ, giải trí, sân khấu, ca nhạc, phim tài liệu
1.1.2.3 Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phuóc
Đài PTTH Bình Phước thành lập ngày 1/1/1997, khi tỉnh Bình Phước được
tái lập trên cơ sở tách ra từ tính Sông Bé So với các Đài trong khu vực thì Đài PTTH Bình Phước còn rất non trẻ, chỉ mới góp mặt trong làng báo chí gần 12
năm Từ buổi đầu thành lập chỉ có trên 30 cán bộ - nhân viên, thời lượng phát sóng
phát thanh, truyền hình chỉ vài giờ, với vài chuyên mục, chương trình ca
nhạc/ngày, nay Đài PTTH Bình Phước có 178 cán bộ - nhân viên, với số giờ phát sóng phát thanh là 19giờ/ngày, truyền hình 25 giờ/ngày trên 2 kênh BPTVI (phát liên tục từ 5h30 đến 23h00) và BPTV2 (phát từ 17h00 đến 24h00)
Về số lượng chương trình, từ chỗ chỉ có chương trình Thời sự, vài
chuyên mục, chương trình văn nghệ, giải trí buổi ban đầu, đến tháng 6/2008, Đài PTTH Bình Phước có 78 đầu chương trình phát thanh, 103 đầu chương
trình truyền hình, với nhiều thể loại phong phú, đa dạng như Thời sự chính
luận, Chuyên mục - chuyên đề, Khoa giáo, giải trí Khối lượng chương trình tự sản xuất của Đài PTTH Bình Phước hàng tháng chiếm khoảng 30% thời lượng phát sóng Nhiều chương trình đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng trong lòng khán, thính giả, thu hút được sự quan tâm theo dõi của đông đảo tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh như chương trình “Ca nhạc theo yêu câu”, chương trình “S%c khỏe giới tính”, chương trình “Nhịp cầu nhà nông” trên sóng phát thanh; chương trình “Án nnh Bình Phước”, “Nông nghiệp -
39
Trang 2018
Từ buổi đầu sản xuất chương trình phát thanh, sản xuất chương trình truyền hình với công nghệ analog (tuyến tính), từ năm 2005, Đài PTTH Bình
Phước đã tiến hành thử nghiệm và từng bước chuyển đổi công nghệ sản xuất
chương trình sang Digital (phi tuyến tính) Nhiều chương trình phát sóng cũng thực hiện qua mạng Việc chuyên đôi công nghệ sản xuất chương trình và phát
sóng đã góp phần làm cho quá trình sản xuất chương trình phát thanh và truyền
hình được nhanh hơn, hiệu quả thâm mỹ của chương trình cũng được nâng lên
1.1.2.4.Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975, cùng với việc phát
hành tờ báo Đồng Nai, Tỉnh ủy Đồng Nai chủ trương xây dựng một Đài phát thanh để phủ sóng toàn tỉnh Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ban đầu của Đài Đồng Nai gồm hai máy phát có công suất 20KW, cùng hai máy nổ 150KVA tiếp quản từ Đài tiếng nói Việt Nam Ngày đầu thành lập, Đài Phát thanh Đồng Nai có 64 biên chế Sau một thời gian chuẩn bị, đúng 19h ngày 19/11/1976, nhân dịp Đại hội lần thứ nhất của Đảng bộ Đồng Nai kết thúc thành công, chương trình chào mừng Đại hội Đảng bộ đã được phát trên sóng, mở ra thêm một loại hình báo chí mới ở Đồng Nai
Năm 1989, Đài Phát thanh Đồng Nai chính thức đổi tên là Đài PTTH Đồng Nai Trước đó, tổ truyền hình thuộc Đài với hai máy quay phim 16 ly, với 7 cán bộ - phóng viên đã luôn có mặt ở những điểm nóng để quay phim,
dàn dựng và đưa phát trên Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Do yêu
cầu của sự phát triển, Ban chấp hành Tỉnh ủy Đồng Nai có nghị quyết về việc xây dựng Đài truyền hình Sau một thời gian chuẩn bị, đến ngày 26/1/1995, sóng truyền hình Đồng Nai được phát thử nghiệm trên kênh 12VHE, đưa hình ảnh các hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Đồng Nai đến nhân dân trong tỉnh và khu vực
Trong 32 năm hoạt động, Đài PTTH Đồng Nai đã trải qua nhiều đợt cải
tiến chương trình PTTH, nhằm từng bước nâng cao chất lượng, phục vụ tốt
Trang 21
19
hơn các yêu cầu của Đảng, của Nhà nước Giai đoạn từ 2003 đến nay, Đài PTTH Đồng Nai đã nỗ lực đổi mới mạnh mẽ và tạo ra nhiều chuyển biến tích cực: tăng kênh sóng, tăng thời lượng phát sóng, đổi mới cải tiến chương trình, tăng doanh thu quảng cáo - tài trợ
Về phát thanh, hiện nay, Đài Đồng Nai có 1 kênh phát sóng phát thanh FM 97,5MHz phat sóng 19 giờ 30 phút/ngày Từ chỗ làm các chương trình thu
trước vào băng, từ năm 1998, phát thanh Đồng Nai đã tiến đến làm 2 chương trình thời sự trực tiếp/ngày Đến năm 2003, phát thanh Đồng Nai có sự chuyển biến về chất nhờ tiếp cận công nghệ làm phát thanh mới Công nghệ phi tuyến tính được đưa vào sử dụng trong sản xuất chương trình phát thanh Hiện nay, phát thanh Đồng Nai đã số hóa hoàn toàn từ sản xuất đến phát sóng
Về truyền hình, 2 kênh phát sóng truyền hình: kênh 12VHE (ĐNI) phát
sóng 18 giờ/ngày và kênh 36UHF (ĐÐN2) phát sóng 24/24 giờ/ngày Với sự
kiện đưa vào phát sóng 24/24 giờ hàng ngày trên kênh ĐN2 từ ngày
19/5/2005, Dai PITH Déng Nai là Đài địa phương phát sóng truyền hình 24/24 giờ hàng ngày đầu tiên trong cả nước Và đến tối 16/11/2007, kênh truyền hình Đồng Nai chính thức phát sóng tại Hà Nội qua kênh truyền hình cáp sau một thời gian thử nghiệm Từ đây, hình ảnh đất nước, con người Đồng Nai đã được giới thiệu đến với nhân dân Thủ đô
Hiện Đài Đồng Nai có 4 chương trình thời sự/ngày với tổng thời lượng
khoảng 70 phút, trong đó chương trình buổi trưa và buổi tối thực hiện trực
tiếp Thời sự truyền hình Đồng Nai mang phong cách hình thức riêng Trong
các bản tin thời sự có nhiều tiết mục nhỏ, phù hợp với mỗi thời điểm chính trị Hệ thống các chuyên đề khá phong phú, bao quát đầy đủ các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng với nhiều cải tiến về mặt hình
Trang 2220
chương trình với khán giả Hệ thống chương trình văn nghệ - giải trí - thể thao ngày càng phong phú và có thời lượng phát sóng khá cao, góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí và xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng
Về hình thức, Đài PTTH Đồng Nai liên tục tìm tòi những cách chuyển tải ngày
càng gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, ngày càng tiếp cận với cách làm PTTH hiện đại và tý lệ chương trình tự sản xuất cao hơn so với nhiều Đài địa phương
1.1.2.5.Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh
Ngày 1/11/1977 là cột mốc đáng nhớ của những người làm báo PTTH tỉnh Tây Ninh Đây là ngày chương trình phát thanh của Tây Ninh chính thức phát sóng, phục vụ nhu cầu của công chúng ở địa phương
Khi mới thành lập, Đài có khoảng 40 cán bộ-nhân viên; cơ sở vật chất
cũng trong tình trạng tạm bợ và thiếu thốn Thời gian này, Đài phát sóng AM
với máy phát có công suất Ikw do tỉnh Hà Sơn Binh (đơn vị kết nghĩa với Tây Ninh hỗ trợ), phát anten dù (anten ống thép) chứ chưa có anten tự đứng Đến năm 1980, Đài Tây Ninh được tỉnh đầu tư một máy phát cũ có công suất 10kw, đặt trên núi Bà Đen, cao hơn mặt nước biển gần 900m nên diện phủ sóng phát thanh khá rộng Chương trình phát thanh của Tây Ninh lúc này phát theo buổi: sáng, trưa, chiều tối, với thời lượng khá ít ỏi Hiện nay, Đài PTTH Tây Ninh cũng duy trì việc phát sóng phát thanh vào 3 buổi sáng, trưa và chiều tối, thời lượng khoảng 6 giờ/ngày Hàng ngày có 1 chương trình thời sự
buổi trưa 30 phút (phát lại buổi chiều), trong một tuần có 12 chuyên mục
Chương trình văn nghệ giải trí có 7 đầu chương trình, với thời lượng phát sóng
khoảng 18 giờ/tuần
Làm chương trình phát thanh nhưng Ban lãnh đạo Đài cũng có những bước chuẩn bị cho việc phát sóng tại tỉnh nhà những chương trình truyền hình
do Tây Ninh sản xuất, phục vụ nhu cầu của công chúng ở địa phương Trạm phát lại truyền hình công suất 100W, phát nhờ anten bưu điện, đã được lắp đặt để tiếp sóng chương trình của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
(HTV) Lồng ghép trong chương trình của HTV, chương trình Thời sự và một
Trang 2321
số ít chuyên mục do Đài Tây Ninh sản xuất đã được phát sóng để phục vụ người dân địa phương
Ngày 18 tháng I năm 1993, chương trình truyền hình của Đài PTTH Tây
Ninh được chính thức phát sóng trên kênh 11, VHE Thời gian đầu Đài cũng chỉ mới sản xuất chương trình thời sự và một vài chuyên mục, tiếp phát chương trình của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là chủ yếu Thời lượng phát sóng truyền hình của Đài PTTH Tây Ninh thời gian này khoảng 8 giờ/ngày, trong đó thời lượng chương trình tự sản xuất là 60 phút
Từ năm 1998 đánh dấu bước phát triển mới của PTTH Tây Ninh khi Đài PTTH Tây Ninh ngưng tiếp phát chương trình của HTV, VTV (chỉ tiếp hát chương trình Thời sự buổi tối) Ngoài thời sự, chuyên mục, chương trình của
Dai PITH Tây Ninh giai đoạn này đa dạng và phong phú hơn với nhiều
chương trình văn nghệ, giải trí, chiếu phim đáp ứng nhu cầu thông tin, thưởng thức văn hóa-văn nghệ của người dân Thời lượng phát sóng của Đài Tây Ninh đạt 18 giờ/ngày (từ 5h30 đến 23h00) Thời lượng chương trình tự sản xuất khoảng 2 giờ 30 phút, gồm 2 bản tin thời sự/ngày; 28 chuyên mục/tuần và một số chương trình văn nghệ, giải trí tự sản xuất khác
Cũng từ năm 1998, Đài đã thực hiện đưa máy phát sóng lên đính núi nên vùng phủ sóng truyền hình của Đài đã được mở rộng ra ngoài khu vuc DNB |
1.2 Đặc điểm của hệ thống phát thanh và truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ
1.2.1 Những đặc điểm chung
1.2.1.1 VỀ vị trí, vai trò
Đài PTTH, cùng với báo Đảng ở địa phương là đơn vị cấu thành hệ
thống báo chí cả nước, có chung vai trò, chức năng với báo chí cả nước đã được pháp luật quy định: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” [39, tr 18-19]
Trang 2422
Là công cụ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội, từ khi ra đời đến nay, báo chí cách mạng có nhiều đóng góp quan trọng
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa
Trong đó, báo chí ở địa phương cũng đã góp phần xứng đáng, đồng thời ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp cách mạng của
dân tộc trong g1aI đoạn hiện nay
Báo chí địa phương - chủ lực là tờ báo Đảng trực thuộc Đảng bộ địa phương và Đài PỮTH địa phương - là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Đài
PTTH địa phương có vị trí tương đương cấp Sở ngành, thực hiện chức năng
thông tin, tuyên truyền, giải thích quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, giáo dục pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước đến nhân dân; quản lý thống nhất sự nghiệp phát thanh và truyền hình trên địa bàn tỉnh Đồng thời, ngoài việc đáp ứng nhu cầu thông tin qua các chương trình chính luận, thông qua các chương trình giải trí, văn hóa, giáo dục , Đài PTTH địa phương còn phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, giải trí, bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt, đồng thời nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; phục vụ đắc
lực cho công cuộc đổi mới đất nước với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, là một trong những phương tiện quan trọng nhất để hướng dẫn dư luận nên báo chí nói chung, Đài PFTH địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ôn định chính trị, thúc đây công cuộc đôi mới về mọi phương diện, nhất là phát triển kinh tế, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương
Qua khảo sát với 497 phiếu điều tra công chúng các tỉnh khu vực ĐNB
Trang 2523
kiến công chúng được khảo sát đều khẳng định họ tiếp nhận thông tin chủ yếu
qua truyền hình (Bảng 1.1)
Với câu hỏi: “Ông (bà) thường tiếp nhận thông tin chủ yếu qua loại phương tiện nào sau đây?”, kết quả mà chúng tôi thu được như sau: Bảng 1.1 Số ý kiến Bình Phước 100 38 19 16 Bình Dươn 100 37 25 12 Đồng Nai 100 32 20 13 Ba Ria -Ving Tau 97 39 20 22 Tay Ninh 100 23 18 10 Foes 298 159 102 73 100% 32% 20,52% | 14,68%
PTTH là phương tiện chuyển tải thông tin có khả năng hấp dẫn và thuyết phục công chúng, bởi họ được tận mắt nhìn thấy, được tận tai nghe Qua đó, mọi thành phần dân cư sinh sống ở nhiều vùng, miền khác nhau, ở
mọi độ tuổi khác nhau đêu có cơ hội tìm kiếm những thông tin, kiến thức bổ
ích cho mình Qua thông qua những chương trình giáo dục, các chuyên đề
phát sóng trên PTTH, người nông dân chúng có thể học hỏi những kinh nghiệm sản xuất áp dụng vào đồng ruộng; người phụ nữ sẽ học được kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con cái, chăm sóc sức khỏe; giới trẻ sẽ
biết thêm nhiều kiến thức trên những lĩnh vực mà mình quan tâm để bổ trợ
cho cuộc sống.v.v Vì những lợi ích thiết thực mang lại cho người dân nên
PTTH đã trở thành loại hình phương tiện thông tin đại chúng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và luôn được công chúng tin yêu
Dù hiện nay dang bị cạnh tranh quyết liệt bởi báo mạng điện tử nhưng loại hình báo chí này vẫn tiếp tục khẳng định vai trò của mình
Ở khu vực ĐNB, vai trò của Đài PTTH địa phương luôn được người dân
Trang 2624
Với câu hỏi “ Theo ông (bà), Đài PTTH ở địa phương ông (bà) có thiết thực với người dân không7`, kết quả thu được như sau: Bang 1.2 Y kiến nhận xét | Không thiết ' I|BRVT | 97 | 57 | 5876| 37 | 381413 |3 2 [Bình Phước | 100 | 63 | 63 | 37 | 37 |0 Í 9 3 [BmhDương| 10 | 59 | 59 | 36 | 36 | 5 | 5 4 |ĐônNai | 100] 66 | 66 | 32 | 321 2 7 2 5 |TayNinhn | 10 | 24 | 24 73 | 73 | 3.1 3 “Tổngcông | 497 | 269 | 5412 | 215 | 4326] 13 2/62
“Tổng hợp phiếu xin ý kiến công chúng của Đài PTTH 5 tỉnh trong khu
vuc DNB, cho thay:
- Có 269 phiếu cho rằng Đài PTTH ở địa phương là thiết thực đối với công chúng, chiếm tỷ lệ 54,12%
- Có 215 phiếu cho rằng bình thường, chiếm tỷ lệ 43,26 %
- Có 13 phiếu cho rằng không thiết thực, chiếm tỷ lệ 2,62%
Như vậy, số ý kiến cho rằng Đài PTTH địa phương không thiết thực với người dân chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 2,62% Điều này khẳng định Đài PTTH
địa phương luôn được người dân địa phương tin cậy và là phương tiện gần gũi
trong việc tiếp cận thông tin, hưởng thụ văn hóa tinh thần, nâng cao dân trí
1.2.1.2 Về cơ cấu tổ chức
Qua khảo sát 5 Đài PTTH địa phương khu vực miền ĐNB cho thấy đa
Trang 27các Đài địa phương khu vực miền ĐNB được khảo sát, Đài có số viên chức ít
nhất là Tây Ninh với 100 người (87 biên chế); nhiều nhất là Đài PTTH Bình
Dương với 387 người (268 biên chế và hợp đồng ngân sách) Số viên chức hợp đồng ngoài biên chế do các Đài tự cân đối kinh phí để chỉ trả, nhằm đảm bảo cho yêu cầu hoạt động của đơn vị mình Trừ Đài PFTH Bình Dương, còn lại 4 Đài là Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh dù có sự chênh
lệch về số viên chức nhưng xét về đội ngũ phóng viên, biên tập viên thì lại tương đối đồng đều, trong khoảng từ 40-60 người
Tuy nhiên, dù vị trí, chức năng của Đài PTTH ở địa phương là giống nhau, nhưng gitta cdc Dai PITH tỉnh được khảo sát cũng có cách bố trí bộ máy
tổ chức khá khác nhau Có Đài không chia phòng chuyên môn theo khối (hành
chính - dịch vụ, nội dung, kỹ thuật ), hay theo loại hình chương trình (chính luận, giáo dục hay giải trí ) mà chia theo loại hình phương tiện (phòng phát thanh - phòng truyền hình) Lại có Đài không chia nhỏ các bộ phận chuyên môn
khối kỹ thuật như kỹ thuật, sản xuất chương trình, truyền đẫn phát sóng thành
các phòng riêng biệt mà tổ hợp lại thành phòng kỹ thuật Cụ thể:
Trang 2826 + Phòng chương trình tiếng dân tộc + Phòng truyền dẫn phát sóng + Phòng Chương trình và Phát thanh viên + Phòng Dịch vụ quảng cáo + Phòng truyền hình lưu động
+Don vị trực thuộc: Đài tiếp vận PTTH Bà Rá
- Đài PTTH Bình Dương: ngoài Ban giám đốc, có l6 phòng chuyên
môn nghiệp vụ và 02 đơn vị trực thuộc Cụ thể là: + Ban giám đốc Các phòng chuyên môn bao gồm: + Phòng Thời sự + Phòng Chuyên đề + Phòng Khoa học - Giáo dục + Phòng Văn nghệ + Phòng Thể dục thể thao + Phòng biên tập chương trình nước ngoài + Phòng Tổ chức hành chính + Phòng Kỹ thuật
+ Phòng Sản xuất chương trình truyền hình
+ Phòng Sản xuất chương trình phát thanh + Phòng biên tập phát thanh + Phòng Tuyên truyền Pháp luật + Phòng quản lý Chương trình + Phòng Công nghệ thông tin + Phòng Kế hoạch tài vụ +Phòng Truyền hình Lưu động
+Đơn vị trực thuộc: Hãng phim truyền hình
Trang 2927 - Dai PITH Đồng Nai có I1 phòng, ban và 2 đơn vị trực thuộc Ban giám đốc Các phòng chuyên môn bao gồm: + Phòng Thời sự + Phòng Chuyên mục + Phòng Khoa giáo + Phòng Văn nghệ + Phong Vé tinh + Phòng Kỹ thuật + Phòng Sản xuất chương trình + Phòng Phát thanh + Phòng Tổ chức hành chính + Phòng kế hoạch tài vụ
+ Don vị trực thuộc: Trung tâm Dịch vụ PTTH
Trang 3028
+ Phòng Kỹ thuật + Phòng Chương trình
Cách phân chia tổ chức bộ máy của các Đài tỉnh trong khu vực ĐNB
khác nhau là đặc điểm chung của hệ thống PTTH trong cả nước Qua nhiều
năm đi vào hoạt động nhưng ngành PTTH trong cả nước vẫn chưa có mô hình
thống nhất chung nên mỗi Đài địa phương phải tùy vào điều kiện, hoàn cảnh
riêng mà hình thành tổ chức phù hợp để hoạt động Trên thực tế, các Đài tỉnh
trong khu vực ĐNB hiện nay vẫn chưa xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy
như thế nào để phát huy được hiệu quả điều hành, quản lý một cách cao nhất
Trong “Đề án nâng cao chất lượng nội dung chương trình truyền hình tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tầu giai đoạn 2008-2017”, mô hình tổ chức của Đài PTTH Bà Rịa-
Vũng Tàu trong những năm qua được đánh giá là “đã giúp Đài hoạt động
đúng định hướng, đáp úng được nhiệm vụ chính trị của Đài" [11, tr.7] Cũng
theo Đề án, trong giai đoạn 2008-2010, bên cạnh đổi mới chất lượng nội dung, Đài PTTH Bà Rịa-Vũng Tàu cũng có kế hoạch đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ cấu bộ máy như hiện nay sẽ được sắp xếp lại gồm Ban giám đốc va 12 phòng chuyên môn nghiệp vụ như mô hình hiện nay của Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai Trong khi đó, theo đánh giá của Đài PTTH Bình Dương,
một trong những hạn chế của Đài chính là “ Bộ máy cồng kênh, kém hiệu quả, chưa được sắp xếp khoa học”[16, tr.7]
1.2.1.3 Về kỹ thuật sản xuất chương trình
Đài PTTH các tỉnh trong khu vực ĐNB hiện nay đang có nhiều cải tiến nâng cao chất lượng nội dung và cải tiến quy trình sản xuất chương trình PTTH và phát sóng theo hướng hiện đại Đi đầu trong việc thay đổi trang thiết
bị, quy trình sản xuất chương trình là Đài PTTH Bình Phước Từ năm 2005,
Đài Bình Phước không còn sử dụng công nghệ analog (tuyến tính) nữa mà đã chuyển sang đầu tư thiết bị theo công nghệ Digital (phi tuyến tính) Thay đổi
Trang 3129
thay bằng bàn dựng Digital Các trang thiết bị kỹ thuật đã được vi tính hóa, từ
khâu sản xuất chương trình đến truyền dẫn phát sóng bằng kỹ thuật số hóa
Toàn bộ hệ thống thu - phát phát thanh cũng đã chuyển sang phi tuyến tính Các Đài cấp tỉnh khác trong vùng cũng đang từng bước thay đổi quy
trình sản xuất chương trinh PTTH tt céng nghé analog sang digital, gitip tiét kiệm thời gian và nhân lực Trong giai đoạn mà luận văn tiến hành khảo sát,
nhiều Đài tỉnh trong vùng ĐNB đều sản xuất và truyền dẫn chương trình phát
thanh bằng công nghệ số Chương trình truyền hình sản xuất chủ yếu là analog có kết hợp một phần digifal, truyền dẫn phát sóng bán tự động
1.2.1.4 Về đối tượng phục vu
Báo chí nói chung, Đài PTTH các tỉnh khu vực miền ĐNB nói riêng có
chức năng là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là điễn đàn của quần chúng nhân dân nên đối tượng phục vụ của các Đài PTTH địa phương rất rõ ràng - đó là cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân lao động ở địa phương Chính vì vậy, khi xây dựng chương trình phát sóng, xác định thời lượng
mỗi chương trình, bố trí thời điểm phát sóng các chương trình Đài PTTH các
tỉnh thuộc khu vực miền ĐNB nhìn chung đều hướng đến đối tượng này, xuất phát từ chính nhu cầu của cán bộ - đảng viên và quần chúng nhân dân lao động
Khảo sát các Đài PTTH trong khu vực cho thấy, có khá nhiều chương
trình chuyên đối tượng, hướng đến phục vụ đông đảo đối tượng công chúng khác nhau Các Đài đều có chương trình dành riêng cho đối tượng là thiếu nhi, thanh niên, phụ nữ, công nhân lao động, nông dân đưới nhiều tên gọi khác nhau Như chương trình dành riêng cho thanh niên của Đài PỮFH Bình Phước là “Sức trẻ hôm nay”, Đài PTTH Bình Dương là “Tuổi trẻ Bình Dương”, PTTH Đồng Nai là “Nhịp sống trở”, Đài PTTH Bà Rịa -Vũng Tàu là “Truyền hình thanh niên”, Đài PTTH Tây Ninh là “Thanh niên”
Trang 3230
Để hoàn thành tốt vai trò của mình, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
chính trị tại địa phương, cùng với việc đa dạng các chương trình phát sóng, chú trọng nâng cao chất lượng nội dung, các Đài PFFH cấp tỉnh trong vùng
đều quan tâm mở rộng vùng phủ sóng Bằng việc lắp đặt máy phát sóng có
công suất lớn, lắp đặt các trạm phát lại truyền hình trên các đỉnh núi, vùng phủ sóng của các Đài PFTH cấp tỉnh trong khu vực đã được mở rộng
- Đài Đồng Nai đã phủ sóng phát thanh đối với 95% diện tích của tỉnh và
phủ sóng truyền hình trên 90% diện tích Ngoài ra, sóng PTTH Đồng Nai còn
mở ra tới Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác trong và ngoài khu vực - Đài Bình Phước đã phủ sóng phát thanh đối với 100% diện tích của tính và phủ sóng truyền hình khoảng 95% điện tích Ngoài ra, một số địa phương trong vùng và khu vực tây Nguyên như Đắc Nông, Lâm Đồng cũng
bắt được sóng PTTH Bình Phước
- Dai Tay Ninh đã phủ sóng phát thanh đối với 60% diện tích của tỉnh
và phủ sóng truyền hình 100%diện tích Ngoài ra, sóng truyền hình Tây Ninh
còn mở ra tới Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh ĐNB, đồng bằng sông Cửu
Long và một số địa phương khác trong khu vực Tây Nguyên
- Đài Bình Dương đã phủ sóng phát thanh, sóng truyền hình 100% diện tích của tỉnh Ngoài ra, sóng phát thanh Bình Dương còn phủ khắp khu vực ĐNB và một phần các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sóng truyền hình Bình Dương mở ra Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận khác, trong vòng bán kính 160km
- Đài Bà Rịa - Vũng Tàu đã phủ sóng phát thanh đối với 96% diện tích của tỉnh (trừ Côn Đảo) và khu vực cận miền ĐNB, phủ sóng truyền hình 92% diện tích
1.2.2.Những đặc điểm riêng
1.2.2.1 Tình trạng phát triển không đồng đều
Trang 33phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975 Đài thành lập sớm nhất là Đồng Nai
(1976) và có tuổi đời trẻ nhất là Bình Phước (1997) Các Đài PTTH cấp tỉnh
trong khu vực ĐNB có sự phát triển không đều, thể hiện trên các mặt:
- Về cơ sở vật chất :3/5 Đài PTTH cấp tỉnh trong khu vực đã xây dựng
được trụ sở làm việc khang trang (Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa -Vũng
Tàu) 2 Đài còn lại vẫn đang hoạt động trong trụ sở chật hẹp và cũ kỹ, được xây dựng hàng chục năm nay (trụ sở của Đài PTTH Đồng Nai xây dựng năm
1975, Dai PTTH Tay Ninh xay dung nam 1993),
- Về thời lượng phát sóng: Nhìn chung, số giờ phát sóng phát thanh của
các Đài tỉnh trong cụm ĐNB tương tự nhau, trong khoảng 18 giờ/ngày (trừ Đài
Tây Ninh chỉ 6 giờ/ngày) Số giờ phát sóng truyền hình của các Đài có sự chênh
lệch Phát sóng nhiều nhất là Đài Bình Dương với 43giờ/ngày trên 2 kênh
analog (BTV1, BTV2), chua tinh 3 kênh kỹ thuật số (BTV3, BTV4, BTVS5); gấp gần 03 lần so với số giờ phát hình của Đài Bà Ria - Ving Tau
- Về tự chủ tài chính: Từ tháng 1/2008, Đài Đồng Nai đã tự chủ hoàn
toàn về kinh phí hoạt động, không dựa vào ngân sách Trong khi đó, các Đài
còn lại chỉ mới tự chủ được một phần, hoạt động dựa vào ngân sách cấp vẫn là chủ yếu Ngay như Đài PTTH Bình Dương, hàng năm lệ thuộc ngân sách tỉnh từ 13 đến 15 tỷ đồng
1.2.2.2.Chênh lệch về chất lượng chương trình
5 Đài PTTH cấp tỉnh trong khu vực có thể được chia thành 2 nhóm:
nhóm có chất lượng chương trình khá, tốt gồm Đài PTTH Bình Dương, Đồng
Nai và nhóm có chất lượng chương trình từ trung bình đến khá gồm các Đài
còn lại,
Sự chênh lệch về chất lượng chương trình được thể hiện cụ thể trong
các Báo cáo hoạt động của các Đài PTTH cấp tỉnh trong khu vực ĐNB
Chương trình PFTH của Đài Bình Dương được đánh giá trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2008:
Trang 34Hình thức các chương trình PTTH, kể cả trang web, bản tin BTV đã có đổi mới theo hướng khoa học, hấp dẫn; Nội dung đi vào chiều sâu, phản ánh trung thực, kịp thời, chính xác diễn biến tình hình đời
sống chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước Qua đó, góp phần phục vụ hiệu quả yêu cầu chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, đáp ứng nhu cầu được thông tin, giải trí ngầy càng cao
của nhân dân [16, tr.6]
Chương trình PFTH Đồng Nai được đánh giá trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2008:
Chương trình được cải tiến, bố trí hợp lý thời gian, đồng thời tăng cường
sử đụng phim tài liệu, tổ chức thường xuyên chương trình PTTH trực
tiếp đã mang tính hấp dẫn, bổ ích, đã thông tin nhanh đến khán thính giả trong và ngoài tỉnh, tạo sự đồng thuận với đông đảo khán
thính gia.[23, tr.6] |
Chuong trinh PITH Binh Phuséc được đánh giá trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2008:
6 tháng đầu năm 2008, công tác phát thanh-truyền thanh-truyền hình
Bình Phước đã có một bước chuyển biến tích cực Thời lượng, chất lượng các chương trình đã và đang có những mặt được cải tiến, sửa đổi và mở rộng nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương và đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa-giải trí của nhân dân trong
tinh [19, tr.1]
Chuong trinh PITH Tay Ninh dugc danh gia trong bdo cáo 6 tháng đầu
năm 2008 như sau:
Công tác thông tin tuyên tuyén trong 6 tháng đầu năm luôn đúng
định hướng chỉ đạo của Ban giám đốc và lãnh đạo tỉnh; kịp thời phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
Trang 35vọng của quần chúng và góp phần với lãnh đạo tỉnh điều hành sâu sát nhiệm vụ kinh tế-xã hội địa phương
Tuy nhiên, một số thông tin phản ánh của Đài còn chậm; nội dung một số phóng sự, chuyên mục chưa hay; chất lượng kỹ thuật của một số chuyên mục còn kém [26, tr.3]
Chương trình PITH Bà Rịa - Vũng Tàu được nêu trong “ Đề án nâng
cao chất lượng nội dung chương trình truyền hình tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu giai đoạn 2008-2010”:
Thời lượng chương trình thời sự còn hạn chế và thời điểm phát sóng không ổn định đặc biệt là chương trình buổi trưa Trong đó, tính định hướng chưa cao, còn khô cứng, chưa phản ánh đầy đủ, chính
xác, kịp thời tình hình của địa phương, ít thiết thực cho cuộc sống của nhân dân
Nội dung nhiều chuyên đề chưa chuyên sâu, hình thức thể hiện còn đơn điệu, kém hấp dẫn; một số vấn đề cần quan tâm trong đời sống
kinh tế-xã hội (công tác cải cách hành chính, hoạt động văn hóa nghệ
thuật ) và dành cho một số nhóm đối tượng trong xã hội hiện nay (người cao tuổi, người nghèo ) chưa được quan tâm
Các chương trình giải trí chưa đa dạng, kém hấp dẫn, chưa có chương trình chủ đạo để thu hút sự quan tâm của khán thính giả và còn thiếu
trò chơi truyền hình [11, tr.3-5]
Tiểu kết chương 1
Trong chương I này, chúng tôi đã nêu lên diện mạo hệ thống PTTH các
tỉnh trong khu vực miền ĐNB cùng với một số đặc điểm chủ yếu Chính sự thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển sôi động của miền đất này đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của báo chí ĐNB, nhất là hệ thống PTTH
Du quy mé cé khac nhau, nhung cac Dai PTTH dia phuong trong khu
vực đều đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình, là công cụ lãnh đạo,
Trang 36điều hành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương và là diễn đàn của quần chúng nhân dân Sự phát triển của hệ thống PTTH cấp tỉnh miền ĐNB xuất phát từ yêu cầu tự đổi mới của chính bản thân các Đài, nhằm theo kịp sự
phát triển của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong khu vực Mặt khác, sự
đổi mới đó còn nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin, giải trí, học tập, nâng cao dân trí của người dân trong khu vực, đáp ứng niềm tin yêu của người đân địa
phương
Trong bối cảnh hệ thống PTTH ngày càng phát triển mạnh mẽ, PTTH địa
phương hoạt động trong những điều kiện thuận lợi gì? Những hạn chế nào làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của PTTH địa phương, làm giảm sự tin cậy của công chúng? Đó sẽ là những nội dung chương 2 của luận văn này
Trang 37Go CA
Chương 2
NHŨNG THUẬN LỢI CƠ BẢN VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ CỦA PHÁT THANH VÀ TRUYỂN HÌNH
CAC TINH MIEN DONG NAM BO
2.1 Những thuận lợi cơ bản
2.1.1.Các cấp uỷ Đảng, chính quyên, tổ chức nhận thức đúng đắn về
vai trò, vị trí của phát thanh và truyền hình
Trong giai đoạn hiện nay, thông tin được xem là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội Trong chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh:
Thiếu thông tin, sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định
hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực
tiễn và trở nên kém hiệu quả
Chiến lược phát triển thông tin là một bộ phận quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Thành công hay thất bại của một quốc gia tùy thuộc rất lớn vào khả năng làm chủ, chiếm được lợi thế thông tin [5, tr 1]
Từ chỗ nhận thức đúng tầm quan trọng của thông tin nên lãnh đạo mỗi
quốc gia, mỗi địa phương đều chú trọng phát triển thông tin, thể hiện qua việc
xây dựng chiến lược phát triển thông tin, đầu tư nguồn lực phục vụ phát triển thong tin
Có nhiều loại hình cung cấp thông tin Trong đó, phát thanh va truyền hình là 2 loại hình phương tiện thông tin đại chúng có ưu thế là cung cấp thông tin nhanh nhạy, chính xác về tình hình mọi mặt của địa phương, của đất
nước cho công chúng, phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý
của các cấp ủy, chính quyền địa phương Phát thanh và truyền hình không chỉ là những kênh thông tin quan trọng, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính
Trang 38sách của Đảng và Nhà nước đến với từng người đân một cách cụ thể, sinh động và nhanh nhất mà còn góp phần to lớn trong việc phổ cập tri thức, nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu giải trí của công chúng
Nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của PTTH nên nhiều địa phương luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp phát triển thông tin, đầu tư cho PTTH
- Đề án “Nâng cao chất lượng nội dung chương trình truyền hình tỉnh
Bà Ria-Vũng Tàu giai đoạn 2008-2017) đã được thông qua tại kỳ họp thứ 10
Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu khóa IV, với kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng
- Những hội nghị quan trọng của tỉnh, những cuộc giao ban báo chí hàng tháng/hàng quý, những buổi họp báo trước những sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao quan trọng do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức đều có sự tham dự của lãnh đạo Đài Nhiều sự kiện lớn đều có ban lãnh đạo
Đài tham gia trong Ban tổ chức
- Ngoài ra, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh luôn chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, hàng quý; kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm cho các cơ quan báo chí nắm và phản ánh Trong các cuộc họp có nội dung liên quan đến báo chí; trong các buổi giám sát tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động của các cơ quan, ban ngành của Hội đồng nhân dân tỉnh theo định kỳ đều có sự tham gia của đại diện Đài
PTTH Nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị trong và ngoài khu vực đã hỗ trợ rất tích
cực cho hoạt động báo chí, như cung cấp số liệu, văn bản, thông tin kịp thời và chính xác cho phóng viên, nhiệt tinh trả lời phỏng vấn khi có yêu cầu Sự hỗ trợ
đó đã giúp cho báo chí có được những nguồn thông tin chính xác, phản ánh chân
thật, kịp thời và sinh động, nhiều chiều nhiều thông tin trong đời sống xã hội
Hầu hết các Đài PTTH trong khu vực miền ĐNB đều có cơ sở vật chất
khang trang, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc sản xuất chương
Trang 3937
cũng khá lớn Ngân sách địa phương cấp hàng năm cho sự nghiệp PTTH của tỉnh Bình Dương từ 13-15 tỷ đồng, Bình Phước xấp xỉ 8 tỷ đồng: Đồng Nai 6,7 tỷ đồng (trước năm 2008),Tây Ninh 3,6 tỷ đồng
2.1.2.Phát thanh truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Các tỉnh miền ĐNB đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
gần với Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm báo chí lớn, sôi động và phát triển vào bậc nhất trong cả nước Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan báo chí
đã khẳng định được thương hiệu của mình như Đài truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ,
Thanh Niên, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh Trong môi trường báo chí phát triển sôi động như vậy, các Đài PTTH cấp tỉnh trong vùng dù đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt để thu hút nguồn
tài trợ, quảng cáo, thu hút công chúng nhưng cũng có những thuận lợi Đó là
học hỏi được phương thức tác nghiệp từ đồng nghiệp mình, học hỏi được cách làm báo hiện đại, nắm vững và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị theo công
nghệ mới Ngoài ra, chính áp lực cạnh tranh sẽ giúp đội ngũ làm báo PTTH ở
từng địa phương sáng tạo không ngừng để tồn tại, nâng cao vị thế của cơ quan mình
Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, là nơi tập trung đông đảo các trường đại học, bệnh viện, Viện nghiên cứu với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực Đây là điều kiện tốt để các Đài PTTH địa phương trong vùng có
thể khai thác, tận dụng trí tuệ, chất xám của đội ngũ này để xây dựng nhiều
loại chương trình thiết thực, phù hợp với nhiều đối tượng công chúng khác
nhau Nằm trong vùng có hệ thống báo chí, PTTH phát triển, đòi hỏi các Đài phải không ngừng tăng cường, nâng cao chất lượng sản xuất chương trình để thu hút khán thính giả Và giải pháp xây dựng đội ngũ cộng tác viên là những
Trang 40
38
chuyên gia trong các lĩnh vực tham gia tư vấn, giải đáp thắc mắc của công chúng là một trong nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình
PTTH hiện nay Ở Đài PTTH Đồng Nai, loại chương trình có sự cộng tác của
các nhà khoa học, các chuyên gia như “Nhịp cầu nhà nông”, “ Phong mach mực tím", “Sức khóe cho mọi người”, nhất là các chương trình Tọa đầm trực tiếp đã và đang mang lại hiệu quả Đài PTTH Bình Dương có các chương trình như “Tình yêu-Hôn nhân-Gia đình”, “Chuyện 22 giờ”, “Sức khỏe là vàng” .Ở
Dai PITH Tây Ninh có chương trình “Chuyện nhà nông”, Đài PTTH Bình
Phước là “Nhịp cầu nhà nông”, “ Sức khỏe giới tính", Đài PTTH Bà Rịa-Vũng Tàu là chương trình phát thanh “60 phút bạn và tô†`
2.2.Những thành công và hạn chế chủ yếu 2.2.1 Những thành công
2.2.1.1.Chương trình phát thanh truyền hình ngày càng phong phú, đa
dạng; chất lượng nội dung có nhiều đổi mới
Khái niệm chương trình được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong lĩnh vực
PTTH Về góc độ thời gian, có chương trình buổi sáng, chương trình buổi trưa,
chương trình buổi tối Khi gọi chương trình với ý nghĩa phân loại có chương trình thời sự, chương trình chiếu phim, chương trình thể thao, chương trình thiếu nhi, chương trình khoa giáo
Theo giáo trình “Truyền thông đại chúng” của PGS, TS Tạ Ngọc Tấn thì thuật ngữ “chương trình truyền hình” được sử dụng trong hai trường hợp
Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng
của một kênh truyền hình hoặc của cả Đài truyền hình Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ một hoặc nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác