1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần: a.Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm ngoại lực, nguyên nhân của chúng. - Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. - Biết một số thiên tai do tác động của ngoại lực gây ra. b.Về … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA
Trang 1Địa Lí 10 Bài 9 – Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm ngoại lực, nguyên nhân của chúng
- Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Biết một số thiên tai do tác động của ngoại lực gây ra
b.Về kĩ năng: Nhận xét tác động của ngoại lực qua tranh ảnh.
c.Về thái độ: Có thái độ và nhận thức đúng về bài học
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, bảng phụ, tranh ảnh thể hiện sự tác động
của các quá trình ngoại lực
b.Học sinh: SGK , vở ghi
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài- định hướng: (2 phút)
Kiểm tra:Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực(nội lực là lực phát sinh ở bên trong TĐ; Nguyên nhân sinh ra nội lực là nguồn năng lượng ở bên trong TĐ như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học)
Định hướng bài: Để tạo nên địa hình bề mặt TĐ ngoại tác động của nội lực, còn có sự tác động của ngoại lực Để tìm hiểu cụ thể vấn đề đó ta đi vào bài.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu ngoại lực (HS làm việc cả lớp: 10
phút)Bước 1:Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về sự
tác động của gió, mưa, nước chảy…Kết hợp mục
một cho biết khái niệm ngoại lực và nguyên nhân
sinh ra ngoại lực
Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức hỏi: So sánh
sự khác nhau giữa ngoại lực và nội lực
Vì sao nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn
I Ngoại lực:- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn
gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất
-Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực
là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời
- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người
Trang 2năng lượng từ bức xạ mặt trời ?
HĐ 2: Tìm hiểu tác động của ngoại lực
(HS hoạt động theo nhóm: 30 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS cho biết quá trình phong
hóa là gì? Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ
thể
Nhóm 1,2: Về phong hóa lí học, hóa học
Nhóm 3,4: Về lí học và sinh học
( Yêu cầu trình bày đặc điểm chủ yếu: nguyên nhân,
kết quả)
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Bước 2: Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến thức
trên bảng phụ
*TLCHT32:Miền khô nóng dao động nhiệt độ lớn;
miền lạnh diễn ra sự đóng băng,tan băng (tác nhân
phong hóa lí học chủ yếu)
*Vì bề mặt TĐ là nơi tập trung nhiều nhất các tác
nhân phong hóa
*Động Phong Nha (Q Bình)
Không khí, nước và những chất khoáng hoà tan
trong nước tác dụng vào đá và khoáng vật xẩy ra
các phản ứng khác nhau
*Vì sao rễ cây có thể làm cho đá bị phá hủy (nghiên
cứu kĩ hình 9.3)
- Sự lớn lên của rễ cây, tạo sức ép vào vách khe nứt
làm đá vỡ
- Sinh vật tiết ra khí cacbonic, axit hữu cơ
II Tác động của ngoại lực:
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ , nước chảy , sóng biển ……
1.Quá trình phong hóa:
- Là quá trình phá hủy , làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật
-Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất
a Phong hóa lí học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự thay đổi nhiệt độ
+ Sự đóng băng của nước
+ Tác động của con người -Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)
b Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước…
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học
Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu XĐ, gió mùa ẩm( dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi)
Trang 3c Phong hóa sinh học:
- KN: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây
-Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới
+ Bị phá hủy về mặt hóa học
c Củng cố – luyện tập : ( 2 phút)
C3 trang 34: Hãy kể một vài hoạt động kinh tế của con người có tác động phá hủy đá: Hoạt động khai thác đá, mỏ, khoan nghiên cứu tự nhiên,thăm dò tài nguyên
C1 trang 34: Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ MT:Vì dưới tác dụng nhiệt của MT, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực ( nước chảy, gió, băng tuyết) trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến bức xạ MT
d Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1 phút):
Hoàn thiện bài tập sách giáo khoa và chuẩn bị bài mới
Ngày dạy
Tại lớp 10A
TIẾT 10: BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
(tiếp theo)
1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
-Phân biệt được các khái niệm: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt Trái Đất
- Phân biệt được mối quan hệ giữa 3 quá trình: Bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ
b.Về kĩ năng:
Nhận xét tác động của ngoại lực qua tranh ảnh
Trang 4c.Về thái độ:
Nhận thức đúng đắn các quá trình ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
SGV, SGV, bài soạn, tài liệu chuẩn kiến thức, bảng phụ, tài liệu tích hợp, tranh ảnh về các dạng địa hình
do tác động của nước, gió, sóng biển, băng hà tạo thành…
b.Học sinh: SGK, vở ghi…
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ-định hướng bài mới (2 phút)
-Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi:Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sing ra ngoại lực là
nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời? (Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoại, trên bề mặt Trái Đất mà chủ yếu có nguồn gốc từ năng lượng bức xạ Mặt Trời; Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là năng lượng bức xạ mặt trời, vì dưới tác dụng nhiệt của MT, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy
và nguồn năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết…) đều có nguồn gốc từ bức xạ MT)
-Định hướng bài: Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu tiếp về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu quá trình bóc mòn(HS hoạt động
theo nhóm: 20 phút )Bước 1: GV yêu cầu HS đọc
mục 2 trang 35 SGK cho biêt quá trình bóc mòn là
gì? Có những hình thức nào?
Bước 2: GV chuẩn kiến thức chia lớp thành 6 nhóm:
Nhóm 1, 2 trình bày quá trình xâm thực
Nhóm 3, 4 trình bày quá trình thổi mòn
Nhóm 5, 6 trình bày quá trình mài mòn
Yêu cầu trình bày được đăc điểm chính của mỗi quá
trình; kết quả tạo thành địa hình của mỗi quá trình
Quan sát hình 9.4 ; 9.5 ; 9.6 ; 9.7 và kênh chữ mục
2, phân biệt, nêu 3 hình thức của quá trình bóc mòn:
xâm thực, thổi mòn, mài mòn
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, GV chuẩn
kiến thức trên bảng phụ và sử dụng tranh ảnh
*Địa hình xâm thực: các rãnh nông, các thung lũng
2 Quá trình bóc mòn- Là quá trình các tác nhân
ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió…) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó
- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau
a.Xâm thực: Làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá
-Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà…
Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh
Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối -Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển
Trang 5sông suối, khe rãnh xói mòn.
* Địa hình do gió thổi, khoét mòn: nấm, cột đá, bề
mặt đá rỗ tổ ong
* Địa hình mài mòn của sóng biển các bậc thềm
sóng vỗ
* Địa hình tác động của băng hà: phio, nền đá bị mài
mòn, đá trán cừu
Kể tên một số dạng địa hình do bóc mòn tạo thành:
Các rãnh nông do nước chảy tràn tạo thành
Các khe rãnh xói mòn do dòng chảy tạm thời tạo
nên( H 9.4)
Các thung lũng sông suối do dòng chảy thường
xuyên tạo nên
*Tích hợp GDBVMT: Hoạt động của con người
cũng là một ngoại lực làm thay đổi bề mặt Trái Đất,
thay đổi hình thái môi trường
HĐ 2:Tìm hiểu quá trình vận chuyển(HS làm việc
cá nhân: 10 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS nêu khái niệm vận chuyển
Quan hệ của quá trình này với quá trình bóc mòn
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức, yêu cầu
HS ghi nhớ
HĐ 3: Tìm hiểu quá trình bồi tụ (HS làm việc cả
lớp: 10 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS trình bày quá trình bồi tụ
gồm khái niệm và kết quả
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức
TLCHT37: Do nước chảy:Bãi bồi, tam giác châu
thổ, ĐB phù sa sông; Do gió: Các cồn cát, đụn cát;
Do sóng biển: Các bãi biển
Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lỡ) b.Thổi mòn:
- Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn
-Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm
đá, cột đá
c Mài mòn:Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá
Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ
3 Quá trình vận chuyển:
- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn Là quá trình
di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình
+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo
+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá
4 Quá trình bồi tụ:
Trang 6Yêu cầu HS:
-Nêu quan hệ giữa 3 quá trình: phong hóa, vận
chuyển, bồi tụ
-Nhận xét về quá trình nội lực và quá trình ngoại lực
Quá trình tích tụ các vật liệu ( trầm tích)
+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi
+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích
tụ, phân lớp theo trọng lượng
* Kết quả: tạo nên địa hình mới + Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc)
+ Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông)
+ Do sóng biển: Các bãi biển
→ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất
c.Củng cố – luyện tập : (2 phút )
Yêu cầu HS nắm được sự khác nhau giữa các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
d Hướng dẫn học sinh học ở nhà: ( 1 phút)
Làm bài tập SGK, chuẩn bị bài thực hành