1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu hoạt động thông tin phục vụ cán bộ ngành Y tế của thư viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây

104 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hoạt Động Thông Tin Phục Vụ Cán Bộ Ngành Y Tế Của Thư Viện Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hà Tây
Tác giả Phạm Hải Hà
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Việt
Trường học Trường Đại Học Văn Hoá Hà Nội
Chuyên ngành Thông Tin Thư Viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 21,39 MB

Nội dung

Trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động phục vụ cán bộ ngành y tế, luận văn Nghiên cứu hoạt động thông tin phục vụ cán bộ ngành Y tế của thư viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin phục vụ cán bộ ngành y tế của Thư viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây.

Trang 1

PHẠM HẢI HÀ

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN PHUC VU CAN BO NGANH Y TE

CUA THU VIEN BENH VIEN DA KHOA

TINH HA TAY

Chuyên ngành : Thông tin thư viện

Mã số : 603220

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LE VAN VIET

Trang 2

Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu

Trường đại học Ban giám đốc Sở y tế Hà Tây, Đảng t, Ban

giám đốc Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hà Tây, đã tạo điều kiện cho tôi tham gia

học tập nghiên cứu trong suốt thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thê các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên của

Trường đại học Văn hoá Hà nội đã truyền đạt nhiều kiến thức bồ ích giúp tôi trưởng thành về nhận thức

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Khoa sau đại học, cá nhân

Tiến sĩ Lê Văn Liết - Phó Giám đốc Thư viện Quốc Gia Việt nam người thây

nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này:

Xin cảm ơn ban cắn sự lớp cao học K12, cảm ơn gia đình và bạn bè đã

động viên, giúp đỡ, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và công tác

Đo khả năng có hạn, nên những thiếu sót trong luận văn là điều không

tránh khỏi Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thấy, Cô giáo và

các bạn đằng nghiệp

Tác giả

Trang 3

BN Bệnh nhân

BSCKII Bác sĩ chuyên khoa cấp II

BVĐK Bệnh viện đa khoa

CB Cán bộ

CBNVHC Cán bộ nhân viên hành chính CD~ROM :Compact Disc read~ only memory CNTT Công nghệ thông tin

HĐND Hội đồng nhân dân

Trang 4

Chương I THU VIEN BENH VIEN DA KHOA TINH HA TAY VOI

VIEC PHUC VU CAN BO NGANH Y TE 6

1.1 Đặc điểm ngành y tế tỉnh Hà Tây 6

1.2 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong lĩnh vực Y tế 10 1.2.1 Vài nét về Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây 10 1.2.2 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu người dùng tin tại Thư viện

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây ul

1.3 Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây trước yêu cầu phục vụ cán bộ ngành y tế 25 1.3.1 Chức năng nhiệm vụ 25 1.3.2 Về tổ chức nhân sự 27 1.3.3 Vốn tư liệu 27 1.3.4 Cơ sở vật chất 29 1.3.5 Thư viện Bệnh viện đa khoa Hà Tây trước yêu cầu phục vụ cán bộ ngành y tế của tỉnh 29

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN PHỤC VỤ CAN BQ NGANH Y TE CUA THU VIEN BENH VIEN DA KHOA

TINH HA TAY 32

2.1 Xây dựng vốn tài liệu 32

2.1.1 Nội dung vốn tài liệu 32

Trang 5

cán bộ ngành y tế của Thư viện Bệnh viện da khoa tỉnh Hà Tây 4ó

2.4.1 Những wu điểm cơ bản 46

2.4.2 Những hạn chế, bắt cập 48

Chương 3 TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN PHỤC VỤ CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ CỦA THƯ VIỆN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TINH HA TAY 52 đáp ứng nhu cầu 3.1 Phát triển và nâng cao chất lượng vốn tt tin trong lĩnh vực y tế 54

3.1.1 Xác định đúng, đủ số lượng, nguồn tài liệu cần thiết được bổ sung 55 3.1.2 Thực hiện việc chia xẻ các nguồn lực 57

3.2 Hoàn thiện hệ thống mục lục 60

33

ly mạnh việc biên soạn và phổ biến các sản phẩm thông tin 62

3.4 Nâng cao chất lượng việc ứng dụng các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện 64 3.5 Tăng cường luân chuyển sách báo, tài liệu tới các thư viện, tủ

sách, tại các trung tâm y tế trong tỉnh 66 3.6 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện 69

3.7 Đào tạo người dùng tin 7

KẾT LUẬN B

TAI LIEU THAM KHẢO 75

Trang 6

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với yêu cầu phát triển đắt nước thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nhân loại nói chung và xã hội Việt Nam ta nói riêng đang bước vào một kỷ nguyên mới: Kỹ nguyên (hông tin 'Những thành tựu to lớn do cuộc cách mạng công nghệ thông tin mang lại đã và đang thâm nhập ngày càng sâu rộng và có ảnh hưởng ngày càng sâu sắc

đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, rong đó có lĩnh vực y tế

Thực tế là, cùng với sự phát triển vượt bậc của các thành tựu khoa học công nghệ thì lĩnh vực y tế cũng đang có nhiều sự chuyển biến tích cực, nhiều thành tựu khoa học đã và đang được ứng dụng vào việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, như trên lĩnh vực chẵn đoán hình ảnh, điều trị tia xạ cho cá bệnh nhân bị khối u, chiếu chụp cắt lớp, xét nghiệm, chẩn đoán tế bào Các công nghệ vật liệu mới cũng đang được ứng dụng khá thành công trong nha khoa, phẫu thuật chinh hình, nối ghép các chỉ góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, qua đó đóng góp đáng

i

kể vào việc phát triển kinh tế - xã

Khi nhiệm vụ của ngành y tẾ ngày càng nặng nề thì càng đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngành y tế không ngừng trau dồi phẩm chất đạo dức, tích luỳ thông tin, kinh nghiệm, thường xuyên bồi bổ kiến thức, cập nhật thông tin Nhưng để làm được điều này chỉ riêng cá nhân mỗi cán bộ, nhân viên, các bác

Trang 7

liệu chuyên ngành ngày càng tăng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế Thực tiễn công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân thời gian qua cho thấy đã có nhiều đề tài khoa học, công trình nghiên cứu khoa học có giá trị được hồn thành khơng chỉ do sự chuyên cần, miệt mài lao động của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, điều trị, khám chữa bệnh mà còn có sự tham gia đóng góp của hệ thống trí thức nhân loại được bảo tồn, gìn giữ trong các thư viện

Đối với ngành y tế Hà Tây cũng vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bác sỹ, dược sỹ, cán bộ chuyên gia đầu đàn có trình độ chuyên môn vững vàng trưởng thành không chỉ từ mái trường mà còn do dành nhiều thời gian tích luỹ, tự rèn luyện, đọc sách, tự nghiên cứu trong thư viện Nhiều bài giảng hấp dẫn của các thầy giáo cũng được xây dựng nên từ những tri

thức đã được đọc, được tiếp thu từ trong thư viện Nhiều học sinh, sinh viên

các trường trung học, cao đăng y tế đã tốt nghiệp ra trường mà trước đó cũng

đã dành nhiều thời gian tìm đọc, tra cứu thông tin, tư liệu từ thư viện Vậy là,

đóng góp vào thành tựu chung trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh Hà Tây có hệ thống thông tỉn thư viện trên địa ban tỉnh

Trang 8

yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay đối với thư viện Đây là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu hoạt động thông tin phục vụ cán bộ ngành y tế của Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây" làm đề tài tốt nghiệp thạc sỹ thông tin - thư

viện của mình

2 - Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu như sau:

Bài viết “Đổi mới phương pháp quản lý thư viện - thông tin trong nền kinh tế thị trường” của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh (2002) đăng trên Tạp chí Van hoa van nghệ, s6 1, 1 83- 86 néu 16 thực trạng các hình thức quản lý thư viện hiện nay ở nước ta, những thành tựu và hạn chế đồng thời chỉ rõ cần thiết phải đổi mới việc quản lý thư viện, đặc biệt là quản lý nguồn tư liệu có ý

nghĩa quan trọng

“Những đòi hỏi đối với cán bộ quản lý thư viện và cơ quan thông tin trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Bùi Loan Thuỳ (2000) đăng trên Tap chi thông tin và tư liệu tr 17- 21 Công trình đã đề cập những yêu cầu mới đặt ra cho ngành thông tin thư viện đó là việc thông tin phải đầy đủ, hoàn chỉnh, chính xác, vì vậy yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác quản lý thư viện là bện cạnh việc không ngừng nâng cao nghiệp vụ thư viện thì tỉnh thần trách nhiệm là cơ sở quan trọng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin hiện nay

Bài viết về “Xây dựng thư viện điện tử ở Việt nam và tính khả thi”, Tạp chí thông tỉn và tư liệu số 2 - 2000 tr 1 - 6, da đặt ra nhu cầu bức thiết cũng

Trang 9

giá trị đối với các cán bộ làm công tác thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin

Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện của tác giả Nguyễn Thị Nghĩa (2003) với đề tài “Tăng cường hoạt động thông tin thư viện ở Học viện tài

chính trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Công trình đã làm rõ thực trạng và một số giải pháp tăng cường hoạt động thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ Học viện tài chính trong giai đoạn đây mạnh công, nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bản luận văn thạc sỹ khoa học thư viện “Đổi mới hệ thống thông tin thư viện y học Bộ Y tế" của tác giả Nguyễn Duy Dũng (2000) đã phân tích đánh giá nguồn lực, phân tích, thống kê, đánh giá thực trạng và một số giải pháp đổi mới tổ chức các hoạt động của hệ thống thông tin thư viện y học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin y học giai đoạn đồi mới

đất nước

Tuy nhiên, "Nghiên cứu hoạt động thông tin phục vụ cán bộ ngành y tế của Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây" đến nay vẫn chưa có tác giả nào

đề cập đến

3-

ối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thông tin phục vụ cán bộ ngành y tế của Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây

Trang 10

4- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:Trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt

động phục vụ cán bộ ngành y tế luận văn đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin phục vụ cán bộ ngành y tế

của Thư viện Bệnh viện đa khoa tinh Hà Tây

Nhiệm vụ

'Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin là các cán bộ nhân viên ngành y tế Hà Tây

Nghiên cứu thực trạng hoạt động thông tin phục vụ cán bộ ngành y tế

của Thư viện Bệnh viện đa khoa tinh Hà Tây

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thông tin phục vụ cán bộ ngành y tế tỉnh Hà Tây

5 - Phương pháp nghiên cứu

Đổ hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu;

b Phương pháp điều tra xã hội học (thông qua phiếu điều tra); e Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

d Phương pháp so sánh

6 - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm sáng rõ nét đặc thù hoạt động phục vụ người dùng tin là các cán bộ nhân viên ngành y tế của thư viện chuyên ngành Thư

viện Bệnh viện đa khoa Hà Tây

Trang 12

Chương 1 THU VIEN BENH VIEN DA KHOA TINH HA TAY VỚI VIỆC PHỤC VỤ CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ 1.1.Đặc điểm ngành y tế tỉnh Hà Tây

Hà Tây là một tỉnh liền kề thủ đô Hà nội, với diện tích tự nhiên 2685 km2, dân số là 2.520.000 người, đứng thứ 5 trong toàn quốc

Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1991 đến nay ngành y tế luôn được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cũng như

sự giúp đỡ về chuyên môn, kỹ thuật, tài chính của Bộ Y tế

Thời gian trên 17 năm xây dựng và trưởng thành tính từ ngày tái lập tỉnh đến nay ngành y tế Hà Tây cũng như ở nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước có những đặc điểm tương đồng Đó là trách nhiệm bảo vệ và chăm

sóc sức khỏe nhân dân Cụ thể là ngành y tế có nhiệm vụ:

* Về y tế dự phòng : Ngành y té thực hiện công tác y tế dự phòng và chống dịch bệnh tại địa phương ; phòng chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh, tai nạn thương tích và thiên tai, thảm họa ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân ; phòng chống HIV/AIDS, chống tệ nạn mà túy, mại dâm

* Vê khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng : Thực hiện khám chưã bệnh, chăm sóc, điều dưỡng phục hồi chức năng, giám định, chăm sóc sức khỏe sinh sản

* Về y dược học cỗ iruyên : Thực hiện kế thừa, phát huy kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng và khám chữa bệnh cho nhân dân

Trang 13

* Bên cạnh những điểm tương đồng, ngành y tế Hà Tây cũng có nhiễu điểm khác biệt so với ngànhy tế của nhiễu tỉnh, thành phố khác trong cả nước

Trước hết, với mô hình đưa bác sĩ về xã công tác của y tế Huyện Thanh Oai thì Hà Tây là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai chủ trương này, do vậy việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại địa phương được toàn diện và hiệu quả hơn, các chương trình y tế quốc gia thực hiện cũng hiệu quả

hơn

Đến nay mạng lưới y tế cơ sở của tỉnh Hà Tây đã xây dựng được trên 80% số xã có bác sĩ, 100% nhân viên y tế xã có trình độ trung cấp,

100% trạm y tế xã, phường thị trấn có quầy thuốc phục vụ lượng thuốc

thiết yếu cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh Các trạm

y tế xã đều đã kết hợp y học hiện đại với y học cô truyền trong việc chăm

sóc và điều trị các bệnh thông thường cho người bệnh Đến nay nhiều trạm y tế xã có vườn thuốc nam mẫu với 60 cây thuốc các loại, chữa trị 9 nhóm bệnh thông thường cho nhân dân Tính đến hết năm 2006, với sự giúp đỡ của Bộ Ytế, dự án hỗ trợ y tế Quốc gia đã xây dựng được 210 trạm y tế mới với trang thiết bị đầy đủ, đội ngũ cán bộ y tế cơ sở được đào tạo lại và nâng

cao chất lượng, do vậy chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở không

ngừng được nâng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh

Trang 14

xy, may thé, phòng mổ được trang bị đèn mỗ hiện đại, máy gây mê, máy mo ni tơ [9, tr 3]

Đội ngũ cán bộ y tế luôn được đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu, và đều được đào tạo cơ bản; trong đó, đã chú trọng việc đào tạo mũi nhọn và chuyên gia đầu ngành với nhiều bác sỹ được cử đi đào tạo chuyên sâu sau đại học và trên đại học tại các cơ sở đảo tạo có uy tín trong cả nước

Ba là, ngành y tế Hà Tây hiện có 30 đơn vị trực thuộc, trong đó có 3 Bệnh viện đa khoa, 2 Bệnh viện chuyên khoa, 14 Trung tâm y tế huyện thị, 323 Trạm y tế xã, phường, thị trắn, 2690 giường bệnh, 4395 cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở bao gồm 1037 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, liên tục được đảo tạo và đảo tạo lại, ưu tiên đào tạo các chuyên khoa sâu nên nhiều năm qua ngành y tế đã vượt qua khó khăn, thách thức để người dân được hưởng các dich vụ y tế có chất lượng [11, tr 4]

Trang 15

trị cũng như tỉnh thần thái độ phục vụ của ngành không ngừng được nâng cao Phần đấu đến năm 2010 dân số tỉnh Hà Tây sẽ có tuổi thọ trung bình đạt 72 tuổi Giảm tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi còn 15%, dưới 5 tuổi còn 25%, giảm tỷ lệ chết mẹ còn 30/ 100.000 trẻ sinh ra sống Tỷ lệ trẻ em dưới Š tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 16%, trẻ mới đẻ dưới 2500 gam còn 4% Hiện nay tỷ lệ bác sỹ trên số người dân ở Hà Tây đạt 5 bác sữ/ 10.000 dân; 0,6 dược sỹ đại học/10.000; 100% xã, phường, thị trắn có bác sỹ Có 15 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm còn 0,9% [13]

Bồn là, Hệ thông bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện đa khoa của tỉnh, là

tuyến cuối cùng trong hệ thống khám chữa bệnh của tỉnh Đây là đơn vị có thể đáp ứng điều trị, chạy chữa các bệnh khá phức tạp nên luôn được Bộ y tế đầu tư nâng cấp theo hướng ngày càng hiện đại về cơ sở vật chất, kỹ thuật nhất là các thiết bị chẩn đoán chuyên sâu về tim mạch, nội tiết, bệnh người già từng bước xây dựng chất lượng điều trị trong nội khoa, phát triển đồng bộ tất cả các khoa phòng trong bệnh viện; thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo

nâng cao về các chuyên ngành : Nội soi, Nội tiết, Tim mạch, Gây mê, Hồi sức

cấp cứu, Thận nhân tạo Ngoài ra, lãnh đạo bệnh viện cũng thường xuyên mời các cán bộ, chuyên gia đầu ngành của các cơ sở y tế khác ở Trung ương, tới phổ biến trao đổi, chuyển giao kỹ thuật, khoa khọc công nghệ: từng bước xây dựng các đơn vị điều trị mang tính chuyên khoa sâu như Tiêu hóa, Tim

mạch, Thận, Khớp, Thần kinh, Nội tiết đáp ứng xu thế phát triển bệnh tật

của xã hội nên luôn đi đầu trong phong trào điều trị chữa bệnh trong tỉnh

Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

nhân dân

Về thực chất xã hội hoá việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Trang 16

hội đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nhằm huy động được nhiều nguồn nhân lực, tài lực, vật chất to lớn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội Vì vậy, ngành y tế Hà Tây luôn khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia chăm sóc sức khỏe nhân dân, cụ thể là cho phép các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng mới các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh theo các qui mô khác nhau; có cơ chế chính sách ưu tiên trong đầu tư xây dựng và đầu tư trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại Ngay như tại Bệnh viện đa khoa Hà Tây trong những năm gần đây đã bước đầu thực hiện xã hội hóa việc xử lý các chất thải rắn, giặt là, thu dọn vệ sinh, bảo vệ, tạp vụ góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ bệnh nhân

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe để mọi người dân chủ động trong việc phòng ngừa bệnh, xây dựng nếp sống văn minh, rèn luyện thân thể, hạn chế lối sống và thói quen có hại cho sức khỏe, tích cực tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, phòng chống, bệnh tật

1.2 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin trong lĩnh vực Y tế

1.2.1 Vài nét về Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây

Trang 17

200 giường bệnh (giai đoạn1965 - 1974) Đến nam 2006 qui mô bệnh viện đã có trên 450 giường Năm 2007 qui mô bệnh viện là 500 giường với 6 phòng chức năng và 26 khoa Lâm sàng và cận lâm sàng Hiện nay bệnh viện đã có I PGS.TS, 1 TS, 12 BS CKII và gần 200 cán bộ có trình độ đại học, 22 thạc sỹ, 20 BS CK I [I, tr5,13,81,82]

Hàng năm bệnh viện đã khám và điều trị cho hàng vạn bệnh nhân trên địa bàn tỉnh và các vùng địa phương lân cận Bệnh viện cũng là tuyến cuối cùng trong việc khám và điều trị của một tỉnh với số dân trên 2,5 triệu người Trong năm 2007 bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho 255.550 lượt người, điều trị nội trú cho 27.594 lượt bệnh nhân đạt 117%; phẫu thuật đạt 4524 ca các loại Ngoài ra, bệnh viện còn là cơ sở thực hành của nhiều trường y như

Học viện Quân y, Học viện Y học cổ truyền, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tây Bệnh viện cũng là đơn vị luôn di đầu trong việc tuyên truyền phổ biến các kiến thức phòng các bệnh dịch, các chương trình quốc gia về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Đóng góp một phân đáng kẻ vào thành tích chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên đây của Bệnh viện có Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây

Trang 18

Bệnh viện đa khoa cũng luôn đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc trong và ngoài tỉnh quan tâm tìm kiếm thông tin, tư liệu

1.2.2 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu người dùng tin tại Thư

viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây

1.2.1.1 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh

Hà Tây

Người dùng tin là những cá nhân hay là một nhóm người, một tập thé, có nhu cầu tiếp nhận thông tin, tư liệu nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, nâng cao kiến thức, rèn luyện sức khỏe, tăng cường trí thức để có thể

chủ động thích ứng với cuộc sống công nghiệp hiện đại luôn sôi động, biến đổi thường ngày

Người dùng tin là đối tượng nhận được sự phục vụ của cơ quan cung cấp thông tin - thư viện; đồng thời chính họ cũng là những người có thể tạo ra các thông tin phong phú, bổ ích đóng góp cho sự vận động và phát triển xã hội nói chung và của thư viện nói riêng Bởi vậy, đây là đối tượng cần được nghiên cứu của bat ky cơ quan thông tỉn - thư viện nào

Từ thực tiễn phục vụ tại Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây, cụ thể là qua việc thống kê phiếu điều tra, số đăng ký thẻ đọc, thẻ mượn chúng, tôi thấy, trong những năm gần đây xu thế người dùng tin tại Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây ngày càng tăng lên cả về số lượng và nhu cầu các

kiểu loại thông tin

Chỉ tính đến tháng 12 - 2007 toàn Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây đã có trên 450 cán bộ nhân viên; ngoài ra, còn có trên 50 cán bộ nhân viên làm hợp

Trang 19

các trường Y dược của tỉnh đến thực tập khám, chữa bệnh Đây cũng là những người thường xuyên đến thư viện tìm đọc tư liệu

Với khối lượng người dùng tin đông đảo như vậy không thể không phân loại, phân nhóm theo nhiều cách tiếp cận, cách phân loại khác nhau, như: phân loại theo trình độ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp Ở trong phạm vi bản luận văn này chúng tôi phân loại theo tiêu chí sau day

Nhóm: Các cán bộ lành đạo, quản lý

Nhóm này bao gồm lãnh đạo Sở y tế, lãnh đạo các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của tỉnh, Giám đốc các trung tâm y tế, Giám đốc các bệnh viện huyện Hiện nay số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý này có 105 người là lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tuyến Tỉnh, 82 người là lãnh đạo các đơn vị trực thuộc y tế tuyến Huyện Đây là đối tượng có trình độ chuyên môn cao, có tư duy lô gíc, khả năng phân tích tổng hợp tốt; hơn nữa, đây là nhóm làm công tác quản lý lãnh đạo vốn là công việc đặc thù rất phức tạp nên nhu cầu của nhóm này chủ yếu là các loại thông tin, tài liệu về khoa học quản lý, các chỉ thị, nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, các loại tài liệu thuộc về lĩnh vực chuyên môn mà họ đã dày công nghiên cứu

Là nhóm cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo nên nhóm này có tim anh hưởng lớn đến công việc của một cơ quan, thậm chí của cả một ngành, một lĩnh vực nên thông tin họ cần dùng là các bản báo cáo tổng hợp có tính khái quát cao, đó là các thông tin chuyên đề, các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về lĩnh vực đang quan tâm có liên quan đến công việc lãnh đạo quản lý của họ

Trang 20

cơ sở, cấp bệnh viện nên nguồn tài liệu họ cần dùng không chỉ đa dạng về nội dung mà còn là về kiểu loại, không chỉ là các tài liệu gốc có độ tin cậy cao, mà có thể còn là các tài liệu đã được xử lý, thông tin mang tính khái quát, chất lọc như các thông tin về chuyên đề lĩnh vực họ đang quan tâm, đó là các ấn phẩm thông tin, tài liệu tham khảo, các tổng luận, báo cáo kết quả đề tài khoa học về chuyên ngành y dược học

Do làm công tác quản lý, lãnh đạo cũng như tham gia một phần đáng kẻ vào công tác khám chữa bệnh nên việc cung cấp thông tin cho đối tượng này

không chỉ đòi hỏi cần phải nhanh, gọn mà cần có các hình thức phục vụ linh

hoạt, như: cho mượn tài liệu về nhà, hoặc thu băng ghi âm để họ có thể tận dụng mọi thời gian sử dụng tài liệu

Nhóm 2: Đội ngũ cán bộ làm công tác trực tiếp điều trị, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, sinh viên các trường cao đẳng, trung học

Đây là nhóm đối tượng đến Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây đông nhất Thời gian giành cho việc tìm kiếm thông tin ở thư viện của nhóm này cũng nhiều nhất Đây cũng là nhóm có nhu cầu tin đa dạng nhất bởi do nhu cầu công việc hàng ngày phải thường xuyên tiếp xúc với công việc khám chữa bệnh, học tập, trả bài qua các kỳ thi tốt nghiệp, hết môn, làm luận văn, luận án nên đến thư viện là nhu cầu không thể thiếu để tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, đáp ứng nhu cầu học tập, điều trị bệnh ngày càng phức tạp

Trang 21

đang nghiên cứu là tài liệu họ quan tâm Ngoài ra, đối tượng này cũng quan tâm đến các loại sách báo, tạp chí viết về văn hoá, xã hội

Nhóm 3: Cán bộ, nhân viên thuộc khối văn phòng phục vụ, làm công tác tham mưu, giúp việc hậu cần phục vụ việc khám chữa bệnh của bệnh viện

Đối tượng thuộc nhóm này khá đa dạng về thành phần xuất thân, cơ cấu lứa tuổi, ngành nghề được đào tạo, tuổi tác, bao gồm: những cán bộ, nhân viên thuộc bộ phận hành chính, hậu cần, lái xe, văn thư, đảng ủy, cơng đồn vốn khơng phải được đào tạo chuyên môn sâu về ngành y, dược nhưng trong một môi trường bệnh viện họ đến thư viện không chỉ là giải trí, mà còn là học hỏi, nâng cao trình độ, bồi bổ tri thức, mở rộng tầm hiểu biết về lĩnh vực y tế nhằm có thể tự chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và những người thân trong gia đình, bạn bè

'Nhu cầu tin của nhóm đối tượng này khá phong phú Trước hết, có thể là các tài liệu cơ bản, phổ thông về chăm sóc sức khỏe như tạp chí Thuốc và sức khỏe, Báo sức khỏe và đời sống, tạp chí Y học, dược học, Y học cổ truyền, các bài thuốc hay Họ tìm đến thư viện là tìm đến các hình thức phòng và chống các căn bệnh thông thường, tăng cường chăm sóc sức khỏc Ngoài các loại sách báo chuyên ngành, đối tượng người dùng tỉn nhóm này cũng thường đọc các loại sách báo khác, chẳng hạn, các nhật báo, tuần báo, tập san có nội dung về pháp luật và đời sống để biết thêm tình hình đổi mới

về kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ

Nhóm 4: Đối tượng là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân

Trang 22

'Về nhu cầu sách báo, tài liệu nhóm này tìm đọc chủ yếu là các loại báo, tạp chí vì dễ đọc dễ tiếp thu, mắt ít thời gian, đó là các loại báo, các loại tạp chí như: Tạp chí thuốc và sức khoẻ, Báo sức khoẻ và đời sống Ngoài ra,

nhóm này cũng đọc một số sách về văn hoá, xã hội, pháp luật và đời sống

1.2.1.2 Đặc điểm nhu câu tin của đối tượng phục vụ tại Thư viện Bệnh

viện đa khoa tỉnh Hà Tây

'Như trên đã phân tích, đối tượng người dùng tin ở Thư viện Bệnh viên đa khoa tỉnh Hà Tây không chỉ bao gồm những cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ trực tiếp khám điều trị, các cán bộ nhân viên thuộc khối hậu cần, phục vụ, các học sinh thực tập trong bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mà còn có một số lượng không nhỏ các cán bộ nhân viên trong ngành y tế Hà Tây cũng thường đến Thư viện của bệnh viện để tìm đọc tài liệu nên đây là khối lượng bạn đọc khá lớn Hơn nữa, nhu cầu của các nhóm người dùng tin tại thư viện không thuần nhất mà khá đa dạng, phong phú

Đứng trước nhu cầu phức tạp và đối tượng phục vụ đông đảo này trong điều kiện cán bộ nhân viên thư viện với biên chế là 3 người họ đã ý thức rõ chất lượng phục vụ của cán bộ thư viện đối với người dùng tin không chỉ tuỳ thuộc vào cơ ngơi thư viện khang trang, hiện đại mà tuỳ thuộc chủ yếu vào tỉnh thần và thái độ phục vụ như thế nào, bởi, dù cho thư viện có đông nhân viên, diện tích phòng đọc rộng và trang bị hiện đại thì cũng chưa thể nói lên điều gì, bởi, thư viện không chỉ là một kho sách, báo chết (chỉ có chức năng chính là thu thập, xử lý, bảo quản và sử dụng tài liệu), mà phải là một cơ quan

Trang 23

của thư viện mới đảm bảo nó là một cơ quan mang tính chất thư viện: Cơ quan thông tin, văn hóa và giáo dục [26] Chính vì vậy, cán bộ nhân viên thư viện đều luôn làm việc với tỉnh thần phục vụ cao nhất

Và để có thể phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn thì công việc khảo sát nhu cầu tin của đối tượng bạn đọc tại Thư viện Bệnh viện tỉnh Hà Tây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thư viện nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng tin Nói cách khác, nếu công tác khảo sát không đúng, thiếu chính xác về đối tượng người dùng tin, về các nội dung tin mà người dùng tin có nhu cầu thì không thể nâng cao chất lượng các sản phẩm cũng như dịch vụ thông tin phủ hợp nhu cầu người dùng tin Chính vì vậy, nhu cầu tin của người dùng tin cần được nghiên cứu, phân tích và đánh giá phân loại theo từng đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào tính chất từng loại thư viện, từng thời kỳ khác nhau, cũng như đối với mỗi loại đối tượng dùng tin khác nhau sẽ có các loại phục vụ không giống nhau

Tùy từng cách tiếp cận mà có thể có các cách phân loại khơng hồn tồn giống nhau Đó là phân loại theo độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nhu cầu chuyên môn Cũng có thể tiếp cận theo nhu cầu tư liệu, thông tin mà phân loại khác nhau, như: nhu cầu đọc tài liệu về một chuyên môn nào đó: y học, dược học, tài chính, ngân hàng, xây dựng, cơ khí, hoặc chăm sóc sức

khỏe thường thức căng có thể phân loại về loại hình tài liệu, kiểu loại tài liệu, các loại sản phẩm thông tin Trong nội dung bản luận văn này tác giả đi theo hướng phân loại sau đây:

1- Nhu cầu về nội dung tài liệu

Trang 24

kết quả cho thấy như sau:

* Ve

ác loại sách báo tài liệu chuyên ngành y dược học

Day là nhóm tài liệu được các đối tượng người dùng tin tại thư viện sử dụng nhiều nhất, chiếm 100% dù cho đó là cán bộ quản lý lãnh đạo hay là các

cán bộ trực tiếp khám, điều trị, các học sinh, sinh viên, các cán bộ hành chính

văn phòng

* Về các loại sách báo tài liệu pháp luật quản lý nhà nước: Chủ yếu là nhóm cán bộ quản lý lãnh đạo, quản lý tìm đọc, chiếm 100% nhóm Số cán bộ trực tiếp khám và điều trị tìm đọc loại tài liệu này chỉ chiếm 50,4% trong nhóm và chiếm 28% toàn bộ những người được phỏng vấn

* Về văn học nghệ thuật: Có 50% các cán bộ lãnh đạo quan tâm, và 22% cán bộ trực tiếp khám, điều trị người tìm đọc

Đối tượng dùng tin tại Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây chủ yếu là đội ngũ cán bộ làm công tác trực tiếp điêu trị, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, sinh viên các trường cao đẳng, trung học Đối tượng dùng tin này chủ yếu tìm đọc các loại sách, báo, tạp chí chuyên ngành mà mình đang quan tâm nghiên cứu Đó là các sách giáo khoa, giáo trình, các chuyên đề về giải phẫu bệnh, bệnh học, ngoại khoa (tổng số có 161/ 200 phiếu, chiếm 80, 1%), tiếp đó, là các loại tạp chí chuyên ngành như sức khỏe

và đời sống (tông số 154/ 200 phiếu, chiếm 77%) Đó là thông tin y tế dự

Trang 25

Ngoài ra, các loại tài liệu chuyên đề khác, kể cả sách báo tạp chí thông thường về kinh tế xã hội cũng có số lượng khá đông độc giả quan tâm tìm đọc

Trang 26

90 80 70 60 50 40 30: 20 10 0

Can bộ lãnh đạo quan Cán bộ trực tiếp dieu ui CBNV HC, phục vụ

lý sinh viên BN và người nhà BN

ElYdweehọc BPháplu, Quảnlý Nhànước TIVHNT [Cáclinh vục khác

Biểu đồ 1: Minh họa nội dung tài liệu mà NDT thường sử dụng

2 - Nhu cầu về thời gian sử dụng thư viện của người dùng tin cũng, có khác nhau tùy từng đối tượng Số liệu điều tra ở bảng 2 dưới đây cho

Trang 27

CBlinhđạo,quảnlý — CNTTdiỂuei suhaien — CRNVHCphạcvụ BBN và người aha BN Bia a Bien a gi Biểu đồ 2: Minh họa thời gian sử dụng thư viện của NDT “Theo kết quả bảng trên chúng ta thấy như sau:

* Nhóm các cán bộ lãnh đạo, quản lý:

Mặc dù nhóm này số lượng không nhiều chiếm 2,4% tổng số người dùng tin, lại bận nhiều thời gian cho công tác quản lý nên có ít thời gian đến

thư viện Nhưng khi đến thư viện họ cũng thường tìm đọc các tài liệu chuyên

môn sâu về ngành, lĩnh vực họ quan tâm nghiên cứu Qua thống kê, tài liệu

nhóm này quan tâm chủ yếu là các tài liệu chuyên đề, các báo cáo khoa học,

các luận văn, luận án vốn là các tài liệu tham khảo chuyên sâu cần thiết cho

Trang 28

* Đối với nhóm đối tượng là cán bộ làm công tác trực tiếp điều trị, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, sinh viên các trường cao đẳng, trung học thường sử dụng từ 3 - 4 giờ mỗi ngày cho việc tìm kiếm và

khai thác thông tin Đây cũng là nhóm đông nhất chiếm 65% số bạn đọc đến

thư viện; đồng thời cũng là nhóm dành nhiều thời gian đến thư viện nhiều

nhất trong số những người dùng tin tại thư viện

Thời gian nhóm này sử dụng 1 - 2 giờ chiếm 2,5% tổng số người được

phỏng vấn, và chiếm 5,5% trong nhóm

* Nhóm cán bộ, nhân viên hành chính, phục vụ Đây là nhóm cán bộ nhân viên làm công tác tham mưu, giúp việc hậu cần phục vụ việc khám chữa bệnh của bệnh viện Việc ít có thời gian đến thư viện hơn so với nhóm I cing là điều dễ hiểu bởi đây là nhóm hậu cần thường xuyên phải túc trực, phục vụ công tác khám và điều trị nên thường ít có thời gian rãnh rỗi

Hơn nữa, nhóm này đa phần không phải là những người trí thức nên việc đọc sách báo không phải là một nhu cầu cấp thiết, càng khó có thể là nhu cầu không thể thiếu Mặc dù vậy, đây cũng là nhóm người dùng tin có nhu cầu khát khao thông tin và nội dung, kiểu loại tin nhóm này cũng thường phong phú hơn nhóm 2, bởi họ không chỉ đa dạng về nguồn gốc xuất thân mà còn đa dạng về ngành nghề, nhu cầu do vậy cũng hết sức đa dạng, phong phú thực tế có người trong nhóm này đến thư viện chủ yếu là đọc báo, xem tạp chí, hoặc vào mạng

intemet đọc báo, cặp nhật các thông tin mới còn số người đọc sách là rất ít

Ngoài các nhu cầu về thông tin nêu trên, từ thực tiễn phục vụ tại Thư

viện Bệnh viện đa khoa tỉnh thì nhu cầu về các thông tin của một số lĩnh vực

Trang 29

3 - Về thời gian xuất bản tài liệu luôn là mỗi quan tâm của người dùng tin, bởi trong điều kiện bùng nỗ thông tin như hiện nay thì tính thời sự, thông tin cập nhật luôn là vấn đề đáng quan tâm nhất

CBtrực | CBNV CB try BNva thoigian | ặnggý | CĐHMh | tếpdiềm | hành | lay ngà

Trang 30

Biểu đồ 3: Minh họa về thời gian xuất bản tài liệu

‘Theo bang phan tich trên đây cho thấy có đến 125/ 200 phiếu nhất trí sử dụng các thông tin xuất bản từ năm 2001 trở lại đây, chiếm 62,5%; trong đó

+ Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý chiếm 2%, + Nhóm cán bộ trực tiếp khám, điều trị là 22,5%;

+ Nhóm cán bộ nhân viên khối hành chính hậu cần là 34,5%; + Nhóm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là 3,5%

*Số lượng người dùng tỉn thích tài liệu xuất bản từ năm 1986 đến năm 2000 là 36/200 chiếm 18% Trong đó:

Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý chiếm 1%; 'Nhóm cán bộ trực tiếp khám và điều trị là 10 %; 'Nhóm cán bộ nhân viên hành chính hậu cần là 6%

*Số lượng người dùng tin thích sử dụng tài liệu trước năm 1986 là 39/200, chiếm 19,5% Trong đó

'Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý là 2%;

Nhóm cán bộ trực tiếp khám và điều trị là 12,5%; Nhóm cán bộ thuộc khối hậu cần văn thư là 4,5%;

'Nhóm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chỉ chiếm 0,5%

Qua số liệu nêu trên đây cho thấy các loại sách báo, tài liệu xuất bản từ năm 2001 đến nay được nhiều người dùng tin ưa dùng, có 125/ 200 phiếu chiếm 62,5% bởi tính cập nhật thông tỉn của tài liệu, đặc biệt là các công trình

nghiên cứu mới nhất được công bố và in thành sách

Trang 31

đoạn này các sách báo được in ấn về sau này được bỗ sung, tái bản và xuất bản vào thời điểm từ năm 2001 đến nay

Các loại sách báo được xuất bản từ trước năm 1986 có 39/200, chiếm 19,5% chủ yếu là các loại sách báo, tài liệu do các nhà khoa học, chuyên gia đầu đàn viết, như về Nội khoa do GS Đặng Văn Chung, về Ngoại khoa do GS Tôn Thất Tùng viết, về Tai mũi họng do GS Đặng Hữu Tước viết, mà sau này vì nhiều lý do chưa tái bản

4- VỀnhu cầu ngôn ngữ

Kết quả điều tra cho thấy có 198/ 200 phiếu trả lời ưa dùng tài liệu tiếng Việt, chiếm 99%; chỉ có 2/ 200 phiếu chiếm 1% thích đọc tài liệu tiếng

nước ngoài Trong đó

Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý có 10/200 phiếu chiếm 5% tổng số và chiếm 100% nhóm thích đọc tài liệu tiếng Việt

Nhóm cán bộ trực tiếp khám và điều trị cũng vậy, với 90/ 200 phiếu, chiếm 45% tổng số và 100% trong nhóm thích đọc tải liệu tiếng Việt

Nhóm cán bộ nhân viên khối hành chính sự nghiệp cũng có số phiếu và tỷ lệ như nhóm cán bộ trực tiếp khám, điều trị, là 90/ 200 phiếu, chiếm 45% tổng số và 100% trong nhóm

Còn 1 % phiếu trả lời thích đọc tài liệu tiếng nước ngoài (Tiếng Anh và “Tiếng Pháp) nhằm vào các đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ trực tiếp điều trị Đó là các cán bộ được đảo tạo từ nước ngoài về, đào tạo các trường ngoại ngữ trong nước, họ là những người có trình độ ngoại ngữ nên họ sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài khi nghiên cứu khoa học vẻ lĩnh vực chuyên môn

3~ Về tài liệu điện tử

Trang 32

Có 126 phiếu/ 200 ưa dùng tài liệu điện tử Trong đó phân bổ như sau:

+ Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý 6/ 200, chiếm 3% tổng số, và 60%

nhóm thích dùng tài liệu dạng này

+ Nhóm cán bộ trực tiếp điều trị có 42/ 200, chiếm 21% tổng số và 46% trong nhóm; + Nhóm cán bộ hành chính hậu cần có 36/ 200, chiếm 18% tổng số và 40% trong nhóm thích đọc tài liệu dạng điện tử 58.00% LEO BCR ewe tgp dia tt CENV HC phe we Không ưa dùng Biểu đồ 4: Minh họa nhu cầu về tài liệu điện tử

Những thông số về nhu cầu thời gian xuất bản tài liệu, về ngôn ngữ, và

tài liệu điện tử của người dùng tin tại Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh nêu

trên một lần nữa cho thấy việc cập nhật thông tin mới luôn là nhu cầu thiết yếu của người dùng tin Hơn nữa, những người dùng tin này chủ yếu lại cũng

là những nhà tri thức, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong tương lai, bởi vậy cập nhật thông tin mới, đầy đủ là căn cứ cho tính khoa học của mỗi một ngành khoa học Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra đối với thư viện trong thời gian tới đây

1.3 Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây trước yêu cầu phục

Trang 33

1.3.1 Chức năng nhiệm vụ

Dưới sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc Bệnh viện, Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây có một số chức năng, nhiệm vụ sau đây:

+ Thu nhập, sưu tằm, giữ gìn và bảo quản các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu chuyên ngành y, dược học Trong những tài liệu này có cả các thông tin

chuyên để chuyên sâu về ngành, lĩnh vực y, dược học được in ấn ở trong và

ngoài nước, các công trình khoa học cấp bộ, cấp tỉnh và cắp bệnh viện Đây là

nguồn tài liệu cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc Cán bộ thư viên luôn

ý thức việc thu thập, sưu tầm luôn gắn chặt với việc gìn giữ và bảo quản các loại sách báo, tài liệu Đây là hai mặt của cùng một đề thuộc về chức năng nhiệm vụ thư viện bởi vì công tác thu nhập, sưu tầm có thực hiện tốt mới là cơ sở để công tác giữ gìn, bảo quản được thực hiện Ngược lại, công tác giữ gìn, bảo quản tài liệu đảm bảo cho công tác thu nhập, sưu tầm có ý nghĩa, không bị mắt mát, hư hỏng

+ Xứ lý, phân tích - tổng hợp các nguôn thông tin - tư liệu hiện có, bao gồm không chỉ các tài liệu chuyên ngành y, dược học truyền thống, mà còn có cả các loại sách, báo, tạp chí “ điện tử” hiện đại, các lĩnh vực chuyên ngành khoa học khác nhằm tạo ra các thông tin phong phú, đa dạng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau phù hợp với nhu cầu người dùng tin dưới dạng, các thư mục chuyên đề, bản tin, tài liêu tra cứu, tông luận, tông thuật nhằm phục vụ nhu cầu tin của các cán bộ, nhân viên trong ngành y tế, trong và ngoài bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây

+ Phối hợp với các cơ quan, bộ phận thông tìn đại chúng ở trong và ngoài bệnh viện để phô biến rộng rãi kiến thức y dược, khoa học công nghệ y

Trang 34

phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và người dùng tin là các cán bộ nhân viên trong bệnh viện nói riêng

+ Tổ chức, huắn luyện các kỹ năng khai thác tin để người dùng tin có thể tiếp cận với các nguôn tin một cách chủ động và tiện lợi Đây là vấn đề đặt ra từ chính thực tiễn phục vụ tin ở Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây bởi có một bộ phận không nhỏ người dùng tin vì thiếu kinh nghiệm, kỹ năng mà không chỉ mất rất nhiều thời gian tìm kiếm thông tin mà ngay cả khi có thông tin thì đó khơng hồn tồn là các thơng tin cần thiết cho nhu cầu của độc giả

1.3.2 Về tổ chức nhân sự

Hiện tại tổng số cán bộ, nhân viên của Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh là 3 người, trong đó có 01 người có trình độ đại học thư viện làm công tác quản lý chung, 01 người có trình độ trung cấp y tẾ chuyên làm công tác phục vụ bạn đọc, 01 cán bộ chuyên ngành tin học vừa làm công tác quản lý mạng của bệnh viện kết hợp làm công tác mạng thư viện Cán bộ thư viện phục vụ theo giờ hành chính Mặc dù lực lượng cán bộ nhân viên thư viện hết sức eo hẹp nhưng luôn làm việc với tỉnh thần phục vụ cao nhất với mong muốn đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng người dùng tin là các cán bộ nhân viên ngành y tế

trong tỉnh

1.3.3 Vốn tư liệu

Trang 35

tổ chức hoặc quốc gia nào nắm được thông tin thì cá nhân hoặc tổ chức, quốc gia đó có thể nắm quyền lãnh đạo người khác Như vậy, hoạt động thông tin- thư viện ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia nói chung và một đơn vị như Bệnh viện đa khoa Hà Tây nói riêng Điều này cũng có nghĩa là lao động thư viện không đơn thuần chỉ là hoạt động lưu

giữ, bảo quản, dịch vụ, phục vụ bạn đọc mượn, sao chép, in ấn tài liệu mà thư

viện thực sự là nơi cung cấp các sản phẩm thông tin có chất lượng đảm bảo người dùng tin từ những thông tin thu nhận được từ thư viện có thẻ tổ hợp lại để trở thành một nguồn lực cấu thành nên tri thức của mỗi một con người

trong xã hội hiện đại

Các cán bộ Thư viện Bệnh viện đa khoa Hà Tây ý thức rõ để làm tốt chức năng cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ cán bộ nhân viên ngành y tế thì vấn đề xây dựng nguồn vốn cho thư viện là vấn đề có ý nghĩa sống còn bởi vì không có nguồn vốn thì không thể đáp ứng nhu cầu bạn đọc được Bởi vậy, cũng đã từ khá lâu nguồn tư liệu trong Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây luôn được các cán bộ thư viện có kế hoạch thu nhập, sưu tằm, gìn giữ, bảo quản, bỗ sung, hoàn thiện, cũng như đã có ý thức đa dạng hóa nhiều loại

hình tài liệu nên nguồn vốn tư liệu của thư viện khá phong phú

Trước hết, đó là nguồn được cung cấp từ ngân sách nhà nước Đây là nguồn được bổ sung thường xuyên nhất đồng thời cũng là nguồn ổn định nhất Hàng năm bệnh viện cung cấp cho thư viện một khoản kinh phí thường xuyên là 10 - 15 triệu đồng để bổ sung tài liệu

Trang 36

Dé gia tang nguôn thông tin tư liệu phục vụ bạn đọc, các cán bộ thư viên từ nhiều năm nay đã có nhiều sáng kiến hợp tác, liên kết với nhiều đơn vị trên địa bàn Hà Tây Mặc dù các nguồn cung cấp này không thường xuyên nhưng cũng góp phần đáng kể gia tăng nguồn vốn tài liệu của thư viện, ví như: hàng tháng Thư viện Bệnh viện có quan hệ với Thư viện Tổng hợp tỉnh Hà Tây, Viện thông tin - Thư viện Y học Trung ương, với các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh, của các địa phương bạn, của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây, hoặc với các Nhà xuất bản đóng trên địa bàn tỉnh trước hết là “tiếp nhận” các loại sách báo mà các đơn vị này có nhu cầu tiếp thị, quảng bá; sau đó, là các loại sách báo mà các đơn vị này không sử dụng hết cần được trao đổi, mua bán với giá ưu đãi

Các nguồn sách báo, tài liệu bố sung từ các cá nhân và tổ chức biếu tặng Đây là nguồn tư liệu chủ yếu từ các tác giả của các công trình nghiên cứu độc lập, là chủ biên các công trình, chủ nhiệm đề tài gửi lại thư viện để phục vụ nhiều bạn đọc khác có nhu cầu dùng Trong số này đã có nhiều tác giả đã từng là bạn đọc ở Thư viện Bệnh viện

1.3.4 Cơ sở vật chất:

Hiện tại, Thư viện được bố trí tại tầng hai của khu vực các phòng chức năng của Bệnh viện với diện tích 65 m2, được chia làm ba phòng: một phòng đọc sách báo, tài liệu tại chỗ; một phòng truy cập thông tỉn trên internet; một phòng dùng làm kho sách báo, tư liệu Thư viện hiện có 4 máy vi tính được

nối mạng nội bộ, một máy photo, máy scan, sao chụp tài liệu

1.3.5 Thư viện Bệnh viện đa khoa Hà Tây trước yêu cầu phục vụ

cắn bộ ngành y tẾ của tỉnh

Trang 37

đơn vị đảm đương trách nhiệm là tuyến cao nhất trong tỉnh Hà Tây về khám và điều trị các ca bệnh nhân khó khăn, phức tạp nhất mà các tuyến bệnh viện khác trong tỉnh không đảm đương được chuyển đến; ngoài ra, bệnh viện còn là đơn vị thực hiện chỉ đạo tuyến chuyên môn từ tỉnh xuống đến tận các Trung tâm y tế huyện, thị, và ở cơ sở Do đó, Thư viện của Bệnh viện đa khoa Hà Tây phải là thư viện chuyên ngành Y, dược ở trong Bệnh viện đầu ngành của tỉnh không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu ngày cảng cao của người dùng tin trong ngành y tế Hà Tây mà hơn nữa phải có chức năng giống như Bệnh viện da khoa tỉnh là chỉ đạo về chuyên môn thư viện chuyên ngành y được của toàn tỉnh, thé hign cu thé trên những nội dung chủ yếu sau đây:

* Cung cấp đầy đủ các nguồn lực thông tin về các chuyên ngành y, được học cho các cán bộ nhân viên trong ngành y tế Hà Tây Đây là nhiệm vụ đặc biệt nặng nề và không kém phần phức tạp, bởi lẽ, các loại thông tin, tài liệu về chuyên ngành y dược học là lĩnh vực khá rộng lớn có liên quan đến rất nhiều chuyên ngành và liên ngành khác nhau như Sinh hóa, Vi sinh, Ngoại khoa, Nội khoa, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Huyết học và truyền máu : hơn thế nữa, trong bối cảnh thông tin bùng nỗ như hiện nay thì các loại tài liệu về lĩnh vực này cũng hết sức đa dạng, phong phú về loại hình và kiểu loại, từ tài liệu in đến tài liệu điện tử, các loại băng đĩa, phim, ảnh Những nguồn tài liệu này không chỉ là tiếng Việt, được xuất bản ở trong nước mà còn rất nhiều loại tài liệu tiếng nước ngoài, đó còn là các loại báo cáo, các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và nước ngoài

Trang 38

* Nhu cầu tin người dùng tin là các cán bộ ngành y tế Hà tây không thuần nhất mà hết sức đa dạng, phong phú bởi có nhiều nhóm người dùng tin có nhu cầu không giống nhau mà có sự khác biệt: về thời gian xuất bản tài liệu, nội dung tài liệu, về phương thức tra tìm tài liệu, sir dung tai liệu, cũng

như về các loại hình tài liệu

Thực tế là, có nhóm dùng tin ưa thích đọc các loại báo, tạp chí vì thông tin ngắn gọn, cập nhật; có nhóm lại thích dùng các loại tài liệu có nội dung thông tin chất lọc, cô đọng nhưng mang tính hệ thống, có tính lý luận Có nhóm loại hình tài liệu nào cũng thích, vấn để là nội dung bổ ích hay không

Về việc tra cứu, tìm kiếm tài liệu có nhóm thích tra cứu trên các công cụ (hệ thống mục lục) truyền thống, nhưng cũng có nhóm thích tìm kiếm thông tin, tài liệu trên hệ thống các công cụ hiện đại như các cơ sở dữ liệu áp dụng bằng tin học

Để có thể đáp ứng những nhu cầu phong phú đa dạng này vấn đề đặt ra là thư viện phải không ngừng đổi mới các loại dịch vụ cũng như hoàn thiện và nâng cao các loại sản phẩm thông tin - thư viện hiện có, nghĩa là các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện Bệnh viện đa khoa Hà Tây luôn cần thiết được đa dạng hóa và luôn đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao của cán bộ ngành y tế

Trang 39

phường thị trấn ở tỉnh Hà Tây

Thực hiện tốt các công việc trên đây Thư viện Bệnh viện đa khoa Hà

Trang 40

Chương 2

THUC TRANG HOAT DONG THONG TIN PHUC VU CAN BO NGANH Y TE

CUA THU VIEN BENH VIEN DA KHOA TINH HA TAY

Nhigm vu trong tim cia Thur vign chuyén nganh y duge tại Bệnh viện đa khoa Hà Tây là cung cấp các loại sách báo, tài liệu phục vụ việc nâng cao

trình độ chuyên môn, kỳ thuật trong khám, điều trị bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nên từ nhiều năm qua Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh luôn không ngừng phát triển, hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ cán bộ ngành y tế trong tỉnh Cụ thể là:

2.1 Xây dựng vốn tài liệu

Nguồn vốn tài liệu thư viện là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công trong hoạt động của thư viện nên việc xây dựng, vốn tư liệu thư viện luôn là công việc cơ bản, trọng tâm trong toàn bộ hoạt

động của Thư viện Bệnh viện đa khoa Hà Tây Đây là công việc đòi hỏi cụ

thể tỷ mi, chỉ tiết và mất nhiều thời gian cũng như công sức của cán bộ thư viện nhưng do có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ

nhân viên thư viện dành cho hoạt động của thư viện cũng chính là dành tình

cảm cho độc giả mà hoạt động này đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng trân trọng, thể hiện trên những nội dung như sau:

2.1.1 Nội dung vốn tài liệu

Nguôn vốn tài liệu của Thư viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây khá phong phú, đa dạng Ban đầu vốn tài liệu của thư viện hết sức nghèo nàn, khiêm tốn với vài ba trăm đầu sách thì hiện nay toàn bộ thư viện đã

Ngày đăng: 18/10/2022, 20:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN