1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình Kiến trúc: Phần 2 - GS. TS. KTS. Nguyễn Đức Thiềm

177 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Kiến Trúc: Phần 2 - GS. TS. KTS. Nguyễn Đức Thiềm
Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 8,3 MB

Nội dung

Nội dung giáo trình gồm có 5 phần, cung cấp cho người học những kiến thức như: Những khái niệm chung về kiến trúc; nhà ở; nhà công cộng; nhà công nghiệp; cấu tạo nhà và công trình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây.

Trang 1

PHAN Ill: NHA CONG CONG Chuong 1 NHUNG KHAI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ CÔNG CỘNG, CÁC BỘ PHẬN CỦA NHÀ CÔNG CỘNG 1.1 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM 1.1.1 Phân loại

Nhà công cộng là loại nhà dùng để phục vụ cho các sinh hoạt văn hoá tinh thần và các hoạt động nghề nghiệp chuyên môn trong xã hội Nó thuộc loại nhà dân dụng song cũng mang nhiều tính chất của nhà công nghiệp Do tính chất hoạt động công năng xã hội phong phú và ngày càng phát triển, nhà công cộng bao gồm nhiều loại; Mỗi loại

mang theo tính chất nội dung và đặc điểm hình thức khác nhau, lại thay đổi luôn luôn

theo văn minh lối sống các thời đại và theo tiến bộ của đời sống kinh tế-xã hội (hình HII.I L)

Để việc nghiên cứu xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, ban hành các quy chế quản lý đầu tư dự án và thiết kế ngày càng tốt, để có thể thống nhất hoá việc xây dựng mạnh hơn, hiệu quả hơn, việc phân loại nhà ra thành từng nhóm mang đặc điểm giống nhau là cần thiết

* Dựa vào đặc điểm chức năng sử dụng: Công trình nhà công cộng thường chia thành

12 nhóm: -

1) Các cơ quan giáo dục và học tập như các trường phổ thông các cấp, vườn trẻ, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường dạy nghề cùng các trường đại học và trung học chuyên nghiệp

2) Các cơ quan bảo vệ sức khoẻ và điều trị gồm bệnh viện, phòng khám, trạm xá, nhà hộ sinh, y viện, các loại nhà an dưỡng, nhà du lịch, nhà nghỉ, trại hè v.v

3) Các công trình văn hoá và biểu diễn như nhà hát, rạp chiếu phim, triển lãm

4) Các công trình thể thao

3) Các khách sạn, nhà hàng ăn uống công cộng: quán ăn, phòng trà, tiệm cà phê, nhà giải khát, nhà ăn công cộng và tập thể, các xưởng sản xuất thực phẩm ăn nhanh

6) Các cơ quan và xí nghiệp buôn bán bao gồm các loại cửa hàng, quán hàng, các trung tâm thương nghiệp, chợ và mậu dịch bách hoá

Trang 2

> ' —— ee barnes IRNINR h mm mm nã nang = I

RAP CHIEU BONG

NHA THI DAU

Hình III.I.1 Một số dạng kiểu nhà công cộng

7) Các cửa hàng dịch vụ và xí nghiệp phục vụ nội trợ gia đình như các xưởng sửa chữa đồ gia dụng, các cửa hiệu chụp ảnh, cắt tóc, may đo, giặt là

8) Các trụ sở cơ quan hành chính các cấp và tổ chức nghiên cứu khoa học cùng các viện thiết kế, viện thí nghiệm, phòng thí nghiệm trung ương và địa phương, các loại trung tâm sáng tác hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc

9) Các nhà và công trình giao thông, các loại bến trạm, tàu xe giao thông công cộng, các loại ga hàng hóa và hành khách đường bộ, đường sông, biển, ga hàng không, ga xe điện ngầm

10) Các nhà và công trình bưu điện và viễn thông, trung tâm xuất bản phát hành sách báo, nhà truyền thanh, ngân hàng, nhà in

11) Các nhà công trình phục vụ công cộng như nhà tắm, nhà giặt là, trạm cứu hoả, khách sạn, nhà vệ sinh công cộng

Trang 3

12) Các công trình đặc biệt khác như nhà tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ, đài kỷ niệm, lang tam

* Theo quy mô và tính chất xây đựng: người ta chia làm hai loại:

1) Các nhà và công trình xây dựng hàng loạt gồm các công trình được xây dung rất phổ biến, trên quy mô rộng, với số lượng nhiều, có thể dùng thiết kế điển hình xây lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều nơi, trong nhiều năm như nhà trẻ, trường học, nhà ăn, bệnh viện, câu lạc bộ, rạp chiếu bóng

2) Các nhà và công trình đặc biệt, được thiết kế và xây dựng theo những nhiệm vụ riêng, thường với quy mô công trình lớn, có tính chất độc tơn như cung văn hố thành phố, nhà bảo tàng, nhà quốc hội, tượng đài, nhà ký niệm

1.1.2 Đặc điểm

Các công trình kiến trúc công cộng đều thể hiện rõ:

- Tính chất đại chúng, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của quảng đại quần chúng nhân dân, đông đảo người cùng đến sử dụng

- Xây dựng hàng loạt phân bố trên quy mô rộng lớn và có tính tầng bậc - hệ thống rõ ràng: cấp cơ sở phục vụ nhóm nhà, cấp trung gian ở khu, quận và cấp trung ương phục vụ toàn thành phố, cho toàn vùng hay toàn quốc gia

- Phong cách dân tộc truyền thống văn hoá và tiến bộ trong khoa học kỹ thuật biểu hiện trong nội dung và hình thức kiến trúc được chú trọng nhiều hơn và thường là bộ mặt vật chất - tinh thần của đất nước

- Hệ thống kết cấu - không gian phong phú đa dạng hơn so với nhà ở, nhà công nghiệp

- Công năng sớm bị lỗi thời và để khắc phục người ta có xu hướng tổ chức không gian

lớn vạn năng, kiểu nhà liên hợp đa chức năng với mạng lưới cột lớn (6x6 m) và (9x9 m) hay hơn nữa

Từ các đặc điểm trên kiến trúc nhà công cộng đòi hỏi cao về mặt nghiên cứu công năng, chú ý đến điều kiện an tồn phịng hoả, thốt người, chú ý vấn dé thiết kế nhìn rõ, nghe tốt, đảm bảo tính thẩm mỹ nội ngoại thất cao

1.2 CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN CỦA NHÀ CÔNG CỘNG

Cơ cấu mặt bằng tức hệ thống không gian của nhà công cộng thường gồm các bộ phận chính sau đây:

- Các phòng chính (hình III 1.3):

Đó là các không gian mang tính chất quyết định chức năng đặc điểm sử dụng của công trình Phòng chính có thể là phòng tập trung đông người như phòng khán giả trong

công trình biểu diễn, có thể là phòng làm việc như trong nhà cơ quan sự nghiệp, lớp học

trong trường học (hình II 1.2)

Trang 6

- Các phòng phụ:

Đó là các không gian mang tính chất thứ yếu dùng phục vụ cho các phòng chính như

phòng hoá trang cho diễn viên, kho đạo cụ trong các công trình biểu diễn, chỗ gửi mũ

áo, khu vệ sinh, tiền sảnh v.v

- Các phương tiện liên hệ giao thông theo chiều ngang và thang đứng như các hành lang, cầu thang, đường dốc thoải, nút giao thông, thang máy

Ba bộ phận trên đây của nhà công cộng về cấu tạo kết cấu kiến trúc và yêu cầu sử

dụng tuy có nhiều mặt tương tự như trong kiến trúc nhà ở và nhà công nghiệp Song có nhiều bộ phận nếu đi sâu sẽ thấy rõ tính chất và yêu cầu khác han 6 khía cạnh quy mô đối tượng phục vụ, hình khối kiến trúc kết cấu và vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng tính

chất của loại công trình phục vụ đám đông

1.2.1 Thiết kế các phòng làm việc ở nhà công cộng 1.2.1.1 Thiết kế văn phòng (hình IIL l.5)

Các phòng làm việc thường có không gian diện tích không lớn lam được bố trí dọc theo hành lang hoặc quây quần quanh một nút giao thông, một phòng chờ công cộng Đôi khi phòng làm việc bố trí theo từng tầng; các tầng liên hệ với nhau bằng hệ thống cầu thang Đó là các loại phòng như văn phòng làm việc trong công trình hành chính sự nghiệp, phòng học, phòng thí nghiệm, giảng đường nhỏ, phòng điều trị, phòng sinh hoạt kỹ thuật trong câu lạc bộ; các phòng thiết kế trong viện thiết kế, viện nghiên cứu Khi thiết kế các phòng này cần thỏa mãn ba điều kiện sau:

- Dựa vào đặc điểm sử dụng (con người, thiết bị và dạng hoạt động công năng) mà lựa chọn kích thước hình thức không gian phòng thích ứng

- Bảo đảm điều kiện vệ sinh ánh sáng (tự nhiên hay nhân tạo), thông hơi thoáng gió, chế độ nhiệt ẩm , phù hợp với yêu cầu sử dụng

- Tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người sử dụng như giao thông đi lại phù hợp với tổ chức sắp xếp bàn ghế thiết bị dụng cụ Tổ chức không gian mặt bằng và hình khối bên

trong phải hợp lý, có chú ý sử dụng màu sắc, vật liệu và các biện pháp trang trí khác

nhằm tăng hiệu suất lao động

Xuất phát từ chỉ tiêu diện tích một chỗ làm việc để tính ra diện tích phòng: quy định cho cán bộ hành chính thông thường từ 3,6 + 4,5 m” cho cán bộ lãnh đạo 8 mỶ (chưa có chỗ cho tiếp khách)

Ánh sáng tự nhiên cho phòng làm việc phải đầy đủ theo tiêu chuẩn vệ sinh thông thường Tỷ lệ diện tích lỗ cửa lấy ánh sáng trên diện tích mặt sàn nên lớn hơn hoặc bằng

1 : 6, phòng cần thông gió tự nhiên xuyên phòng che nắng và cách ly tiếng ồn Giữa các

phòng có liên quan có thể liên hệ bằng hành lang hay cửa giữa các tường ngăn Cửa đi lại thường mở vào, cửa cấu tạo kiểu panô ván ghép hay ván đặc gỗ dán, bề rộng cửa lớn hơn hoặc bằng 0,9 + 1,0m

Trang 7

1.2.1.2 Thiết kế lớp học và phòng thí nghiệm thông dụng (hình II 1.4)

Lớp học chuẩn trường phổ thông thường thiết kế cho 40 + 45 học sinh với diện tích mỗi học sinh từ I + 1,2 mỉ (tiểu học) và 1,1 + 1,4 mỶ (trung học) Thường chỉ tiêu tiêu chuẩn trung bình này là 1,25 mÝ Tỷ lệ diện tích lấy ánh sáng trên diện tích sàn cần lớn hơn hoặc bằng 1: 5 Hướng ánh sáng tự nhiên chính cần đi từ bên trái sang bên phải khi học sinh nhìn lên bảng Cửa vào nên làm một cửa rộng 1 + l,2 m, mở ở phía đầu lớp (gần bảng), tổ chức thông gió xuyên phòng; tránh mở cửa số lớn ở phía hành lang, mà chỉ nên tổ chức cửa thoát gió cửa hãm ở trên cao

Bàn ghế trong phòng thí nghiệm thường được bố trí linh hoạt, tuỳ theo tính chất hoạt động thí nghiệm, tổ chức hướng dẫn và lên lớp

Phòng thí nghiệm thường rộng từ 64 + 70 mỶ mặt cắt ngang tương tự lớp học Phòng chuẩn bị thí nghiệm thường rộng l6 + 18 mỶ với những thiết bị thí nghiệm và bàn tủ, có một cửa nhỏ liên hệ [nfafafal —L 6000 4 Ỹ aaanannpap : ‡+—— 600—+ 6000 nan AOE mw ? 6000 } 6000 ¡ 6000 „ `

PHÒNG LÀM VIỆC BỐ TRÍ DỌC HÀNH LANG HAY FL

TRONG MOT KHONG GIAN LON 1,10-40,75-1,106 fe— 1,50-2,20 —— T — 1 Ww ett 1 v ~ tu atte eee ' ve s © 2 TT TT mm lie 2 rod So pe + 3 vn chế TẾT Tu an _—

BỐ TRÍ BÀN MỘT CHIỀU TRONG PHÒNG ĐỌC BO TRÍ BÊN TRONG PHÒNG ĐỌC KÍCH THƯỚC CẦN THIẾT

CHO MỘT NGƯỜI TRONG TRUONG HOP NGO! HAI PHÍA

Trang 8

1.2.2 Thiết kế phòng tập trung đông người

Loại phòng này được quy định có sức chứa trên 300 chỗ ngồi Đó là các loại như: phòng xem biểu diễn, phòng triển lãm trưng bây lớn, phòng đọc lớn trong thư viện lớn, chợ có mái, bách hoá tổng hợp lớn, các phòng luyện tập, thi đấu

Khi thiết kế cần thoả mãn bốn yêu cầu:

- Kích thước phòng phải thoả mãn yêu cầu sử dụng, với các chỉ tiêu về diện tích và khối tích liên quan

- Đảm bảo yêu cầu nhìn rõ cho mọi vị trí sử dụng, chất lượng âm thanh, thông hơi thoát gió tốt

- Đảm bảo việc ra vào phòng, đi lại tới chỗ ngồi thuận tiện, nhanh chóng an toàn - Đảm bảo yêu cầu về tiện nghỉ chiếu sáng, về nghệ thuật kiến trúc thích hợp của không gian bên trong vốn rất rộng lớn

Mỗi loại phòng thường có đặc điểm và yêu cầu riêng cho nên trong thiết kế có thứ tự ưu tiên chú ý khác nhau

1.2.2.1 Thiét kế các loại phòng trưng bay triển lấm (hình III 1 6)

Dựa trên cơ sở đặc điểm đối tượng trưng bày triển lãm mà lựa chọn kích thước phòng và cách trưng bày thích ứng

Vật triển lãm có thể là mặt phẳng như tranh ảnh, biểu đồ , có thể là hình khối cố

định hay chuyển động Do đó phòng trưng bày triển lãm có thể là phòng có hành lang

xuyên nối tiếp, kiểu xuyên phòng trực tiếp, kiểu phóng xạ tức hướng tâm với không gian trưng bày, hình vuông, chữ nhật v.v

Yêu cầu làm sao đảm bảo cho người xem thâu nhận được hình ảnh vật triển lãm về mầu sắc, hình dáng, chất liệu, tính năng một cách tốt nhất Muốn vậy phải đặc biệt chú ý hệ thống chiếu sáng, tầm nhìn, góc độ quan sát, dây chuyền quan sát thụ cảm và các yêu

cầu kỹ thuật thẩm mỹ khác

Thường công trình triển lãm tổng hợp được thiết kế theo kiểu mặt bằng là chuỗi không gian nhỏ bao quanh hay kẻ một không gian lớn Không gian nhỏ có thể là một hay nhiều tầng khi đó không gian lớn có độ cao thông thuỷ bằng tổng của độ cao các không gian nhỏ

1.2.2.2 Thiết kế phòng khán giả và sân khấu

Kích thước loại phòng khán giả được lựa chọn trên cơ sở sức chứa, chỉ tiêu diện tích, khối tích riêng, yêu cầu nhìn rõ, âm thanh, kinh tế, cũng như kỹ thuật kết cấu và thi cong v.v

Chỉ tiêu diện tích cho một khán giả kể cả lối đi, hố nhạc là 0,6 + 0,85m’ Khối tích

6+ 8m"

Dién tich 16i di bén trong phòng thường chiếm 29 + 34% toàn bộ diện tích phòng Yêu câu âm thanh sẽ quyết định hình dáng phòng, trần và vật liệu ốp tường s Các hình thức mặt bằng thường gặp (hình HI.1.7):

Trang 9

110 ¬

PHONG TRUNG BAY

BO LON CUA VI TRI PHU THUOC

VÀO KÍCH THƯỚC CỦA VẬT TRƯNG BẢY

Trang 10

- Mặt bằng hình chữ nhật

+ Ưu điểm: kết cấu thi công đơn giản dễ phối hợp với không gian nhỏ bao quanh

+ Nhược điểm: sức chứa có lợi thường bị hạn chế, thường nhỏ hơn hoặc bằng 600

chỗ, nếu trên 600 chỗ sẽ tăng khối tích riêng của phòng, lãng phí diện tích ở hai góc phía sân khấu, chất lượng sản phẩm âm thanh kém Khắc phục nó bằng cách thêm hệ

tường chéo v.v

Quan hệ tỷ lệ ba chiều khán phòng (rộng, dài, cao) ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm (B,L, H) áp dụng cho rạp chiếu bóng và nhà hát có thể tham khảo:

Rạp chiếu bóng B=(0,5-0,8)L; H = (0,4-0,5)B Nha hat H:B:L=1: 1,5: (2+2,5)

Chiều dài L của khán phòng phụ thuộc vào tính chất biểu diễn và khả năng kỹ thuật khuếch đại âm thanh

Không có hệ thống khuếch đại âm L<25m

Có hệ thống khuếch đại âm L=25 + 50m

Rạp chiếu bóng nhạc giao hưởng L <50m Nhà hát kịch nói L=22 + 27m Ca kịch, hoà nhạc L = 35m Kích thước nhịp nhà (B) kinh tế nhất cho các loại phòng hình chữ nhật là: Sức chứa 300 đến 400 chỗ B=12+ 15m Sức chứa 600 đến 800 chỗ B=18+ 21m Sức chứa 1000 đến 1200 chỗ B=24+z 27m Sức chứa 1200 đến 1500 chỗ B=27+ 30m - Mặt bằng hình quạt và lục lăng:

+ Uũ điểm: bố trí được nhiều chỗ (lớn hơn 1200)

Chất lượng âm thanh và nhìn rõ sẽ tốt, tiết kiệm diện tích, hình khối không gian phong phú

+ Nhược điểm: kết cấu phức tạp

Mặt bằng hình quạt áp dụng cho: rạp chiếu bóng, kịch viện lớn Mat bang luc lãng ưu

điểm hơn hình quạt, âm năng phân bố đều, vùng kém được loại trừ tăng tường phản xạ

âm Thích hợp với biểu diễn âm nhạc lớn, kịch viện nhỏ - Mặt bằng hình tròn, bầu dục, móng ngựa:

+ Uu điểm: chỗ ngồi xa chéo không còn, chỗ ngồi tốt nhiều

Trang 11

+ Nhược điểm: âm thanh xấu, âm năng phân bố không đều chỉ tập trung ở ven tường dễ sinh tiếng đội (vì tiêu điểm âm)

Trang 12

« Các hình thức nền phòng khán giả (hình HI.1.8)

Do yêu cầu nhìn rõ gồm: bố trí chỗ ngồi, thiết kế nền dốc và đường ra vào các khu vực ngồi quyết định Yêu cầu về âm thanh thoát người và ánh sáng cũng tham gia quyết định, song chủ yếu là giải quyết hình thức cấu tạo trần

Nên dốc thoải (nên pácte) và dốc bậc (ămphiêái): độ dốc nhỏ, không quá 1:6; Ưu

điểm: kết cấu đơn giản, tổ chức lối ra vào dễ dàng, quan hệ mặt bằng với các phòng

xung quanh đơn giản, kinh tế vì tốn ít vật liệu và tiết kiệm không gian

Thường dùng cho loại hoạt động có sức chứa nhỏ, hoạt động có quan hệ nhiều đến không gian chung quanh như phòng hội họp, rạp chiếu bóng 600 chỗ, kịch viện loại nhỏ Nền dốc bậc nhìn và nghe tốt, song kết cấu có phức tạp, kém kinh tế, sức chứa nên nhỏ hơn hoặc bằng 800 chỗ

- Nền dốc có ban công: Ban công có thể bố trí ở I mức hay 2, 3 mức, chỉ khi nào sức chứa lớn hơn 600 mới thiết kế có ban công Loại này có nhiều ưu điểm: sức chứa lớn, tiết kiệm không gian và diện tích, hình thức phòng đẹp Đương nhiên kết cấu có phức tạp, một số vị trí chỗ ngồi nghe và xem không tốt lắm

Trang 13

Không tốt { a † w N Ura 2 NY : 1 ql « 4 ° I ~ œ = £ 4 SỈ) wy Lo SO w Ham { 11,6 | > k” tị HO NHAC TẠO AM PHAN XA AM ĐỀU ĐẶN CHO KHU VỰC DƯỚI BẠN CÔNG Hình III.1.8b Thiết kế mặt cắt dọc khán phòng

Ban công sâu, phía dưới ban công là các phòng phụ thuộc không gian làm chức năng khác như phòng giải lao, phòng kỹ thuật, khu vệ sinh v.v Ban công sâu có tỷ lệ chỗ ngồi tốt nhiều hơn so với ban công nông, kết cấu làm việc hợp lý hơn, chất lượng nhìn và nghe tốt hơn Hình thức phòng mới mẻ sinh động Loại này thường gặp trong mặt

bằng hình quạt, hình chữ nhật lớn Khả năng bố trí chỗ ngồi trên ban công sâu có thể

bằng 40% chỗ trên sàn đốc thoải của phòng (nền pácte) e Các hình thức trần

Phòng khán giả không gian lớn cần ít cửa số thậm chí không có cửa sổ lấy ánh sáng thiên nhiên, kỹ thuật ánh sáng thông hơi, thoáng gió giải quyết biện pháp nhân tạo Vì vậy hình thức trần và các lớp vách bao che mặt tường trong phòng khán giả chủ yếu do yêu cầu kỹ thuật trang âm và nghệ thuật mà quyết định Đối với những phòng sức chứa

nhỏ hơn 600 chỗ trần thường làm phẳng đơn giản

1.2.2.3 Thiết kế một số loại phòng lớn khác

Phòng ăn, phòng bán hàng, phòng đọc, phòng đợi v.v thường có nhiều điểm tương tự như loại phòng trưng bày triển lãm hay phòng làm việc Song không gian lớn của loại phòng này do yêu cầu nhìn rõ thấp và âm thanh không quan trọng nên có thể làm hệ lưới cột ở bên trong Kỹ thuật thông gió, ánh sáng có thể giải quyết cục bộ, hình thức trần thường đơn giản Điều quan trọng là chú ý giải quyết thoát người và đi lại tự do bên

Trang 14

trong vì vậy không gian bên trong thường nên ít cột để mang tính chất "vạn năng” mềm dẻo trong khai thác sử dụng

Diện tích và khối tích được tính theo chỉ tiêu riêng từng loại phòng lớn Độ cao phòng thường lớn hơn hoặc bằng 4.2m Hệ thống kết cấu thường đơn giản với mạng lưới cột 6x6m, 7,2x7,2m (hình IH.1.10)

1.2.3 Thiết kế một phòng phụ của nhà công cộng 1.2.3.1 Tiên sảnh (hình III.1_ II)

Tiền sảnh là không gian lớn ở khu cửa vào, đây là nơi tiếp nhận, là đầu mối giao thông đi vào các bộ phận trong nhà công cộng Không gian chuyển tiếp này nói lên đặc tính công năng của công trình, vì vậy nó phải được nghiên cứu, thiết kế thích đáng dựa trên các cơ sở vẻ chỉ tiêu và yêu cầu thẩm mỹ kiến trúc, cũng như những yêu cầu kỹ thuật khác

Các nước nhiệt đới ẩm do mưa nắng nhiều, độ chênh lệch nhiệt độ không lớn lắm, sảnh thường thiết kế có mái hiên đón thoáng rộng (thay cho môn sảnh ở các nước xứ lạnh) Hình thức hiên sảnh ở đây rất phong phú tuỳ theo giải pháp kết cấu của công trình và đặc điểm sử dụng của nó

Chỉ tiêu diện tích tiền sảnh loại công trình sử dụng đông người, theo từng chu kỳ sử dụng (có cao điểm) trong thời gian ngắn là 0,25 + 0,35 m”/người sử dụng (kể cả chỗ gửi mũ áo), và là 0,15 + 0,2m’/ngudi nếu thời gian sử dụng phân tán đều đặn Độ cao sảnh từ 3,9 + 4,8m, đôi khi chiếm thông cả hai tầng (thông tầng) như không gian các tiền sảnh công trình lớn tập trung đông người

Các bộ phận thường bố trí ở liên ngay tiền sảnh: phòng thường trực, văn phòng, bảo vệ, quây gửi mũ áo, quầy bán vé, căng tin, phòng hút thuốc v.v tuỳ theo tính năng công trình

1.2.3.2 Thiết kế phòng bách bộ và hanh lang nghi (hinh III.1.11)

Thường bố trí xung quanh phòng khán giả hay khán đài Nhiệm vụ để giải quyết chỗ nghỉ ngơi, giải lao hay chỗ chờ đợi trước khi vào phòng khán giả Nó còn là nơi gặp gỡ trò chuyện trong loại công trình hội họp công cộng Loại phòng này thường rộng và cao chiếm 2, 3 tầng nhà Kiến trúc bên trong cần sinh động có tầm nhìn mở ra phía ngoài để tạo cảm giác mát mẻ dễ chịu Diện tích thường 0,3 + 1 m” cho một chỗ sử dung

Đối với các câu lạc bộ nhà văn hoá, loại phòng này thường sử dụng kết hợp là nơi

trưng bày triển lãm, liên hoan, khiêu vũ v.v Yêu cầu thẩm mỹ, kỹ thuật chiếu sáng,

điều kiện thơng thống phải bảo đảm tốt cho việc thư giãn, giải lao

Trang 16

—t ‡ † Đ ` ° ¬+ Bách bộ 1 Lớp học 2 Hành lang nghỉ

Hình III.1.11 Tổ chức hành lang nghỉ, bách bộ trong nhà văn hóa và trường học

1.2.3.3 Thiết kế khu vệ sinh (hình HII.I.12)

Đối với nhà hành chính, trường học, khối vệ sinh thường có: xí, tiểu, chậu rửa tay, quy

định 40 +50 người 1 xi va 30 + 40 người 1 tiểu Diện tich 1 chỗ xí cộng tiểu là 3,4 + 4 m

(kể cả lối đi bên trong), 1 chậu rửa tay hay vòi rửa được tính cho 100 + 500 người

Yêu cầu thiết kế khối vệ sinh cần được phân tán đều toàn nhà và tập trung nơi đông

người qua lại Khoảng đường xa nhất đến khu vệ sinh không lớn hơn 60 m Cũng cần cách ly tốt với các phòng xung quanh Phải ngăn cách giữa nam và nữ, đồng thời cửa ra vào phải tạo được sự kín đáo, lịch sự cho người sử dụng

Trang 17

Aid 1204 ,70)70, 480180) 80 35 800] 120 || 80} 80J s0 || 80 35 | 2000 Hình 1111.12 Khu vé sinh trong một số nhà công cộng 1.2.3.4 Thiết kế hành lang

Các hành lang phải nối liền trực tiếp với tiền sảnh, với nút giao thông, với cầu thang chính và phụ, phải bảo đảm lưu thoát người nhanh và an toàn khi có sự cố Xảy ra

Bề rộng hành lang tuỳ thuộc tính chất của hành lang Hành lang giữa thường lớn

hơn hành lang bên (tối thiểu bằng 1,5m) Hành lang phụ tối thiểu bằng 1,2m

Trường học và bệnh viện có hành lang có thể rộng tới 3-4m Để đảm bảo tiện nghi thì hành lang không nên dài quá 50 m mà khơng có lối thốt hay buồng thang thông với bên ngoài

Trường hợp vì yêu cầu không thể trổ cửa lấy ánh sáng tự nhiên trực tiếp vào hành lang thì hành lang phải lấy ánh sáng từ các "âu" còn gọi là túi hay khe ánh sáng lấy từ buồng cầu thang hay sảnh tầng Hệ số ánh sáng tự nhiên của hành lang giữa là

1:12 + 1:14

Nền mặt hành lang bên nên thấp hơn nền trong phòng khoảng 8 đến 12 cm; độ cao

lan can hành lang bên tối thiểu bằng 90 cm, và phải chú ý tổ chức rãnh thoát nước từ

hành lang tập trung vào các hệ thống ống thu hay tổ chức thoát trực tiếp ra ngoài Đối với công trình đặc biệt hành lang sẽ được thiết kế theo yêu cầu riêng để có thể kết hợp với nhiều công năng khác một cách thuận lợi

Trang 18

Chiều cao nâng > 3600 Chiều cao nâng> 4100 THANG HÀNH KHÁCH VÀ THANG HÀNG HÓA

Hình III.1.13 Thang dốc thoải và thang máy

1.2.4 Thiết kế cầu thang thông dụng trong nhà công cộng (hình TH.1.14)

Nhà công cộng thường có các loại thang sau: thang thường tức thang bộ, thang dốc thoải, thang điện; thang thường cònvchia ra thang chính, thang phụ

Vị trí đặt thang sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sử dụng như một phương tiện liên hệ hợp lý và phục vụ thoát người của công trình Yêu cầu thang chính phải gắn liền với tiền sảnh, liên hệ chặt chẽ với các bộ phận chính của công trình Cầu thang phụ có tính chất phục vụ cho liên hệ nội bộ hay hỗ trợ phục vụ thoát người an toàn Cầu thang phụ có thể đặt ở vị trí thứ yếu làm sao không ảnh hưởng đến mỹ quan không gian chính của công trình-vì nó thường không đẹp, có độ đốc lớn

'Các cầu thang cần được bố trí trên cơ sở đảm bảo khoảng cách an toàn thích hợp tính từ cửa ra vào xa nhất tới cầu thang (bảng III.1.1), có thể tham khảo hình HI.3.1

Trang 19

ul Ht HE TT T

—— &§ & Soe

Hình III.1.14 Cầu thang bộ

Trang 20

Bảng HI.1.1 Khoảng cách xa nhất đến cầu thang, cửa thoát Bậc chịu lửa eg - của công trình Phòng bố trí khi hai bên có cửa thoát (L) (m) Phòng bố trí khi chỉ một bên có cửa thoát Nhà trẻ Bệnh viện Công trình khác (l,m) jell 20 30 40 20 Ml 15 25 30 15 IV 12 20 25 12 Vv 10 15 20- - : 15

1.2.4.1 Thiết kế thang thường

Thang chính trong nhà công cộng thường phải đẹp, thường đặt ở tiền sảnh hay phòng

bách bộ, vì nó chính là một bộ phận trang trí cho các không gian này Tuỳ từng công

trình mà lựa chọn hình thức cũng như kết cấu của cầu thang chính Bề rộng thân cầu

thang là 1,8 + 2,5 m Kích thước bậc cầu thang đảm bảo:

2a + b= 60 - 63 cm (a là chiều cao bậc, b là chiều rộng bậc) - Thang chính: b > 30 cm

- Thang phụ: b 2 28 cm

Hình thức thang chính (hình HI.L.14):

- 1 vẽ lên thẳng (một đợt bậc liên tục không quá 18 bac) - 2 hay 3 vế song song

- 2 hay 3 vế vuông góc

- Thang lượn cong

Cầu thang phụ theo yêu cầu phải sử dụng phục vụ nội bộ và kết hợp một phần để thoát hiểm an toàn, phòng hoả v.v Thang này cần đặt trong lồng thang riêng có hình thức đơn giản và lòng thang rộng 1,1 + 1,4 m, chủ yếu theo kiểu hai vế song song hay xốy trơn ốc Số bậc thang liên tục của mỗi vế không quá 18 và không ít hơn 3 (hình HI.1.14)

1.2.4.2 Thiết kế đường đốc thoải (hinh III.1.13)

Thường dùng trong bệnh viện để di chuyển xe lăn, cáng thương bệnh nhân Có độ đốc i = 1:7 hoac i = 1:8 Nhu vay nó chiếm diện tích khá lớn (gấp bốn lần thang có bậc); do

đó chỉ được thiết kế khi nào thật cần thiết Cũng gặp trong nhà ga, nhà bảo tàng, tầng hầm gara với độ dốc khoảng 1:10

Đề tránh trơn trượt (do có độ dốc) thường lòng thang được trải đệm cao su hoặc gắn

các đải cao su vào thân thang (cho bộ hành) hay khía rãnh (cho ôtô)

Trang 21

_1.2.4.3 Thang điện

Tương tự như trong nhà ở nhưng thường tổ chức thành cụm lớn (hình III.1.13 và hình HI.I.14) với hành lang trước cụm thang không hẹp hơn 2,4m

Tính toán số lượng thang máy có thể tham khảo công thức:

N= 75e.f

3600Q

trong đó:

e- số lượng khách cần vận chuyển trong 1 giờ lúc cao điểm, thường lấy bằng 80% tổng số người trong nhà cần sử dụng thang máy;

f- hệ số tổng thể

r=^129 ;œ+1(0,11v +2,Iv+2,9) v 75

ở đây:

H- chiều cao nâng;

Q- công suất thang;

x- số điểm dừng tính toán;

v- vận tốc di chuyển có thể lấy tham khảo tùy theo số điểm dừng: Dưới 6 điểm v = 0,5 - 0,8 m/giây;

Từ 8 + 10 điểm v = I - 1,8 m/giây; Trên 12 điểm v = 2 - 2,5 m/giây; Trên 20 điểm v = 3 + 4 m/giây

Trang 22

Chương 2

TỔ HỢP KHÔNG GIAN - KIẾN TRÚC NHÀ CÔNG CỘNG

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KHÔNG GIAN MẶT BẰNG NHÀ CÔNG CỘNG

2.1.1 Nguyên tắc chung

Khi thiết kế mặt bằng một ngôi nhà người thiết kế phải xét đến những yêu cầu cơ bản do nhiệm vụ thiết kế đề ra và trước hết phải để cập đến sức chứa hợp lý quy định trong các phòng chính của nhà Sức chứa hợp lý nhất được xác định trên cơ sở sử dụng và khai

thác công trình sao cho có lợi nhất về mặt khai thác quản lý như ở bảng HI.2.1 Từ đó

mà lựa chọn kích thước phòng, chọn giải pháp tổ hợp mặt bằng và hình khối kiến trúc thích ứng Bảng III.2.1 cho sức chứa hợp lý theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ (tham khảo) Bảng III.2.1 Sức chứa hợp lý Sức chứa của nhà (người) Loại nhà - - : Nhỏ Trung bình Lớn Vườn trẻ, nhà giữ trẻ 90 135 240 Trường học 480 640 960 Rạp chiếu bóng 600 800 1200 Câu lạc bộ 300 600 800 Nhà an dưỡng 100 200 400

+ Phải nghiên cứu dây chuyển chức năng sử dụng của nhà, tính chất, mối quan hệ giữa các bộ phận để có giải pháp tốt nhất Muốn thế cần:

+ Chọn giải pháp tổ chức liên hệ phù hợp với sơ đồ công năng và tính chất công trình (hình HH2 L)

+ Sắp xếp bố trí các bộ phận đó thành từng khu vực rõ ràng mang đặc điểm yêu cầu

công năng riêng, tạo nên những tổ hợp kiến trúc rõ ràng, chặt chẽ trong bố cục và phù

hợp khu đất

2.1.2 Các giải pháp tổ chức liên hệ giữa các bộ phận trên mặt bằng tầng

2.1.2.1 Giải pháp không gian kiểu một phòng lớn (hình III.2.24)

Tất cả quá trình chức năng của nhà đều bố trí xếp đặt trong một phòng lớn duy nhất Ví dụ chợ có mái, phòng triển lãm

Trang 23

Lđw điểm: khơng gian sử dụng mềm dẻo linh hoạt và tiết kiệm diện tích giao thơng ® NHÀ THỊ ĐẤU Dòng vận động viên Sân bãi Dòng khán giả ® NHÀ HÁT Gửi áo+WG Phòng phục vụ sân khẩu _—l— L [Quan lý | Khán án giá giả Bách bộ giải khát" Khán phỏng - - Sân khẩu ue 3 5 Dién vién vấn = T † Gửi áo+W© Phòng phục vụ sân khâu @ BỀ BƠI (SƠ ĐỒ LƯU TUYẾN VẬN ĐỘNG VIÊN 9 j10 13| 14 \ LÍ | t ¬‡ 1- sảnh; 7- truyền thanh; 2- đăng ký; 8- thay đồ (nam, nữ); 3- yté; 9- gửi đồ (nam, nữ);

4- trọng tài; 10- WC (nam, nữ);

5- huấn luyện viên (nam, nữ); 11- tắm hương sen;

6- WC (nam, nit); 12- phòng tập hợp và lên lớp;

13, 14, 15 - các phòng phụ khác, kỹ thuật

Trang 24

ang nhà triển lãm) tam quay b

Trang 25

2.1.2.2 Giải pháp tập trung không gian nhỏ quanh trung tâm (hình HHI 2.2b) Các phòng nhỏ bố trí quanh một phòng lớn và phòng lớn được coi như phòng chính làm nhiệm vụ chủ yếu, quyết định chức năng công trình Ví dụ như nhà hát, rạp chiếu bóng, kịch viện, công trình thể thao v.v phòng lớn là phòng khán giả, bao quanh là các bộ phận phục vụ như xưởng, kho, hóa trang cho diễn viên, phòng bách bộ, hành lang, nghỉ v.v

Ưu điểm của giải pháp này là: tận dụng được không gian và sự làm việc của kết cấu; quan hệ giữa các phòng chặt chẽ, rõ ràng Song nói chung kết cấu phức tạp, thông hơi thoáng gió bằng biện pháp nhân tạo

2.1.2.3 Giải pháp chuỗi không gian liên hệ xuyên phòng (hình IHII.2.2c, đ)

Các phòng liên hệ với nhau không cần hành lang mà trực tiếp liên hệ xuyên qua nhau Các phòng xâu chuỗi nối tiếp nhau Giải pháp này áp dụng cho các nhà triển lãm, bảo tàng, cửa hàng bách hoá, thư viện những loại công trình đòi hỏi phải tạo cho người sử dụng một quá trình tuần tự nhất định

Uu điểm: Diện tích giao thông ít, quan hệ chặt chẽ, không gian dễ trang nghiêm, hình khối đơn giản nhưng dễ tổ chức sinh hoạt theo trình tự bắt buộc và không gian phong phú Tổ chức ánh sáng thông gió tự nhiên đễ dàng

2.1.2.4 Giải pháp liên hệ kiểu hành lang (hình III.2.4)

Các phòng bố trí ở một bên hay cả hai bên của hành lang hoặc có khi đoạn này ở một bên hành lang, đoạn kia ở cả hai bên hành lang

Ưu điểm: Quan hệ giữa các phòng rõ ràng, sơ đồ kết cấu đơn giản, giải pháp thơng hơi thống gió tốt

Nhược điển: Chiếm nhiều diện tích xây dựng, quan hệ công năng thiếu chặt chẽ, giao thong thường bị kéo dài

2.1.2.5 Giải pháp phân đoạn - đơn nguyên

Các phòng quan hệ với nhau theo nhóm độc lập và liên hệ nội bộ trong nhóm theo biện pháp xuyên phòng Các nhóm được cách ly nhau, song kề nhau, tạo nên một cơng trình kiến trúc hồn chỉnh, ví dụ thường gặp ở nhà trẻ, trường học, bệnh viện

2.2 GIẢI PHÁP PHÂN KHU HỢP NHÓM PHÒNG TRONG QUY HOẠCH TỔNG

MAT BANG

Muc dich việc phân khu hay hợp lý nhóm các bộ phận không gian trong nhà công cộng là để làm nổi bật các thành phần chính của nhà, tạo ra một tổ hợp kiến trúc rõ ràng chặt chế và hợp lý về phương diện sử dụng, kinh tế và kỹ thuật Tuỳ theo điều kiện địa hình, yêu cầu quy hoạch đặc điểm công năng mà lựa chọn giải pháp phân khu liên hệ nhóm khi bố trí các khối công trình trên khu đất

Trang 26

- Từng toà nhà riêng (bố cục phân tán)

- Từng toà nhà riêng song có hành lang nối liền các khu nhà với nhau (bố cục liên hoàn)

- Phân khu theo tầng nhà (bố cục tập trung cô đặc)

- Phân khu theo cánh nhà (bố cục dàn trải tung toé)

2.2.1 Phân khu theo từng toà nhà riêng (hình IH.2.3)

Cách phân khu này tập trung các loại phòng có chức năng gần nhau hay liên hệ chặt chẽ với nhau được tập trung theo từng khu vực và mỗi khu chiếm một toà nhà

độc lập Nhiều toà nhà độc lập đó lại có quan hệ tương đối với nhau hợp thành một quần thể Ưu điểm: - Phân khu rõ ràng - Cách ly giữa các khu tốt - Thơng thống tốt - Kết cấu đơn giản Nhược điểm: - Chiếm nhiều diện tích xây dựng - Tốn thiết bị kỹ thuật - Liên hệ không chặt chẽ - Hình khối tan mạn Pham vi ting-dung: Ving địa thế không bằng phẳng, công trình nằm giữa các bộ phận cần cách ly

| 2.2.2 Phan khu theo từng loại nhà riêng có hành lang cầu thang nối liền (hình II.2.3)

Như cách phân khu trên, song cần khắc phục việc đi lại ngoài trời bất tiện Có thể

khắc phục hình khối tản mạn bằng hệ thống hành lang cầu (hành lang nối nhà có mái)

Loại này khắc phục được nhiều nhược điểm của cách trên nhưng cũng cần có điều kiện Thường áp dụng rộng rãi ở những vùng nhiệt đới như nước ta và những nơi đất rộng,

bằng phẳng Hành lang cầu tuỳ theo số tầng nhà của từng khu mà có thể thiết kế hành

lang cầu kiểu 1 tâng hoặc 2, 3 tâng (hình HI.2.4) 2.2.3 Phân khu theo tầng nhà

Theo cách này mỗi tầng trong một toà nhà làm nhiệm vụ của một khu đảm bảo chức năng hoạt động được độc lập tương đối với các khu tầng khác Ví dụ thường gặp 6 trường phổ thông các cấp (1, 2, 3), ở các liên cơ quan hành chính, văn phòng đại diện,

viện thiết kế v.v

Trang 27

vn es + BO hanh ea : LEO Nhóm phòng nhỏ lị Í Eã Nhóm phòng lớn Giao thông Hàng hóa CCC ` BELL Pd

TỔ CHỨC PHÁN LUỒNG CHO HÀNG HOA VA REEEERS EGRET KHÁCH BO HANH Ở TRUNG TAM DICH VU CONG CONG + V7 777 F——

— mo phẩm Sản xuất IỆE Phòng kỹ thuật — Phỏng ăn E8 Kho lạnh INB Hành chính

Hình IIL2.3 Các giải pháp phân khu chức năng và tổ chức lưu tuyến:

a) Phân khu từng tòa nhà riêng; b) Hợp khối cô đặc, tập trung:

c) Phân khu kiểu tập trung nhưng dàn trải; đ) Sơ đồ lưu tuyến trong nhà ăn

128

Trang 29

5

Ưu điểm:

- Quan hệ giữa các khu chặt chẽ thuận tiện - Tiết kiệm đất, đường ống, thiết bị

- Hình khối đồ sộ, quy mô lớn Nhược điểm:

- Hệ thống không gian kết cấu dễ không thống nhất Nếu không gian giữa các tầng một khi không tương đương nhau thì có thể một số phòng khu này sẽ lẫn vào tầng khu khác, tính độc lập khép kín không hồn tồn

- Thơng thống tự nhiên bị hạn chế vì có những vị trí bất lợi, mức độ cách ly hoạt động công năng khó khăn

Ứng dụng: Nơi đất chật hẹp, đòi hỏi công trình có bộ mặt quy mô, tính bề thế

{

2.2.4 Phân khu theo cánh nhà, đoạn khối

Cách phân khu này được áp dụng phổ biến nhất vì nó khắc phục được nhiều nhược điểm của các cách phân khu trên

Theo cách này các phòng trong một nhóm chức năng sẽ tập trung thành một khối nhà (cánh nhà, đoạn nhà) bao gồm vài ba tầng và mỗi khối như vậy có thể có hình thức khối tầng nhà không nhất thiết như nhau, giữa các khối thường là các nút giao thông đứng

Uu điểm:

- Phân khu rõ ràng, cách ly tốt, quan hệ nội bộ chặt chẽ

- Kết cấu hợp lý đơn giản, tiết kiệm đất đai, tiết kiệm thiết bị kỹ thuật, giải pháp

thơng thống, ánh sáng tổ chức dễ hợp lý hơn

- Hình khối kiến trúc dễ tạo nên sự phong phú, tính bề thế và thống nhất, đóng góp được vẻ đẹp đáng kể cho bộ mặt thành phố

Nhược diểm:

Liên hệ trong khu khó khăn vì phải lên xuống nhiều tầng, tốn cầu thang và thiết bị nâng Phạm vỉ ứng dụng: Cho hầu hết các công trình xây dựng ở thành phố Thường làm trên khu đất bằng phẳng, ưu tiên các công trình có nhiều thành phần phức tạp có đòi hỏi cách ly giữa các khu hoạt động như câu lạc bộ, bệnh viện, bảo tàng v.v

Trang 30

Chương 3

THOÁT NGƯỜI TRONG NHÀ CÔNG CỘNG 3.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc tổ chức thoát người đối với công trình công cộng lớn, tập trung đông người là rất quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng công trình, nhất là ở các công trình văn hoá nghệ thuật Vấn đề đưa ra trong thiết kế kiến trúc đảm bảo an tồn thốt người là phải đảm bảo nếu có sự cố xảy ra (như hoả hoạn, động đất, báo động, phòng không ) thời gian thoát phải đảm bảo nhanh, an tồn, khơng gây tại họa chết người Đó chính là điều kiện của trường hợp thốt bất trắc ln có kèm theo tính cách người thoát bị thúc ép khẩn trương có tâm thần hoảng loạn khác hẳn trong trường hợp không có sự nguy hiểm de doạ Giải quyết thoả đáng để cho việc thoát người khi có sự cố nguy hiểm đối với công trình công cộng mà tốt và an toàn thì sẽ đảm bảo tiện nghi và an toàn cho quá trình lưu thoát ở trường hợp sử dụng bình thường

Bình thường người ta thoát khỏi nhà kể cả thời gian lấy áo mũ sẽ tốn từ 10 + 15 phút là có thể chấp nhận, nhưng khi có sự cố nguy hiểm đòi hỏi phải thoát nhanh trong khoảng từ 4 + 7 phút (khỏi nhà) hay 2 + 3 phút (khỏi phòng) là còn tuỳ thuộc vào khả năng chịu lửa của công trình cao hay thấp Thoát tự do bình thường vận tốc di chuyển trung bình 60 m/phút nhưng khi có sự cố dòng người thoát chỉ di chuyển được với vận tốc từ 10 + 25 m/phút

32 CÁC YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC LỐI THỐT

Q trình người thốt ra khỏi nhà được chia làm ba giai đoạn:

- Thoát khỏi phòng: Tức giai đoạn thoát từ chỗ ngồi làm việc ra khỏi cửa thoát của phòng xem, phòng làm việc hay khán đài

- Thoát trong phạm vi tầng: Tức giai đoạn từ cửa phòng đến cầu thang

- Thoát trên thang ra khỏi nhà: Tức giai đoạn thoát từ cầu thang, theo các bậc thang đến khi thoát ra khỏi cửa ngoài bao gồm cả giai đoạn thoát qua tiền sảnh (nếu có)

Nhà một tầng thì dĩ nhiên quá trình thoát chỉ có một, hai giai đoạn; trong từng giai đoạn yêu cầu tổ chức lối thoát có khác nhau

Trang 31

3.2.1 Vêu cầu tổ chức lối thoát trong phạm vi phòng

1) Các phòng có sức chứa trên 100 người phải có ít nhất hai cửa thoát, cánh cửa mở ra phía ngoài phòng

2) Độ xa chỗ ngồi xa nhất đến cửa thoát không được quá 25m, tức S,„ nhỏ hơn 25m 3) Chiều rộng lối thoát giữa các hàng ghế lớn hơn hoặc bằng 0,4 m Chiều rộng tổng cộng giữa các lối thoát giữa các khu ghế B hay của các cửa thoát khỏi phòng D trong các công trình thể thao (trừ sân vận động), rạp chiếu bóng, kịch viện, hội trường, cung văn hoá lấy 0,6 m rộng cho 100 người (hình IJII.3.1)

Các lối thoát giữa các khu ghế đảm bảo rộng từ I+1,8m, giữa các khu ghế và tường tối thiểu là 0,9 m và phải dẫn thăng đến các cửa thoát với chiều rộng cửa thoát phải >1,2

m, cánh cửa mở ra

4) Các phòng có sức chứa nhỏ chỉ cần tổ chức lối thoát ở hai bên các hàng ghế nhưng các phòng có sức chứa lớn cần phải phân khu vùng thoát bằng các hệ thống các lối thoát ngang dọc, mỗi khu nhỏ hơn hoặc bằng 500 người và cứ khoảng 100 + 120 chỗ có một lối thoát riêng

5) Các lối thốt trong phịng khơng được cắt nhau

6) Các cửa thoát của phòng không được dẫn vào phòng có khả năng chống cháy kém hơn phòng đó

7) Các lối thoát dốc phải có độ dốc nhỏ hơn l:8 (giữa các khu ghế), và nhỏ hơn 1:6 (phía trước cửa thoát)

8) Khu ghế ngồi nền dốc bậc có thể tổ chức lối thoát kiểu áw cửa chui rộng từ 1,5 + 2,5m phục vụ cho 500 chỗ (khán phòng) đến 800 chỗ (khán đài) đồng thời làm cửa ra vào chỗ ngồi, các lối thoát giữa các hàng ghế bậc nếu >i8cm, phải làm bậc trung gian (hình HL3.1)

9) Các phòng tập trung đông người hoạt động liên tục như triển lãm, chiếu bóng cửa thốt khơng được kết hợp với cửa vào

10) Ở khán đài sân vận động chiều rộng âu cửa chui, chiều rộng các lối thoát giữa các khu ghế ngồi tính theo:

Công trình có bậc chịu lửa II là 1m rộng cho 600 chỗ Công trình có bậc chịu lửa IỊI là 1m rộng cho 500 chỗ Công trình có bậc chịu lửa IV là 1m rộng cho 300 chỗ

Mỗi âu chui thường phục vụ 800 + 1000 chỗ và không nên quá 1500 chỗ Các lối

thoát giữa các khu chỗ ngồi từ 0,9 + 1,2m _

Trang 32

VÀO THOÁT THEO AU CUA CHUI G KHAN BAI

Hinh II1.3.1 Yéu cdu té chitc 16i thốt an tồn và lối vào chỗ ngôi nhanh chóng (L- khoảng cách hai buồng thang; /- Chiều dài hành lang cụt)

Trang 33

3.2.2 Vêu cầu tổ chức thoát trong phạm vi nhà

Bao gồm thoát trên hành lang, cầu thang tiền sảnh hoặc phòng bách bộ nếu có

1 Khoảng cách xa nhất từ cửa thoát một phòng bất kỳ (phòng tập trung đông người) đến cửa thoát hay cầu thang gần nhất phải bảo đảm yêu cầu về cự ly khoảng cách xa nhat (xem bang III 3.1)

Bang III.3.1 D6 xa t6i da khong chế (hình IH.3.1) Khoảng cách xa nhất cho phép (m) Bậc chịu lửa ; —” Với các phòng nằm giữa 2 cầu thang hay 2 lối thoát (L, m) Với các phòng nằm ở hành lang cụt (/, m) | và Hl 40 25 lit 30 15 IV 25 12 V 20 10

2 Các lối thoát phải ngắn, rõ ràng, đủ ánh sáng và không được có chướng ngại vật 3 Bề rộng các lối thoát hành lang, cầu thang, cửa đi đặt trên lối thoát phải đủ rộng và

tính toán trên tiêu chuẩn sau:

- Với công trình biểu diễn thưởng thức có phòng lớn tập trung đông người, bề rộng tổng cộng lối thoát tính theo số người có mặt ở hành lang nghỉ, phòng chờ (nếu có) với tiêu chuẩn quy định theo mét rộng cho 100 người và các cửa thoát hay cầu thang chỉ được 1,4 + 2,2 m (xem bảng III.3.2)

Trang 34

+N<250 người: D _

_ 250 , (N=250)

+N> 250 người: D

A Ay

A, A, la số người quy định được 1 m rộng Các lối thoát, cửa thoát phải có chiều cao

tối thiểu là 2m và không nên thay đổi bể rộng nhiều lần

4 Lối thốt của ban cơng không được đi qua phòng khán giả hay một phòng khác tập trung đông người, phải có lối ra vào riêng nếu như ban công chứa lớn hơn 300 người

5 Bề rộng tổng cộng cửa thốt ngồi nhà tính tốn theo quy định cứ 100 người thoát được lm rộng

Một ngôi nhà công cộng phải có ít nhất hai cửa thốt ngồi nhà và các cửa này phải nhỏ hơn hoặc bằng 2,2m

Những yêu cầu có tính chất cơ bản trên để người thiết kế kiến trúc để cập đến khi thiết kế mặt bằng nhà công cộng Tuân theo những yêu cầu đó nhìn chung sẽ đảm bảo việc lưu thốt người khỏi cơng trình

Với những loại công trình công cộng phức tạp tập trung đông người đòi hỏi phải

nghiên cứu kỹ các phương pháp tính toán thoát người để kiểm tra

Trang 35

Chương 4

THIẾT KẾ NHÌN RÕ TRONG NHÀ CÔNG CỘNG

4.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Một yêu cầu có tầm quan trọng rất lớn trong phòng đông người là vấn đề nhìn rõ Chất lượng sử dụng của phòng khán giả, phòng hội họp tốt hay xấu phụ thuộc một phần quan trọng vào khả năng nhìn rõ hay không Đối với các công trình biểu diễn như nhà hát ca kịch, rạp chiếu bóng, giảng đường, khán đài, sân vận động v.v Yêu cầu nhìn rõ vật quan sát cao hơn so với phòng hoà nhạc, hội trường

Yêu cầu nhìn rõ thể hiện ở hai mat:

- Mọi khán giả đều nhìn rõ mục tiêu quan sát ở bất kỳ vị trí nào trong phòng với tư

thế ngồi thoải mái không có gì bị cẩn trở tầm mắt

- Su thâu nhận mục tiêu phải có chất lượng cao, nghĩa là tư thế ngồi thoải mái, hình ảnh thâu nhận được phải chân thực, chính xác, không bị biến hình, mắt có thể phân biệt được những động tác biểu diễn tình cảm của nhân vật một cách đầy đủ

Để đảm bảo được hai yêu cầu trên, khi thiết kế nhìn rõ phải giải quyết hai vấn đề: + Thiết kế nền đốc nhằm bảo đảm cho mọi khán giả đều nhìn thấy rõ mục tiêu quan sát + Bố trí chỗ ngồi hợp lý, nhằm loại trừ các chỗ ngồi quá xa hay chéo lệch, tạo điều kiện cho người xem thâu nhận tốt hình ảnh và đối tượng

4.2 THIẾT KẾ NỀN DỐC (hình JIL4.1)

4.2.1 Một số định nghĩa và khái niệm 1 Điểm quan sát thiết kế

Là một điểm hay một đường thẳng nằm ngang trong đối tượng quan sát được quy định dùng làm cơ sở để thiết kế nền dốc Từ điểm quan sát thiết kế khi đã thấy rõ, sẽ

phải thấy rõ toàn bộ hay hầu hết các đối tượng làm mục tiêu quan sát Đối tượng quan

sát tuỳ theo từng công trình và tính chất thể loại biểu diễn - Mặt phẳng thẳng đứng (màn ảnh)

Trang 36

2 Tra nhìn

Là đường thẳng phóng từ tầm mắt khán giả đến điểm quan sát thiết kế

3 Độ nâng cao Ha nhìn (C)

Là khoảng cách theo phương thẳng đứng của tia nhìn của hai hàng ghế liền nhau mà

trong đó tia nhìn khán giả hàng ghế sau bao giờ cũng được nâng lên cao hơn tia nhìn của

khán giả hàng ghế trước Khoảng cách C phải tính dựa trên trục đứng đi qua mắt khán giả hàng ghế trước và trục đứng đi qua mắt khán giả hàng ghế sau

4.2.2 Phân loại mức trông rõ 1 Nhìn rõ không hạn chế

Là điều kiện tia nhìn vượt qua đầu hay chạm đỉnh đầu của khán giả ngồi hàng ghế trước, khoảng cách đứng từ tầm mắt đến đỉnh đầu trung bình là 120 mm và từ tầm mắt đến đỉnh mũ là 150 mm Nên điều kiện để đảm bảo nhìn rõ không hạn chế là: C = 120 + 150 mm, nghĩa là khán giả nhìn thấy điểm quan sát thiết kế hoàn toàn không bị đầu người hàng ghế trước che khuất

Điều kiện nhìn rõ không hạn chế được áp dụng trong những trường hợp khi vật quan

sát di chuyển như vận động viên trên sân, nghệ sĩ xiếc, nhân vật trên màn ảnh rộng v.v hoặc khi cần quan sát tỷ mỷ một quá trình thao diễn nào đó như thao diễn ảo thuật, phẫu thuật, thí nghiệm mẫu trên giảng đường

2 Nhìn rõ có hạn chế

Là điều kiện nhìn khi tia nhìn chỉ vượt qua hay chạm đỉnh đầu người ngồi hàng ghế trước cách đó một hàng, nghĩa là khi độ nâng cao tia nhìn c = 60 + 75 mm Để khán giả ngồi ở hàng ghế kế sát phía trước không bị che khuất khán giả ngồi hàng ghế liền sau đó thì cân bố trí ghế ngồi xen kẻ

Mức nhìn rõ có hạn chế áp dụng trong những trường hợp yêu cầu quan sát không cao lắm hay khi vật quan sát không di động hoặc di động chậm

Trong thiết kế lấy c =60 + 150 mm

- Với câu lạc bộ, hội trường, phòng hoà nhạc c = 60 + 80

- Nha hat, kich vién c= 80+ 100

- Rap chiéu bong c= 100+ 120

- Khán đài có mái, giảng đường = 120

- Khán đài không mái c= 150

4.2.3 Cách chọn điểm quan sát thiết kế

- Muốn nhìn rõ đối tượng quan sát các chỗ ngồi thường phải bố trí trên nền dốc Nền dốc nhiều hay ít không những chỉ phụ thuộc vào yêu cầu là nhìn rõ hạn chế hay không

hạn chế mà còn tuỳ thuộc vào vị trí điểm quan sát thiết kế

Trang 37

Vậy muốn thiết kế một nền dốc có độ dốc hợp lý trước tiên phải chọn vị trí điểm quan sát chính xác và hợp lý : Tianhn 5 ' {nhìn rõ có hạn chế) „ Điểm AST Ta nhìn | de 80 - 60cm | oo (nhìn rõ cao) " 1 Tia nhin

-C I a: © 86 nang cao tia nhìn

I eel: Khoang cach 2 hang ghé

Trang 38

* Nguyên tắc chọn điểm quan sát thiết kế là chọn điểm gần nhất và thấp nhất thuộc đối tượng quan sát so với tầm mắt khán giả

- Rạp chiếu bóng: chọn điểm quan sát thiết kế chính giữa mép dưới của phần màn

anh bậc

- Câu lạc bộ, kịch viện: chọn điểm quan sát thiết kế là đường thẳng nằm ngang trên

màn che sân khấu cách đường đỏ của sân khấu một khoảng 30 + 50 m (đường đỏ là

đường giao tuyến của màn che sân khấu với sân khấu)

- Nhà hát ca vũ kịch: chọn điểm quan sát thiết kế là tâm sân khấu xoay tròn, hay điểm giữa từ màn sân khấu đến tường trong nằm trên trục đọc của sân khấu

- Hội trường và lễ đường: chọn điểm quan sát thiết kế nằm trên mặt bàn diễn giả hay

mặt bàn chủ tịch cấp cao nhất

- Phòng hoà nhạc, phòng họp nhỏ: chọn điểm quan sát thiết kế cao hơn tâm chính giữa sân khấu một khoảng 50 + 60 cm

- Giảng đường, phòng thí nghiệm: chọn điểm quan sát thiết kế ngang với mép mat

bàn thí nghiệm, phía gần khán giả

- Bể bơi: chọn điểm quan sát thiết kế là trục đường bơi gần khán đài nhất

- Sân vận động: chọn điểm quan sát thiết kế là đường song song với trục chính trục

đường chạy gần khán đài nhất nhưng cao hơn mặt đường chạy 50 cm * Cần lưu ý:

+ Độ nâng cao tia nhìn càng lớn thì điều kiện nhìn càng không bị hạn chế nhưng nền

lại càng dốc nhiều, phải làm nền đốc bậc nên không kinh tế

+ Điểm quan sát thiết kế càng thấp so với tâm mắt khán giả hàng ghế đầu và càng gần mắt người xem thì quan sát phân biệt càng rõ cũng đòi hỏi càng phải dốc nên không kinh tế

+ Điểm quan sát thiết kế các vật quan sát kiểu mặt phẳng đứng (màn ảnh) càng đặt

cao và càng xa tầm mắt khán giả hàng đầu thì nền càng đốc ít, và còn có thể nền có phần

đầu đốc ngược lại Trường hợp này việc tổ chức đi lại thuận tiện cấu tạo nền đơn giản kinh tế, song hình ảnh quan sát và tư thế ngôi một bộ phận khán giả không tốt lắm

4.2.4 Xác định nền dốc phòng khán giả bằng phương pháp vẽ dần Muốn xác định nền dốc phòng khán giả phải nắm được mấy yếu tố sau: + Xác định độ nâng cao tầm nhìn (C)

+ Xác định điểm quan sát thiết kế

+ Xác định vị trí mắt khán giả thuộc hàng ghế đâu tiên so với điểm quan sát thiết kế

(I va ID)

Trang 39

+ Xác định khoảng cách giữa các hàng ghế (d = 80 + 90 cm) khi là hàng ghế ngắn và (d = 90 ~+ 100 cm) khi là hàng ghế dài Hàng ghế ngắn có số ghế liên tục không quá 25, còn hàng ghế dài, thường từ 25+ 50 ghế

+ Dự kiến có tổ chức lối đi ngang phân chia các khu ghế hay không, nếu có ở vị trí nào hợp lý

+ Xác định độ xa tốt đa cho phép L(m) cần khống chế

Cách xác định nền đốc có nhiều, nhưng đơn giản nhất là cách vẽ dần từng hàng ghế Cách làm như sau: Xác định vị trí điểm quan sát, thiết kế, vị trí mắt hàng ghế đầu tiên Vẽ trục mắt theo chiều đứng của các khán giả, các hàng ghế tiếp sau hàng ghế đầu (theo d đã chọn và nếu có lối đi ngang cũng vẽ dự kiến luôn)

Từ điểm mắt khán giả hàng ghế đầu nâng lên một đoạn C bằng độ nâng cao tia nhìn đã xác định Từ điểm quan sát thiết kế phóng một tia thẳng qua đầu mút đoạn C này, gặp trục mắt khán giả hàng ghế tiếp sau ở đâu, điểm đó chính là vị tri mat khán giả hàng ghế hai Từ điểm này lại đưa lên một đoạn C và tiếp tục như vừa làm sẽ được lần lượt vị trí mắt các khán giả những hàng tiếp theo

Lần lượt nối các điểm giao nhau (giữa các tia nhìn lần lượt tương ứng với các hàng ghế) tức mắt khán giả các hằng ghế ta sẽ được một đường "mắt " khán giả Từ đường này ta lại tịnh tiến xuống một đoạn thẳng bằng 1,1 m (chiều cao tầm mắt khán giả ở tư thế ngồi quan sát) ta sẽ được nền cong đốc cần thiết kế Thông thường đường cong này sẽ được điều chỉnh làm tròn nâng lên đôi chút cho phù hợp với yêu cầu đơn giản hoá phần cấu tạo nền, kỹ thuật thi công và yêu cầu mỹ quan của không gian kiến trúc bên trong phòng đó

Thường chọn: d = 80 +90 cm

c = 60 + 120 mm như đã nêu ở phần trên

Ngoài ra chú ý độ xa /, L: tuỳ đặc tính biểu diễn đảm bảo được các điều khống chế sau cho các hàng ghế (bảng HI.4.1) Bảng HI.4.1 Khống chế độ xa nhìn rõ Đặc tính loại biểu diễn | (m) gần nhất Lím) xa nhất Nhà hát, kịch viện 5 25-30 Rạp xiếc 5 25 - 30 Màn ảnh hẹp 1,5R SR (R: bề rộng màn ảnh) Màn ảnh rộng 0,6R 2,5R

Cung thé thao 70 dén trung tam bai

Sân vận động không mái 145 đến trung tâm bãi

Trang 40

PHẦN IV: NHÀ CÔNG NGHIỆP

Chương l

PHAN LOAI VA DAC ĐIỀM NHÀ CÔNG NGHIỆP

1.1 KHAI NIEM VỀ KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP VÀ PHÂN LOẠI NHÀ CÔNG NGHIỆP

Nha cong nghiệp hay xí nghiệp công nghiệp (XNCN) là nơi diễn ra các hoạt động công nghiệp Người ta thường tập trung các XNCN trong một khu vực quy hoạch nhất định tạo thành các khu công nghiệp Các công trình công nghiệp không chỉ gồm các công trình có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất như nhà xưởng và các bộ phận phụ trợ mà còn bao gồm các công trình phục vụ cho các hoạt động sản xuất như các công trình phục vụ sửa chữa, ống khói, silô, các công trình phụ trợ, các công trình hành chính phục vụ sinh hoạt, kho tàng

Có nhiều cách phân loại hoạt động sản xuất công nghiệp, thông thường người ta chia các hoạt động công nghiệp thành ba nhóm chính sau:

1) Công nghiệp khai thác vật liệu 2) Công nghiệp sản xuất các sản phẩm

3) Các công trình cung cấp và đảm bảo Kĩ thuật

Các nhóm này bao gồm nhiều ngành công nghiệp khác nhau (hình IV.I.1, IV.1.2)

1.2 ĐẶC ĐIỀM NHÀ CÔNG NGHIỆP

Phần lớn các ngành công nghiệp thuộc vào nhóm 2 (tham khảo phân loại cụ thể ở bang IV.1.1)

‘Dac điểm nổi bật của không gian nội thất kiến trúc nhà công nghiệp là không gian cao rộng đáp ứng các nhu cầu tổ chức sản xuất thích ứng với một hay nhiều dây chuyền công năng riêng Kiến trúc nhà xưởng của nó có thể gặp một số giải pháp sau:

+ Một toà nhà với không gian đơn năng chỉ ứng với một dây chuyền cụ thể hình

thành trên một mạng lưới cột không lớn lắm

+ Là loại nhà có hệ thống không gian hình thành từ lưới cột có khẩu độ và bước lớn thích ứng với dây chuyền linh hoạt đa nang, dé dàng thoả mãn yêu cầu thay đổi dây chuyển công nghệ sản xuất

Ngày đăng: 18/10/2022, 19:16