Đề thi EQ và đáp án phần 1

5 1.9K 41
Đề thi EQ và đáp án phần 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề thi EQ (trắc nghiệm cảm xúc) phần 1

A- Phần Mở đầu. Hãy tự chọn 1 trong 3 lời đáp : a/b/c. 1. Hầu như ở tiệc cưới nào cũng chơi nhạc sống. Nhưng không phải ai trong các bạn trẻ (kể cả chú rể cô dâu) cũng thích nhạc sống trong bữa tiệc tân hôn. Về hiện tượng này, bạn đồng tình với nhận định nào sau đây ? a- Nhạc sống giúp mọi người thêm sức sống, thêm khí thế trong dạ tiệc tân hôn. Nhờ nó mà cô dâu chú rể được tất cả đón mừng hoan nghênh nhiệt liệt. b- Nhạc sống - nó "sống" thật, nghĩa là nó chưa chín về mặt tâm hồn, về gu thưởng thức, về nhu cầu văn hóa thẩm mỹ trước số đông nam phụ lão ấu. c- Không một nhận định nào trên đây được chấp nhận. 2. Ông bố ở quê hỏi hai người con gái về thăm : "Lên thành phố, tụi mày mang được gì về ?". Cô chị thưa : "Con được 2 tấm bằng - bằng Vi tính bằng Anh văn, nhưng chưa xin được việc làm, còn lao đao kiếm sống". Cô em khoe : "Con được 2 tấm chồng - một chồng nội một chồng ngoại, sống dư dã, tháng tới sẽ mời bố đi du lịch bên Tây". Trong hai chị em đó, theo bạn, ai là người biết yêu nhất ? a- Cô em. b- Cô chị. c- Không ai đáng được xem là người biết yêu cho phải. Ngay cả cô chị cũng chỉ lo học lo làm, mà không lo yêu B- Phần Trọng tâm. Bạn đồng cảm nhất với ý niệm, định nghĩa hay ý nghĩa nào sau đây về các vấn đề THẦN TƯỢNG, TIẾT KIỆM, CHẤT LƯỢNG SỐNG, THÁI ĐỘ SỐNG, VÀO ĐỜI, LÀM GIÀU, LÀM GIÀU ĐỂ LÀM GÌ ? Hãy tự chọn 1 trong 2 lời đáp (a/b) theo ý bạn, cho từng cặp mệnh đề. 1. a- Nên chọn nghệ sĩ / cầu thủ nổi danh làm thần tượng. b- Nên chọn người biết vượt lên chính mình làm thần tượng. 2. a- Chọn thần tượng là chọn một hình thức để bắt chước. b- Chọn thần tượng là chọn một lối sống để vươn lên. 3. a- Không nên có thần tượng, phải tin vào chính ta. b- Sống nên có thần tượng, để hướng đạo vào đời. 4. a- Tiết kiệm là ky bo, chắt bóp, là trùm sò. b- Tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, không hoang phí. 5. a- Tiết kiệm là một thói quen, không phải đức tính. b- Tiết kiệm là một lối sống, một thứ mỹ đức. 6. a- Chỉ nên tiết kiệm khi gặp khó khăn. b- Cần phải tiết kiệm trong mọi hoàn cảnh. 7- a- Chất lượng sống là sống đủ vật chất, không nặng về tinh thần. b- Chất lượng sống là sống có thực chất, không nặng về danh nghĩa. 8. a- Chất lượng sống là phải giàu sang, không bị túng thiếu hèn hạ. b- Chất lượng sống là được vui khỏe, không bị bệnh hoạn lo âu. 9. a- Chất lượng sống là được thỏa mãn tối đa trong cuộc sống hiện tại. b- Chất lượng sống là được tích lũy tối đa để đầu tư cho tương lai. 10. a- Thái độ sống là sống với thái độ cầu may, hoặc cầu có danh lợi. b- Thái độ sống là sống với thái độ cầu tiến, hoặc cầu được bình an. 11. a- Thái độ sống là phải biết làm giàu. Không biết làm giàu là một sai lầm to lớn nhất trong thái độ sống. b- Thái độ sống là phải biết nhận lỗi. Không biết nhận lỗi là một sai lầm tệ hại nhất trong thái độ sống. 12. a- Thái độ sống đúng nghĩa là phải sống để hưởng thụ tối đa mọi chất lượng của cuộc sống. b- Thái độ sống cần có là phải sống để cống hiến công sức cho nhu cầu của nhiều người. 13. a- Vào đời là phải xông pha để thăng tiến. Nếu không vươn lên được, phải tìm cách khẳng định chính mình. b- Vào đời là phải tránh không gây tội lỗi. Nếu lỡ bị lầm lỗi, phải tìm cách phục thiện, lấy công chuộc tội lỗi. 14. a- Vào đời là phải biết cạnh tranh để sinh tồn. b- Vào đời là phải biết sống tử tế với nhau. 15. a- Vào đời là phải có chỗ dựa để làm ăn. b- Vào đời là phải có nghề nghiệp để kiếm sống. 16. a- Chỉ cần sống vui, sống khỏe, sống tốt, không cần sống giàu. b- Không chỉ sống vui khỏe có ích, còn phải sống giàu. 17. a- Có giàu sang mới nên lễ nghĩa, thể hiện được giá trị thực tế của tình cảm. b- Công sức tấm lòng có giá trị cao hơn tiền của khi thể hiện tình cảm. 18. a- Giàu có nhờ kế thừa di sản, sẽ làm ta thanh thản. b- Giàu có nhờ tay ta làm nên, sẽ khiến ta yên lòng. 19. a- Mâm cỗ thịnh soạn cao hơn lời chào khách khí. b- Lời mời giản dị ấm bụng hơn mâm cao cỗ đầy. 20. a- Muốn làm giàu, phải to gan (dũng cảm). b- Muốn làm giàu, phải có chí ( ý chí ). 21. a- Chỉ nên làm giàu bằng giá trị nhân bản. b- Có thể làm giàu bằng bất cứ giá nào. 22. a- Muốn làm giàu, phải tôn trọng chữ tín. b- Muốn làm giàu, phải thượng tôn lợi nhuận. 23. a- Làm giàu bất chính đem lại rủi ro bất lợi. b- Làm giàu dễ bị rủi ro nhiều hơn hưởng lợi. 24. a- Làm giàu là tìm cơ hội để thử thách phát triển cá nhân. b- Làm giàu là tìm cơ hội để hưởng lợi tích lũy đồng vốn. 25. a- Làm giàu để được sống một cách tự lập. b- Làm giàu để được sống cuộc đời hạnh phúc. 26. a- Làm giàu bằng cách dựa vào sức mình là chính. b- Làm giàu bằng cách dựa vào cơ hội là chính. 27. a- Làm giàu bằng cách dựa vào trí tuệ là chính. b- Làm giàu bằng cách dựa vào sức khỏe là chính. 28. a- Làm giàu bằng cách tận lực làm việc là chính. b- Làm giàu bằng cách tìm kiếm vận may là chính. 29. a- Làm giàu để đầu tư cho đời sau. b- Làm giàu để có tiền mua chứng khoán. 30. a- Làm giàu để cải thiện cuộc sống. b- Làm giàu để hãnh tiến trong đời. 31. a- Làm giàu để có điều kiện cống hiến nhiều hơn. b- Làm giàu để có điều kiện hưởng thụ nhiều hơn. 32. a- Làm giàu để khẳng định ý chí vượt qua đói nghèo. b- Làm giàu để khẳng định chân giá trị trước toàn thể. 33. a- Làm giàu để khẳng định bản lĩnh vào đời. b- Làm giàu để khẳng định cái tôi sáng giá. 34. a- Làm giàu để lo cho hậu thế. b- Làm giàu để vinh hiển cho mình. 35. a- Làm giàu để tích cốc phòng cơ. b- Làm giàu để vượt qua khủng hoảng. C. Phần kết thúc. Hãy tự chọn 1 trong 3 lời đáp (a/b/c) trong các trường hợp sau : 1. Đâu là chất lượng của cuộc sống mà cảm xúc trí tuệ của bạn nhằm hướng tới ? a- Sống giản dị. b- Sống hữu ích. c- Sống giàu sang. 2. Đâu là định hướng của cuộc sống mà cảm xúc trí tuệ của bạn hằng theo đuổi ? a- Làm việc để kiếm sống (Work to live). b- Sống là để làm việc (Live to work). c- Làm việc để khỏi bị chê là lười biếng. 3. Nếu phải chọn người để tiến tới hôn nhân, con tim khối óc của bạn mách bảo bạn nên hướng đến sự lựa chọn người nào sau đây ? a- Người giàu, nhưng có thể "rớt mau" (bấp bênh, dễ thất thế). b- Người nghèo, nhưng "chắc kèo" (đủ công dung ngôn hạnh). c- Không giàu không nghèo, có hương sắc thích chưng diện. Toàn bài trắc nghiệm EQ này có 40 câu hỏi (gồm 2 câu ở phần Mở đầu + 35 câu ở phần Trọng tâm + 3 câu ở phần Kết thúc). Mỗi câu được 1 điểm. Vậy, điểm tối đa cho toàn bài: 40. Đáp ánPhần A 1b, 2b. • Phần B Từ 1 đến 20 là b. Từ 21 đến 35 là a. • Phần C 1b, 2b, 3b. Thang đánh giá tổng quát : Điểm tối đa của EQ-1 : 40. Có 5 thang bậc, được thẩm định như sau : A- Đạt từ 37 đến 40 điểm : Thuộc loại ưu việt về tâm hồn cảm xúc tích cực, nhất là trong lĩnh vực nhân sinh thái độ sống. Bạn có nhiều mục đích sống cao đẹp, hướng thiện cho mình cho người. Theo đó, bạn nặng lòng với sự cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, thích thú với những giá trị tinh thần hơn quyền lợi vật chất. Cũng nhờ thế - nhờ bản chất hướng thiện, bạn dễ làm chủ cảm xúc dễ phục thiện khi có lỗi lầm, dễ vực mình dậy khi bị sa ngã. B- Đạt từ 30 đến 36 điểm : Thuộc loại tích cực về cảm xúc khả quan về thái độ sống, coi trọng các giá trị nhân bản hơn những phúc lợi vật chất. Tâm hồn của bạn khá thanh cao, rộng mở. Trong nhiều trường hợp, bạn đã rất cố gắng để chế ngự cảm xúc, biết dừng lại không đi quá đà. Với cảm xúc làm giàu, nhìn chung, bạn thiết tha với cuộc sống tự lập biết tôn trọng sự dấn thân bằng chính sức mình. Nếu năng lực tự ý thức tự phản tỉnh của bạn được rèn luyện nhiều hơn qua trải nghiệm thử thách, hy vọng bạn sẽ tiến xa hơn nữa. C- Đạt từ 21 đến 29 điểm : Thụộc loại trung bình (từ trung bình yếu đến trung bình khá) về lẽ sống thái độ sống. Bạn ít có những cảm xúc tích cực. Thường khi lạc quan, bạn mới thể hiện nhiều cảm xúc tích cực ; còn khi bi quan, chúng biến mất. Bạn có nhiều hoài bão, nhưng chưa đủ quyết tâm để dấn thân khi theo đuổi mơ ước. Nhiều lúc bạn muốn khẳng định giá trị bản thân, nhưng thiếu sự sáng suốt để lựa chọn (cả phương tiện mục đích) nên thường không hợp chuẩn. Cách tốt nhất để bạn vững vàng tiến thân là trau dồi bản lĩnh tự lập, tự vượt khó, tự vượt lên chính mình, và nhất là xác định đúng chuẩn của những giá trị sống căn bản. D- Đạt từ 10 đến 20 điểm : Thuộc loại yếu về tâm hồn cảm xúc. Dù bạn thích có cuộc sống hạnh phúc, nhưng tiếc thay, giữa ý muốn cách thực hiện ý muốn không phù hợp. Bạn còn có nhiều cảm xúc tiêu cực làm cản trở bước đi của bạn trên đường tiến thân. Nhiều khi bạn mang những cảm xúc không rõ nét tích cực, mơ hồ hoặc khó phân biệt phải-trái, tốt-xấu, đúng-sai… khiến bạn bị mất phương hướng, nhắm mắt đưa chân đẩy số phận của mình đến chỗ bế tắc. Thậm chí khi chẳng may bị sa ngã, bạn khó lòng tự vực dậy. Bạn cần tự rèn luyện rất nhiều về bản lĩnh sống, xác định đúng những giá trị sống chất lượng sống, nhất là khi đối mặt với thử thách. E- Đạt từ 01 đến 09 điểm : Rất yếu, quá non nớt về trí tuệ tâm hồn ấu trĩ về thông minh cảm xúc. Đáng tiếc, nhân cách của bạn chưa trưởng thành, dù đã lớn. Trong nhiều trường hợp, bạn rất muốn khẳng định giá trị bản thân, nhưng vì chưa đủ trưởng thành về trình độ tâm tính nên bạn đã thể hiện không đúng chỗ, không đúng lúc. Nhất là không đúng chuẩn, nhiều khi lệch chuẩn mà bạn cứ cho là minh đúng ! Sự không hợp chuẩn về lẽ sống lối sống là một hẫng hụt lớn nhất, khiến bạn dễ sa ngã trên đường đời. . được 1 điểm. Vậy, điểm tối đa cho toàn bài: 40. Đáp án • Phần A 1b, 2b. • Phần B Từ 1 đến 20 là b. Từ 21 đến 35 là a. • Phần C 1b, 2b, 3b. Thang đánh. cách phục thi n, lấy công chuộc tội lỗi. 14 . a- Vào đời là phải biết cạnh tranh để sinh tồn. b- Vào đời là phải biết sống tử tế với nhau. 15 . a- Vào đời

Ngày đăng: 13/03/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan