1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập mạng máy tính nâng cao

77 2,7K 57

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 5 MB

Nội dung

Hai máy tính được gọi là kết nối nếu chúng có thể trao đổi thông tin .Kết nối có thể là các thiết bị ngoại vi được kết nối có thề là phương tiện truyền dẫn như cáp , sóng điện tử , tia h

Trang 1

MỤC LỤC

Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn 3

Lời Cảm Ơn 4

Lời Nói Đầu 5

Chương I: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH 6

1 Khái Niệm 6

2 Ứng Dụng Của Máy Tính 6

3.Phân Loại Mạng Máy Tính Và Các Loại Máy Tính Thông Dụng….6 3.1Phân Loại Mạng Theo Khoảng Cách Địa Lý 6

3.2Phân Loại Theo Kĩ Thuật Chuyển Mạch 8

3.3Phân Loại Theo Cấu Trúc Mạng 10

3.4Phân Loại Theo Hệ Điều Hành 14

3.5Giao Thức Truy Cập Đường Truyền Trên Mạng Lan 14

3.6Các Loại Mạng Máy Tính Thông Dụng 15

4 Mô Hình Xử Lý Mạng 16

4.1Mô Hình Xử Lý Mạng Tập Trung 16

4.2Mô Hình Xử Lý Mạng Phân Phối 16

4.3Mô Hình Xử Lý Mạng Công Tác 16

5 Các Mô Hình Quản Lý Mạng 17

5.1 Workgroup 17

5.2 Domain 17

6 Các Mô Hình Ứng Dụng 17

6.1 Mạng Ngang Hàng (peer to peer) 17

6.2 Mạng Khách Chủ (client – server) 18

Chương II: Các Mô Hình Tham Chiếu 18

I Mô Hình OSI 18

1 OSI là gì? 18

2 Chức Năng Của Các Tầng 18

II Mô Hình TCP/IP 20

A Chức Năng Của Các Tầng 20

III So Sánh Hai Mô Hình OSI & TCP/IP 21

Chương III Phương Tiện Truyền Dẫn & Các Thiết Bị Mạng 23

I Môi Trường Truyền Dẫn 23

II Phương Tiện Truyền Dẫn 23

1 Cáp Xoắn Đôi 23

2 Cáp Đồng Trục 24

3 Cáp Sợi Quang 25

4 Card Mạng 27

5 Modem 28

Trang 2

6 Repeater 28

7 Hub 29

8 Bridge 29

9 Swith 30

10.Gateway 30

11.Router 31

Chương IV: DaTa Link 31

I Tổng Quan Về Địa Chỉ IP 31

II.Một Số Khái Niệm Và Thuật Ngữ Liên Quan 32

III Giới Thiệu Các Lớp Địa Chỉ IP 32

1 Lớp A 33

2 Lớp B 33

3 Lớp C 34

4 Lớp D & E 34

5 Địa Chỉ Mạng Con Của Internet 34

Chương V: Thiết Kế Và Thi Công Mạng Lan 35

I Đặc Điểm Mạng Peer To Peer 36

II Thiết Kế Và Thi Công Mạng Peer To Peer 36

A khảo Sát 36

B Tính Toán 36

C Các Link Kiện 36

D Thi Công 36

Chương VI: Thực Hành 42

I Chia Sẻ Tài Nguyên Máy Tính 42

II Chia Sẻ Tài Nguyên Máy In 51

III Chia Sẻ Đơn Giản 53

IV Chia Sẻ Cấp Quyền 56

V Chia Sẻ Group 61

VI Các Dịch Vụ Khác 70

1.Gởi Messeage 70

2 Remote Desktop 72

3 Shutdow Máy Từ Xa 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 76

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

-Ngày 15 tháng 03 năm 2010

Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập ở trường Trung Cấp Kinh Tế_Kỹ Thuật TÂY NAM Á dược quý thầy cô của trườngcung cấp và truyền đạt tất cả kiến thức chuyên môn cần thiết và quý giá.Chúng em đã tìm hiểu và luôn tìm tòi học hỏi thêm kinh nghiệm chuyên môn của ngành.Từ đó chúng em đã nhận thức

tổ chức,quản lý,cách ứng xử giao tiếp và kiến thức của quý thầy cô truyền lại

Đối với chúng em xây dựng một báo cáo đề tài là hết sức khó khăn nếu không có các thầy cô tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em

Trước hết chúng em cảm ơn đến cha mẹ đã tạo điều kiện và giúp đỡ em.Và chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường TrungCấp Kinh Tế_Kỹ Thuật TÂY NAM Á,cùng tất cả thầy cô đã tạo điều kiện hướng dẫn em,đặc biệt là thầy TRẦN DZOÃN MƯỜI đã tận tình hướng dẫn

em về “LẮP RÁP VÀ THIẾT KẾ MẠNG”.Đến nay chúng em đã hoàn thành bài báo cáo môn THỰC TẬP NÂNG CAO của mình

Một lần nữa chúng em xin chân thành biết ơn công lao dạy dỗ của quýthầy cô

Kính chúc quý thầy cô luôn vui khoẻ và đạt được nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học và sự nghiệp của mình

Trang 5

Cuộc sống ngày càng hiện đại, mọi thứ diễn ra xung quanh chúng ta vớitốc độ ngày càng chóng mặt Chính điều đó đã đặt cho chúng ta yêu cầuhoàn thành công việc một cách nhanh chóng tốn ít thời gian.

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin Không còn ai nghi ngờ vaitrò của thông tin trong đời sống , khoa học kĩ thuật , kinh doanh , cũng nhưmọi mặt vận động của xã hội Công nghệ thông tin đã và đang xâm nhậpmạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong đó , máy vi tính đã trởthành công cụ đắc lực , không chỉ giảm nhẹ cho con người trong quá trìnhlao động thủ công, trong công tác quản lý mà nó còn giúp chúng ta làmnhững công việc một cách dễ dàng mà chúng ta tưởng chừng như không cókhả năng làm được Đặc biệt trong quản lý, các phần mềm quản lý thật sựmang lại lợi ích lớn lao

Ở Việt Nam hiện nay, máy tính điện tử đặc biệt là máy vi tính đã được

sử dụng rộng rãi Sự phát triển của tin học, công nghệ phần mềm phầncứng, các tài liệu tham khảo … Đã đưa chúng ta từng bước tiếp cận với côngnghệ thông tin trong mọi lĩnh vực khác nhau nhằm phục vụ lợi ích của conngười

Trong khoảng thời gian không nhiều , chúng em vừa khảo sát thực tế ,vừa phân tích thiết kế , tìm hiểu các ngôn ngữ mới … Quả thật các công việc

này đã gây cho chúng em gặp không ít khó khăn bởi Mạng là một đề tài có

nội dung rất rộng lớn , mặt khác đây là một đề tài khá mới mẻ đối với cảnhóm Song với sự nỗ lực của nhóm , đặc biệt sự góp ý của thầy, của cácbạn trong lớp đã giúp đỡ nhóm hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định.Tuy nhiên trong quá trình thiết kế hệ thống và thực hiên chương trình do khảnăng hiểu biết của nhóm còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi sự thiếusót , Nhóm mong sự góp ý của thầy cô và các bạn

Trang 6

MẠNG MÁY TÍNH

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

1 Khái Niệm Về Mạng Máy Tính :

Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi đườngtruyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi thông tin qua lại cho nhau

Hai máy tính được gọi là kết nối nếu chúng có thể trao đổi thông tin Kết nối có thể là các thiết bị ngoại vi được kết nối có thề là phương tiện truyền dẫn như cáp , sóng điện tử , tia hồng ngoại … giúp cho các thiết bị này có thể trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng

2 Ứng Dụng Mạng Máy Tính :

 Tiết kiệm được tài nguyên phần cứng

 Trao đổi dữ liệu trở nên dễ dàng hơn

 Chia sẻ ứng dụng

 Sử dụng các phần mềm ứng dụng trên mạng

 Sử dụng các dịch vụ Internet

3.Phân Loại Mạng Máy Tính & Các Loại Máy Tính Thông Dụng :

Có nhiều cách phân loại mạng khác nhau tùy thuộc vào yếu tố chính được chọn dùng làm chỉ tiêu phân loại , thông thường người ta phân loại mạng theo các tiêu chí sau :

3.1 Phân Loại Mạng Theo Khoảng Cách Địa Lý :

Nếu lấy khoảng cách địa lý làm yếu tố phân loại mạng thì mạng ta có các mạng : mạng cục bộ , mạng đô thị , mạng diện rộng và mạng toàn cầu

A Mạng Cục Bộ ( LAN – Local Area Network ) :

Là mạng được cài đặt trong phạm vi tương đối hẹp như một tòa nhà , một xí nghiệp với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính trên mạng trong vòng vài KM trở lại

Mạng LAN thường có các đặc điểm sau :

Trang 7

 Băng thông lớn nhờ vậy có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem phim , hội thảo qua mạng

 Kích thước mạng bị giới hạng bởi các thiết bị

 Chi phí cho các thiết bị mạng LAN tương đối rẻ

 Quản trị đơn giản

B Mạng Đô Thị ( MAN – Metropolitan Area Network ) :

Là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị , một trung tâm văn hóa xã hội có bán kính 100KM trở lại

Mạng MAN có các đặt điểm sau :

 Băng thông ở mức trung bình , đủ để phục vụ các ứng dụng cấpthành phố , quốc gia như chính phủ điện tử , thương mại điện tử, các ứng dụng ngân hàng

 Do mạng MAN nối kết các mạng LAN với nhau nên mức độ phức tạp cũng tăng đồng thời việc quản lý cũng khó khăn hơn

 Chi phí cho các thiết bị mạng MAN tương đối đắt tiền

C Mạng Diện Rộng ( WAN – Wide Area Network ) :

Là mạng có diện tích bao phủ rộng lớn , phạm vi của mạng có thể vượt biên giới quốc gia thậm chí cả lục địa

Mạng WAN có các đặt điểm sau :

 Băng thông thấp , dễ mất kết nối

 Phạm vi hoạt động rộng lớn ,không giới hạn

 Do kết nối nhiều mạng WAN với nhau nên việc quản lý rất phức tạp vì mạng WAN có mang tính chất toàn cầu , nên được các tổ chức Quốc Tế quản lý

 Chi phí cho các thiết bị mạng rất WAN đắt tiền

Trang 8

D Mạng Toàn Cầu ( GAN – Global Area Network ) :

Là mạng có phạm vi trải rộng trên toàn cầu

E Mạng Không Dây (Wireless networking) :

Do tổ chức IEEE xây dựng và được tổ chức Wi-fi Alliance đưa vào sửdụng trên toàn thế giới

Có 3 tiêu chuẩn : chuẩn 802.11a , chuẩn 802.11b , chuẩn 802.11g , chuẩn 802.11n …(được sử dụng phổ biến ở VN)

Thiết bị dành cho mạng không dây gồm có 2 loại : card mạng không dây và bộ tiếp sóng / điểm truy cập (Access Point (AP)

3.2 Phân Loại Theo Kỹ Thuật Chuyển Mạch :

Nếu lấy kỹ thuật chuyển mạch làm yếu tố chính để phân loại sẽ có mạng : chuyển mạch kênh , chuyển mạch thông báo mạng và mạng chuyển mạch gói

A Mạng Chuyển Mạch Kênh ( Circuit Switched Network ) :

Khi có hai máy muốn kết nối với nhau thì giữa chúng sẽ thiết lập một kết nối cố định và duy trì cho tới khi hai máy ngắt kết nối , các dữ liệu sẽ truyền theo kết nối cố định đó

Nhược điểm :

Data1

Data2 S2

Trang 9

 Tiêu tốn nhiều thời gian để thiết lập kết nối

 Hiệu suất sử dụng mạng thấp

B Mạng Chuyển Mạch Thông Báo ( Message Switched Network ) :

Thông báo là một đơn vị dữ liệu của người sử dụng có khuôn dạng được quy định trước Mỗi thông báo có chứa các thông tin điều khiển trong

đó chỉ rõ đích cần truyền tới của thông báo Căn cứ vào thông tin điều khiểnnày mà mỗi nút trung gian có thể chuyển thông báo tới nút kế tiếp trên con đường dẫn tới đích của thông báo Như vậy mỗi nút cần phải lưu giữ tạm thời để đọc thông tin điều khiển thông báo , nếu thấy thông báo không gửi cho mình thì tiếp tục gửi thông báo đi , tùy vào mạng mà thông báo có thể chuyển đi theo nhiều con đường khác nhau

Mạng Chuyển Mạch Thông Báo

Ưu điểm :

 Hiệu suất sử dụng đường truyền cao vì không bị chiếm độc

quyền đường truyền mạng mà được phân chia cho nhiều máy

 Mỗi nút mạng có thể lưu trữ thông tin tạm thời sau đó mới

chuyển thông báo đi , do đó có thể điều chỉnh để làm giảm tình trạng tắc nghẽn trên mạng

 Có thể điều khiển việc truyền tin bằng cách sắp xếp độ ưu tiên cho các thông báo

 Có thể tăng hiệu suất sử dụng giải thông mạng bằng cách gắn địa chỉ quảng bá ( Broadcast Addressing ) để gửi thông báo đồng thời tới nhiều máy

Trang 10

 Không hạn chế được kích thước của thông báo dẫn đến phí tổn lưu trữ tạm thời cao và ảnh hưởng đến thời gian trả lời yêu cầu của các trạm

C Mạng Chuyển Mạch Gói ( Packet Switched Network ) :

Mỗi thông báo được chia thành các gói nhỏ hơn được gọi là các

packet có khuôn dạng qui định trước Mỗi gói tin chứa các thông tin điều khiển , trong đó có địa chỉ người gửi và địa chỉ người nhận , các gói tin đó sẽđược gửi qua mạng tới địa chỉ người nhận theo nhiều con đường khác nhau

Phương pháp chuyển mạch thông báo và chuyển mạch gói gần giống nhau Điểm khác biệt là các gói tin được giới hạn kích thước tối đa sao cho các nút mạng có thể xử lý toàn bộ gói tin trong bộ nhớ mà không phải lưu trữ tạm thời vì vậy mạng chuyển mạch gói chuyển dữ liệu hiệu quả hơn

3.3 Phân Loại Theo Cấu Trúc Mạng :

Cấu trúc mạng gồm 2 vấn đề : Hình trạng mạng ( Network Topology)

và giao thức mạng ( Network Protocol )

A.Hình trạng mạng (Network Topology)

a) Point – to – point (một điểm – một điểm)

-Các đường truyền riêng biệt được thiết lập để nối các máy tính lại với nhau.Mỗi máy tính có thể truyền và nhận trực tiếp dữ liệu hoặc có thể làm trung gian như lưu trữ những dữ liệu nó nhận được rồi chuyển tiếp đi cho một máykhác

A

4 3 2 1

S 1

S 2

S 3

S 4

S 5

S 6

Trang 11

* Ưu điểm : An toàn ,tốc độ truyền dữ liệu cao

* Nhược điểm : Phức tạp ,chi phí lắp đặt cao ,khó khăn và tốn kém khi thêm nút trạm

b) Broadcast ( một điểm – nhiều điểm )

Tất cả các trạm phân chia chung một đường truyền vật lý Dữ liệu được gởi đi từ một máy tính sẽ có thể được tiếp nhận bởi tât cả các máy tính còn lại Do đó dữ liệu cần phải chứa địa chỉ trạm đích để các trạm có thể nhận chính xác

Trang 12

 Ưu điểm : Đơn giản , dễ thi công , dễ mở rộng thêm nút trạm , chi phíthấp , một trạm bị hỏng không ảnh hưởng đến cả mạng

 Nhược điểm : Tốc độ truyền dữ liệu thấp , mạng sẽ nhưng hoạt động khi có sự cố trên đường dây dẫn chính , khó xác định hỏng hóc trên mạng

B Mạng Hình Sao (Start)

Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích tùy theoyêu cầu truyền thông tin trên mạng mà thiết bị trung tâm có thể là swith router, hub hay máy chủ trung tâm vai trò của thiết bị trung tâm là thiết lập các liên kết point to point

Trang 13

truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là

terminator Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T- connector) hoặc một thiết bị thu phát (transceiver)

Mô hình mạng Bus hoạt động theo các liên kết point to Multipoint hayBroadcast

 Ưu Điểm : dễ thiết kế , chi phí thấp

 Khuyết Điểm : tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng bị ngừng hoạt động

D Mạng Hình Vòng (Ring)

Trên mạng hình vòng tròn tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất Mỗi trạm của mạng được nối với nhau qua một bộ chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuổi liên tiếp các liên kết point to ponit giữa các repeater

Trang 14

Mạng Hình TRòn.

3.4 Phân Loại Theo Hệ Điều Hành :

Nếu phân loại theo hệ điều hành người ta chia ra theo mô hình mạng ngang hàng , mạng khách / chủ hoặc phân loại theo tên hệ điều hành mà mạng sử dụng : Windows NT , Unix , Novell

* Trong thực tế người ta thường chỉ phân loại theo hai tiêu chí đầu tiên

3.5 Giao Thức Truy Cập Đường Truyền Trên Mạng LAN :

A Giao thức là gì? (Protocol)

Việc chuyển dữ liệu từ máy tính này đến máy tính khác do mạng thực hiện thông qua những quy ước ,những chuẩn thống nhất gọi là giao thức của mạng

b) Tại sao phải phân tầng giao thức ?

Vì quá trình truyền và nhận flle của mỗi máy tính được chia thành 3 module :

* Module truyền và nhận fle :thực hiện nhiệm vụ trong quá trình truyền và nhận file như truyền nhận thông số về file ,các mẫu tin của

file ,chuyển đổi dạng file …

* Module truyền thông :quan tâm tới việc các máy tính đang hoạt động có sẳn sàng trao đổi thông tin với nhau,kiểm soát các dữ liệu sao đảm bảo việc trao đổi dữ liệu chính xác và an toàn giữa 2 máy tính

* Module tiếp cận mạng :liên quan đến các quy cách giao tiếp với mạng và phụ thuộc vào bản chất của mạng

Việc phân tầng giao thức được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng mạng nhằm xét các module trên một cách độc lập với nhau để giảm độ phức tạp cho việc thiết kế và cài đặt Như vậy ,thay vì xét cả quá trình truyền file với nhiều yêu cầu khác nhau như một tuyến trình phức tạp thì chúng ta có thể xét quá trình đó với nhiều tiến trình con phân biệt dựa trên việc trao đổi giữa các module tương ứng trong chương trình truyền file

Trang 15

Giao thức truy cập đường truyền trên mạng LAN gồm có 2 loại giao thức :

A Ngẫu Nhiên :

Giao thức chuyển mạch

Giao thức đường dây đa truy cập với cảm nhận va chạm

B Có Điều Kiện :

Giao thức dùng thẻ bài vòng ( Tocken Ring)

Giao thức dùng thẻ bài cho dạng đường thẳng ( Tocken Bus)

Giao thức chuyển mạch ( yêu cầu & chấp nhận ) khi máy tính yêu cầu

nó sẽ được thâm nhập vào đường cáp nếu mạng không bận ngược lại sẽ bị từchối

Giao thức đường dây đa truy cập với cảm nhận va chạm

Gói dữ liệu chỉ được gởi nếu đường truyền rảnh ,ngược lại mỗi trạm phải đợi theo 1 trong 3 phương thức :

Chờ đợi 1 thời gian ngẫu nhiên rồi lại bắt đầu kiểm tra đường truyền Kiểm tra đường truyền liên tục cho đến khi đường truyền rảnh

Kiểm tra đường truyền với xác suất P ( 0<P<1)

Giao thức dùng thẻ bài vòng (Tocken ring) :

 Thẻ bài là 1 đơn vị dữ liệu đặc biệt có 1 bit biểu diễn trạng thái bận hoặc rảnh

 Thẻ bài chạy vòng quanh trong mạng

 Trạm nào nhận được thẻ bài rảnh thì có thể truyền dữ liệuGiao thức dùng thẻ bài cho dạng đường thẳng (Tocken Bus)

Tạo ra 1 vòng logic ( vòng ảo ) và thực hiện giống Tocken Ring 3.6 Các Loại Mạng Máy Tính Thông Dụng

A Mạng Cục Bộ LAN (Local Area Network ) :

Một mạng cục bộ là sự kết nối một nhóm máy tính và các thiết bị kết nối mạng được lắp đặt trên một phạm vi địa lý giới hạn , thường trong một tòa nhà hoặc một khu công sở nào đó Mạng có tốc độ cao vì vậy được sử dụng rộng rãi

B Mạng Diện Rộng WAN (Wide Area Network ) :

Mạng diện rộng là kết nối của các mạng LAN , mạng diện rộng có thểtrải trên phạm vi một vùng , quốc gia hoặc cả một lục địa thậm chí trên phạm vi toàn cầu Mạng có tốc độ truyền dữ liệu không cao , phạm vi địa lý không giới hạn

C Mạng INTERNET :

Mạng INTERNET là kết hợp của rất nhều mạng với nhiều dữ liệu khác nhau chạy trên nền tảng TCP/IP vì vậy mạng INTERNET là sở hửu củanhân loại

Trang 16

D Mạng INTRANET :

Là mạng INTERNET nhưng nhỏ hơn , chỉ gói gọn trong phạm vi một C.Ty , một tổ chức hay một bộ/ngành , sử dụng các công nghệ bảo mật và kiểm soát truy cập

xử lý dữ liệu Mô hình xử lý mạng trên có thể triển khai trên hệ thống phần cứng hoặc phần mềm được cài đặt trên Server

Ưu điểm : dữ liệu được bảo mật an toàn ,dễ backup và diệt virus Chi phí các thiết bị thấp

Khuyết điểm : khó đáp ứng được các yêu cầu của nhiều ứng dụng khác nhau, tốc độ truy xuất chậm

4.2 Mô hình xử lý mạng phân phối

Các máy tinh có khả năng hoạt động độc lập, các công việc được tách nhỏ và giao cho nhiều máy tính khác nhau thay vì tập trung xử lý trên máy trung tâm Tuy dữ liệu được xử lý và lưu trữ tại máy cục bộ nhưng các máy tính này được nối mạng với nhau nên chúng có thể trao đổi dữ liệu và dịch

vụ

Trang 17

Ưu điểm : rất nhanh và mạnh, có thể dùng để chạy các ứng dụng có các phép toán lớn

Khuyết điểm : các dữ liệu được lưu trữ trên các vị trí khác nhau nên rất khó đồng bộ và backup, khả năng nhiễm virus rất cao

4.3 Mô hình xử lý mạng cộng tác :

Mô hình xử lý mạng cộng tác bao gồm nhiều máy tính có thể hợp tác

để thực hiện một công việc.Một mý tính có thể mượn năng lực xử lý bằng cách chạy các chương trình trên các máy nằm trong mạng

Ưu điểm:rất nhanh và mạnh,có thể dùng để chạy các ứng dụng có các phép toán lớn

Khuyết điểm: các dữ liệu được lưu trữ trên các vị trí khác nhau nên rấtkhó đồng bộ và backup,khả năng nhiễm virus rất cao

5.Các Mô Hình Quản Lý Mạng :

5.1 Workgroup :

Trong mô hình này các máy tính có quyền hạng ngang nhau và không

có các máy tính chuyên dụng làm nghiệp vụ cung cấp dịch vụ hay quản lý Các máy tính tự bảo mật và quản lý tài nguyên của riêng mình Đồng thời các máy tính cục bộ này cũng tự chứng thực cho người dùng cục bộ

6 Các Mô Hình Ứng Dụng Mạng :

6.1 Mạng ngang hàng ( peer to peer ) :

Mạng ngang hàng cung cấp việc kết nối cơ bản giữa các máy tính nhưng không có bất kỳ một máy tính nào đóng vai trò phục vụ Một máy tính trên mạng có thẻ vừa là Client vừa là Server Trong môi trường này

Trang 18

người dùng trên từng máy tính chịu trách nhiệm điều hành và chia sẻ tài nguyên của máy tính mình Mô hình này chỉ phù hợp với tổ chức nhỏ, số người giới hạn (thông thường nhỏ hơn 10 người ) và không quan tâm đến vấn đề bảo mật

Mạng ngang hàng thường dùng các hệ điều hành sau :Win95, Windowsfor Workgroup , WinNT Workstation, Win00 Proffessional, OS/2…

6.2 Mạng khách chủ (Client – Server) :

Trong mô hình mạng khách chủ có một hệ thống máy tính cung cấp cáctài nguyên và dịch vụ cho cả hệ thống mạng sử dụng gọi là các máy chủ ( Server ) Một hệ thống máy tính sử dụng các tài nguyên và dịch vụ này được gọi là máy khách (Client ) Các Server thường có cấu hình mạnh ( tốc

độ xử lý nhanh, kích thước lưu trữ lớn ) hoặc là các máy chuyên dụng

Hệ điều hành mạng dùng trong mô hình Client - Server là WinNT, Novell Netware, Unix, Win2K…

Ưu điểm : Do các dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật ,

backup và đồng bộ với nhau Tài nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ chia sẻ và quản lý và có thể phục vụ cho nhiểu người dùng

Khuyết điểm : các Server chuyên dụng rất đắt tiền , phải có nhà quản trịcho hệ thống

CHƯƠNG II : CÁC MÔ HÌNH THAM CHIẾU

I MÔ HÌNH OSI :

1 OSI là gi ?

Là mô hình giải quyết việc kết nối các hệ thống mở nghĩa là các hệ thống được mở để truyền thông với các hệ thống khác Ta gọi tắt là mô hình OSI hay mô hình tham chiếu liên kết nối các hệ thống mở ISO OSI (open System Interconnection)

b Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer) :

Tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ biến đổi tiện nghi truyền thông thành một dòng đưa đến lớp mạng sao cho không có các lỗi truyền thông nào không phát hiện được , thực hiện bằng cách có máy gửi chia dữ liệu vào

Trang 19

thành các frame dữ liệu và truyền tuần tự các frame này cơ chế truy nhập thông tin trên mạng , các dạng thức chung trong các gói tin , đóng các gói tin

c Tầng mạng (Network layer):

Tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc chuyển hướng , vạch đường các gói tin trong mạng , các gói tin này có thể phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng

d Tầng vận chuyển (Transport layer) :

Tầng vận chuyển xác định địa chỉ trên mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút (end-to-end) Để bảo đảm được việc truyền ổn định trên mạng tầng vận chuyển thường đánh số các gói tin

và đảm bảo chúng chuyển theo thứ tự

e Tầng giao dịch (Session layer):

Tầng giao dịch quy định một giao diện ứng dụng cho tầng vận chuyển

sử dụng Nó xác lập ánh xa giữa các tên đặt địa chỉ, tạo ra các tiếp xúc ban đầu giữa các máy tính khác nhau trên cơ sở các giao dịch truyền thông Nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại riêng với nhau

f Tầng trình bày (Presentation layer):

Tầng trình bày chuyển đổi các thông tin từ cú pháp người sử dụng sang cú pháp để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể nén dữ liệu truyền và

mã hóa chúng trước khi truyền đễ bảo mật

g Tầng ứng dụng (Application layer):

Tầng ứng dụng quy định giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI, nó cung cấp các phương tiện cho người sử dụng truy cập vả sử dụngcác dịch vụ củ mô hình OSI

Trang 20

Mô Hình 7 Tầng OSI.

 Các Nguyên Tắc Dẫn tới 7 tầng của mô hình OSI là :

- Một lớp cần được tạo ra ở nơi mà một trừu tượng khác cần đến

- Mỗi một lớp lên thực hiện một chức năng được định rõ

- Chức năng của mỗi lớp lên được lựa chọn với tầm nhìn hướng về địnhnghĩa các giao thức đã được chuẩn quốc tế hóa

- Các ranh giới của các lớp cần được lựa chọn để tối thiểu hóa luồng thông tin ngang qua các giao diện

- Số các lớp lên đủ lớn để các chức năng phân biệt không cần phải dựa thêm vào một khoảng cách không cần thiết trong cùng một lớp và đủ nhỏ để kiến trúc không trở nên cồng kềnh

II Mô Hình Tham Chiếu TCP/IP ( Transmission Control Protocol/Internet Protocol ) :

Được sử dụng trong các mạng diện rông, mạng APPANET và mạng INTERNET.mô hình này có cấu trúc phân tầng như mô hình OSI

A Chức Năng Các Tầng

1 Lớp Liên Mạng :

Lớp liên mạng (inetrnet layer) cho phép các host được xen các gói tin vào trong một mạng nào bất kỳ và các gói tin này di chuyển đến đích độc lập

Trang 21

với nhau công việc của giao thức liên mạng là phân phối các gói IP đến nơi

mà các máy này phải đến

Lớp ở trên lớp liên mạng trong mô hình TCP/IP gọi là lớp truyền tải.lớp này cho phép các thực thể ngang hàng trên các host nguồn và đích thực hiện cuộc đối thoại giống như lớp vận chuyển của mô hình OSI Hai giao thức : giao thức điều khiển truyền TCP là giao thức hướng kết nối tin cậy , cho phép một dòng dữ liệu bắt nguồn từ một máy được phân phối không có lỗi trên một máy khác trên mạng Giao thức thứ hai là giao thức datagram của người sử dụng là một giao thức không kết nối và không tin cậydành cho các ứng dụng không cần sắp xếp thứ tự

3 Lớp Ứng Dụng

Chứa các giao thức của các lớp cao như : hệ thống tên miền DNS (domain name system) cho phép ánh xạ tên các host lên các địa chỉ mạng của các host ,giao thức truyền tải tin trên mạng NNTP (network new

transport protocol), giao thức truyền siêu văn bản HTTP, và còn nhiều giao thức khác

4 Lớp Host – Mạng

Giao thức này không được định nghĩa và thay đổi theo từng host và mạng

III So Sánh Hai Mô Hinh OSI vàTCP/IP :

Hai mô hình OSI và TCP/IP có nhiều điểm chung Cả hai đều dựa trênkhái niệm về chồng các giao thức độc lập, do vậy mà chức năng của các lớp cũng tương đối giống nhau Mặc dù có những điểm giống nhau nhưng

Trang 22

hai mộ hình cũng có nhiều điểm khác nhau Trong mục này ta sẽ tập trung vào các khác nhau chính giữa hai mô hình này Điều quan trọng cần lưu ý là

ta đang so sánh hai mô hình tham chiếu, không phải là so sánh hai chồng giao thức tương ứng với hai mô hình

Ba khái niệm trung tâm của mô hình OSI là:

 Các dịch vụ

 Các giao diện

 Các giao thức

Có lẽ sự đóng góp lớn nhất của mô hình OSI là việc thực hiện phân biệt

ba khái niệm này một cách rõ ràng Mỗi một lớp thực hiện một số dịch vụ cho lớp ở trên lớp này Định nghĩa của dịch vụ cho ta biết lớp này làm gì, nhưng không cho biết cách thức mà lớp này hoạt động Điều này xác định ngữ nghĩa của lớp

Giao diện của lớp cho ta biết cách thức mà các quá trình ở trên lớp này truy cập vào lớp Giao diện chỉ rõ các thông số và những kết quả mong đợi.Các giao thức ngang hàng được sử dụng trong một lớp là nhiệm vụ riêng của lớp Lớp có thể sử dụng các giao thức bất kỳ mà lớp muốn, miễn sao công việc được hoàn tất

Từ lúc bắt đầu, mô hình TCP/IP đã không phân biệt một cách rõ ràng giữa dịch vụ, giao diện và giao thức dù rằng con người đã cố gắng trang bị thêm cho mô hình này để làm cho giống với mô hình OSI

Kết quả là các giao thức trong mô hình OSI được che dấu tốt hơn trong

mô hình ICP/IP và có thể được thay thế tương đối dễ dàng khi công nghệ thay đổi Việc có khả năng thực hiện nhiều thay đổi là một trong những mục đích trước tiên của việc có các giao thức được phân lớp

Với TCP/IP các giao thức đến trước và các mô hính trên thực tế chỉ là

sự mô tả các giao thức đang có Không có vấn đề gì đối với việc các giao thức phù hợp với mô hình Rắc rối duy nhất của mô hình TCP/ IP là mô hìnhkhông phù hợp với các chồng giao thức khác

Một điều khác nhau hiển nhiên giữa hai mô hình này là số các lớp không bằng nhau: mô hình OSI có 7 lớp còn mô hình TCP/IP có 4 lớp Cả hai đều có các lớp ( liên) mạng, lớp truyền tải và lớp ứng dụng Các lớp còn lại khác nhau

Khác nhau khác thuộc về lĩnh vực truyền thông hướng kết nối đối đầu với hướng truyền thông không kết nối Mô hình OSI hỗ trợ cả hai cách truyền thông hướng kết nối và không kết nối trong lớp mạng., nhưng chỉ hỗ trợ truyền thông hướng kết nối trong lớp truyền tải Mô hình TCP/ IP chỉ có một chế độ trong lớp mạng ( không kết nối), nhưng hỗ trợ cả hai chế độ

Trang 23

trong lớp truyền tải, cho phép người sử dụng lựa chọn Việc lựa chọn này đặc biệt quan trọng đối với các giao thức Request – Reply đơn giản.

CHƯƠNG III : PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN DẪN & CÁC THIẾT BỊ

MẠNG

I Môi Trường Truyền Dẫn.

Là môi trường vật lý cho phép truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị

Có 2 loại truyền dẫn chính đó là :vô tuyến và hữu tuyến

II Phương Tiện Truyền Dẫn

1 Cáp Xoắn Đôi :

Cấu Tạo: Đây là loại cáp gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vàonhau nhằm làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau

Lợi ích:

Là loại cáp mỏng, mềm dẻo nên dễ dàng để kéo dài thành dây giữa những tường

Cáp UTP nhỏ, nó không nhanh đổ đầy tràn những ống nối dây

UTP chi phí ít hơn so với mọi cáp kiểu LAN khác

Phân Loại: Hiện nay có hai loại cáp xoắn là cáp có bọc kim loại ( STP

- Shield Twisted Pair) và cáp không bọc kim loại (UTP -Unshield Twisted Pair)

 Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện từ, có loại có một đôi giây xoắn vào nhau và

có loại có nhiều đôi giây xoắn với nhau

Trang 24

 Cáp không bọc kim loại (UTP): Tính tương tự như STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễu và suy hao vì không có vỏbọc

STP và UTP có các loại (Category - Cat) thường dùng :

 Loại 1 & 2 (Cat 1 & Cat 2): Thường dùng cho truyền thoại và những đường truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s)

 Loại 3 (Cat 3): tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16 Mb/s , nó là chuẩn cho hầu hết các mạng điện thoại

 Loại 4 (Cat 4): Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s

 Loại 5 (Cat 5): Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s

 Loại 6 (Cat 6): Thích hợp cho đường truyền 300Mb/s

Đây là loại cáp rẻ, dễ cài đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hưởng của môi trường

2 Cáp Đồng Trục :

Cấu Tạo: Cáp đồng trục có hai đường dây dẫn và chúng có cùng một trục chung, một dây dẫn trung tâm (thường là dây đồng cứng) đường dây còn lại tạo thành đường ống bao xung quanh dây dẫn trung tâm (dây dẫn này

có thể là dây bện kim loại và vì nó có chức năng chống nhiễu nên còn gọi là lớp bọc kim) Giữa hai dây dẫn trên có một lớp cách ly, và bên ngoài cùng làlớp vỏ plastic để bảo vệ cáp

Phân Loại: Có hai loại cáp đồng trục khác nhau với những chỉ định khác nhau về kỹ thuật và thiết bị ghép nối đi kèm: cáp đồng trục mỏng (giá thành rẻ, dùng phổ biến), cáp đồng trục béo (đắt hơn, có khả năng chống nhiễu tốt hơn, thường được dung liên kết mạng trong môi trường công

nghiệp)

Trang 25

3 Cáp Sợi Quang (Fiber –Optic Cable) :

Cấu Tạo: Là cáp truyền dẫn sóng ánh sáng, có cấu trúc tương tự như

cáp đồng trục với chất liệu là thuỷ tinh Tức là gồm một dây dẫn trung tâm

(một hoặc một bó sợi thuỷ tinh hoặc plastic có thể truyền dẫn tín hiệu quang)

được bọc một lớp áo có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất

mát tín hiệu

Phân Loại: Có hai loại cáp sợi quang là: single-mode (chỉ có một

đường dẫn quang duy nhất), multi-mode (có nhiều đường dẫn quang)

Ưu Điểm:

Cáp sợi quang có độ suy hao tín hiệu thấp

không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ và các hiệu ứng điện khác

Không bị phát hiện và thu trộm, an toàn thông tin trên mạng được bảo

đảm

Nhược Điểm:

Tuy nhiên cáp sợi quang khó lắp đặt, giá thành cao.

Các loại cáp Dây xoắn

cặp Cáp đồng trục mỏng Cáp đồng trục dày Cáp quangChi tiết Bằng đồng,

có 4 và 25 cặp dây (loại 3, 4, 5)

Bằng đồng, 2dây, đường kính5mm

Bằng đồng, 2 dây, đường kính 10mm

Thủy tinh, 2 sợi

Loại kết nối RJ-25 hoặc

50-pin telco

Trang 26

Chiều dài đoạn

Số đầu nối tối

Chạy 100

Bảo mật Trung bình Trung bình Trung bình Hoàn toàn

* Những yêu cầu cho một hệ thống cáp:

Trang 27

An toàn , thẩm mỹ: tất cả các dây mạng phải được bao bọc cẩn thận, cách xa các nguồn điện, các máy có khả năng phát sóng để tránh trường hợp bị nhiễu Các đầu nối phải đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng hệ thống mạng bị chập chờn.

Đúng chuẩn: hệ thống cáp phải thực hiện đúng chuẩn, đảm bảo cho khả năng nâng cấp sau này cũng như dễ dàng cho việc kết nối các thiết bịkhác nhau của các nhà sản xuất khác nhau Tiêu chuẩn quốc tế dùng cho các hệ thống mạng hiện nay là EIA/TIA 568B

Tiết kiệm và "linh hoạt" (flexible): hệ thống cáp phải được thiết kế sao cho kinh tế nhất, dễ dàng trong việc di chuyển các trạm làm việc và

có khả năng mở rộng sau này

4 Card Mạng (Nic hay Adapte)

Kết nối giữa máy tính và card mạng để phát hoặc nhập dữ liệu với cácmáy tính khác thông qua mạng

Kiễm soát luồng dữ liệu giữa máy tính và hệ thống cáp

Mỗi NIC có một mã duy nhất gọi là địa chỉ MAC (Media Access Control) MAC address có 6 byte throng đó 3 byte đầu là mã số SX, 3 byte sau là số Serial của Card

5 Modem :

Trang 28

Là tên viết tắt của 2 từ điều chế (MO dulation) và giải điều chế (DEM odulation)

Chức năng của nó là điều chế tín hiệu số (Digital) sang tín hiệu tương

tự (Analog) để gửi theo đường điện thoại và ngược lại

Có 2 loại là Internal & External

Trang 29

7 Hub :

Là thiết bị giống Repeater nhưng có nhiều cổng hơn cho phép nhiều máy tính nối tập trung về thiết bị này Các chức năng cũng tương tự như Repeater, Hub hoạt động ở lớp vật lý và cũng không lọc được dữ liệu Hub gồm nhiều loại:

Passive Hub (Hub thụ động): là thiết bị đầu nối cáp dùng dùng để

chuyển tiếp tín hiệu từ đoạn cáp này tới đoạn khác, không có linh kiện điện

tử và nguồn riêng nên không có khả năng khuếch đại và xử lý tín hiệu

Active Hub (Hub chủ động) : là thiết bị đầu nối cáp dùng dùng để chuyển tiếp tín hiệu từ đoạn cáp này tới đoạn khác với chất lượng cao hơn Thiết bị này có linh kiện điệm tử và nguồn điện riêng nên hoạt động như một Repeater nhiều cổng

Intelligent Hub (Hub thông minh ): là một Active Hub với những tính năng vượt trội nhu cho phép quản lý từ các máy tính, chuyển mạch

(Switching), cho phép tín hiệu điện chuyển tới đúng cổng cần nhận mà không chuyển tới các cổng không liên quan

Hub chuyển mạch: Đây là loại Hub mới nhất bao gồm các mạch cho phép chọn đường rất nhanh cho các tín hiệu giữa các cổng trên Hub Thay vìchuyển một gói tin tới tất cả các cổng của Hub thì một Hub chuyển mạch chỉ chuyển tiếp các gói tin tới cổng nối với trạm đích của gói tin Nhiều Hub chuyển mạch có khả năng chuyển mạch các gói tin theo đường nhanh nhất

Do tính chất ưu việt này mà hub chuyển mạch đang dần được thay thế cho cầu nối và bộ định tuyến

8 Bridge ( cầu nối) :

Trang 30

Là thiết bị cho phép gắn kết hai nhánh mạng có chức năng chuyển có chọn lọc các gói tín đến nhánh mạng có chứa máy nhận gói tin Để lọc các gói tin và nhận biết các gói tin thuộc nhánh nào thì Bridge phải chứa địa chỉ MAC Bảng địa chỉ này có thể khởi tạo tự động hay phải cấu hình bằng tay

Do Bridge hiểu được địa chỉ MAC nên Bridge hoạt động ở lớp thứ hai (lớp data link) trong mô hình OSI

Ưu điểm của bridge là cho phép mở rộng cùng một mạng logic với nhiều kiểu cáp khác nhau, chia mạng thành nhiều phân đoạn khác nhau nhằm giảm lưu lượng mạng

Khuyết điểm của thiết bị này là chậm hơn Repeater vì phải xử lý các gói tin chưa tìm được đường đi tối ưu trong trường hợp có nhiều đường đi

9 SWITH (bộ chuyển tiếp) :

Là thiết bị giống Bridge và Hub cộng lại nhưng thông minh hơn

Có khả năng chỉ chuyển dữ liệu đến đúng kết nối thực sự cần dữ liệu này làm giảm đụng độ trên mạng

Dùng để phân đoạn mạng trong các mạng cục bộ lớn

Hoạt động ở lớp DATA LINK

10 Gateway (cổng nối) :

Gateway dùng để kết nối các mạng không thuần nhất chẳng hạn như các mạng cục bộ và các mạng máy tính lớn (Mainframe), do các mạng hoàn toàn không thuần nhất nên việc chuyển đổi thực hiện trên cả 7 tầng của hệ thống mở OSI.Thường được sử dụng nối các mạng LAN vào máy tính lớn Gateway có các giao thức xác định trước thường là nhiều giao thức, một Gateway đa giao thức thường được chế tạo như các Card có chứa các bộ xử

lý riêng và cài đặt trên các máy tính hoặc thiết bị chuyên biệt

Trang 31

11 ROUTER (Bộ định tuyến )

Dùng để ghép mạng cục bộ lại với nhau thành mạng diện rộng

Lựa chọn đường đi tốt nhất cho các gói tin hướng ra mạng bên ngoàiHoạt động chủ yếu ở lớp NETWORK

Có 2 phương thức định tuyến chính :

* Định tuyến tĩnh : Cấu hình các đường cố định và cài đặt các đường

đi này vào bảng định tuyến

Là địa chỉ có cấu trúc ,được chia làm 2 hoặc 3 phần là network_id

&host _id hoặc network_id &subnet_id &host_id

Là một con số có kích thước 32 bit khi trình bày người ta sẽ chia số 32bit này thành 4 phần, mỗi phần có kích thước 8bit gọi là octet hoặc byte được trình bày như sau:

Ký pháp thập phân có dấu chấm (dotted-decimal notation)

Vd:192.168.2.1

Ký pháp nhị phân: vd.10101100 010000 00011110 00111000

Ký pháp thập lục phân: vd 82 39 1E 38

Không gian địa chỉ IP ( gồm 232 địa chỉ ) được chia thành 5 lớp (class)

để dễ quản lý đó là :A, B, C, D và E Trong đó các lớp A, B và C được triển khai để đặt cho các host trên mạng Internet, lớp D dùng cho các nhóm

multicast, còn lớp E phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Trang 32

II Một Số Khái Niệm Và Thuật Ngữ Liên Quan :

Địa chỉ host là địa chỉ IP có thể dùng để đặt cho các interface của các host Hai host nằm cùng một mạng sẽ có network_id giống nhau và host_id khác nhau

Địa chỉ mạng (network address) : là địa chỉ IP dùng để đặt cho các mạng Phần host_id của địa chỉ chỉ chứa các bit 0 Địa chỉ này không thể dùng để đặt cho một Interface Ví dụ 172.29.0.0

Địa chỉ Broadcast : là địa chỉ IP được dùng để đại diện cho tất cả các host trong mạng Phần host id chỉ chứa các bit 1 Địa chỉ này cũng không thểdùng để đặt cho một host được Ví dụ 172.29.255.255

Các phép toán làm việc trên bit :

= 10101100 00011101 00000000 00000000

- Mặt nạ mạng (network mask) : là một con số dài 32 bit, là phương tiệngiúp máy xác định được địa chỉ mạng của một địa chỉ IP (bằng cách AND giữa địa chỉ IP với mặt nạ mạng ) để phục vụ cho công việc routing Mặt nạ mạng cũng cho biết số bit nằm trong phần host_id Được xây dựng bằng cách bật các bit tương ứng vớp phần network_ id và tắt các bit tương ứng với phần host_id

Mặt nạ mặc định của các lớp không chia mạng con :

Lớp A 255.0.0Lớp B 255.255.0.0Lớp C 255.255.255.0

III.Giới Thiệu Các Lớp Địa Chỉ IP :

1 Lớp A

Dành một byte cho phần network_id và ba byte cho phần host_id

Trang 33

Để nhận biết lớp A, bit đầu tiên của byte đầu tiên phải là bit 0 Dưới dạng nhị phân, byte này có dạng 0XXXXXXX Vì vậy, những địa chỉ IP có byte đầu tiên nằm trong khoảng từ 0 (00000000) đến 127 (01111111) sẽ thuộc lớp A Ví dụ : 50.14.32.8

Byte đầu tiên này cũng chính là network_id, trừ đi bit đầu tiên làm ID nhận dạng lớp A, còn lại 7 bit để đánh thứ tự các mạng, ta được 128 ( 27 ) mạng lớp A khác nhau Bỏ đi hai trường hợp đặc biệt là 0 và 127 Kết quả là lớp A chỉ còn 126 địa chỉ mạng, 1.0.0.0 đến 126.0.0.0

Phần host_id chiếm 24 bit, tức có thể đặt địa chỉ cho 16,777,216 host khác nhau trong mỗi mạng Bỏ đi địa chỉ mạng (phần host_id chứa toàn các bit 0 ) và một địa chỉ Broadcast (phần host_id chứa toàn các bit 1) như vậy

có tất cả 16,777,214 host khác nhau trong mỗi mạng lớp A Ví dụ đối với mạng 10.0.0.0 thì những giá trị host hợp lệ là 10.0.0.1 đến 10.255.255.254

1 Lớp B :

Dành 2 byte cho mỗi phần network_id và host_id

Dấu hiệu để nhận dạng địa chỉ lớp B là byte đầu tiên luôn bắt đầubằng hai bit 10 Dưới dạng nhị phân, octet có dạng 10XXXXXX Vì vậynhững địa chỉ nằm trong khoảng từ 128 (10000000) đến 191 (10111111) sẽ

thuộc về lớp B Ví dụ 172.29.10.1 là một địa chỉ lớp B

Trang 34

Phần network_id chiếm 16 bit bỏ đi 2 bit làm ID cho lớp, còn lại 14 bit cho phép ta đánh thứ tự 16,384 (214) mạng khác nhau (128.0.0.0 đến

191.255.0.0)

Phần host_id dài 16 bit hay có 65536 (216) giá trị khác nhau Trừ đi 2 trường hợp đặc biệt còn lại 65534 host trong một mạng lớp B Ví dụ đối vớimạng 172.29.0.0 thì các địa chỉ host hợp lệ là từ 172.29.0.1 đến

172.29.255.254

3 Lớp C

Dành 3 byte cho phần network_id và một byte cho phần host_id

Byte đầu tiên luôn bắt đầu bằng 3 bit 110 và dạnh nhị phân của octet này là 110XXXXX Như vậy những điạ chỉ nằm trong khoảng từ 192

(11000000) đến 223 ( 11011111) sẽ thuộc về lớp C Ví dụ : 203.162.41.235Phần network_id dùng 3 byte hay 24 bit, trừ đi 3 bit làm ID của lớp, còn lại 21 bit hay 2,097,152 (2 21) địa chỉ mạng ( từ 192.0.0.0 đến

223.255.255.0)

Phần host_id dài 1 byte cho 256 (28) giá trị khác nhau Trừ đi hai trườnghợp đặc biệt ta còn 254 host khác nhau trong một mạng lớp C Ví dụ , đối với mạng 203.162.41.0, các địa chỉ host hợp lệ là từ 203.162.41.1 đến

203.162.41.254

4.Lớp D & E

Các địa chỉ có byte đầu tiên nằm trong khoảng 224 đến 256 là các địa chỉ thuộc lớp D hoặc E Do các lớp này không phục vụ cho việc đánh địa chỉ các host nên ít được sử dụng

5 Địa chỉ mạng con của Internet

Nguyên nhân có địa chỉ mạng con

Như đã nêu trên, địa chỉ trên Intrernet thật sự là một tài nguyên, một mạng khi gia nhập Internet được trung tâm thông tin mạng Internet (NIC) phân cho một số địa chỉ vừa đủ dùng với nhu cầu lúc đó, sau này nếu mạng phát triển hơn so với lúc ban đầu thì lại phải xin NIC cấp phát thêm, điều này không thuận tiện cho các nhà khai thác mạng

Hơn nữa các lớp địa chỉ Internet không phải hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế, địa chỉ lớp B chẳng hạn, mỗi một địa chỉ mạng có thể cấp cho

65534 máy chủ Thực tế có mạng nhỏ chỉ có vài chục máy chủ thì sẽ lãng phí rất nhiều địa chỉ còn lại mà không ai dùng được Để khắc phục tình trạng

Trang 35

này và tận dụng tối đa địa chỉ được NIC phân, bắt đầu từ năm 1985 người nghĩ đến địa chỉ mạng con.

Như vậy phân địa chỉ mạng con là mở rộng địa chỉ chjo nhiều mạngtrên

cơ sở một địa chỉ mạng mà NIC phân cho, phù hợp với số lượng thực tế máychủ có trên mạng

Phương pháp phân chia địa chỉ mạng con

Trước khi nghiên cứu phần này chúng ta cần phải hiểu qua một số khái niệm liên quan tới việc phân chia địa chỉ mạng con

A Default mask :( là giátrị trần của địa chỉ mạng) được định nghĩa trước cho từng lớp địa chỉ A, B, C thực chất là giá trị thập phân cao nhất (khi tất cả 8 bit đều bằng1) trong các Octet dành cho địa chỉ mạng._net ID.Default mask: Lớp A 255.0.0.0

Lớp B 255.255.0.0

Lớp C 255.255.255.0

B Subnet Mask : (là giá trị trần của từng mạng con) subnet Mask là kếthợp của Default Mask với giá trị thập phân cao nhất của các bít lấy từ các Octet của địa chỉ máy chủ sang phần địa chỉ mạng để tạo địa chỉ mạng con.Subnet mask bao giờ cũng đi kèm với địa chỉ mạng tiêu chuẩn, để cho người đọc biết địa chỉ mạng tiêu chuẩn này dùng cho cả 254 máy chủ hay chia ra thành các mạng con Mặt khác nó còn giúp Routert trong việc định tuyến cuộc gọi

Nguyên tắc chung

Lấy bớt một số bít của phần địa chỉ máy chủ để tạo địa chỉ mạng con.Lấy đi bao nhiêu bít phụ thuộc vào số mạng con cần thiết (Subnet Mask) mà nhà khai thác mạng quyết định sẽ tạo ra

CHƯƠNG V:THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠNG LAN PEER TO PEER

I Đặc Điểm Mạng Peer To Peer (P2P) :

Định nghĩa:

Mạng ngang hàng (p2p) là mạng mà trong đó hai hay nhiều máy tính chia sẻ tập tin và truy cập các thiết bị như máy in mà không cần đến máy chủ hay phần mềm máy chủ Hay ở dạng đơn giản nhất, mạng p2p được tạo

ra bởi hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau và chia sẻ tài nguyên

mà không phải thông qua một máy chủ dành riêng

Ư

u điểm của P2P:

Đầu tiên P2P dựa trên các cơ chế nhất định để tìm kiếm các máy tính khác đang có trên mạng, P2P cho phép các máy tính này vừa đóng vai trò là máy chủ vừa là máy khách để cung cấp xác định và cung cấp các dịch vụ có

Trang 36

sẵn trên mạng P2P Theo cơ chế này thì P2P đã giải quyết được vấn đề quá tải, cũng như vấn đề server đột nhiên chết giữa chừng làm ngưng việc cung cấp dịch vụ mà mô hình client/server thường gặp Nguyên nhân là trong mạng P2P, dịch vụ được cung cấp bởi nhiều điểm chứ không phải là một.

P2P còn nhiều ưu điểm khác như tận dụng được tài nguyên của tất cả các máy trong mạng, có phân bố lưu lượng thông tin hợp lý để tránh tằc nghẽn trên mạng

P2P đơn giản dễ cài đặt,tổ chức và quản trị

Chi phí thiết bị cho mô hình này thấp

Nhược điểm của P2P:    

Nhược điểm của P2P là vì tài nguyên của mạng nằm trên các máy tính

cá nhân và không phải lúc nào các máy này cũng liên kết với mạng nên có thể dẫn tới sư biến mất của một dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục khi số lượng thành viên trên mạng P2P đủ lớn, lúc đó sẽ có nhiều điểm cung cấp dịch vụ cho toàn mạng hơn

Không cho phép quản lý tập trung nên dữ liệu phân tán

Khả năng bảo mật thấp,rất dễ bị xâm nhập

Các tài nguyên không dược sắp xếp nên rất khó định vị và tìm kiếm

II.Thiết Kế Và Thi Công Mạng Peer to Peer cho một phòng NET :

Dây cáp , Swith khoảng 5.500.000 đồng

Các thiết bị khác và tiền công khoảng 4.000.000 đồng

Tổng khoảng : 95.500.000 đồng

* Thu :

Với 1g/máy là 3.000 đồng , bình quân 1 máy hoạt động khoảng

10g/ngày là 30.000 đồng với 30 máy là 900.000 đồng /ngày , một tháng

Trang 37

khoảng 27.000.000 đồng trừ đi tiền nhà và tiền phát sinh ta còn lại khoảng 20.000.000 đồng Vậy khoảng 5 tháng ta có thể lấy lại vốn

Trang 38

3 Đầu rắc RJ45 : để kết nối giữ dây mạng với máy tính.

4 Một chiếc kềm :làm dụng cụ để bấm dây mạng

5.Máytest cáp:Nguyên lý hoạt động rất đơn giản,máy sẽ đánh

số thứ tự cáp từ 1 đến 8.Mỗi lấn sẽ bắn tín hiệu trên 1 pin.Đầu receive

sẽ sáng đèn ở số thứ tự tương ứng

Ngày đăng: 13/03/2014, 09:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cáp thẳng: - Báo cáo thực tập mạng máy tính nâng cao
Sơ đồ c áp thẳng: (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w