na \/[E1I\2\i\J|/2Ye/^\pJ=\/ (6p €X6j[=i\ẹz /4YIo) 1/†(©12INYOJL(oXeN/
SINH HOC BIEN
Trang 2DIEN DAN KHOA HOC TOAN QUOC 2019 - SINH HOC BIEN VA PHAT TRIEN BEN VUNG
BƯỚC ĐẦU ỨNG DỰNG MƠ HÌNH ECOPATH ĐÁNH GIÁ BIẾN DONG CHUOI THUC AN TRONG HE SINH THAI VEN BO VINH HẠ LONG Nguyễn Minh Hải,
Vũ Duy Vĩnh, Phạm Văn Chiến 2 St SS9SEEESES3EE82152E81252112111E511111115E11 nen 125
PHAN TICH RUI RO MOI TRƯỜNG TRONG HOAT DONG BOC XEP VA LUU GIU HANG NGUY HIEM - HOA CHAT ĐỘC HAI (HNH-CDH) TAI CAC CANG BIEN KHU VUC HAI PHONG Tran Anh Tuấn, Trần Đình Lân, Ngô Kim Định 736 VAI TRO CUA CAY HONG HOA Hibiscus sabdariffa L TRONG PHAT TRIEN KINH TE XANH TAI XA VIET HAI Hoang Van Tuyên, Lê Xuân Sỉnh 750 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TÓ ĐẦU VÀO CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ XANH TẠI XÃ ĐẢO VIỆT HẢI (CÁT HẢI, HẢI PHÒNG) Lê Xuân Sinh, Trần Văn Phương , Bùi Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Thùy Linh - 5G Sn SH re 762 GIẢI PHÁP THU GOM XỬ LÝ NƯỚC THAI SINH HOẠT XÃ ĐẢO VIỆT HẢI
(CÁT HẢI, HẢI PHÒNG) Vũ Thanh Trà, Trần Hưng, Phạm Đình Kiên, Nguyễn
Thị Loan, Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thị Thùy Linh .22 2 ST SE SEEE ng reệ, 774 NGHIÊN CỨU ỨC CHÉ QUÁ TRÌNH TẠO MÀNG SINH HỌC CỦA MỘT SÓ CHUNG VI KHUAN BOI ANTHRANILATE Cung Thị Ngọc Mai, Đỗ Thị Liên, Hoàng Phương Hà, Nguyễn Thị Hải Hà, Lê Thị Nhi CO Ữ thneeesannrrennooanattbrrrongerggrbltiSaeo 787 PHAN LAP CAC CHUNG VI KHUAN BACILLUS CO TIEM NANG KHANG BENH TAI KHU VUC VEN BIEN HAI PHONG Dé Manh Hao, Nguyén Tién Dat, Dao Thi Anh Tuyét, Lé Minh Hiệp, Hà Thị Bình, Hoàng Thị Ngọc 796 TIEM NANG KHU NITRATE HOA CUA HE VI SINH VAT BAN DIA TRONG KHU VUC VEN BIEN HẢI PHÒNG Đỗ Manh Hao, Dao Thi Anh Tuyét, Lé Minh
Hiệp, Nguyễn Tiến Đạt, Hà Thị Bình, Nguyễn Đức Cự 2-22 Ss2E2EcEseEersres 804 PHAN LOAI MOT SO LOAI SEN BIEN (BO NUDIBRANCHIA) TAI VIET NAM BANG MA VACH DNA D6 Dinh Thinh, Tran Manh Ha, Dau Van Thao, Chang- D00 EET scrap omsseerecrsrreateoities te wacxenwarensmnonerepasesaaaimeesttens atti was sassosomupmmeemctassqammatntte tccumeeeovcroneds 812
DINH HUONG NGHIEN CUU KHOA HOC VA
PHAT TRIEN CONG NGHE TRONG QUAN LÝ, KHAI THÁC
VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÀ Môi TRƯỪNG BIEN
TIEP CAN MO HINH PHAT TRIEN KINH TE BEN VUNG CHO HUYEN DAO
TRƯỜNG SA, VIỆT NAM Trần Đình Lân, Vũ Mạnh Hùng và Nguyễn Văn Quân S18
ĐÔNG QUẢN LÝ NGHẺ CÁ NHỎ VEN BỜ Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Nguyễn Chu Hồi 22 ©SSt92SEtSEEEEEEEEE2EE12225122212221122215121112E1eEe 831 CHIÉN LƯỢC, CHÍNH SÁCH BIÊN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VỀ BIEN ĐÔNG VÀ TÁC DONG ĐÓI VỚI PHAT TRIEN BEN VUNG BIEN VIET NAM Dang Trung Ti, Tran Dinh Lan, Nguyễn Văn Quân, Vũ Mạnh HH ae S43 THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP PHAT HUY VAI TRO CUA VON TU NHIEN TRONG PHAT TRIEN KINH TE XANH CAP XA LUU VUC SONG LAM Lai Van
Trang 3DANH GIA MOT SO YEU TO DAU VAO CUA MO HINH KINH TE XANH TAI XA DAO VIET HAI (CAT HAI, HAI PHONG)
Lê Xuân Sinh”, Trần Văn Phương ˆ, Bui Thi Minh Hién’, Nguyén Thj Thay Linh?
' Viện Tài nguyên và Môi trường bién, VAST
? Học viện Khoa học và Công nghé, VAST 3 Đại học Hàng hải Việt Nam
TÓM TẮT
Xã đảo Việt Hải là xã đảo ven bờ thuộc quần đảo Cát Bà, thuộc huyện Cát Hải, thành
phố Hải Phòng Xã đảo đang ngày càng phát triển theo định hướng xây dựng mô hình kinh tế xanh để hướng tới sự phát triển bền vững Các yếu tố đầu vào mô hình được nghiên cứu đánh
giá là nguồn vốn tài chính, nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn xã hội Nguồn vốn tài chính
quan trong hang dau vì để phát triển được cơ sở hạ tầng Sử dụng nguồn vốn tự nhiên bền
vững là phải khai thác các giá trị gián tiếp của cảnh quan thiên nhiên, sử dụng hợp lý các
nguồn vốn tự nhiên để phát triển kinh tế xanh tại xã Việt Hải Nguồn vốn xã hội là nguồn vốn quan trọng, bên cạnh hai nguồn vốn trên Con người là trung tâm của các mô hình kinh tế, họ
vừa là nhân tố điều hành, vừa là nhân tố thực hiện Đánh giá ba loại yếu tố đầu quan trọng sẽ góp phần xây dựng được mô hình kinh tế xanh, đảm bảo hài hòa ba yếu kinh tế - môi trường - xã hội hướng đến sự phát triển bền vững
Từ khóa: Mô hình kinh tế xanh, nguôn vốn tài chính, nguồn vốn tự nhiên, nguôn vốn
xã hội
I MỞ ĐẦU
Mô hình kinh tế xanh phải đảm bảo được mô hinh kinh tế phát triển dựa trên điểm cân bằng giữa kinh tế - môi trường — xã hội Như vậy, các yếu tố đầu vào mô hình phải có đầy đủ
các nguồn vốn tài chính, nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn xã hội [6] Để đánh giá được khả
năng hình thành mô hình kinh tế xanh ở một xã cụ thể như xã đảo Việt Hải phải đánh giá
được các nguồn vốn trên và yếu tố liên kết, cơ chế - chính sách hỗ trợ Xã đảo Việt Hải là xã
đảo nhỏ thuộc quan dao Cat Bà, xã đảo nhỏ có 78 hộ dân, kinh tế có đầy đủ các cơ cấu như du lịch, nông nghiệp, nuôi trồng — khai thác thủy sản, dịch vụ [7] Dưới đây là các phân tích các
yếu tố đầu vào đề phát triển mô hình kinh tế xanh tại xã đảo Việt Hải II PHƯƠNG PHAP
a Nguồn tài liệu
Các nguồn tài liệu, số liệu được thu thập các chuyên khảo sát và các báo cáo chuyên dé từ Đề tài KC08.09/16-20 “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh cho một số xã đảo tiêu
biểu ven bờ Việt Nam”
Trang 4DIỄN DAN KHOA HOC TOAN QUOC 2019 - SINH HOC BIEN VA PHAT TRIEN BEN VUNG 1085807 107790 1074'0 10780 20°520N i os a a Ti 20°52'0°N 20"4007N 20°44 0°N 20°44'0N [_—] Đ&ttên, đáo nó: (| sige 106°S60°E 107°0'07E 107°ð0% Hình 1 Xã đảo Việt Hải, huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng) 107420 b Các phương pháp
- Phương pháp hội thảo chuyên đề, phỏng vấn, chuyên gia tư vấn nhằm phân tích đánh
giá dữ liệu, xây dựng hệ thống thông tin và tổng kết dữ liệu
- Hệ thống nhóm các phương pháp thực hiện trong và ngoài phòng thí nghiệm để thu mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất, mẫu nước biển
- Phương pháp phỏng vấn điều tra, thu thập số liệu về kinh tế - xã hội: Thiết kế 200 mẫu phiếu, với 30 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội để đánh giá nguồn vốn xã hội
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm thống kê, xử lý dữ liệu Excel 2017 II KÉT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
H1 Giới thiệu mô hình
Để phát triển bền vững hệ thống các xã đảo Việt Hải, cần định hướng phát triển mô hình kinh tế xanh trên cơ sở các ngành sản xuat, dich vy phải thân thiện với môi trường; bảo tồn và phát triển rừng nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển kinh tế thủy sản theo hướng tiếp cận quy trình công nghệ nuôi trồng thủy sản hiện đại và ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, coi đây là động lực thúc đầy các ngành kinh tế khác, tạo nên sự chuyền đổi cơ cấu ngành nghề và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân trên đảo
Trang 5Kinh tế: Có cơ cầu ngành nghề phù hợp như: (1) Du lịch (2) Dịch vụ (3) Nông nghiệp (4) Khai thác — nuôi trồng thủy sản Lựa chọn mô hình phù hợp dam bão: + Mô hình có tính cạnh tranh, đám
Đầu vào mô hình: : Mô hình kinh tế xanh tổng bảo yếu tố đầu ra
- Đánh giá được các ; +Tăng thu nhập, thu hút người lao
nguồn vốn tài chính hợp: động trong đất liền
- Đánh giá nguồn vốn tự - Đảm bảo đều ra mé hình + Sử dụng và khai thác nguồn tài ae ae E—> ~ Đảm bảo được tính liên kết pers Paria ọ ‘eta ‘a - Nguồn vốn xã hội TH ` môi trường, giảm phát thải cacbon
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu, thời
tiêt cực đoan
+ Đảm bảo an nính, chủ quyển biển đảo
trên đảo, giữ dân ở lại đáo và
thu hút lực lượng lao động ở nơi khác c Sử dụng năng lượng tái tạo Xã hội: - Chuyển đổi sinh kế, tăng mức sống người dân - Giữ đân bám đảo - Dam bao các dịch vụ y tế, địch vụ chăm sóc sức khỏe Môi trường: - Xử lý được môi trường (nước thải, chất thải rắn)
- Bão vệ được các nguồn vốn tự
nhiên (hệ sinh thái biến và trên cạn)
Hình 2 Mô hình kinh tế xanh áp dụng tại xã đảo Việt Hải
Như vậy, có thể thấy một mô hình kinh tế xanh cho xã đảo Việt Hải là kinh tế nông lâm
nghiệp xanh, sạch (rừng + vườn sinh thái và ruộng) - kinh tế ngư nghiệp (nuôi trồng thủy sản
+ đánh bắt ven bờ) - dịch vụ du lịch Quy mô của mô hình kinh tế xanh có thể là mô hình hộ gia đình hay tập hợp kinh tế hộ gia đình thống nhất trong định hướng phát triển chung của
cộng đồng cấp thôn, làng (làng sinh thái) Mô hình kinh tế xanh sẽ đảm bảo được cộng đồng
dân cư tại các xã đảo chống chịu được các thách thức của biến đổi khí hậu, đảm bảo tự cung tự cấp trong điều kiện bị chia cắt với đất liền trong thời gian nhất định
LHI2 Đánh giá các nguồn vốn tài chính
Qua điều tra phòng vấn 78 hộ dân tại xã Việt Hải, mức sống của người dân thuộc loại thu
nhập thấp Có 05 hộ có đời sống kinh tế phát triển vì các nguồn tài chính được hỗ trợ từ bên ngoài như ngoại hối, cỗ phần hay nguồn tiền do con cái đi làm ăn xa gửi về [3] Các nguồn vốn của các hộ còn lại do bán phần bắt động sản để tạo nguồn vốn (chiếm 60%), từ nguồn vốn tài chính họ xây dựng được mô hình các nhà homestay để định hướng phát triển du lich
Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá thì mô hình homestay mau tai Viét Hai la dang nhà sàn hai tầng, bằng nguyên liệu bê tông sơn giả màu gỗ Đặc điểm của mô hình nhà này là sinh thái, không sử dụng các vật liệu gỗ trong rừng, chống được ngập lụt, phân chia không
gian cho khách sử dụng và người dân sử dụng Trận lụt lịch sử năm 2015 đã khiến toàn bộ xã
Việt Hải ngập trong nước 3m nên mô hình nhà sàn hai tầng là phù hợp Tuy nhiên, giá thành
Trang 6DIEN BAN KHOA HOC TOAN QUOC 2019 - SINH HOC BIEN VA PHAT TRIEN BEN VUNG
xây dựng ở Việt Hải khá cao do các nguyên vật liệu phải mắt chỉ phí vận chuyên ra xã đảo,
chỉ tiết thể hiện trong Bảng 1
Hình 3: Mô hình nhà homestay mẫu tại Việt Hải, giá trị căn nhà 1,5 tỷ đồng
Bảng 1: Bảng so sánh giá giá nguyên vật liệu trong đất liền và ngoài xã Việt Hải năm 2019 ST | — NghyênậtHậu (ecaten cases okays || Nip ape ag 1 |Gạch(viên) 11 2,2 2 |Xi măng mác 200 (bao 50kg) T5 200 3 | Thép Việt Úc 10 (cây) 100 150 4 |Thép Việt Úc 12 (cây) 200 250 5_ |Cát(m) 310 500 6 | Mai tén (m’) 340 600 7 |Đá(m) 300 450
Theo so sánh, hệ số đơn giá chêch lệch dao động từ 1,5 đến 2,2 lần cho thấy đề xây dựng được mô hình homestay đồng bộ tại Việt Hải cần phải có nguồn vốn đủ lớn để xây dựng Trong quá trình điều tra có 60 hộ, chiếm đến 75% là các hộ có thu nhập trung bình, thu
nhập đủ trang trải cuộc sống, nghề lao động tự do phụ thuộc mùa vụ nên nguồn vốn nội lực
yếu Chính vì vậy, để hướng đến các mô hình phát triển du lịch với các homestay theo mô
hình chuẩn, các hộ dân cần phải thu hút các nhà đầu từ từ bên ngoài cộng động cùng kinh
doanh, góp vốn hoặc chia sẻ nguồn vốn bất động sản
L3 Đánh giá các nguồn von tự nhiên
Trong định hướng phát triển kinh tế, các mô hình chuyển sang kinh tế xanh phải kiểm kê, đánh giá được các loại nguồn von này để phát triển các co cau ngành nghề phù hợp Đối với các xã đảo nói chung, nguồn vốn tự nhiên là cảnh quan, hệ sinh thái biển nên phù hợp với
phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái biển và du lịch trải nghiệm Đối với xã Việt Hải, một xã đảo đặc thù nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Bà và có diện tích mặt
Trang 7nước là một phần vịnh Lan Hạ nên có nguồn vốn tự nhiên rất lớn để phát triển Định hướng phát triển thành làng nghề du lịch cũng có xu hướng rất rõ rệt qua Bảng 2
Bảng 2: Bảng so sánh giá nguyên vật liệu trong đát liền và ngoài xã Việt Hải (2019) Thông số Khảo sát 11/2016 Khảo sát 12/2017 Khảo sát 6/2019 Số hộ dân làm du lịch (hộ) 5 7 19 Phòng nghỉ (phòng) § 14 41 Xe điện (chiếc) 2 5 13 Cano (chiếc) 0 0 3 Số lượng khách (người) 50 150 300
Nguồn vốn tự nhiên của xã Việt Hải bao gồm: a Yếu tố cảnh quan thiên nhiên
Xã hải đảo Việt Hải là phên dậu phía Đông Nam đảo Cát Bà, huyện Cát Hải Nằm ở vùng lõi VQG Cát Bà (khu dự trữ sinh quyền thế giới) với những đặc trưng như: núi rừng hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, có nhiều thung áng màu mỡ, suối chảy quanh năm Việt Hải có mảng sinh vật rừng, sinh vật biển và thảm thực vật rất đa dạng quý hiếm Tính đa dạng sinh học là đặc trưng nôi trội của Việt Hải, là tài nguyên du lịch và ưu thế để Việt Hải phát triển [4]
Xã Việt Hải có địa hình chủ yếu là núi đá vôi chiếm 98%, phần còn lại là các thung, áng bằng phẳng đất đai màu mỡ, rất thuận lợi dé phát triển cây ăn quả, cây cho củ và thâm canh rau màu Hệ thống núi đá vôi phân làm 2 phần:
- Phần gắn liền khối với hệ thống núi đá trên đảo, địa hình hiểm trở độ dốc lớn chiếm 30% diện tích toàn xã
- Phần còn lại (70% diện tích) được chia thành nhiều hòn đảo với diện tích to nhỏ khác
nhau, độ che phủ của rừng trên núi đá từ 40-50%, tạo cảnh quan môi trường trong lành, rất thuận lợi đề phát triển ngành du lịch sinh thái biển
Hình 4: Cảnh núi non in bóng trên mặt nước biển xanh tại bến Việt Hải
Trang 8DIEN DAN KHOA HOC TOAN QUOC 2019 - SENH HOC BIEN VA PHAT TRIEN BEN VUNG
Các hệ sinh thái tự nhiên bao gồm rừng, rừng ngập mặn và trảng cây bụi - trảng cỏ Các hệ sinh thái nhân tác khác chỉ bao gồm hệ sinh thái nông nghiệp (lúa nước, khu dân | cu) Trảng cỏ ngập mặn, lợ hình thành do quá trình khai phá trực tiếp rừng ngập mặn lấy gỗ củi cũng như đắp đê ngăn mặn làm đầm nuôi thuỷ sản sau bỏ hoang, đỏ cát lap các vùng đất ngập
mặn, Nét đặc trưng của Việt Hải là: Trảng cỏ thứ sinh Trảng cây bụi thứ sinh Trảng
cây bụi có ey gỗ > Rimg thir sinh > Bing kin
Hình 5 Áng Vòng là một trong ba áng có trảng cỏ ngập mặn, trảng cỏ nước ngọt,
rừng tre xanh mướt hoang sơ thú vị để khám phá
Khu hệ động vật là thành phần rất quan trọng trong hệ sinh thái rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới 4m cây lá rộng trên đá vôi ở Cát Bà nói chung và Việt Hải nói riêng Mặc dù không phong phú bằng các hệ động vật trong các khu rừng đặc dụng trong đất liền, nhưng quân thể động vật nơi đây vẫn có đến 20 loài thú; 69 loài chim; 20 loài bò sát và lưỡng cư Những loài thú hiếm là voọc đầu trắng; khi lông vàng, sơn dương, cầy hương, Voọc đầu
trắng là loài đặc hữu chỉ có ở Cát Bà Chúng sống trên các vách núi đá cheo leo Hiện nay, số
lượng voọc Cát Bà chỉ còn khoảng 50 cá thể, là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao Loài này đã
được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và thế giới
Trang 9DIEN DAN KHOA HOC TOAN QUOC 2019 - SINH HOC BIEN VA PHAT TRIEN BEN VUNG
Bên cạnh đó, ong là một đặc sản của hệ sinh thái, đồng thời cũng là mối đe dọa gián tiếp đến tính an tồn và ơn định của hệ sinh thái này do đây có thê trở thành nguồn thu hút rất mạnh
đôi với cư dân địa phương (khai thác phục vụ nhu cầu tại chỗ và khách du lịch, thương mại)
Hình 7 Mô hình nuôi ong lấy mật tại xã Việt Hải
Các hệ sinh thái biên của xã là tiềm năng, nguồn vốn tự nhiên quý giá Các hệ sinh thái vùng triều như: bãi triều cát, bãi triều rạn đá, bãi triều bùn Đặc biệt, bãi triều cát phân bó tập
trung ở đảo nhỏ, xung quanh vịnh Lan Hạ, Cát Bà như: Vạn Bội, Ba Trái Đào, khu vực Hang
Trai - Đầu Bê Ngoài ra, hệ sinh thái san hô ở hầu hết các cung lõm của các đảo đá (thường
có các bãi cát phân bó phía trên) trong khu vực nghiên cứu đều có san hô phân bố ở các độ sâu 3, 6, 9 và 11m Hinh thái của các rạn san hô được xác định chủ yếu bởi hình thái của vùng sườn ngầm và phần nào bởi các trầm tích cacbonat có nguồn gốc sinh vật trên rạn Kiểu rạn san hô đặc trưng cho khu vực là kiểu rạn viền bờ và rạn đóm Do biến đổi của các điều kiện môi trường dưới tác động của tự nhiên và con người, các rạn san hô hiện nay đã bị suy giảm đáng kể cả về diện tích và mức độ đa dạng của các nhóm sinh vật sống kèm Hiện nay, san hô phân bố chủ yêu ở vùng nước ven các đảo ở phía Đông Nam Cát Bà (Cống Lá, Áng Thảm, Ba Trái Đào, Vạn Bội, Céng Hip, Tang Ngon, Coc Chéo) và trong các vụng kín
Trang 10
=
Hình 9 Nhà mái tranh tre tai làng Việt Hải
Đặc biệt hơn cả, làng Việt Hải còn có ưu thế về cảnh quan tự nhiên vốn có cũng như nét
văn hóa điển hình của khu vực Xã đảo có trên 70 nóc nhà với những ngôi nhà cô kính im lìm dưới rặng nhãn, vải, vườn na, vườn mít trữu quả, trong đó nhiều ngôi nhà trong làng là nhà tranh tre, vách đất Đây được coi là một hình ảnh điển hình của Đồng bằng Bắc Bộ ngày xưa
mà nay ít làng xã nào còn giữ được Một trong những ưu điểm của làng là không tồn tại các tệ nạn xã hội Các nhà có thể mở cửa suốt cả ngày đêm mà không lo bị mat trom bất cứ thứ gì Vì vậy “bình yên” chính là yếu tố nồi bật thu hút khách du lịch đến tham quan
b Yếu tố môi trường
- Môi trường không khí: Kết quả quan trắc tại xã đảo Việt Hải cho thấy hàm lượng CO
dao động từ 1,34-2,05mg/mỶ, trung bình là 1,72mg/m*; hàm lượng NO; dao động tir 0,013-
0,026mg/mỶ, trung bình là 0,020mg/mỶ: hàm lượng SO; dao động từ 0,011-0,028mg/mỶ, trung bình là 0,019mg/mỶ; hàm lượng bụi tổng dao động từ 0,08mg/mỶ đến 0,15mg/mỶ, trung bình là 0,11mg/mẺ Các kết quả quan trắc tại 3 xã đảo đều thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung
quanh) [I]
- Môi trường nước mặt: mẫu nước mặt thu tại nước mương (VHI) có hàm lượng
Coliform đạt 28000 CFU/100mL vượt xa GHCP cột BI trong QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (7500 CFU/100mL) [2], cho thay tinh trang nhiém ban vi sinh Nguyên nhân giải thích có thể
do nước mương thường xuyên tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, nước thải của hoạt động nông nghiệp, nước thải và chất thải của gia súc và gia cầm Trong khi đó,
phân tích mẫu thu tại hai điểm còn lại nước suối (VH2) và nước hồ (VH3) không cho thấy dấu hiệu ô nhiễm Coliform Theo dự báo đến năm 2020, dân số xã Việt Hải sẽ đạt con số 390
người — con số không lớn nên nhu cầu sử dụng nước không quá cao Đối với khách tham quan du lịch nghỉ dưỡng, đến năm 2020, lượng khách dự kiến đạt 40.000 lượt, trong d6 85% 1a
khách quốc tế, lượng khách nghỉ qua đêm bình quân từ 7 — 10% tổng lượng khách du lịch Do
Trang 11đó, cần đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của người dân và khách du lịch những nhu cầu cần thiết như: nước vệ sinh cá nhân, nước phục vụ nấu nướng,
- Môi trường nước biển: Chất lượng môi trường nước biển ven bờ xã đảo Việt Hải, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải phòng rất tốt Các thông số môi trường vật lý như nhiệt độ,
độ muối, oxy hòa tan, độ đục, pH đều nằm trong giá trị giới hạn của nuôi trồng thủy sản và
bảo tồn thủy sinh Các thông số môi trường dinh dưỡng như nhóm muối nitrat, nhóm muối
phosphat, nhóm muối silic đều nằm trong giá trị giới hạn của nuôi trồng thủy sản và bảo tồn
thủy sinh Các thông số ô nhiễm môi trường có độc tính như kim loại nặng, xyanua và Coliform đều thấp hơn giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam quy định cho chất lượng
nước biển ven bờ (QCVN 10-MT: 2015/BTNMT) [5] 1IL.3 Nguồn vốn xã hội
a Cơ cấu dân số
Đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân dân và dân cư được cải thiện đáng kể, nhưng một
bộ phận nhân dân có mức thu nhập chưa cao, cuộc sông còn gặp khó khăn, do gặp nhiều yếu tô bât lợi trong sản xuất, lai nam ở vị trí biệt lập, việc giao lưu, liên kết với các xã trên đảo chỉ bằng 1 đường thủy duy nhất (Bến Việt Hải đi Cái Bèo thị trấn Cát Bà) Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhưng thiêu bên vững [3]
Bảng 3: Dự báo lao động xã đảo Việt Hải
TT Nội dung Hiện trạng 2015 Dự báo 2020
1 | Dân số trong tuổi LÐ (người) 167 234 Tỷ lệ % so với dân số 577 60 2 Phân theo ngành: 2.1 | Lao động nông nghiệp (người) 75 70 Tỷ lệ % so với LÐ làm việc 46 29,7 2.2 _| Lao động phi nông nghiệp (người) 92 163 Tỷ lệ % so với LÐ làm việc 54 70,3 - Số hộ: 78 hộ;
- Nhân khâu: 289 người;
- Lao động trong độ tuổi: 167 người; chiếm 57,7% dân số xã;
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn về tình hình nhân lực của xã:
+ Lao động nông nghiệp là 75 người chiếm 46% tổng lao động của xã;
+ Lao động dịch vụ thương mại và các ngành khác là 92 người chiếm 54% tổng lao
động của xã;
+ Số lao động được đào tạo: 70 người Chiếm 42% tông lao động của xã
~ Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc có việc làm thường xuyên là 91%
Nguồn lao động trẻ, đổi dào, cần cù nhưng vẫn còn một số lực lượng lao động trẻ hiện nay chưa có việc làm; chất lượng đào tạo nghê chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng yêu câu đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
Trang 12DIEN DAN KHOA HQC TOAN QUOC 2019 - SENH HQC BIEN VA PHAT TRIEN BEN VUNG
b Trinh d6 hoc van
Trình độ văn hóa và kỹ năng chưa cao, hầu hết người dân thế hệ trước đều học hết cấp 1, có người chưa qua đào tạo trường lớp văn hóa nào Thé hệ trẻ hiện nay được học đến cap 2, cap 3 và số học lên cao đẳng đại học chiếm tỉ lệ rât thấp
Lao động trẻ chiếm 60% lực lượng, nếu được quan tâm hướng nghiệp, đào tạo nghề kết hợp với nâng cao trình độ văn hóa thì đây là nguồn lực lực vô cùng quan trọng góp phần thúc đây mạnh mẽ tiến trình xây dựng nông thôn mới của xã
e Văn hóa sinh hoạt, cư trú
Xã Việt Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ,
do đó, văn hóa vùng miễn trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ với những nét đặc trưng Người dân sinh sống hòa thuận theo đúng nghĩa “hàng xóm láng giềng
tối lửa tắt đèn có nhau” Cần hũ mắm, hũ đường chỉ cần chạy qua nhà hàng xóm vài bước
Nhà ai có đám giỗ, đám cưới là cả làng sẽ được một bữa no Tình làng nghĩa xóm cứ thế mà đầm ấm Những tục lệ, quy chuẩn của làng cũng sẽ được tuân thủ Đây là nét khá khác biệt so với miền Trung và miền Nam
Các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian chưa phỏ biến tại Việt Hải Tuy nhiên, các
thể loại văn học dân gian như tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích, truyện cười, vẫn được phổ
biến Có các lễ hội truyền thống như: Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu Tết ở Việt Hải khác với nhiều địa phương ở miền Bắc Không náo nhiệt, hội hè, Tết ở Việt Hải là khoảng thời gian
lắng đọng, tĩnh lặng, thi thoảng vắng nghe nhịp gõ mõ cầu an Tất cả đã góp phần làm dày thêm kho tàng di sản văn hóa độc đáo của khu vực Duyên hải Bắc Bộ nói riêng và văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung Những nét văn hóa đó đáng được nâng nu trân trọng và gìn giữ đến muôn đời
THL4 Đánh giá chung
- Dé phát triển được mô hình kinh tế xanh đảm bảo hài hòa giữa ba yếu tố: Môi trường - kinh tế - xã hội, điểm giao giữa ba yếu tố chính là mô hình đang được nhóm nghiên cứu hướng đến đề đích cuối cùng là tạo mô hình kinh tế bền vững cho xã Việt Hải
- Nguồn vốn tài chính quan trọng hàng đầu vì để phát triển được cơ sở hạ tầng, các mô
hinh nha homestay đồng nhất theo điều kiện xây dựng xã Việt Hải cần phải có nguồn lực tài
chính nhất định Kết hợp với nguồn lực bên ngồi, khơng phá vỡ cảnh quan sinh thái tự nhiên vốn có cũng là cảnh báo hàng đầu với các cấp chính quyên, ban quản lý du lịch cộng đồng tại Việt Hải
~ Khai thác các giá trị gián tiếp của cảnh quan thiên nhiên, sử dụng hợp lý các nguồn vốn tự nhiên đề phát triển kinh tế xanh tại xã Việt Hải Các giá trị trực tiếp đã nhìn thấy, đã khai thác và dần suy cạn là vấn đề cần phải định hướng Chính vì vậy bảo vệ cảnh quan, khai thác các tour du lịch cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái bãi cát, hệ sinh thái san hô dé phục vụ cho du lịch là hướng đi đúng cho chuyên dịch mô hình kinh tế hiện nay sang mô hình kinh tế xanh
Trang 13- Nguồn vốn xã hội là nguồn vốn quan trọng, bên cạnh hai nguồn vốn khác Con người
là trung tâm của các mô hình kinh tế, họ vừa là nhân tố điều hành, vừa nhân tố thực hiện Trong mô hình phát triển kinh tế tại xã đảo có nhiều cơ cấu ngành nghề nhưng chủ đạo là du lịch, các ngành nghề khác bổ trợ Như vậy, yếu tố con người sẽ quyết định sự thành công của mô hình kinh tế xanh thể hiện qua các yếu tố sau:
- Sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng, phân rõ vai trò chức năng của các thành phần tham gia
- Ý thức cộng đồng, đoàn kết để hướng đến mục tiêu chung của cả cộng đồng - Trình độ dân trí càng cao thì các ý tưởng, quy hoạch càng dễ thực hiện
- Phâm chất đạo đức, tính cần cù hay phong cách người dân Việt Hải thật thà, chất phác là yéu tố quan trọng trong phát triển mô hình kinh tế
- Tỷ lệ người trong độ tuôi lao động là 57,7% là động lực để phát triển, tiêu chí quyết
định sự thành công của mô hình
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh cho một số xã đảo tiêu biểu ven bờ Việt Nam”, mã số KC08.09/16-20 đã hỗ trợ thực hiện nghiên cứu này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Nam, 2018 Báo cáo 3.2.2a: “Đánh giá thực trạng môi trường không khí tại 03 xã đảo và xu thế biến động”
[2] Dương Thanh Nghị, Lê Xuân Sinh, 2018 Báo cáo 3.2.2b: “Nghiên cứu xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng môi trường nước, trữ lượng nước, nhu câu sử dụng trên 03 xã đảo và xu thế biển động”
[3l Nguyễn Thị Minh Phuong, 2018 Báo cáo 5.L.1: “Wghiên cứu, đánh giá và xây dựng báo cáo về hiện trạng xã hội, cơ cấu dân số, trình độ học vấn, y tế, giáo dục, văn hóa vùng miễn tại 03 xã đảo” [4] Nguyễn Văn Quân, 2018 Báo cáo 3.2.2g: “Nghiên cứu xây dựng báo cáo đánh gia tinh da dang
sinh học của môi trường biển xung quanh 03 xã đảo”
[5] Cao Thi Thu Trang, Phạm Thị Kha, Dương Thanh Nghị, 2018 Báo cáo 3.2.2d: “Đánh giá thực
trạng môi trường nước biển ven bờ của 03 xã đảo và xu thế biến động”
[6] UNEP, 2014 Small Island Developing States Outlook Global Environment Outlook
[7] UBND x4 Viét Hai, 2011 Thuyét minh Quy hoach chung xây dựng nông thôn mới xã Việt Hải — huyện Cát Hải - tp Hải Phòng giai đoạn 2011-2015 định hướng 2020
EVALUATION OF THE INPUT ELEMENTS OF THE GREEN ECONOMY MODEL IN VIET HAI ISLAND (CAT HAI, HAI PHONG)
Le Xuan Sinh’, Tran Van Phuong ”, Bui Thi Minh Hien’, Nguyen Thi Thuy Linh”
Trang 14DIEN DAN KHOA HOC TOAN QUOC 2019 - SINH HOC BIEN VA PHAT TRIEN BEN VUNG
? Graduate University of Science and Technology, VAST
* Vietnam Maritime University
ABTRACT
Viet Hai island commune is a coastal island commune, belonging to Cat Ba archipelago of Cat
Hai district, Hai Phong city The island commune is increasingly developing in the direction of
building a green economic model towards sustainable development The input elements of the model
are studied and evaluated as financial capital, natural capital and social capital Financial capital is of
prime importance for infrastructure development Using sustainable natural capital is exploit indirect values of natural landscapes, rationally use of natural capital sources to develop green economy in
Viet Hai commune Social capital is an important source of capital, besides these two sources of capital People are the center of economic models They are both operating factors and implementation
factors Assessing the three important first elements will contribute to building a green economic model, ensuring harmonization of three elements: economy - environment - society towards
sustainable development
Keywords: Green economic model, financial capital, natural capital, social capital