Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
647,23 KB
Nội dung
MỤC LỤC
LỜI MỞ 1
NỘI DUNG 3
1. Một số khái niệm 3
1.1. Thờigian là gì? 3
1.2. Giá trị của thờigian 3
1.3. Thế nào là lãngphíthời gian? 3
1.4. Khái niệm quản lý thờigian 3
2. Nguyênnhân dẫn đến việc quản lý thờigian chưa hợp lý gây mất thờigian 3
2.1. Không có mục tiêuvà thứ tự ưu tiên, không lặp kế hoạch làm việc 3
2.2. Các cuộc gặp gỡ không cần thiết/ khách không mời 4
2.3. Điện thoại/ internet 5
2.4. Góc học tập, làm việc, sinh hoạt không gọn gàng 5
2.5. Tính trì hoãn khi làm việc 6
3. Ảnh hưởng của việc quản lý thờigian không hiệu quả tới cuộc sống và công
việc 7
4. Cáchkhắcphục tình trạng lãngphíthờigian 9
4.1. Lập kế hoạch làm việc 9
4.2. Làm việc có tổ chức và quản lý góc làm việc, học tập 10
4.3. Biết nói “không” 11
4.4. Lựa chọn và hiểu rõ thờigian làm việc hiệu quả 12
4.5. Tính kỷ luật đối với bản thân 13
4.6. Sử dụng công cụ quản lý thờigian 14
4.7. Sử dụng nguyên tắc SMART 17
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
LỜI MỞ
“Thời gian là vàng” - câu nói luôn đúng với mọi thời đại, thậm chí, nó còn quý
hơn vàng rất nhiều lần. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, con người đang cố gắng chạy
đua với thời gian…Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới việc sử
dụng quỹ thờigian vốn có của mỗi người. Mọi thứ dường như đang chuyển động
nhanh dần và nhanh dần lên, hối hả và gấp gáp.
Con người chúng ta nói về thờigian theo nhiều cáchkhác nhau. Chúng ta phí
phạm thờigian cũng như chúng ta tiêuphí sản phẩm hàng hóa vậy. Thờigian mỗi khi
mất đi không bao giờ lấy lại được. Mọi người trong chúng ta đều có khoảng thờigian
giống nhau nhưng không phải ai cũng biết cách tận dụng nó. Và cuộc sống ngày nay
với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm
việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng
như cân bằng được cuộc sống cá nhânvà gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thờigian bất
biến mỗi ngày có 24 giờ, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi
chỉ sau 365 ngày thì không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng thờigian hiệu quả.
Có người thấy 24 giờ một ngày thật dài, có người lại thấy nó thật ngắn ngủi không đủ
cho họ hoạt động, luôn luôn than phiền mình thiếu thời gian, và ước rằng một ngày có
nhiều hơn 24 giờ. Vậy sử sụng thờigian thế nào để thật sự tiết kiệm và đem lại hiệu
quả? Đây không phải là vấn đề dễ giải quyết khi việc đánh mất thời gian, tình trạng
lãng phíthờigian vẫn đang diễn ra hàng ngày, thờigian cứ lướt qua trước mắt chúng
ta mà chúng ta không hề nhận thức được. Sự vô hình của thờigian vô tình làm chúng
ta quên đi sự tồn tại của nó, và khi đó việc đánh mất hay lãngphí nó là lẽ tất nhiên nếu
chúng ta không thấu hiểu được vấn đề, không thấu hiểu được quy luật hoạt động của
thời gian để đưa ra cách thức sử dụng thờigian một cách hiệu quả nhất.
Khi sự tất bật, nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại như hối thúc mỗi chúng ta
từng phút từng giờ vận động liên tục không ngừng, khi việc sử dụng thờigian một
cách hợp lý được đánh giá cao hơn bao giờ hết thì bên cạnh, tình trạng “lãng phíthời
gian” đang rất nổi trội, không chỉ lãngphíthờigian trong cuộc sống thường ngày mà
việc lãngphíthờigian nơi công sở cũng trở thành phổ biến trong hầu hết các văn
phòng. Vậy, đâu là nguyênnhân của hiện tượng này, thực trạng lãngphíthờigian hiện
nay ra sao và làm cách nào để hạn chế việc lãngphíthờigian ấy?
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Để trả lời những câu hỏi trên, cũng như bản thân muốn đi sâu vào tìm hiểu tình
trạng lãngphíthờigian hiện nay, nhóm ECO đã chọn “Lãng phíthờigian- nguyên
nhân vàcáchkhắc phục” làm đề tài học tập, nghiên cứu. Mục tiêu hướng tới là giúp
tất cả mọi người cũng như giúp chính bản thân nhóm xác định xem mình đã lãngphí
thời gian như thế nào vàcách thức để hạn chế từng nguyênnhân đó để làm việc, học
tập và sinh hoạt đạt hiệu quả cao nhất với sự phân phối thờigian hợp lý không gây
lãng phí món hàng “quý giá hơn vàng” này.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
NỘI DUNG
1. Một số khái niệm
1.1. Thờigian là gì?
Định nghĩa về thờigian rất trừu tượng, nhưng có thể nói rằng thờigian là một
khái niệm, và là một đại lượng đặt ra để độ dài sự tồn tại của bất kỳ sự vật, sự việc
hoặc hiện tượng gì. Do thờigian chỉ là "khái niệm" nên không thể có chuyện "thời
gian dừng lại" được. Chỉ có sự vật hoặc sự việc dừng lại, và sự "dừng" đó cũng phải
đo bằng thời gian. Thờigian là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến đổi. Có thể nó
chưa chính xác nhưng cũng gần như vậy. Hiểu nôm na nó như một giá trị trung gian
giúp ta so sánh sự biển đổi của vật chất. Thờigian là thứ quý nhất và cũng là thứ khó
để có thể sử dụng nhất. Thờigian cũng chỉ là một đại lượng tương đối và tóm lại thì
thời gian là thứ đã qua đi mà không thể lấy lại được.
1.2. Giá trị của thờigian
Giá trị của thờigian là những gì chúng ta làm được, những hiệu quả chúng ta
đạt được trong khoảng thờigian chúng ta sử dụng. Giá trị thờigian là những lợi ích từ
việc chúng sử dụng 24 giờ mỗi ngày để làm những việc có hiệu quả. Đó là những giá
trị mà thờigian mang lại cho chúng ta.
1.3. Thế nào là lãngphíthời gian?
Lãngphíthờigian là việc sử dụng thờigian một cách không hợp lý. Việc phân
chia thờigian đó không mang lại hiệu quả tốt nhất cho công việc bạn thực hiện mà còn
có thể mang lại hậu quả ngược lại.
1.4. Khái niệm quản lý thờigian
Quản lý thờigian có nghĩa là kiểm soát tốt hơn cách bạn sử dụng thờigianvà
đưa ra những quyết định sáng suốt về cách bạn sử dụng nó nhằm mang lại hiệu quả tốt
nhất cho công việc mà bạn thực hiện.
2. Nguyênnhân dẫn đến việc quản lý thờigian chưa hợp lý gây mất thờigian
2.1. Không có mục tiêuvà thứ tự ưu tiên, không lặp kế hoạch làm việc
Không xác định được mục tiêu đúng đắn, rõ ràng những công việc mình cần
làm là một trong những nguyênnhân mà nhiều người mắc phải. Chúng ta thường
mang suy nghĩ làm tới đâu tính tới đó nên thường không có mục tiêu nhất định để lập
kế hoạch làm việc cho bản thân, bỏ sót những công việc quan trọng là vấn đề thường
thấy do không phải ai cũng có trí nhớ tốt, sự loay hoay khi làm việc hay làm việc mà
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
không biết tiếp theo phải làm gì làm tiêu tốn nhiều thờigian ảnh hưởng kết quả và
những công việc khác. Tuy nhiên công việc lên kế hoạch không phải lúc nào cũng
cứng nhắc là phải làm việc này việc kia vào thời điểm này hay thời điểm khác, mà đôi
khi ta phải biết điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp khi có những tình huống bất ngờ tới,
phù hợp với tình trạng công việc, không nên mượn lý do để tự biện hộ cho sự lười
biếng, chậm chạp làm hỏng kế hoạch.
Rất đơn giản để đưa ra một danh sách công việc cần làm, nhưng điều quan
trọng hơn đó là phải làm công việc nào trước tiên? Liệt kê mức độ quan trọng của từng
công việc theo thứ tự ưu tiên là vô cùng quan trọng khi lập kế hoạch làm việc. Khi
không có thứ tự ưu tiên trước sau, chúng ta thường làm việc theo cảm hứng, dẫn đến
trì trệ các công việc quan trọng, ảnh hưởng đến các kế hoạch khác khi có quá nhiều
việc linh tinh xen lẫn không có thứ tự.
Lặp kế hoạch là việc làm cần thiết nhưng phải thực hiện kế hoạch đã đề ra,
nhưng khá nhiều người không làm, mà chỉ nghĩ nhiều. Điều này cũng không tốt,
phương châm của quản trị thờigian là: Làm nhiều, nghĩ ít (Do more, think less!). Khi
chúng ta đã suy nghĩ và lập ra một danh sách công việc cần làm, hãy bắt tay thực hiện
ngay và cứ theo danh sách đó mà làm.
2.2. Các cuộc gặp gỡ không cần thiết/ khách không mời
Mối quan hệ với mọi người là điều không thể thiếu trong cuộc sống thường
nhật, nhưng cũng không phải vì vậy là chúng ta nhận lời mời của tất cả mọi người, hay
bất cứ ai.Vì đôi khi cuộc gặp gỡ là không cần thiết hoặc người khách đó làm ảnh
hưởng đến công việc của mình thì đó lại là vấn đề. Đôi khi chỉ có một nhóm bạn
nhưng chúng ta lại đi chơi, bia rượu suốt tuần, hôm nhà người này, mai nhà người kia,
tiệc này, tiệc khác, tiêu tốn biết bao nhiêu thờigian nhưng thu lại được điều chi có ích
hay các cuộc vui vẻ đó làm chúng ta mất hẳn thờigian cho công việc và gia đình, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, không hoàn thành tốt công việc, ảnh hưởng đến gia
đình Cái gì nhiều quá cũng không tốt, phải biết sử dụng đúng mức và dừng đúng lúc.
Không ai không có bạn bè và những cuộc vui nhưng nếu không biết cách dừng lại,
chúng ta không chỉ tốn thời gian, tiền bạc, tốn cả sức khỏe mà lại không cải thiện được
gì. Chúng ta có thể gặp gỡ vui chơi khi cần thiết, khi rảnh rỗi, và có thể làm việc hiệu
quả hơn, có thể thư giãn nhiều hơn nếu biết sắp xếp hợp lý thờigian biểu của mình.
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Khách không mời cũng là nguyênnhân gây tiêu tốn thời gian, đôi khi một
người bạn cũ, một người thân hay một ai đó quen biết bất ngờ ghé thăm, việc tiếp đón
họ là điều không thể thiếu. Nhưng chúng ta phải biết cách phân bổ thờigianvà tùy
hoàn cảnh mà có cách giải quyết tốt nhất, làm sao để người khách ra về trong sự niềm
nở, hiếu khách của chủ nhà nhưng phần công việc dở dang của chúng ta vẫn hoàn
thành theo đúng kế hoạch, đó là điều rất đáng lưu tâm.
2.3. Điện thoại/ internet
Đang làm việc, học tập, sinh hoạt lại có cuộc gọi từ bạn bè, người thân, nếu chỉ
nói trong ít phút thì không có gì để nói, tình trạng “nấu cháo” mới là điều đáng quan
tâm. Nó lấy đi của chúng ta từ mấy mươi phút đến vài giờ đồng hồ, thu về những thứ
phần lớn là vô bổ còn công việc thì bị gián đoạn, trễ nãi. Khi thời đại công nghệ thông
tin phát triển thì điện thoại càng nhiều chức năng hơn, nhiều những ứng dụng, những
trò chơi, hay những tiện ích giải… rất nhiều người suốt ngày cầm chiếc điện thoại
trong tay, nhắn tin, “tám chuyện”, chơi game, lướt web,… bỏ khá nhiều thờigian vào
chiếc điện thoại mà không suy nghĩ rằng mình đang bỏ rơi công việc ở phía sau.
Internet cũng là một nhân tố góp phần làm chúng ta mất tập trung trong công
việc của mình. Nó mang lại rất nhiều lợi ích khi chúng ta biết cách sử dụng nó hợp lý.
Đôi khi ngồi vào máy tính làm việc, chúng ta lại đồng thời lướt web xem tin tức, tin
hay rồi lại tin giật gân, bóng đá, mạng xã hội,… những thứ cuốn chúng ta ra khỏi suy
nghĩ ban đầu là mở máy làm việc, chúng ta thường nghĩ là chỉ xem qua nắm tin đôi
chút rồi quay lại làm việc nhưng rất rất nhiều người không làm được thế. Đặc biệt
trong giới trẻ, học sinh sinh viên… internet rất có sức ảnh hưởng, “mình vào diễn đàn
này chút thôi rồi làm bài tiếp”, hay “chơi game giải trí một chút cũng hay”, nhưng 10
phút rồi nửa giờ, “thôi thêm chút nữa cũng được”, “đang hay”, “chút nữa…” và cứ thế
thời gian trôi qua, công việc, bài vở vẫn còn nguyên, nhưng game thì tăng cấp độ,
mạng xã hội thì nhiều câu chuyện gẫu, chat chít, đến lúc quay lại làm việc thì lại có
công việc khác cần làm, kế hoạch lại không hoàn thành.
2.4. Góc học tập, làm việc, sinh hoạt không gọn gàng
Những vật làm bừa bộn văn phòng, chỗ học tập tích tụ rất nhanh. Trong văn
phòng, không thể chấp nhận hoặc biện minh gì cho tình trạng bừa bộn. Có quá nhiều
loại tạp chí chuyên ngành thường hay được cất giữ, nhưng ít khi được đọc tới, ngăn
kéo bàn làm việc thì chứa một lượng đáng kể những thứ không cần thiết. Chúng ta
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
nghĩ sao khi buổi sáng bước vào công ty, nhìn vào bàn làm việc lại thấy một khối bề
bộn, linh tinh, giấy báo, hồ sơ, lại có loạt thư tín cần trả lời, thêm vào hồ sơ tồn đọng
của ngày trước… sẽ thật sự mệt mỏi và uể oải khi phải ngồi vào giữa khối bề bộn đó,
có chắc chúng ta giữ được tinh thần làm việc tốt hay không? Nơi làm việc gọn gàng
sạch sẽ giữ một vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến tinh thần làm việc của
chúng ta. Đồng nghiệp, bạn bè, sếp,… sẽ nghĩ sao khi nhìn vào bàn làm việc của
chúng ta, vì lý do này mà bị đánh giá không tốt thì thật không đáng.
2.5. Tính trì hoãn khi làm việc
Căn bệnh trì hoãn là một trong những yếu tố gây mất thờigian nhất. Những
kiểu suy nghĩ “Tôi sẽ làm việc đó vào ngày mai” ăn sâu vào suy nghĩ rất nhiều người,
nó làm cho bản thân chúng ta trở nên chủ quan, ỷ lại; điều đó lặp đi lặp lại nhiều lần,
vô tình biến chúng ta trở thành những con người chậm chạp, ì ạch, luôn trễ trong mọi
hoạt động, đặc biệt là trong công việc. Khi gặp một công việc không ưa thích, hay
công việc đó quá khó hoặc quá dễ, hoặc tính khẩn cấp công việc không quá
cao…chúng ta thường có lối nghĩ đợi đến lúc khác hay đợi đến ngày mai khi có cảm
hứng thì sẽ bắt đầu công việc. Vấn đề ở đây là chúng ta trì hoãn hành động trong khi
đó lại thụ động chờ đợi một trạng thái cảm xúc không thể dự đoán được vào ngày mai.
Chắc gì tâm trạng ngày mai đã tốt hơn hôm nay? Biết đâu ngày mai có công việc đột
xuất? Chính sự trì hoãn nhiều lần đã làm chúng ta trở thành người thiếu trách nhiệm
với bản thân, chúng ta đã phung phí đi những khoảng thờigian mà đáng ra có thể làm
những việc có ý nghĩa và thay vào đó là những suy nghĩ ỷ lại, phó mặc, ngày mai hẳn
lo… để làm những công việc vô bổ, hoặc những công việc không đúng nơi, đúng lúc.
Ví dụ đối với một sinh viên: Đã không biết bao nhiêu lần định xắn tay vào dọn
dẹp cho phòng học hay phòng ngủ gọn gàng nhưng rồi vẫn chưa thực hiện được. Lên
kế hoạch là sáng chủ nhật sẽ dọn phòng, nhưng sáng thì bận đi họp nhóm, sáng thì
phải làm bài tập tiểu luận, sáng thì lại vướng vào học bài kiểm tra giữa kì…Vậy là căn
phòng vẫn nguyên trạng từ tuần này sang tuần khác. Chờ khi bắt tay thực sự vào làm
thì mọi thứ cũng đã rối tinh lên. Trong cuộc sống, chúng ta trì hoãn rất nhiều công
việc, từ những việc nhỏ nhặt đến quan trọng nhất. Ngay cả những việc dường như rất
thường nhật nhưng chúng ta lại không làm ngay, và trì hoãn, rồi cuối cùng là không
làm!?
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
Sự trì hoãn là một trong những nguyênnhân gây ra tính thụ động, thiếu quyết
đoán và từ đó, trở thành một yếu tố cốt lõi giết chết thờigian mà chúng ta có được.
Hiểu theo một cách khác, sự trì hoãn làm kéo dài thờigian thực hiện một công việc, từ
đó làm giảm khả năng phản xạ nhanh nhạy trong mọi việc, khiến năng suất công việc
giảm. Chúng ta cứ hẹn giờ qua giờ, ngày qua ngày, đến lúc công việc chồng chất công
việc, chúng ta sẽ choáng ngợp trước sự quá tải, rồi phải loại bỏ bớt những việc lặt nhặt
nhưng không kém phần quan trọng hoặc phải giải quyết quá nhiều việc trong một
khuôn thờigian ít ỏi, dẫn đến hiệu quả không cao, kết quả không được như mong đợi.
Trì hoãn gây ra các thói quen xấu khác: sự lề mề, không hành động ngay, sự thụ
động. Bản thân người trong cuộc không nhận thức được mình đang lãngphí quá nhiều
thời gian, họ luôn tìm ra nhiều nguyênnhân để ngụy biện cho sự trì hoãn của mình, cứ
như thế họ tự làm mất đi khả năng vốn có, mất đi những cơ hội “quý báu” chỉ đến
trong nháy mắt.
Dù tính trì hoãn chủ yếu là do chủ quan cá nhân, nhưng yếu tố sức khỏe cũng
ảnh hưởng khá nhiều, sức khỏe kém sẽ làm cho chúng ta lười làm việc, cảm giác mệt
mỏi, đau nhức, cảm sốt làm chúng ta không tập trung vào công việc, dẫn đến chậm kế
hoạch làm việc nhưng sức khỏe kém là điều không ai muốn. Đôi khi nó đến bất ngờ do
nhịp sống hối hả, stress, thời tiết,… Do đó nếu rơi vào tình trạng sức khỏe không tốt
thì nên linh hoạt thay đổi kế hoạch để đảm bảo sức khỏe và đồng thời vẫn đạt hiệu quả
hoàn thành kế hoạch.
3. Ảnh hưởng của việc quản lý thờigian không hiệu quả tới cuộc sống và công
việc
Đôi khi chúng ta cảm thấy rằng có lẽ một ngày 24 giờ là không đủ để hoàn
thành mọi việc. Đó là do chúng ta không quản lý tốt thờigian của bản thân mình. Việc
không quản lý tốt thờigian của bản thân có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và công
việc của bản thân.
Đối với đời sống, không quản lý tốt thờigian của mình điều đó đồng nghĩa với
việc chúng ta sống thiếu trách nhiệm với bản thân. Khi tự bản thân ta đã đặt ra mục
tiêu cho mình, trong thờigian hữu hạn, nhưng không lên kế hoạch cụ thể mà lại thực
hiện những việc ấy theo cảm tính thì ta dễ dàng bỏ sót việc cần phải làm, không phân
bố công việc hợp lý, làm cho mọi việc bị trì trệ, như vậy mục tiêu của ta không thể
hoàn thành theo dự định được. Phí phạm thờigian của tuổi trẻ chơi bời, không lo học
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
hành định hướng xây dựng tương lai như bao lớp trẻ hiện nay thì đến ngày chùn chân
mỏi gối nhìn lại bản thân, nuối tiếc và hối hận, lúc ấy than trách thì cũng vô dụng vì
thời gian thì chẳng bao giờ quay lại. Cùng một quỹ thờigian đáng lẽ bản thân cũng có
thể làm được rất rất nhiều việc nhưng tính thụ động, biếng nhác, không tự chủ bản
thân, cứ để thờigian trôi đi, phí bỏ bao nhiêu cơ hội, làm cho mình ngày càng thụt lùi
trong khi xã hội thì ngày càng phát triển, nó nhanh đến mức khiến người ta thấy chóng
mặt, hối hả xếp những lịch trình kín cả ngày để làm việc học tập, cố gắng đuổi theo nó
để không bị tụt lại phía sau. Nhưng nó lại rất khắc khe. Nó loại bỏ tất cả những ai
không biết phấn đấu nỗ lực, không linh hoạt nắm bắt thờigianvà cơ hội, sự phát triển
xã hội cũng giống như thời gian, nó chẳng chờ đợi ai, không biết nắm bắt thì điều thiệt
luôn thuộc về bản thân chúng ta. Không phân chia được thờigian cho công việc, học
tập, bạn bè, gia đình và cho bản thân thì quả thật chúng ta thật thiếu trách nhiệm với
bản thân, và đó là một điều vô cùng tồi tệ, cả bản thân mình chúng ta còn thiếu trách
nhiệm thì ai dám giao công việc cho một người như thế, liệu chúng ta có thể thành
công trong xã hội ngày càng phát triển này?
Không quản lý tốt thờigian cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình. Khi xã hội
ngày nay khiến con người ngày càng bận rộn nếu chúng ta không sắp xếp được thời
gian cho công việc và gia đình thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Công việc quá
nhiều đôi khi khiến chúng ta chẳng có thờigian để chăm sóc gia đình của mình. Việc
cơ quan, công tác, thư từ, bạn bè, giải trí, tiệc tùng, giao thiệp, người thân, nội ngoại,
bà con xa bà con gần, chăm sóc gia đình, con cái, chuyện vợ chồng, việc nhà, Khối
khối công việc trong 24 giờ, nếu không có kế hoạch, không biết sắp xếp, phân phối
thời gian hợp lý liệu chúng ta có thoải mái được không? Nếu làm việc qua loa, công
việc không tốt thì điều kiện kinh tế gia đình và nhiều thứ khác bị ảnh hưởng, chúng ta
có vui không khi về nhà với kết quả công việc không tốt? Nếu dành thờigian cho công
việc, đi sớm về muốn, công việc thành công, ngày càng thăng tiến thì công việc lại
càng nhiều, thì thờigian đâu để cùng tham gia những bữa ăn gia đình, cùng chăm sóc
vui chơi với con cái, thiếu sự quan tâm của cha mẹ trẻ dễ dàng trở nên hư hỏng. Không
dành thờigian chăm sóc gia đình thì kết quả thường thấy đó là sự đổ vỡ, gia đình
không êm ấm, như thế thì tinh thần đâu để làm tốt công việc.?
Phân chia quỹ thờigian hợp lý cho công việc và gia đình luôn luôn đóng vai trò
quan trọng trong cuộc sống hiện đại hiện nay. Thờigian là vàng và nó ảnh hưởng đến
Blog “Share to be shared” – Blogger Phạm Lộc
Facebook: facebook.com/phamloc120893 | Website: phamloc120893.blogspot.com
BLOG “SHARE TO BE SHARED”
mọi mặt của cuộc sống, sử dụng nó hợp lý thì nó đem lại cho chúng ta những điều thật
tuyệt vời từ những thành công trong công việc đến hạnh phúc gia đình, mục tiêu mà ai
ai trong chúng ta đều hướng đến và ngược lại thì bao nhiêu rắc rối vây quanh chúng ta.
4. Cáchkhắcphục tình trạng lãngphíthờigian
4.1. Lập kế hoạch làm việc
Lên kế hoạch làm việc là một quá trình chúng ta sắp xếp thờigian thích hợp
cho từng công việc để đạt được mục tiêu trong một khoảng thờigian nhất định. Bằng
thói quen phác thảo kế hoạch làm việc, chúng ta sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc
quản lý thờigian của mình. Sau đây là những bước đơn giản để lên một kế hoạch.
Đầu tiên chúng ta nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm thờigian rảnh cho những dự
định của mình. Đương nhiên bất kỳ ai cũng luôn phải dành thờigian cho những
hoạt động thường nhật, ngoài công việc, hãy tận dụng thờigian còn lại để làm
những gì mình muốn.
Kế đến, lấp đầy những hoạt động chúng ta cần làm vào những khoảng thờigian
đấy. Song song với quá trình này là chúng ta phải luôn luôn để tâm đến trình tự
ưu tiên của chúng. Sự ưu tiên ấy có thể là do sở thích, có thể phụ thuộc ở chính
chúng ta, phụ thuộc vào mối tương quan giữa những việc lớn và nhỏ. Đôi khi
phải biết hy sinh cái này vì cái kia.
Dành ra những khoảng thờigian cần thiết giải quyết sự cố. Điều này lại phụ
thuộc vào kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta đang thực hiện một công việc có
tính rủi ro cao hoặc một công việc mới, hãy dành thờigian dự phòng nhiều lên.
Kế hoạch đã lập cần linh hoạt, hoàn toàn có thể thay đổi vào giờ chót. Nhưng lý
do để thay đổi kế hoạch nên hợp lý. Ví dụ, chúng ta không thể hoãn gặp đối tác
chỉ vì hôm nay mặt chúng ta mới nổi mụn.
Sắp đặt một lịch trình làm việc tức là chúng ta đang lên kế hoạch cho việc sử
dụng thờigian của mình. Có một kế hoạch cụ thể chúng ta vừa tránh được những căng
thẳng trong công việc vừa làm việc hiệu quả hơn. Nhưng cũng cần tránh lập một kế
hoạch với số lượng công việc quá tải vào một ngày để tránh làm giảm hiệu quả công
việc và sức khỏe của bản thân.
Những công cụ để hỗ trợ việc chúng ta lập kế hoạch, đó là nhật ký, sổ tay, lịch
làm việc, đương nhiên chúng ta không thể ghi thời khóa biểu của mình lên… não bộ
rồi. Dù chúng ta có tự hào về trí nhớ của mình đến đâu thì cũng nên viết nó ra nếu
[...]... http://vi.wikipedia.org/wiki /Thời_ gian http://vuontoithanhcong.com/index.php?/topic/19286-nhung-cau-noi-noitieng-cua-steve-jobs/ http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Lang-phi-thoi -gian- noi-cong-so-Co-phaido-cong-chuc/20499241/478/ http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Lanh-dao-360/Lanhdao/lang_phi_thoi _gian_ cua_nhan_vien_va_cach_quan_ly_P2/ http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Quan-ly-360/Quanly/Khac_phuc_benh_lang_phi_thoi _gian_ cho_nha_quan_ly/... trong sự nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai Hãy khắc phục tất cả nguyên nhân gây lãngphíthờigian của chúng ta, mỗi ngày cũng chỉ có 24 giờ, nên việc sử dụng thờigian hợp lý sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu đề ra, giảm áp lực với thờigian trong giải quyết công việc, trong một chuẩn mực nào đó, tiết kiêm thờigian còn giúp chúng ta tiết kiệm được chi phívà thành công trong... công việc và hưởng thụ; khiến mỗi ngày vừa hữu ích vừa thoải mái, và chứng tỏ rằng bạn hiểu giá trị của thờigian bằng cách sử dụng nó thật tốt Và rồi tuổi trẻ sẽ tươi vui, và tuổi già không có nhiều hối tiếc, và cuộc đời sẽ là một thành công tươi đẹp” (Louisa May Alcott) “Anh có thể trì hoãn, nhưng thờigian thì không” (Benjamin Franklin) “Hỏi: Làm thế nào để không lãngphíthời gian? Đáp: Bằng cách lúc... nhiều thờigian Đó là một trong các cách để quản lý thờigian của mình một cách khôn ngoan 4.6 Sử dụng công cụ quản lý thờigian a Đồ thị quản lý thờigian Đồ thị quản lý thờigian là một công cụ thông minh giúp bạn quyết định tính khẩn cấp và tầm quan trọng của một công việc cụ thể nào đó Tính khẩn cấp Một việc được coi là khẩn cấp khi nó đòi hỏi sự chú ý ngay lập tức Khi một việc phải hoàn thành vào... nói rất hay và rất có ỹ nghĩa: Thờigian là nhân tố không suy suyễn và không co giãn nhất là trong cuộc sống của chúng ta” Cũng như mọi tài sản, thờigian có thể được kiểm soát có hiệu quả hoặc không được kiểm soát gì cả Vàthờigian là thứ hiếm có nhất trong các loại tài sản và nếu không kiểm soát được nó thì chúng ta không kiểm soát được gì cả Từ góc nhìn của những nhà quản trị, thờigian là một... TO BE SHARED” không chúng ta lại phung phí khoản thờigian vừa tiết kiệm được để nhớ ra lịch làm việc của mình Cách sắp xếp lịch trình được tóm gọn như sau: Vạch ra khoảng thờigian trống của cá nhân Điền vào từng khoảng thờigian những công việc cụ thể: đầu tiên là những việc quan trọng nhất tiến hành trước, những việc còn lại theo sau Luôn dành thờigian cho những sự việc bất ngờ Kế hoạch... Liệu thờigian trong một ngày của họ có phải hơn chúng ta không hay họ tài giỏi hơn chúng ta nên họ làm việc nhiều hơn, mang lại hiệu quả cao và đạt thành tích tốt? Nếu ai đang giữ trong mình những suy nghĩ ấy thì tốt nhất hãy bỏ nó đi ngay từ bây giờ, dù là nguyên nhân nào đi nữa, chúng ta cũng đang lãngphíthờigian của mình, lãngphí cuộc sống của mình Đó là những suy nghĩ không chính xác và hoàn... hiện kế hoạch 4.2 Làm việc có tổ chức và quản lý góc làm việc, học tập Góc làm việc bừa bộn chứng tỏ chúng ta không có tổ chức Nếu chúng ta để chỗ làm việc bừa bộn và không nhớ đồ vật nào ở vị trí nào thì khi có việc cần chúng ta sẽ lãngphí rất nhiều thờigian đi tìm Thờigianlãngphí đó nên dành cho những việc khác có ích hơn Việc sắp xếp bàn làm việc học tập một cách ngăn nắp, gọn gàng, có khoa học... sai lầm Quỹ thờigian của mọi người là như nhau, không ai nhiều hơn và cũng không ai ít hơn, câu trả lời không nằm ở chỗ chúng ta có bao nhiêu thờigian để làm các công việc, mà mấu chốt ở đây đó là chúng ta sử dụng quỹ thờigian đó như thế nào cho hiệu quả Thờigian là tài sản vô giá mà ai trong chúng ta đều cũng nhận được từ khi chúng ta có mặt trên đời Phần lớn những nhà quản trị coi thờigian là một... điều có thể làm để lãng phí: Chờ đợi cả ngày bồn chồn trên ghế trong phòng đợi của nha sĩ; đứng trên ban công cả chiều Chủ nhật; nghe bài giảng bằng ngôn ngữ mình không hiểu; đi bằng đường tàu xa nhất và ít thuận tiện nhất, và dĩ nhiên đứng cả buổi xếp hàng trước quầy vé rạp hát và rồi không mua vé; và cứ như vậy ” (Albert Camus) Thờigian của bạn không nhiều, đừng lãngphí bằng cách sống cuộc đời . thân muốn đi sâu vào tìm hiểu tình
trạng lãng phí thời gian hiện nay, nhóm ECO đã chọn Lãng phí thời gian - nguyên
nhân và cách khắc phục làm đề tài. những giá
trị mà thời gian mang lại cho chúng ta.
1.3. Thế nào là lãng phí thời gian?
Lãng phí thời gian là việc sử dụng thời gian một cách không hợp