Tổng quanxơgan
I.Định nghĩa
Xơ gan được định nghĩa về giải phẩu học là sự hình thành nodule và fibrosis
lan toả. Tiếp theo sau đó là hoại tử tế bào gan, mặc dù nguyên nhân thì có rất
nhiều nhưng hậu quả thì giống nhau.
Fibrosis không đồng nghĩa với Xơ gan:
- Fibrosis có thể xảy ra trong suy tim, trong tắc ngẽn ống mật và fibrosis gan
bẩm sinh hoặc trong vùng gian thuỳ trong bệnh gan nhiễm hạt – mà không
hề có xơgan thật sự!
- Sự hình thành nodule không kèm fibrosis gặp trong bệnh chuyển đổi từng
phần sang thể nodule, cũng không phải là xơgan
- Có sự liên quan giữa viêm gan mãn và xơgan
II.Nguyên nhân xơ gan:
1. Các nguyên nhân thường gặp:
a) Do siêu vi B, C, D:
Trong các loại viêm gan siêu vi, virút viêm gan B là kẻ thù gây xơgan số
1
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng
hơn 1 triệu người tử vong do virút viêm gan B mãn tính tiến triển thành xơ
gan, ung thư gan Chính vì vậy, bất cứ ai khi phát hiện bị nhiễm loại virút
này đều rất lo lắng, ăn không ngon ngủ không yên, vô hình chung lại làm
cho bệnh lý thêm trầm trọng.
Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mãn
tính, xơgan và ung thư gan. Mỗi người có mật độ nhiễm virút viêm gan B
khác nhau. Mật độ virút càng cao thì tế bào gan bị phá hủy càng nhanh, men
gan tăng cao và gây nhiều biến chứng.
Ngược lại nếu biết cách bảo vệ lá gan, virút viêm gan B sống lành tính và
không gây tổn thương gan. Do đó, khi phát hiện mình bị nhiễm virút viêm
gan B, người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh đến gặp bác sĩ
chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi và điều trị.
b). Xơgan do rượu:
Rượu gây hại cho gan, điều này thì ai cũng biết. Nhưng rượu gây hại cho
gan như thế nào và bao nhiêu rượu thì có thể “hạ gục” được gan thì ít người
có thể trả lời được. Nghiên cứu cho thấy nếu mỗi ngày uống 1 xị rượu (250
ml) hoặc nửa lít bia thì trong vòng 10 năm có thể sẽ dẫn đến xơ gan. Đặc
biệt, trên cơ địa người bị viêm gan virút B, C hoặc người có tiền sử các
bệnh về gan thì xơgan tiến triển nhanh hơn.
Thông thường khi uống rượu, gan sẽ là nơi chuyển hóa và đào thải rượu ra
ngoài cơ thể. Nhưng việc uống quá nhiều bia rượu hoặc uống trong thời
gian dài khiến gan trở nên “quá tải”, lượng men gan cũng không đủ để tham
gia vào quá trình giải độc rượu. Bia rượu làm giảm glutathione (chất bảo vệ
nhu mô gan), gây tổn thương tế bào và làm suy giảm chức năng gan. Ở một
số bệnh nhân, rượu có thể gây viêm gan cấp tính, còn đa phần các trường
hợp rượu sẽ “nhâm nhi” gan từng ngày, từng tháng. Ban đầu chỉ là gan
nhiễm mỡ, sau đó là viêm gan mãn tính và nặng nhất là xơ gan.
>> Bí quyết giải rượu nhanh
2. Các nguyên nhân khác:
- Do chuyển hóa: bệnh hemochromatosis, bệnh Wilson, thiếu men α-
antitrypsin
- Bệnh đường mật kéo dài
- Nghẽn tỉnh mạch gan: hội chứng Budd-Chiari
- Rối loạn miễn dịch: viêm gan dạng lupoid
- Độc chất: Methotrexate, Amiodarone
- Phẫu thuật bypass ở đường ruột
- Suy dinh dưỡng, nhiễm trùng.
- Bẩm sinh
III. Chẩn đoán xơ gan:
Ngoài các dấu hiệu đi kèm trong bệnh nguyên nhân, hai biểu hiện chính
trong xơgan là: suy tế bào gan, tăng áp lực tỉnh mạch cửa. Điều trị và tiên
lượng phụ thuộc vào mức độ hai yêu tố này.
1. Lâm sàng:
- Mệt, sụt cân
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
- Đau bụng
- Vàng da
- Phù chân, báng bụng (bụng to bất thường do có dịch trong khoang ổ bụng)
- Xuất huyết mũi, răng, da, đường tiêu hóa
-Giảm ham muốn tình dục
2. Tiền căn:
- Có vàng da
- Viêm gan
- Có dùng thuốc ảnh hưởng gan
- Có truyền máu
- Uống rượu
- Có người trong gia đình bị bệnh gan
3. Khám:
- Sốt
- Vàng da, nổi mẩn, thay đổi sắc tố da
- Ngón tay dùi trống, móng tay trắng, sao mạch, lòng bàn tay son
- Chứng vú to, teo tinh hoàn ở đàn ông
- Báng bụng (bụng to do trong ổ bụng có dịch)
- Gan lách to, phù chân
- Rối loạn tâm thần, run cơ
4. Xét nghiệm máu:
- Giảm hemoglobin, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, thời gian đông máu kéo
dài
- Tăng bilirubin, men transaminase, phosphatase kiềm, giảm albumin
- Thay đổi ion đồ
- Tăng AFP
- Hiện diện các marker viêm gan
- Các kháng thể tự miễn.
5. Chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm
- Nội soi
- CT.
V. Tiên lượng:
Những điểm có ích khi tiên lượng :
- Nguyên nhân: Xơgan do rượu thường đáp ứng tốt hơn xơgan không biết
nguyên nhân
- Nếu xơgan mất bù theo sau một xuất huyết, nhiễm trùng hay nghiện ruợu
thì tiên lượng tốt hơn là xảy ra đột ngột vì các yêu tố thúc đẩy trên có thể
điều chỉnh được.
- Đáp ứng điều trị: nếu bênh nhân không đáp ứng với điều trị khi nhập viện 1
tháng xem như tiên lượng kém
- Vàng da kéo dài là dấu hiệu nặng
- Biến chứng thần kinh: tiên lượng tốt hay xấu tùy thuộc cách xuất hiện các
dấu thần kinh, liên quan đến suy tế bào gan thì tiên lượng xấu
- Cổ chướng nặng (cần dùng nhiều lợi tiểu) tiên lượng nặng.
- Gan: Gan lớn tiên lượng tốt hơn gan nhỏ
- Xuất huyết từ dãn Tm thực quản: Tiên lượng xấu
- Albumin máu <2.5g/l: tiên lượng xấu. Men gan và globulin không có giá
trị tiên lượng.
- Biểu hiện thời gian Prothrombin kéo dài duy trì lâu trên lâm sàng: tiên
lượng kém!
- Giảm HA kéo dài: tiên lượng xấu!
- Thay đổi mô học tế bào gan: theo dõi để đánh giá mức độ hoại tử và viêm
tế bào gan.
Tóm lại: Tiên lượng được quyêt định bởi mức độ của suy tế bào gan.
Vàng da, vết bầm tự nhiên, và cổ chướng không đáp ứng điều trị là
những dấu hiệu nặng!
VI. Điều trị:
Điều trị xơgan còn bù tốt chủ yếu nhằm vào phát hiện sớm các biểu hiện
suy tế bào gan. Chế độ ăn cân bằng và tránh rượu là chủ yếu.
- Một chế độ ăn gồm 1g Protein/1kg cân nặng là đủ trừ phi bệnh nhân có suy
dinh dưỡng nặng!
- Thêm Methionin hoặc các chất bảo vệ gan vào điều trị là không cần thiết.
- Hạn chế Na, dùng lợi tiểu
- Dùng lactulose, không để bón
- Ngừa xuất huyết tiêu hóa: propranolol
Thuốc chống xơ:
- Colchicine
- Corticoids dùng trong viêm gan tự miễn
- Một số thuốc khác đang nghiên cứu: HOE 077
Phẫu thuật: tất cả các phẫu thuật ở bệnh nhân xơgan đều có nguy cơ cao và
tỉ lệ tử vong cao.
*Tốt nhất nên kiểm soát theo dõi và điều trị nguyên nhân đưa đến xơ gan.
VII. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân xơ gan:
- Tuyệt đối không uống rượu.
- Cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và
trái cây.
- Bệnh nhân bị xơgan cổ trướng phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước
mắm, chao và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri không vượt
quá 1.000 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 2,5 g muối ăn.
- Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức
ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Nên nhớ
rằng, bột ngọt cũng có nhiều muối natri trong đó.
- Uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày.
- Nên tránh ăn mỡ động vật, bơ mà thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.
- Người bị xơgan có nhu cầu về chất đạm tương tự như người bình thường.
Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1 g protein cho mỗi kg cân
nặng, nghĩa là một người nặng 50 kg cần khoảng 50 g protein. Những thức
ăn có nhiều chất đạm là thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (chứa 20%
protein), cá (20%), trứng (13%), ngũ cốc (10%), sữa (3%). Khi bệnh nhân
xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn.
- Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất rất cần
thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.
VIII. Phòng ngừa xơ gan:
Trước những nguy cơ cao mắc bệnh xơgan trong cuộc sống hiện đại, mọi
người nên bảo vệ lá gan bằng cách tiêm vaccin phòng ngừa viêm gan B và
lựa chọn lối sống lành mạnh, không bia rượu. Đồng thời, mọi người cũng
nên dùng các sản phẩm tăng cường chức năng gan có nguồn gốc từ thiên
nhiên, giúp bảo vệ gan, phòng ngừa các bệnh về gan và xơ gan.
Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định
kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp
viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơgan và
ung thư gan.
Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây
viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.
.
phần sang thể nodule, cũng không phải là xơ gan
- Có sự liên quan giữa viêm gan mãn và xơ gan
II.Nguyên nhân xơ gan:
1. Các nguyên nhân thường gặp:
a).
Tổng quan xơ gan
I.Định nghĩa
Xơ gan được định nghĩa về giải phẩu học là sự hình thành nodule