1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bài tiết của dạ dày pot

5 361 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 113,54 KB

Nội dung

Bài tiết của dạ dày Ở niêm mạc dạ dày, ngoài tế bào bài tiết nhày nằm khắp bề mặt của dạ dày, còn có hai loại tuyến quan trọng là tuyến acid và tuyến môn vị, bài tiết các thành phần của dịch vị. I. Hoạt động bài tiết HCl: - HCl có vai trò chuyển pepsinogen thành pepsin và tạo môi trường acid cho hoạt động của pepsin. Ngoài ra HCl còn có tác dụng diệt các vi khuẩn ăn vào. - Khi có kích thích, tế bào thành bài tiết một dung dịch điện giải chứa 160 milimols acid HCl/1 lít, pH khoảng 0,8. Để cô đặc được nồng độ Hydrogen như thế cần phải dùng 1500 Calo để tạo thành HCl trong 1 lít dung dịch. - Trong tế bào thành có các kênh nội bào (intracellular canaliculi) khi tế bào bài tiết, những màng của các kênh này mở rộng ra và dịch sẽ bài tiết thẳng vào lòng của tuyến acid. 1) Cơ chế bài tiết HCl: Cơ chế bài tiết HCl là một hoạt động phức tạp. Tế bào thành bài tiết HCl vào lòng các kênh nội bào, rồi từ đó vào lòng ống tuyến. Trong sự bài tiết Hydrochloric acid: CO 2 và Carbonic Anhydrase (CA) đóng vai trò quan trọng, HCO 3 - khuếch tán ra khỏi tế bào thành để vào dịch ngoại bào (trao đổi với Cl - vào tế bào). Do đó, khi sự bài tiết acid của dạ dày tăng sau bữa ăn, pH máu tuần hoàn tăng, nước tiểu bị kiềm hoá. Acetazolamid ức chế CA nên làm tăng nồng độ HCl của dịch vị. 2) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết HCl: a) Yếu tố kích thích: - Histamin qua trung gian receptor H 2 : làm tăng AMPc trong tế bào thành. - Acetylcholin qua trung gian receptor Muscarinic. - Gastrin qua trung gian receptor G ở màng tế bào thành. Receptor Muscarinic và receptor Gastrin làm tăng Ca ++ trong tế bào. Trong tế bào AMPc và Ca ++ sẽ kích hoạt bơm H + K + ATPase bài tiết HCl. Gastrin receptors không bị ức chế bởi chất kháng muscarinic (Atropin) và chất kháng H 2 (Cimetidine) Ngoài ra, sự tiết của dạ dày còn chịu ảnh hưởng bởi tác động của môi trường, stress, cơ địa… b) Yếu tố ức chế: - Somatostatin (do niêm mạc dạ dày và ruột bài tiết): vai trò ức chế bài tiết acid và Gastrin. + Tính acid cao (pH ≤ 2): ức chế tiết Gastrin (cơ chế này bị ức chế bởi Helicobacter Pylori). + Prostagladin E 2 (PGE 2 ): có tác dụng ức chế adenylcyclase của tế bào thành. PGE 2 cũng ức chế tế bào G. II. Pepsinogen Pepsinogen được bài tiết nhiều nhất ở giai đoạn não (trước khi thức ăn vào dạ dày chưa có hoạt tính sinh học và sẽ được hoạt hoá bởi HCl để thành Pepsin và pepsin lại có khả năng hoạt hoá pepsinogen. Pepsin là men thuỷ phân protein hoạt động trong môi trường acid (pH tối thuận khoảng 1,8 – 3,5) khi pH ≥ 5 thì mất hoạt tính. Pepsin sẽ thuỷ phân một phần protein ở dạ dày thành các chuỗi peptid ngắn: proteose, pepton, polypeptid. Các peptid này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bài tiết của tế bào thành. Đặc biệt pepsin có khả năng thuỷ phân collagen, là một protein ít bị ảnh hưởng bởi các enzyme khác, giúp cho các enzyme tiêu hoá xâm nhập vào thịt dễ dàng. Khi pepsin được tạo ra quá nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. III. Bài tiết HCO 3 - : Bài tiết HCO 3 - nhằm tạo ra một lớp gel kiềm phủ bề mặt, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết này: a) Yếu tố kích thích: - Prostaglandine I 2 . - Chất có tác dụng cholinergic. - Xung động đối giao cảm. - Tính acid của dịch vị. b) Yếu tố ức chế: - Chất α – adrenergic. - Aspirin và non – Steroids: ức chế sự bài tiết chất nhày của tế bào trụ đơn. - Bình thường ở dạ dày có sự cân bằng giữa yếu tố phá huỷ và yếu tố bảo vệ. Khi mất sự cân bằng này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng. . Bài tiết của dạ dày Ở niêm mạc dạ dày, ngoài tế bào bài tiết nhày nằm khắp bề mặt của dạ dày, còn có hai loại tuyến quan. tế bào bài tiết, những màng của các kênh này mở rộng ra và dịch sẽ bài tiết thẳng vào lòng của tuyến acid. 1) Cơ chế bài tiết HCl: Cơ chế bài tiết HCl

Ngày đăng: 12/03/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN