1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

4 bước phòng bệnh từ thực phẩm doc

4 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 166,32 KB

Nội dung

4 bước phòng bệnh từ thực phẩm Bạn phải sống với nỗi lo mắc phải bệnh tật từ chính những thực phẩm mình ăn hàng ngày. Để giảm những lo lắng này, đừng quên 4 bí quyết phòng bệnh sau đây. Lu ôn rửa tay trước khi ăn. Ảnh: internet Người tiêu dùng phải làm gì khi biết rằng rất nhiều các loại thực phẩm thiết yếu hàng ngày có khả năng lây bệnh cho con người? Thay vì hạn chế ăn uống hoặc ăn uống kiêm khem triệt để thì bạn có thể thực hành theo 4 bước đơn giản dưới đây để tránh các bệnh từ thực phẩm. 1. Giữ tay bạn luôn sạch sẽ Bạn nên rửa sạch tay trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống đặc biệt là sau khi xử lý thực phẩm tươi sống, nhất là thịt gia cầm sống hay cá… Giữ tay sạch sẽ làm giảm đáng kể khả năng vi khuẩn hoặc vi trùng trong thực phẩm lây lan sang cơ thể và gây bệnh. 2. Bảo quản thực phẩm một cách an toàn Không nên để thực phẩm sống – chín lẫn lộn hoặc để thức ăn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt như mặt bàn bếp, bàn ăn… để giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn từ chỗ này sang chỗ kia. Sau bữa ăn, bạn hãy phân loại thức ăn dư thừa, cho vào hộp riêng biệt và cất vào tủ lạnh. Đối với các loại trái cây và rau xanh, bạn hãy bảo quản chúng bằng cách gói lại và cho vào ngăn riêng biệt. Tránh để tình trạng các thực phẩm trong tủ lạnh của mình sắp xếp lẫn lộn giữa chín và sống. Ngoài ra, bạn nên rửa sạch các dụng cụ làm bếp (thớt, dao, hoặc các đồ dùng khác) trước khi dùng để chế biến hoặc xử lý các món ăn khác. Tránh bỏ thực phẩm ra ngoài tủ lạnh quá lâu mà không được chế biến. Ảnh: internet 3. Nấu thức ăn với nhiệt độ thích hợp Vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng trong thực phẩm ở nhiệt độ 20-67 độ C. Vì vậy để giảm nguy cơ lây bệnh từ các thực phẩm ăn uống hàng ngày, bạn phải đảm bảo nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp. - Gia cầm, bao gồm gà, gà tây, vịt, ngỗng, tất cả nên được nấu đến nhiệt độ an toàn là trên 80 độ C. - Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê nên được nấu đến nhiệt độ tối thiểu là 68 - 70 độ C. - Cá và tôm, cua, sò, hến phải được nấu chín đến 70 độ C. - Thức ăn thừa hâm nóng lại phải đạt 80 độ C. 4. Đừng để thực phẩm ở ngoài quá lâu Vào mùa hè, thực phẩm được lấy ra khỏi tủ lạnh trong hơn hai giờ sẽ trở thành một “tấm thảm” chào đón các vi khuẩn vì thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian chuẩn bị thức ăn để tránh bỏ thực phẩm ra khỏi tủ lạnh quá lâu mà chưa được chế biến. Ngay cả thức ăn chín nếu để ở ngoài quá lâu cũng không tốt vì lúc đó các vi khuẩn cũng tranh thủ xuất hiện và gây nguy hiểm cho sức khỏe. . 4 bước phòng bệnh từ thực phẩm Bạn phải sống với nỗi lo mắc phải bệnh tật từ chính những thực phẩm mình ăn hàng ngày. Để. khuẩn hoặc vi trùng trong thực phẩm lây lan sang cơ thể và gây bệnh. 2. Bảo quản thực phẩm một cách an toàn Không nên để thực phẩm sống – chín lẫn lộn

Ngày đăng: 12/03/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN