Tại saotrẻbiếngnhai?
Sự chăm sóc quá chu đáo ở một số gia đình đã tạo ra thói
quen biếng nhai ở trẻ. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng,
trẻ biếng nhai là không phù hợp với quy luật phát triển
tự nhiên và các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý.
Hiện tượng biếng nhai có ở tất cả các trẻ trường mầm non, dễ
gặp nhất là đối với các trẻ em mới đăng ký nhập học.
Biểu hiện là trẻ không nhai mà cứ ngậm rồi bỏ bã khi gặp
những thức ăn cứng như cháo đặc, cơm, bánh
Cực đoan hơn, một số trẻ không chịu ăn bất cứ thức ăn cứng
nào ngoài món bột, sữa quen thuộc.
Các bậc cha mẹ thường rất bực mình vì chuyện này và kết
quả là biến những bữa ăn của trẻ thành một sự tra tấn với đủ
tiếng quát tháo, đe dọa và cả sử dụng vũ lực.
Theo các cô phụ trách, sở dĩ trẻ không có phản xạ nhai mà
chỉ có phải xạ nuốt là do cha mẹ không thay đổi chế độ dinh
dưỡng khi đứa trẻ đã đến tuổi ăn dặm mà chỉ cho trẻ uống
sữa, ăn bột mịn.
Nhiều gia đình còn nghiền nát thức ăn, cho vào bình sữa cho
trẻ ở độ tuổi ăn dặm bú
Kết quả là làm cho trẻ không hình thành phản xạ nhai. Và
nếu cứ kéo dài tình trạng này, trẻ em đến 2-3 tuổi, thậm chí
6-7 tuổi cũng không biết nhai.
Để tránh thói quen không tốt này, các bậc phụ huynh chỉ cần
lưu ý một chút ở tháng ăn dặm của trẻ để nuôi dưỡng cho phù
hợp. Lý tưởng nhất là dạy bé tập gặm bằng những chiếc bánh
dành cho lứa tuổi ăn dặm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhai là phương tiện quan
trọng để đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể, nếu như trẻ không
có thói quen này sẽ rất khó hoà nhập khi đến tuổi đến
trường.
Bên cạnh đó, không biết nhai cũng làm cho trẻ mất khả năng
tiết nước bọt, phát triển thụ động ngay từ khi còn nhỏ.
.
Tại sao trẻ biếng nhai?
Sự chăm sóc quá chu đáo ở một số gia đình đã tạo ra thói
quen biếng nhai ở trẻ. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng,
trẻ biếng. ý.
Hiện tượng biếng nhai có ở tất cả các trẻ trường mầm non, dễ
gặp nhất là đối với các trẻ em mới đăng ký nhập học.
Biểu hiện là trẻ không nhai mà