Tài liệu TRẺ TIÊU CHẢY, XỬ LÝ RA SAO? pot

3 313 0
Tài liệu TRẺ TIÊU CHẢY, XỬ LÝ RA SAO? pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRẺ TIÊU CHẢY, XỬ RA SAO? Trẻ tiêu chảy bị đi đại tiện nhiều lần (trên lần một ngày) và tính chất phân bị thay đổi: phân loãng, nhiều nước. Tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu trên 2 tuần là ỉa chảy kéo dài. Nguyên nhân: thường do ăn uống phải thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếc xúc với phân của người đã mắc bệnh tiêu chảy. Yếu tố thuận lợi: không rửa tay trước khi ăn, rau sống rửa không sạch trước khi ăn, uống nước chưa đun sôi có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc bị mắc một số bệnh như bệnh sởi, suy dinh dưỡng …. Triệu chứng lâm sàng: thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ của trẻ tiêu chảy. Hội chứng tiêu hóa: ỉa chảy, phân loãng, nhiều nước, đi ỉa rất nhiều lần (có khi từ 15 đến 20 lần/ ngày). Phân có mùi chua hoặc khó ngửi, chứa nhiều mũi nhày và có máu. Trẻ có thể bị nôn. Mất nước điện giải: Nhẹ thì trể quấy khóc, vật vã hoặc lờ đờ, bị khát nước, nước tiểu bị giảm khối lượng, khóc không ra nước mắt, mắt trũng miệng khô, phải thở nhanh và sâu hơn thở bình thường, mạch có tốc độ nhanh nhưng cường độ nhỏ, thóp lõm, huyết áp bị tụt. Trẻ có thể bị sốt hoặc không. Ðiều trị trẻ tiêu chảy: - Bổ xung dung dịch điện giải bằng đường uống, tiêm truyền tĩnh mặc hoặc sử dụng ống thông mũi – dạ dày. Một số loại dung dịch để uống như: ORS 1 gói pha cùng 1 lít nước sôi để nguội cho trẻ uống trong ngày. Nếu không có sẵn thuốc oresol, có thể dùng thìa cafe muối khoảng 3,5 Gram, 8 thìa cafe đường khoảng 40 Gram pha cùng 1 lít nước hoặc dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 5o gram (5 muỗng canh), muốn 3,5 gram (1 thìa cafe), 1 lít nước; đun sôi từ 2 đến 5 phút. Cho thêm vài muỗng nước quả vào cháo để bổ sung kali. Một số loại dung dịch để tiêm truyền: huyết thanh 9 phần nghìn, glucoza 5 %, lactat Ringer … - Dinh dưỡng: không nên kiêng ăn tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngay sau khi bổ xung nước điện giải có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Các trẻ được nuôi bằng sữa bò sau khi bổ xung nước điện giải, cho trẻ uống sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha cùng 2/3 ORS). Dần dần cho ăn theo chế độ ăn binhf thường, khi trẻ tiêu chảy khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong tuần để lấy lại sức khỏe. - Dinh dưỡng: không nên kiêng khem tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngay sau khi bồi phụ nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Những trẻ nuôi bằng sữa bò sau khi bù đủ nước điện giải, cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần cho ăn theo chế độ bình thường, khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong một tuần để lấy lại sức. Chỉ nên dùng kháng sinh trong một số trường hợp : ampicillin, sunphamethoxazole hoặc acid nalidicique… Trẻ tiêu chảy không khó chữa, nhưng nếu không chữa kịp thời sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm tới tính mạng. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy Để các bé ít mắc bệnh tiêu chảy, cần lưu ý đến các điểm sau: - Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn loại thức ăn bán ngoài đường. - Sử dụng nguồn nước sạch. - Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm ngón tay hoặc ngậm đồ chơi. - Không cho bé tiếp xúc với người đang mắc bệnh tiêu chảy. - Tránh sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi. . TRẺ TIÊU CHẢY, XỬ LÝ RA SAO? Trẻ tiêu chảy bị đi đại tiện nhiều lần (trên lần một ngày) và tính chất phân bị thay đổi: phân loãng, nhiều nước. Tiêu. Triệu chứng lâm sàng: thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ của trẻ tiêu chảy. Hội chứng tiêu hóa: ỉa chảy, phân loãng, nhiều nước, đi ỉa rất nhiều lần (có khi

Ngày đăng: 22/02/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan