1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dac diem khi hau thuy van tinh thua thien hu

158 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 5,99 MB

Nội dung

Trang 1

SỬ KH0A HỤC VÀ CÔNG NGHỆ THỪA THIÊN HUẾ

ĐẶC Ma) KHÍ HẬU THỦY VĂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÚA

Trang 2

SO KHOA HOC VA CONG NGHE THUA THIEN HUẾ

DAC DIEM KHÍ HẬU-THỦY VĂN

TÍNH THỪA THIEN HUE

Trang 3

9 _ Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Chỉ đạo thực hiện nội dung :

TS Dé Nam

Các tắc giả tham gia công trình :

Nguyễn Việt, Trương Đình Hùng, Hoàng Tấn Liên,

Nguyễn Văn Hùng, Phùng Đức Vinh, Hà Học Kanh,

Trần Đức Thạnh, Phan Văn Hòa, Nguyễn Doanh Anh,

Lê Quang Vĩnh

Biên tập :

Phòng Thông tin, Tư liệu và Sở hữu công nghiệp

Trang 4

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 3

LỜI NÓI ĐẦU

Với ý nghĩa tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì thuộc về thiên nhiên mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn như cầu tồn

tại và phát triển của mình thì khí hậu-thủy văn là một nguồn tài

nguyên vô cùng quý giá Nhưng để khí hậu-thủy văn có thể thực sự

trở thành một nguồn lực tự nhiên cho phát triển, mà không chỉ là

những thách thức thường xuyên ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động

sản xuất, đời sống dân sinh buộc chúng ta phải hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về những đặc điểm và quy luật biến đổi của khí hậu-thủy văn nhằm khai thác những thuận lợi, ưu đãi, tìm cách hạn chế, thích ứng với những bất lợi vốn có của tự nhiên

Đề có được những thông tín chính thức, đồng bộ, chỉ tiết về khí hậu và thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong các năm 1997-1998, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Dự báo và Phục vụ hí tượng Thủy văn tỉnh đã triển khai thực hiện và hoàn thành để

tài khoa học “Nghiên cứu biên soạn đặc điểm khí hậu-thủy uăn vd

hhí hậu chi Thea Thiên Huế” Chưa kịp phổ biến kết quả của đề tài này, thì trận lũ lịch sử cuối năm 1999 đã làm thay đổi một cách căn bản nhiều số liệu thống kê củng như những nhận định, đánh giá trước đó Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài trên đã được Đài Khí

tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ cập nhật số liệu, tính toán bổ sung, chỉnh lý toàn diện thành một bộ tư liệu hoàn chỉnh v3

khí hậu và thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế Với mục tiêu tiếp cận

dần với xã hội thông tin, thực hiện chủ trương xã hội hóa các kết quả

nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh, đưa các kết quả nghiên

Trang 5

tế-4 Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức biên tập kết quả nghiên

cứu của công trình này thành một sản phẩm thông tin mang tính chuyên ngành có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau Đông thời, sản phẩm thông tin này sẽ là nguồn tư liệu chính đề xây đựng các cơ sở dử liệu về khí hậu và thay văn của tỉnh trong một tương lai gần

Có được tập sách này, ngoài sự giúp đỡ của các cơ quan chức

năng, là sự đóng góp trí tuệ, công sức của các tác giả Nguyễn Việt, Trương Đình Hùng, Hoàng Tấn Liên, Phùng Đức Vinh, Nguyễn Văn Hàng, Phan Văn Hòa, Hà Học Kanh, Trần Đức Thạnh và nhiều người khác Công trình được Phòng Thông tin, Tư liệu và Sở hữu công nghiệp thuộc Sở Khoa học và Công nghệ biên tập lần cuối và ấn hành phổ biến

Tà sách chuyên khảo về khí hậu-thủy văn của một vùng đất

được các nhà chuyên môn đánh giá là có những sắc thái rất riêng, trong đó phần đặc điểm thủy văn lại là nội dung lần đầu tiên được

biên soạn và xuất bản, nên dù đã hết sức nỗ lực trong biên soạn, biên

tập, chắc chắn vẫn không tránh khỏi sai sót, rất mong được các nhà khoa học và bạn đọc góp ý, bổ sung

TS Đỗ Nam

Giám đốc Sở Khoa học uà Công nghệ

Trang 6

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 5

PHAN MO DAU

Thia Thién Huế là một tỉnh có thiên nhiên tươi đẹp, tài nguyên

phong phú Điều đó được thể hiện trong câu ca dao: Đường uô xi Huế quanh quanh

Nón xanh nước biếc như tranh họa đô

Chính khí hậu-thủy văn là một trong những nhân tố môi trường

quan trọng tạo ra cảnh quan thiên nhiên đó Tuy nhiên, điều kiện khí hậu-thủy văn ở đây đôi khi cũng gây bất lợi cho con người trong

sản xuất và đời sống với “gió Lào cát trắng đất khô cần khoai sắn

khó sinh sôi”,

Vấn đề là phải biết khai thác, tận dụng những mặt có lợi và né

tránh, phòng chống những mặt bất lợi của khí hậu-thủy văn Muốn làm được điều đó phải hiểu biết một cách sâu sắc đặc điểm khí hậu-

thúy văn của tỉnh nhà

Các công trình nghiên cứu về khí hậu-thủy văn Thừa Thiên

Huế trước đây hoặc chỉ mới trình bày một cách khái quát |1,3,7],

hoặc chỉ đi sâu phân tích các cơ chế hình thành [2], hay đi sâu nghiên

cứu về một chuyên đề [28,29,33,49] nên chưa toàn diện và hệ thống Việc phân vùng khí hậu-thủy văn được để cập ở mức độ sơ lược và

các hệ thống chỉ tiêu chưa hợp lý nên đã đưa ra những sơ đỏ phân vùng khí hậu-thủy văn chưa sát hợp thực tiên

Hiện nay, với sự biến đổi khí hậu-thủy văn mang tính toàn cầu

làm cho một số kết luận của các công trình nghiên cứu khí hậu-thủy

Trang 7

6 Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

bao trùm được những hiện tượng khí tượng mới xảy ra trong những

năm gần đây, cho phép lần biên soạn này chỉ tiết và đầy đủ hơn trên cơ sở nhận thức mới Khi sử dụng tài liệu này cần lưu ý mấy điểm sau

1, Tình hình số liệu

Số liệu khí hậu-thúy văn ở Thừa Thiên Huế gồm có 2 thời kỳ: trước và sau 1975 Nhìn chung, số liệu thủy văn trước năm 1975 chỉ

dùng để tham khảo vì quá trình đo đạc giữa 2 thời kỳ có khác nhau Do vậy, để nghiên cứu thủy văn chúng tôi đã sử dụng số liệu của 6 tram thuy van la Thuong Nhat, Phu Oc, Kim Long, Cé Bi, Binh Dién,

Trudi Chuéi sé liéu cda 3 tram Thuong Nhat, Phu Oc, Kim Long có trên 20 năm, những trạm còn lại chỉ có 6 năm, chất lượng số liệu tốt Ngoài ra còn tham khảo các trạm thủy văn dùng riêng của Sở Nông nghiệp và PTNT như Dương Hòa, Vân Trình, Ca Cút, Cống Quan, Thảo Long

Để nghiên cứu khí hậu, chúng tôi đã sử dụng số liệu của 3 trạm chính là Huế, A Lưới và Nam Đông quan trắc từ năm 1973 đến nay, chất lượng số liệu tốt Riêng trạm khí tượng Huế có nhiều thời kỳ quan trắc khác nhau và thay đổi địa điểm nhiều lần Số liệu khí tượng từ năm 1875 trở về trước được lưu trử ở Đài Khí tượng Thủy

văn Nam Bộ, tài liệu khí tượng-thủy văn này hết sức quan trọng, do đó chúng tôi đã thu thập, lựa chọn, xứ lý và đưa vào số liệu khí hậu

với tỉnh thần tận dụng triệt để và tôn trọng thực tế Trong nghiên

cứu, chúng tôi tách số liệu của trạm khí tượng Huế thành chuỗi số liệu trạm Phú Bài (tọa độ: 16°24° độ vĩ bắc, 107541” độ kinh đông) và trạm khí tượng Huế (tọa độ: 16°26° độ vĩ bắc, 107°35' độ kinh đông) Số liệu của trạm Phu Bài từ năm 1956-1974 có chất lượng tốt và khá đồng nhất với số liệu trạm khí tượng Huế Tram khí tượng Huế là

trạm phát báo quốc tế nên số liệu tương đối chuẩn, mặc dù có thời gian di chuyển địa điểm nhưng không gây ra bất đông nhất, số liệu khí tượng Huế có liên tục từ năm 1976 đến nay

Ngoài số liệu thủy văn và khí tượng, chúng tôi còn sử dụng số

Trang 8

Lãng 9; số liệu khảo sát khí hậu-thủy văn ở A Lưới, Nam Đông và

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

số liệu của các tỉnh lân cận

Ngoài ra còn một ít tài liệu đo đạc khảo sát lũ trên các sông Ô

Lâu, sông Bỏ, sông Nong, sông Truổi và một số tài liệu mực nước của các trạm ở vùng hạ lưu của các sông chính do chính quyền Sài Gòn thực hiện nhưng qua thẩm tra thấy quy trình đo không phù hợp thực tế nên chỉ dùng để tham khảo

Thời gian quan trắc các yếu tố khí tượng-thủy văn sử dụng

trong tập sách này cụ thể như sau Tên trạm Yếu tố Thời gian quan trắc Nhiệt độ không khí - 1986 - 2000 Mưa 1986 - 2000 Bo dm khong khi - _ 1956 - 2000 Hué Béc hoi ee ee 1986 - 2000 Gió Tre 1956 - 2000 $6 giờ nắng ¬ 1959 - 2000 Giông 1980 - 2000 Nhiệt độ không khí 1973 - 2000 Mua - 1973 - 2000 Độ ẩm không khí 1974 - 2000 Nam Đông Đốc hơi 1976 - 2000 Gió 1976 - 2000 Số giờ nắng 1980 - 2000 Giông 1980 - 2000 Nhiệt độ không khí 1973 - 2000 Mua 1973 - 2000 Độ ẩm không khí 1973 - 2000 A Ludi Bốc hơi 1974 - 2000 Gió 1974 - 2000 Số giờ nắng 1978 - 2000 Giông 1980 - 2000 Phú Ốc Mực nước 1977 - 2000 Mưa 1877 - 2000 Kim Long Mực nước 1977 - 2000 Mưa 1877 - 2003 Mực nước 1979 - 2000 Thượng Nhật Mưa 1979 - 2000 Lưu lượng 1979 - 2000

C6 Bi Mưa, mực nước, lưu lượng 1979 - 1985

Trang 9

8 Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tóm lại, để nghiên cứu đặc điểm khí hậu+hủy văn ở Thừa Thiên Huế chúng tôi đã thu thập nhiều nguôn tài liệu khá phong phú và có chất lượng tốt Các số liệu này đồng nhất và được quy về thời kỳ chuẩn và có thé khác với số liệu trong các công trình trước đây

2 Vì mạng lưới quan trắc khí tượng-thủy văn trên địa bàn Thừa Thiên Huế còn thưa thớt, nhất là ở phía bắc, phía nam và vùng đôi núi, nên đặc điểm khí hậu-thủy văn ở những vùng này đôi chỗ còn

trình bày một cách khái quát

3 Trong tập sách này chúng tôi dựa vào các nguyên lý của

ngành khí tugng-thuy văn làm nền tảng, tuy nhiên không đi sâu

vào những vấn đề lý thuyết chung mà các công trình [3, 30, 31, 32] đã nêu rất rõ Tập sách cũng chưa đề cập đến vấn đẻ sử đụng tài nguyên khí hậu-thủy văn trong sản xuất và đời sống, chưa khai thác được những kinh nghiệm của cha ông về khí hậu-thủy văn qua kho tàng tục ngữ-ca dao ở Thừa Thiên Huế Vì chưa đủ điều kiện nên một số vấn để khí hậu-thủy văn mang tính thời sự như biến động khí hậu, ô nhiễm môi trường, thủy văn đô thị, dòng chảy ngầm, xâm nhập mặn chưa được đẻ cập đến hoặc trình bày cồn sơ sài

4 “Dặc điểm bhí hau-thiiy uăn tính Thùa Thiên Huế" là một

công trình của tập thể các cán bộ khoa học, trong đó KS Nguyễn Việt chịu trách nhiệm chính về phần khí hậu, KS Nguyễn Văn Hùng chủ trì về phần thủy văn Tham gia biên soạn còn có T8 Phùng Đức Vinh (chương 4), TS Trần Đức Thạnh (chương 13) và KS Hà Học Kanh Tham gia thống kê và tính toán số liệu có KS Phan Văn Hòa, KS Nguyễn Doanh Anh, KS Lê Quang Vinh KS Truong Dinh Hung va KS Hoang Tan Lién chinh ly ban thao

Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Đỗ Nam-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Miện-Trưởng phòng Quản lý Khoa

học và Công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên

Trang 10

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 9

Chúng tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Đài Khí tượng

Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ đã động viên, giúp đỡ chúng Lôi trong quá trình biên soạn

Chúng tdi xin chan thành cảm ơn các phản biện, Ban biên tập

của Phòng Thông tin, Tư liệu và Sở hữu công nghiệp của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp nhiêu ý kiến bổ ích trong quá trình biên tập, hoàn chỉnh bản thảo

Do trình độ còn hạn chế, chấc chắn tập sách này sẽ còn nhiều

thiếu sót, rất mong sự góp ý của độc giá

Trang 11

10 Đặc điểm khí hậu - thúy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

CHUONG 1

CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU

1.1 Khái quát về địa lý

Thừa Thiên Huế là một tỉnh phía nam của vùng duyên hải Bắc

Trung Bộ, có diện tích đất tự nhiên khoảng 5.009,3km” Lãnh thổ Thừa Thiên Huế bao gồm phần đất liên và phần lãnh hải thuộc thêm lục địa Biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Lây giáp nước CHDCND Lao, phía nam giáp thành phố Đà Nắng, phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 120km Theo bản đỏ địa hình tỷ lệ 1:50.000 do Tổng cục Địa chính xuất bản năm 1995, phần đất liên

tỉnh Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

Điểm cực bắc: 164430” độ vĩ bắc và 10799348” độ kinh đông

tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền

Điểm cực nam: 15"59'30” độ vĩ bắc và 1074152” độ kính đông ở

đỉnh núi cực nam xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông

Điểm cực Lây: 1622145” độ vĩ bắc và 107°00'56” độ kinh đông tại ban Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lusi

Điểm cực đông: 16:13'18” độ vĩ bắc và 108”19'57” độ kinh đông

tại đảo Sơn Chả, xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc

Địa hình Thừa Thiên Huế rất phức tạp, toàn bộ lãnh thổ kéo

đài theo phương tây bác-đông nam, cả những dãy núi và vùng đồng

bằng đều chạy song song với đường bo biển và trùng với phương ;éo

Trang 12

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 41

đông và rất đa dạng Có thể chia lãnh thổ Thừa Thiên Huế theo phương từ tây sang đông thành 4 vùng: vùng núi, vùng gò đổi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và côn cát ven biển

Vùng núi đôi chiếm hơn 70% điện tích của tỉnh, nằm chủ yếu ở phía tây và phía nam Phía tây là một đoạn của day Trường Sơn qua địa phận Thừa Thiên Huế với những đỉnh núi cao từ 500-1.000m, trong đó có những đính núi cao như Dong Ngai (1.774m), Động Pho (1.486m) Điều cần lưu ý là những đỉnh núi cao nhất không năm trên biên giới Việt-Lào mà nằm sâu trong lãnh thổ nước ta Do vậy một số con sông bất nguồn từ đấy núi này chảy

qua thung lũng Á Lưới sang Lào như sông A Sáp, Phía nam tỉnh là

đãy núi Bạch Mã xuất phát từ dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển

với những đỉnh núi cao trên 1.000m ngăn cách giữa Thừa Thiên

Huế với Đà Nẵng Những đỉnh núi cao nhất trong dãy Bạch Mã là

Pong Ruy (1.220m), Bach Ma (1.444m), nui Mang (1.702m), nui ATin (1.298m)

Phía sườn đông của dãy Trường Sơn, địa hình chuyển khá nhanh từ vàng núi qua vàng gò đổi xuống vùng đồng băng Từ vùng núi cao 500-1.000m ở phía Lay, xuống tới vùng đồng bằng

ven biển có độ cao từ 20m trở xuống, với khoảng cách không quá ã0km đã tao cho địa hình Thừa Thiên Huế có độ đốc khá lớn Diện tích đất có độ dốc trén 25" chiếm tới 54% Do độ đốc lớn như vậy nên phần lớn đất ở vùng núi bị xói mòn, thoái hóa Theo số liệu kiểm kê

rừng năm 1999 |48], thì điện tích rừng của tỉnh lá 214.183ha, chiếm

42%, trong đó rừng tự nhiên là 170.343ha, rừng trông là 43.940ha

Tuy nhiên, diện tích đất trống, đôi núi trọc còn rất lớn, chiếm tới

Trang 13

12 _ Đặc điểm khíhậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế phần lớn nhỏ hẹp và chiếm

khoảng 9,78% điện tích đất tự nhiên của tỉnh, lại bị các đấy núi thấp

nhô ra sát biển và mạng lưới sông suối dày đặc có độ đốc lớn chia cắt

thành từng mảnh

Toản tỉnh có ð con sông chính là Ô Lâu, Hương, Nong, Truôi và Bu Iu, trong dé hé théng song Huong la quan trong nhat Cac song đều xuất phát từ dãy Trường Sơn với đặc điểm ngắn, dốc và nhiều ghênh thác Chính đặc điểm này đã tạo ra một chế độ thủy văn phức tạp là lũ lụt trong mùa mưa và thiếu nước trong mủa khô

Chay doc theo bờ biển là hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai với điện tích mặt nước khoảng 29.000ha, có nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học khá phong phú

Ngăn cách giữa hệ đầm phá và biển là những cồn cát chạy song song với đường bờ biển chiếm 4,5% diện tích đất tự nhiên Dưới tác

động của điều kiện khí Lượng, thủy văn (gió, mưa, đòng chảy), vùng

cát ven biển thường bị xói lở, chia cắt, bồi lắng làm ảnh hưởng đến

các hoạt động dân sinh, kính tế và cảnh quan, môi trường

Điều kiện địa lý như trên là một trong những nhân tố quan trọng làm cho Thừa Thiên Huế có một chế độ khí hậu khá đặc biệt,

biểu hiện qua những đặc điểm sau đây,

+Lanh thổ Thừa Thiên Huế nền trọn trong 0ï độ nhiệt đới nên thừa hưởng một chế độ bức xa phong phú và một nền nhiệt độ cao

+ Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hau mién Nam ma day Bạch Mã là ranh giới khí hậu tự nhiên giữa hai miễn lãnh thổ, Thừa Thiên Huế là nợi điển Ta sự giao tranh

giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm tác động khác

nhau, hệ quả mang lại là hầu hết các loại thiên tai có ở nước ta đều xuất hiện ở đây như bão, lũ, hạn hán, lốc tố, mưa đá, gió khô nóng,

Trang 14

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế _ 13

+ Ảnh hưởng quan trọng nhất của địa hình đến khí hậu Thừa Thiên Huế là ác dụng chắn gió mùa đông bắc uà tây nam của các đãy núi phía tây và phía nam,

Đối với gió mùa đông bắc, các dấy núi đã làm lệch hướng gió đông bắc thành gió tây bắc và làm cho không khí lạnh tĩnh lại ở phía đông Trường Sơn và bắc đèo Hải Vân, làm sâu sắc thêm các

nhiều động thời tiết gây mưa lớn; làm dịch chuyển mùa mưa về cuối mùa thu-đầu mùa đông, lệch pha so với pha chung của gió mùa Đông Nam Á và tạo ra ở Thừa Thiên Huế những trung tâm mưa lớn của cả nước

Đối với gió mùa tây nam, do tác dụng của hiệu ứng “Phơn” (Föhn) khi vượt qua dãy Trường Sơn về mùa hè, nên ở Thừa Thiên Huế đã xuất hiện thời tiết khô nóng rất khó chịu

+ Su đa dạng và sự chia cắt sâu sắc của địa hình Thừa Thiên Huế là nguyên nhân làm khí hậu phân hóa theo không gian, tạo ra

những tiểu vùng khí hậu khác nhau

Tham khảo hình 1: Bản đề mặt cắt ngang địa hình Thừa Thiên Huế, trang 133

1.2 Hoan lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển có vai trò quan trọng trong việc hình thành khí hậu ở Thừa Thiên Huế, là nguyên nhân cơ bản làm cho các yếu tố khí hậu thay đổi theo mùa

Nằm trong vùng Đông Nam Á, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chịu sự tác động của hoàn lưu khí quyền khu vực gió mùa Đông Nam Á Song do vị trí địa lý khác nhau, nên từng

địa phương chịu sự tác động ở mức độ khác nhau của các trung tâm tác động, dẫn đến hậu quả không đồng nhất

Trang 15

14 Đặc điểm khíhậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong khi đó khí hậu miền Bắc vẻ cơ bản là nhiệt đới gió mùa, nhưng

có nàa đông lạnh Là vùng chuyến tiếp giữa hai miền khí hậu, khí

hậu Thừa Thiên Huế có những nét giống khí hậu miền Bắc và cả

những đặc điểm giống khí hậu miễn Nam song khơng thể đơng nhất

hồn toàn với bất kỳ khí hậu của miễn nào Đó chính là điểm đặc biệt của khí hậu Thừa Thiên Huế

Về cơ bản, chế độ hoàn lưu ảnh hưởng đến khí hậu Thừa Thiên

Tuế cũng giống như miền Bắc, đó là sự tương phản rò rệt giữa mùa gió với sự luân phiên của các trung tâm tác động trong hồn lưu gió mùa Đơng Nam Á Các trung tâm này thay thế nhau và có khi kết

hợp với nhau tạo ra hệ quả thời tiết phức tạp

Nước ta chịu tác động của các trung tâm khí áp hoạt động quanh

năm là ấp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương và đầy áp thấp xích

đạo, nhưng đóng vai trò quyết định trong cơ chế hoàn lưu khu vực là sự tác động theo mùa của các trung tâm khí áp hình thành và duy trì

trong từng mùa Về mùa đông, tôn tại áp cao lạnh luc dia chau A va áp thấp lục địa châu Ức Về mùa hè, các trung tâm khí áp trên được thay thế bằng áp thấp lục địa châu Á, áp cao lục địa châu We va áp cao bắc Ấn Độ Duong Gan liên với các trung tâm khí áp là các khối không khí có tính chất khác nhau được mang đến Việt Nam khi thổi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp

* Về mùa đông (từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm Sau), gió mủa đông bắc thổi từ áp cao lạnh lục địa châu Á, có tâm ở vung Sibia tới vùng áp thấp lục dia chau Uc, mang không khí lạnh cực đới tràn xuống phía nam (xem hình 2)

Bản chất của không khí lạnh cực đới là rất lạnh và khô Trong quá trình di chuyển xuống phía nam, khối không khí này đã biến

tính mạnh mẽ, nhiệt độ và độ ẩm tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên, khi đến Việt Nam vẫn còn rất lạnh, làm cho mùa đông ở Việt Nam

Trang 16

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế lỗ

chất của nó đã biến tính 60 70 80 90100110 120 130 140 150 -160

hoàn toàn Thừa Thiên \

Huế chịu ảnh hưởng của

gió +N, dong bac manh

hơn các tỉnh từ Da Nẵng

trở vào, nhưng yếu hơn

các tỉnh phía bắc Hệ quả khí hậu chủ yếu do gió mua đông bắc gây ra đối với Thừa Thiên Huế là

sựgiám thấp nhiệt độ và

su tdng lên cúa lượng 90 100 110 120 130 140

may va mua Hình 2: Bản đồ đường dòng mặt đất trung bình thang |

Trong mùa đông, ngồi gió mùa đơng bắc, Thừa Thiên Huế còn chịu ảnh hưởng của ứín phong đông bắc Đó là luồng không khí bắt nguồn từ áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương hoặc từ áp cao

phụ biển đông Trung Hoa thổi vào Khối không khí nhiệt đới biển

với bản chất là nóng ẩm khi tiếp xúc với mặt đệm lạnh trở nên ổn

định thường mang lại thời tiết tốt, nhưng đôi khi có sương mù và

mưa phùn

Nếu như từ Đà Nẵng trở vào, không khí thịnh hành trong mùa đông là tín phong đông bắc, thì ở Thừa Thiên Huế là sự tranh chấp giữa các fín phong đông bắc và gió mùa cực đới Những tháng chính dong (thang XII, I, II) gió mùa cực đới chiếm ưu thế, còn tín phong thịnh hành trong các tháng chuyển tiếp (tháng X, XI và 1H, IV)

* Vê mùa hè, lãnh thổ nước ta nằm trong phạm vi ảnh hưởng của áp thấp lục địa châu Á có tâm ở Iran Trong thời kỳ này, không

khí từ áp cao lục địa châu Úc và áp cao bắc Ấn Độ Dương di chuyển

Trang 17

16 Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

phân biệt thời kỳ đầu và thời kỳ giữa đến cuối dựa trên nguồn gốc xuất phát của khối không khí

Vào thời kỳ đầu mùa hè (tháng V đến tháng VI), khối không khí

nhiệt đới biển bắc Ấn Độ Dương (vịnh Bengan) xâm nhập nước ta từ

phía tây, khi vượt qua dãy Trường Sơn, nó đã để lại một lượng ẩm dưới

dang mưa bên sườn tây, sau đó dưới tác dụng của hiệu ung “Phon”,

khi xuống núi nó trở nên khô nóng, đặc trưng cho kiểu thời tiết gió tây khô nóng ở các tỉnh phía đông Trường Sơn

Vào thời kỳ giữa và 50 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160

cuối mùa hè, không khí từ nam Thái Bình Dương đi lên (xem hình 3) Đó là luông không khí nóng ẩm và bất ổn định, thường tôn tại ở rìa phía nam dải áp thấp xích

đạo hoặc dải hội tụ nhiệt đới (là vùng hội

tụ của tín phong bắc bán

cầu và gió mùa mùa hè)

90

Rhi gió mùa tây nam đạt

cực thịnh (tháng VI, Hình 3: Bản đỗ đường dòng mặt đất trung bình tháng VII

VIII), dải hội tụ nhiệt đới tiến xa lên phía bắc từ vĩ độ 20"bắc trở lên

thì trên toàn bộ lãnh thổ Thừa Thiên Huế gió mùa tây nam chiếm ưu thế So với không khí vịnh Bengan, không khí xích đạo mát và ẩm hơn nhiều và là nguôn cung cấp ẩm chủ yếu trong mùa hè Những

nhiều động trong chế độ gió mùa mùa hè (như dải hội tụ nhiệt đới,

bão, giông ) thường mang lại thời tiết xấu

Trang 18

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế L7

về phía tây, mang không khí nhiệt đới biển vào Thừa Thiên Huế, nhất là thời kỳ tháng VIH, IX, khi mà gió mùa mùa hè bị đẩy lùi về phía nam Không khí nhiệt đới biển mang lại cho Thừa Thiên Huế thời tiết mát mẻ, thường có mưa rào và giông vào khoảng đêm về sáng và gió có hướng đông hoặc đông nam

Tóm lại, khí hậu Thừa Thiên Huế về mùa đông bị chỉ phối bởi không khí lạnh cực đới biến tính và không khí nhiệt đới biển

Thái Bình Dương; vẻ mùa hè bị chi phối bởi không khí nhiệt đới

vịnh Bengan, không khí xích đạo và không khí nhiệt đới biển Thái

Bình Dương

1.8 Bức xạ mặt trời

Thuộc vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, Thừa Thiên Huế được thừa hưởng một chế độ bức xạ dôi dào đo độ cao mặt trời và độ dài ban ngày quyết định Nằm trong giới hạn từ vĩ độ 15°59'30”B đến 16'4430”B

nên hàng năm Thừa Thiên Huế có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh,

độ cao mặt trời lớn và ít thay đổi Mặt trời đi qua thiên đỉnh lần thứ nhất vào đầu tháng V và lần thứ hai vào đầu tháng VIII (bảng 1)

Bảng 1: Ngày mặt trời đi qua thiên đỉnh ở Thừa Thiên Huế

Vĩ độ Lần thứ nhất Lần thứ hai

15°09" B (Nam Đông) s-V 8- VII

16°40" 8 (Phong Điền) 7-V 7-VII

Do độ cao mặt trời lớn (các tháng đều trên 50°), thời gian chiếu sáng quanh năm (bảng 2), nên lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống Thừa Thiên Huế rất lớn

Vì lãnh thổ Thừa Thiên Huế không kéo dài theo phương vĩ tuyến nên độ cao mặt trời và độ đài ban ngày không thay đổi nhiều theo

không gian Do vậy, về cơ bản, Thừa Thiên Huế có một chế độ bức xạ

phong phú và đồng nhất trên toàn lãnh thổ Cán cân bức xạ năm

vượt tiêu chuẩn nhiệt đới (trên 7ðKcal/cm#⁄năm) Riêng vùng núi

Trang 19

18 Đặc diểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế Đảng 2: Độ cao mặt trời lúc giữa trưa (h) và độ đài ban ngày Œ) của ngày 15 hàng tháng Ngày/tháng _ _ Trạm Khí tượng Huế (16°2ØN) Trạm Khí tượng Nam Đông (16°09'N) h t h t 15-1 52°14" 11h08' 52°31! 11h16 15-H 60°29" 11h30 60°46' 11h40 15-Hil 71°21" 11h54" 71°38" 11h56' 18-IV 83°15) 12n23' 83°32" 12h18 18~V 87937 12h46' 87920 12h48' 15~VI 83°08' 18h00 82°51' †2h§4' T5~VII 84°52" 12h54' 84°35" 12h48' 18~VIII 87°41" 12h34' 87°58 12h30 15-1X 76°41 12h08' 76°58" 12h12 15-X 65°08 F1h36" 65°26 11h36" 15-XI 58°08' 11h14' 55925 11h14! 15~XII 50°18 11h00” 50°45' 11h00 Trong điều kiện trời quang mây, bức xạ tổng cộng lý tưởng ở

Thừa Thiên Huế đạt khoảng 232-233Keal/em?/nam (bang 3) Bảng 3: Bức xạ tổng cộng lý tưởng tháng (Keal/em?/tháng) và nam (Keal/em*/nam) Thang | 1l ill IV Vv VI Vil VI 1X x XI XI! Năm Địa điểm Huế 13,7 16,3 19.7 23.6 23,8 23,2 23.5 237 200 17,6 14,5 13.1 232,6 Nam Đông 13.8 16,0 19,8 236 23,8 23,0 23,2 23.5 20,1 17,7 14,6 13,2 232.3

Trên thực tế, lượng bức xạ khi xuống tới mặt đất đã bị mây và hơi nước trong khí quyển làm suy giảm đi rất nhiêu nên chỉ bằng 50-60% lượng bức xa tổng cộng lý tưởng (bảng 4)

Bang 4: Buc xa tong cong thực tế tháng (Keal/em*/thang) va nam

Trang 20

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 189

Tổng lượng bức xa thực tế hãng năm ở Thừa Thiên Huế đạt

tử 124-126Kcal/cm2, tương đương với các tỉnh Quảng Bình, Quang

Trị nhưng thấp hơn các tỉnh phía nam đèo Hải Vân (khoảng 20Kcal/cm⁄năm) Điều đó được lý giải vì Thừa Thiên Huế có lượng mây tổng quan trung bình hàng năm cao hơn, số giờ nắng ít hơn, lượng mưa và số ngày mưa nhiều hơn

Biến trình năm của lượng bức xạ thực tế khơng hồn tồn trùng

với lượng bức xạ lý tưởng Hai cực đại của bức xa lý tưởng ứng với

hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh (thời gian có độ cao mặt trời lớn nhất) là tháng V và tháng VHI Trong khi đó bức xa thực tế rơi vào tháng VII, bởi vì tháng VIII ở Thừa Thiên Huế đã bước vào mùa mưa, lượng mây, số ngày nhiều mây tăng nhanh

Tổng lượng bức xạ thực tế phân bố không đều trong các thang Những tháng mùa hè đạt từ 11-14Kcal/cm?/tháng, những tháng mùa dong từ 6-10Keal/cm?/tháng Tuy nhiên tổng lượng bức xa trong vụ

đông xuân (từ tháng XI đến tháng IV) vẫn đạt trên 52cal/cm3/vụ,

chiếm 42% lượng bức xạ cả năm Vì vậy có thể noi tai nguyên bức xg ớ Thùa Thiên Huế dôi đào, đủ để cho cây trồng hoàn thành nhiều

vòng sinh trưởng trong nãm

Mặc dù là một thành phần quan trọng có ảnh hưởng đến chế

độ nhiệt của một vùng, nhưng bức xạ tổng cộng không quyết định sự hình thành của khí hậu Nguồn năng lượng chú yếu tạo ra sự

trao đổi nhiệt giữa mặt đất và không khí và do đó quyết định sự

hình thành chế độ nhiệt tầng sát đất chính là cán cận Đức xạ Cán cân bức xạ là năng lượng bức xạ nhận được từ bức xạ mặt trời và

năng lượng bức xa mất đi do mặt đất phản xa trở lại vào khí quyển và một phần năng lượng bị mặt đất hấp thụ Ở Thừa Thiên Huế

cán cân bức xa trong các tháng đều có trị số dương (bảng 5) và có

Trang 21

20 Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

VI voi gid trị trên 9Kcal/cm?/tháng, cực tiểu vào tháng XII với trị số

tu 3-4Kcal/em*/thang

Bang 5: Can can bite xa thang (Kcal/cm?/tháng) và năm

(Kcal/cm?/năm) ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh lan can Tháng | II NV V VỊ VI IX X XI XI Năm Địa điểm Vinh 31.37 43 68 99 83 98 87 74 54 41 41 746 Huế 44 46 72 82 93 81 91 74 67 54 37 33 7734 NamĐồng 36, 5,2 8/2 93 93 80 93 74 67 54 33 30 78,7 Đà Nẵng 57 64 87 93 112 106 116 102 85 73 48 32 975

Tượng bức xạ dôi đào trên đã tạo cho Thừa Thiên Huế một chế

độ nhiệt khá cao, nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng từ 24-25°C,

Trang 22

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 21

CHUONG 2

CHẾ ĐỘ GIÓ

Năm trong khu vực gió mủa Đông Nam Á, Thừa Thiên Huế

chịu sự khống chế của hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hè Do vậy hướng gió thịnh hành ở Thừa Thiên Huế thay đổi

rõ rệt theo mùa Mặt khác, do điều kiện lãnh thổ bị núi bao bọc ở

phía tây và phía nam, đặc biệt là dãy Trường Sơn đã tạo nên hướng

gió thịnh hành ở Thừa Thiên Huế bị lệch so với hướng ban đầu

Ngoài ra, những dãy núi đâm ngang ra biển chia cắt lãnh thổ thành nhiều mảng, nên chế độ gió ở Thừa Thiên Huế không đồng nhất về cả hướng thịnh hành và tốc độ giữa vùng đông bằng và vùng núi, giữa vùng thung lũng khuất gió và vùng núi cao thoáng gid Dac điểm nổi bật nhất trong chế độ gió ở Thừa Thiên Huế là hướng gió thịnh hành khú phân tán, tần suất lặng gió lớn uà tốc độ gió trung bình nhỏ

Về mùa đông (từ tháng X đến tháng [V năm sau), hướng gió thịnh hành ở vàng đồng bằng là hướng tây bắc với tần suất vào

những tháng giữa mùa đông chiếm từ 25-29%, ngoài ra hướng gió đông bắc củng chiếm một tỷ lệ đáng kể (10-15%) Do ảnh hưởng của

địa hình nên hướng gió thịnh hành trong mùa này ở thung lũng Nam Đông là tây bắc chiếm 14-20% và hướng đông bắc từ 10-22%, còn tại khu vực A Lưới, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế với tần suất 30-44%

Trang 23

22 Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

nam chiếm 12-16%, hướng tây nam 11-14% và hướng đông bắc chiếm 10-16% Trái với vùng đồng bằng, hướng gió thịnh hành ở vùng núi khá tập trung Ở Nam Đông hướng đông nam chiếm ưu thế với 21-38%, kế đến là hướng tây bắc từ 10-16%, Những tháng giữa mùa

hè (tháng VI, VII, VID hướng gió tây bắc ở A Lưới chiếm tỷ lệ cao nhất 34-36% (xem hình 4, 5, 6)

Sở đĩ hướng gió thịnh hành ở Thừa Thiên Huế không tập trung

vì như những phần trước đã phân tích, ngay trong một mùa gió có nhiều trung tâm tác động luân phiên ánh hướng và mỗi trung tâm

lại được đặc trưng bởi những hướng gió khác nhau

Tần suất lặng gió ở Thừa Thiên Huế khá cao, vùng đồng bằng chiếm từ 32-42%, ở vùng núi từ 28-61% Điều đó gây bất lợi cho việc

tự làm sạch của không khí, dé gay 6 nhiễm môi trường, nhất là những

vùng thung lũng

Nhìn chung, tốc độ gió trung bình tháng ở Thừa Thiên Huế dao động trong khoảng từ 1,0-3,6m/s, thấp hơn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và ít thay đổi theo mùa (bảng 6)

Ở vùng núi cao (A Lưới) là nơi có gió mạnh nhất - tốc độ gió trung bình năm là 2,3m⁄s, sau đó đến vùng đồng bằng 1,8m/s va vùng thung lũng khuất gió Nam Đông) có tốc độ gió trung bình năm chi dat 1,4m/s Bang 6: Téc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) Tháng | II ill Iv Vv VỊ VI VI IX x XI XI Năm Địa điểm Huế 18 19 19 17 17 18 17 16 16 18 19 17 1,8 A Lưới 20 19 22 19 21 30 34 36 16 16 20 17 23 NamĐông 12 14 18 17 15 15 15 14 12 12 11 10 14

Trong những trường hợp cực đoan như ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, tố, giông và gió mùa đông bắc tăng cường, tốc độ gió rất

Trang 24

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 23 15-20m/⁄s trong gió mùa đông bắc Bảng 7 trình bày số ngày trung bình có gió mạnh (>10m/s va 2 15m/s) Đáng 7: Số ngày trung bình có tốc độ gió >10m/s và > 15m/s Địa - Tốc độ Tháng ———-—— Năm điểm gió ! I ive V VỊ VỊ VI IX X XI XI Huế 210 05 01 06 08 13 15 17 14 07 25 16 06 133 218 01 0/1 02 01 02 0/2 0,9 Nam 210 05 17 30 31 37 30 30 22 16 15 04 23,7 Đông >15 02 08 03 01 05 02 03 01 25 A 210 01 01 10 18 19 53 61 46 12 11 01 03 236 Lưới 215 61 93 01 01 03 01 01 01 1,2

Tinh hình phân bố số ngày gió mạnh >10m/s và 215m/s trong năm ở các địa phương trên tỉnh Thừa Thiên Huế không phù hợp với phân bố tốc độ gió trung bình, có nghĩa là không phải nơi nào có tốc độ

gió trung bình cao thì nơi đó có nhiều ngày gió mạnh Số ngày trung

bình có gió mạnh >10m/s hàng năm ở Nam Đông và À Lưới vào khoảng 24 ngày, nhiều hơn 10 ngày so với đồng bằng Bởi vì gió mạnh thường

xuất hiện trong cơn giông, mà số lượng giông ở miễn núi thường cao

hơn gấp hai lần vùng đồng bằng Thời kỳ xảy ra gió mạnh cũng thay đối theo từng địa phương, chẳng hạn ở A Lưới xảy ra nhiều nhất vào tháng VI đến tháng VHI, mỗi tháng có từ 5-6 ngày; ở Nam Đông từ tháng IV đến tháng VII, mỗi tháng có từ 3-4 ngày; còn ớ Huế vào tháng X với 2,5 ngày

Số ngày gió mạnh >lõm/s xảy ra ít hơn nhiều và thường diễn ra vào đầu mùa hè, nhưng trung bình cả năm cũng chỉ có 1-2 ngày Nam Đông là nơi có số ngày trung bình có gió mạnh >lỗm/s nhiều hơn cả và đạt khoảng 2,ð ngày mỗi năm

Trang 25

24 Đặc điểm khíhậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Cơn bão BABS ngày 16 tháng IX năm 1962, bão CECIL ngày 16

tháng X năm 198ð gây ra tốc độ gió cấp 11, giật trên cấp 11 làm thiệt

hại lớn tài sản và tính mạng của nhân dân,

Tuy ít xảy ra, nhưng những năm vừa qua đã xuất hiện một số cơn lốc có gió mạnh cấp 10-11, như cơn lốc ngày 28 tháng IV năm 1993 và cơn lốc ngày 25 tháng IX năm 1997 trên địa bàn thành phố Huế

Để đảm bảo an tồn cho các cơng trình xây dựng, khi thiết kế cần phải chú ý đến đốc độ gió mạnh nhất Bảng 8 trình bày tốc độ gió mạnh nhất trong thời kỳ quan sát

Bảng 8: Tốc độ gió mạnh nhất (m/s) trong thời kỳ quan sát Bia Dac Thang Nam đim trưng to se KX XX Hué Hướng BTB B O88 TTN B TN TIN TTB BTB T B B8 BIB Tốcđộ 16 14 20 30 20 17 23 19 38 28 21 19 38 Nam Hướng ĐN B TN ON TB ON DN TN TB DPB BIB TB TB Bong Técdd 14 13 25 20 26 22 20 20 20 20 23 14 26 A Hướng ĐĐN T ON N NH NH T NH NH T ® BB N LưỞ Tốcđộ 14 16 18 40 24 16 20 17 14 20 20 12 40

Gh chu: Thdi gian quan sat: Hué: Ter nam 1959-2000 A Ludi: Tu nam 1974-2000 Nam Bong: Từ nam 1974-2000

Ð: Đông; T: Tây; N: Nam, B: Bắc; NH: nhiều hướng,

Một đặc trưng quan trọng để tính toán thiết kế các công trình là tốc độ gió tính toán ứng với chu kỳ quay trở lại Có nghĩa là cơng trình phải được tính tốn sao cho phải chịu đựng được tốc độ gió mạnh nhất có thể xảy ra một lần trong NÑ năm Bảng 9 trình bày kết qua tinh theo ham phan bé Gumbel

Trang 26

điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 25

Tốc độ gió mạnh nhất tính toán phản ảnh mức độ chịu ảnh hưởng của bao Tốc độ gió mạnh nhất ở Thừa Thiên Huế

nhỏ hơn các tỉnh phía bắc và giảm dần từ đông sang tay Trung

bình 10 năm có một lần chịu ảnh hưởng của gió cấp L1 và 20 năm có gió cấp 12

Trong sơ đỏ phân vùng áp lực gió cả nước, Thừa Thiên Huế có

hai vùng chính:

+ Vùng đông bằng ven biển phía đông có áp lực gió chuẩn

70daN/m”, chịu ảnh hưởng mạnh của gió bão

+ Vùng núi phía tây có áp lực gió chuẩn 50daNím?, ảnh hưởng của bão yếu

Trang 28

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 27

Trang 30

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tính Thừa Thiên Huế 29

CHƯƠNG 3 CHẾ ĐỘ NHIỆT

Năm trong vành đái nhiệt đới bắc bán cầu, được hướng một chế độ bức xạ đôi đào nên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có một nền nhiệt độ cao, Liêu biểu cho chế độ nhiệLớ dùng nhiệt đới, Bảng 11 so sánh một vài đặc trưng nhiệt độ của vùng đồng bằng và vùng núi so với các chỉ

tiêu của vùng nhiệt đới tiêu chuẩn

Bảng TL: Các đặc trưng nhiệt độ của Huế, A Lưới so với tiêu

chuẩn nhiệt đới

Các đâc trưng Nhiệt đới tiêu chuẩn Huế A Lưới

Nhiệt độ trung bình nam Trên 212C 25,2°C 21,6°C

Số tháng có nhiệt độ trung bình ( 20°C) Dưới 4 tháng Không có _ 4 tháng

Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất Trén 18°C 20.0°C 172°C

Như vậy xét về mặt nhiệt độ, vàng đồng bằng mang những đặc

tính điển hình của vùng nhiệt đới Ở những vùng núi cao trên 500m,

đo quy luật giảm nhiệt độ theo độ cao nên có những chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn nhiệt đới Điều đó cho thấy chế độ nhiệt ở Thủa Thiên

Huế không những thay đối theo thời gian mà còn phân hóa theo không gian do tác động của hoàn Lưu khí quyển và địa hình

3.1 Phân bố nhiệt dộ theo không gian

Do địa hình cao đần từ đồng sang tây nên nhiệt độ cũng giảm

dan tử đồng san

„ Nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng và

đổi núi có độ cao dưới 100m đao động trong khoảng 24-25'C, lên cao

500-800m chi con 20-22“€ và từ độ cao 1.000m trở lên giảm xuống

Trang 31

30 Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

của tổng nhiệt độ năm Số liệu tính toán cho thấy ở vùng dưới

100m, tổng nhiệt độ năm đạt từ 8.500-9.000°C, tu 100-500m dat tu 8.000-8.500°C, trén 500m dat duéi 8.000°C Bang 12 trinh bay nhiét

độ trung bình năm của một số địa điểm,

Bảng 12: Nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII và nam (°C)

Địa điểm Độ cao Nhiệt độ trung binh (°C)

(m) Thang | Thang VII Nam

Hué 10,4 20,0 29,4 25,2

Nam Đông 59,7 19,8 27,7 24,4

A Ludi 5723 172 24,8 21,5

Suất giảm nhiệt độ theo độ cao thay đổi theo mùa và dạng địa

hình, trong các tháng mùa đông nhỏ hơn các tháng mùa hè, ở sườn

đón gió nhỏ hơn ở sườn khuất gió

Về mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng I ở vùng đông bằng

ven biển khoảng 20“, vùng núi cao 400-600m trở lên từ 17-18°G và từ 800m trở lên chỉ đạt 16"€ (xem hình 8: Nhiệt độ trung bình

thang I, trang 135

Trong mùa hè, tháng VĨ, tháng VI là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng ở vùng đồng bằng ven biển và thung lũng thấp dao động trong khoảng 28-29°C; ở vùng núi cao từ 24-25"G

(xem hình 9: Nhiệt độ trung bình tháng VI, trang 136

Ở vùng đông bằng và thung lũng thấp, trong những ngày có

gió tây nam khô nóng, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40-41°C, con những vùng núi cao nhiệt độ giảm xuống rõ rệt, cao nhất cũng chỉ

dat 37-38°C

3.2 Phân bố nhiệt dộ theo thời gian

Biến trình năm của nhiệt độ không khí thuộc dạng biến trinh nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa Đó là biến trình đơn gồm một

Trang 32

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế _ 31

vào tháng VI hoặc tháng VI, với nhiệt độ trung bình tháng trên

29°G ở vùng đồng bằng ven biển và khoảng 25°C ở vùng núi cao trên

500m (bang 13) (xem hinh 10,11,12, trang 137, 138, 139)

Bang 13: Nhiét độ trung binh thang va nam ("C) 6 Thita Thién Huế và các tỉnh lân cận Địa diém Tháng Năm LÔ HD UV VI VỊ VU X X XI XI Đồng Hới 19,0 19.3 21,7 24.9 28,0 297 29,7 291 270 24/8 224 199 24/6 Huế 20,0 210 231 26.1 28/2 29/3 294 28/9 271 25,1 23,1 20.7 252 A Lưới 172 18,5 20,5 22,8 24,1 25,0 248 246 230 213 183 17,2 215 Nam Đông 19.6 21,0 23,3 26,2 27,3 27,8 27,7 27,4 26,1 24,2 220 199 24.4 ĐàNẵng 21,3 22.4 24,1 26,2 282 29,2 29,1 288 27,3 25,7 240 219 257

Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng mùa đông lớn

hơn giửa các tháng mùa he Tu thang IIT đến tháng IV nhiệt độ tăng

nhanh nhất, tháng XI đến tháng XII nhiệt độ giảm nhanh nhất

Mức tăng của nhiệt độ tương đương với mức giảm của nhiệt độ và

đạt cực đại vào thời kỳ chuyển tiếp từ gió mùa đông bắc sang gió

mùa tây nam và ngược lại (bảng 14) Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt

độ lớn nhất giữa các tháng cũng không vượt quá 3°C

Bảng 14: Biến đổi nhiệt độ trung bình giữa các thang CC) Địa điểm Tháng Jel WIE WIV V-V V-VI VI-VII VII-VII VIII~IX IX-X X-XI XI-XI XII-I Huế -100 -21 -30 21 -1,0 -01 405 +18 +20 +20 +24 +07 A Ludi -1.3 -20 -2,3 -1,3 -0.9 +02 +02 +18 +17 +20 +21 0.0 Nam Đông -1,2 -23 249 -1.1 -05 +01 +03 419 +19 +22 +21 +01

Mức chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất

và tháng lạnh nhất gọi là biên độ năm của nhiệt độ Biên độ năm của

nhiệt độ phụ thuộc vào độ cao địa hình, càng lên cao biên độ năm của

Trang 33

32 Dặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Đáng 1ã: Biên độ năm của nhiệt độ (°C) ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cân

Địa điểm Đồng Hới Huế A Ludi Nam Đông _ Đà Nẵng

Biên độ 10,7 94 8.0 79 7.9

Biến đổi theo chu kỳ ngày đêm là thuộc tính của nhiệt độ Trong một ngày đêm nhiệt độ thấp nhất trong ngày thường xảy ra lúc 5-6 giờ sáng, trước lúc mật trời mọc, nhiệt độ cao nhất trong ngày xảy ra vào lúc 12-14 giờ

Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong 21 giờ

được gọi là biên độ ngày của nhiệt độ Xu thế chung là về mùa hè, biên độ ngày lớn hơn mùa dang: vùng núi, thung lũng lớn hơn vùng đông bằng ven biển (bảng 16)

Đúng 16: Biên độ ngày của nhiệt độ °Œ) Địa điểm Tháng Nam fo KL Hué 49 53 66 80 79 76 77 76 62 45 40 42 62 Nam Đông 79 85 10.0 106 108 116 106 98 7.2 60 62 62 92 A Lưới 69 86 97 121 100 88 83 83 79 56 52 47 80

Về mùa hè, biên độ ngày của nhiệt độ ở vùng thung lũng và núi cao dat tu 10-12°C, cao hơn vùng đồng bằng 3-4“C, về mùa đông giảm

xuống còn 8-8“Ở, cao hơn vùng đồng bằng 3-3°C,

Néu xem mia lạnh là thời kỳ có nhiệt độ ổn định dưới 20°C và

múa nóng là thời kỳ có nhiệt độ ổn định trên 25°C, thì thời gian kéo

đải của các mùa nhiệt độ ớ Thừa Thiên Huế như báng 17

Đảng 17: Ngày chuyển mức nhiệt độ trung bình qua 20°C va 25°C

Địa điểm Dưới 20°C — Trén 28°C

Ngay bat Ngaykét Thờigian Ngày bất - Ngày kết - Thời gian

đầu thúc kéo dai dau thục kéo đái

Đồng Hởi , 12/XI 261i T7 16V 12/X 178 A Luo Xt 7H 121 6 g 0

Huế 18/XII 15/1 31 SAV 16'X 194

Trang 34

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 33

Mạc dù không kéo dài như các tỉnh phía bắc, nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn tổn tại một mùa lạnh, mùa lạnh này biến động rất lớn tùy theo tình hình thời tiết hãng năm Trung bình, mùa lạnh ở vùng đồng

bằng ven biển và thung lũng thấp bắt đầu vào giữa tháng XII, kết

thúc vào thời kỳ giữa và cuối tháng T kéo dải trên dưới một tháng, ít hơn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị từ 30-40 ngày Trên vùng núi cao A Lusi, Bach Ma mua lạnh bất đầu sớm vào đầu tháng XI và kết,

thúc muộn vào đầu tháng II, kéo đài khoảng 4 tháng, nhiều hơn Đông Hơi khoảng 44 ngày Mùa nóng ở vùng đồng bằng và thung lũng thấp

ở Thưa Thiên Huế bát đầu vào đâu tháng TV, kết thúc vào tháng IX,

tháng X, kéo dài từ 180 đến 190 ngày Trên vùng núi cao từ 00m trở lên hầu như không có mùa nóng, chỉ có mùa mát

3.3 Biến động của nhiệt độ

Qua số liệu ở bảng 18 có thể thấn

về cơ bản là khứ hậu nóng vì số ngày có nhiệt độ trung bình trên 28:G

ng khí hậu Thừa Thiên Huế

vùng đồng bằng và thung lùng thấp chiếm từ 6-6,5 tháng Tuy nhiên,

vẫn có một thời kỳ nhiệt độ xuống rất thấp Nhiệt độ cao quá hay thấp

quá đều ảnh hưởng bất lợi đến quá trình sinh trưởng của cây Lrông,

vật nuôi và sức khỏe của con người Về mùa đông, nhiệt độ thấp có thể

xuống dưới õ"C ở vùng núi cao và dudi 10°C ở vùng đông bằng và ộ cao nhất có thể lên tới 40-41°Œ ở vùng đồng bằng và 38-39"C ở vùng núi cao (bang 18) Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tuyệt đối đạt từ 39-35%

thung làng thấp Về mua hè, nhiệt

Trang 35

34 Đặc điểm khíhậu- thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối năm thường xảy ra vào thời kỳ đầu của gió mùa tây nam (tháng IV, V, VI) chiếm từ 70-80% tần suất xuất hiện Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối năm thường xảy ra vào tháng I, thang I voi tần suất gần 80%, ngoài ra cũng có thể xảy ra trong thang XII va thang III với tần suất 8-14%

Các cực trị của nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện mặt đệm và độ cao địa hình, nên phân bố của chúng trong không gian rất phức tạp Ở vùng có lớp phủ thực vật, nhiệt độ cực đại thấp hơn và nhiệt độ cực tiểu cao hơn vùng đất trống và núi trọc Tuy tân suất

xuất hiện các nhiệt độ cực trị trong năm bhông lớn nhưng có khú

năng gáy thiệt hại cho sản xuất uà đời sống Vì vậy, việc tim hiểu khả năng xuất hiện của các giá trị này ở các vùng là điều cần thiết

Căn cứ vào số liệu quan trắc được, sử dụng hàm phân bố lý thuyét Gumbel có thể tính toán khả năng xảy ra một cực trị ứng với các chủ kỳ quay trở lại tùy ý Bảng 19 là kết quá tính toán khả năng

xuất hiện các cực trị của nhiệt độ

Bang 19: Kha nang xuất hiện các cực trị nhiệt độ ứng với khoảng

thời gian lặp lại Khoảng thời gian lặp lại Địa điểm 5 năm 10 năm 20 năm 30 nãm 50 năm Tx Tn Tx Tn Tx Tn Tx Tn Tx Th Huế 392 108 398 102 402 92 406 88 410 83 Nam Đông 39,8 89 40.2 7,7 407 65 41,0 58 412 5.0 A Lưới 36.5 58 374 45 382 3,1 387 24 392 2/0 Kết quả trong bảng 19 cho thấy trung bình cứ 5 năm một lần

nhiệt độ cao nhất ở Huế là 39,2°C, Nam Dong 39,8°C và A Lưới 36,5"C; còn nhiệt độ thấp nhất ở Huế là 10,8°C, Nam Dong 8,9°C va A Lusi

5,8'C Các kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế qian trắc Trong vòng 50 năm nhiệt độ ở A Lưới có khả năng xuống tới 2°C, tương đương với kết quả tính cho Pleiku

Trang 36

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thùa Thiên Huế 35

nhiều năm Đề đánh giá múc độ biến động của nhiệt độ có thể sử dụng độ lệch chuẩn (hay còn gọi là hệ số biến động) và biến suốt

tương đối của nhiệt độ Biến suất tương đối của nhiệt độ là tỷ số giữa

độ lệch chuẩn và giá trị trung bình (bảng 20)

Bang 20: Độ lệch chuẩn 8 0©) và hệ số biến động Cv (%) của nhiệt độ trung bình tháng Địa điểm - Hệ Tháng SỐ 1 HO HO V V VI VỊ VỤ X x Xx XỊ Huế S 12 16 16 12 08.07 06 06 05 07 10 1⁄2 œ 6 7 7 5 3 2 2 9 2 3 4 6 Nam Đẳng § 13 1⁄4 17 12 08 07 05 04 04 08 10 14 ằQW 6 7 7 5 38 9 2 2 2 3.5 6 A Ludi S$ 11 13 14 10 07 08 05 05 04 07 09 1,0 cw6 7 7 4 3 8 2 2 2 3 8 6

Nhiệt độ trung bình tháng sai lệch so với nhiệt độ trung bình

nhiều năm cùng thời ky từ 0,5°C đến 1,5°C Các tháng mùa hè có độ lệch chuẩn từ 0,4°C đến 0,8'C, các tháng mùa đông từ 1,0°C dén 1,5°C

Tương đương với độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên trong mùa hè dao

động từ 2-5%, còn trong mùa đông dao động từ 5-7%

Tóm lại chế độ nhiệt của Thừa Thiên Huế có những đặc điểm sau:

1 Thừa Thiên Huế có một nên nhiệt độ khá cao va co biến động

lớn oề mùa đông, giúp các loại cây trồng có khả năng hoàn thành nhiều vòng sinh trưởng trong năm

2 Số ngày rét đâm, rét hại vé mua déng không nhiều, nhưng

thôi tiết âm u kem theo nhiệt độ thấp kéo đài trong thời ky trổ bông

của lúa đông xuân là một trong những nguyên nhân gây mất mùa Cần có biện pháp chống rét cho người và gia súc Lrong mùa đông và

chống nóng trong mùa hè

3 Ở vùng núi cao Bạch Ma, A Lưới không có màa nóng, chí có mùa mát oà lạnh, Khí hâu Bach Mã tương tự với Đà Lạt về mặt

Trang 37

36 Đặc điểm khí hậu - thủy văn tính Thừa Thiên Huế

CHƯƠNG 4 CHẾ ĐỘ MƯA

Trà tỉnh nằm ở phía đông Trường Sơn giống như các tỉnh duyên

hải Trung Bộ, chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế chịu sự chỉ phối của cơ

chế hoàn la gió mùa Đông Nam A va bj tic động nưạnh mẽ cúa điều hiện địa hình nên có những đặc điểm khúc oói Bắc Bộ Táy Nguyên

cử Nam Bộ Trong khi thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ gần liên với sự hoạt động của gió mùa

tây nam, thì mùòa mưa ở Thừa Thiên Huế lại liên guan mật thiết uới giá mùa đông bắc

Nếu như vào những tháng VI,VIT,VIH, ở khu vực phía bắc là

thoi ky mua do anh hưởng của bảo, hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, đường đứt (Shear) đang hoạt động ở vĩ độ cao, thì khu vực miền Trung lại là một thời kỳ khô nóng do ảnh hưởng của hiệu ung “Phon” khi gió mùa tây nam vượt qua đãy Trường Sơn Khi vùng hoạt động của bảo, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới đã hài dần về phía nam

(thang EX, X), đồng thời giá mùa đông bắc bất đầu hoạt động, thì

mứừa lớn xảy ra ở Thừa Thiên Huế tạo ra biến trì nh mưa với hai cực đại Chế độ mưa ớ Thừa Thiên Huế không những khác miền Bắc,

Tây Nguyên và Nam Bộ về cơ chế gây mưa, mà còn khác về thời gian

bất đầu, kết Lhúc mùa mưa và mùa ít mưa 4.1 Mùa mưa và mùa ít mưa

Trang 38

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế _ 37

Mùa mưa là các tháng có lượng mưa tháng trên 100mm chiếm

tần suất >7ð% trong chuỗi quan trắc, những tháng còn lại là mùa ít mưa Kết quả tính toán mùa mưa cho Thừa Thiên Huế được ghi trong bảng 21 Bảng 391: Tần suất (%) xuất hiện lượng mưa tháng >100mm Tháng | woo VN V V VỊ VI IX X XI XH Địa điểm Gổ Bi 50 10 10 20 70 80 30 60 90 100 100 80 Phu Oc 35 12 0 29 59 41 24 53 100 100 100 88 Hué 30 15 5 10 40 30 15 60 85 100 100 90 Bình Điền 2 0 11 0 50 80 20 80 80 100 100 100 A Lưới 17 0 22 70 100 74 61 87 100 100 100 70 Phú Bài 79 21 21 16 21 31 26 31 95 100 100 89 Lộc Trì 56 22 0 11 87 67 22 55 89 100 100 89 Nam Đông 48 4 13 30 70 83 83 83 100 100 100 83

Thugng Nhat KÀI 0 8 31 98 87 75 75 87 100 100 69

Kết quả bảng 21 cho thấy ở Thừa Thiên Huế tên tại hai vùng có chế độ mưa khác nhau: vùng núi Nam Đông, A Lưới và vùng đẳng bằng ven biến

Ở vàng đồng bằng ven biển mùa mưa bắt đầu từ tháng IX, két

thúc vào tháng XII - kéo dài 4 tháng; mùa ít mưa kéo dài 8 tháng - từ

tháng I đến thang VIII

Ở vùng núi va gò đổi, mùa mưa bắt đầu từ tháng V hoặc tháng

VI, kết thúc vào tháng XII - kéo dài khoảng 7 hoặc 8 tháng; mùa ít

mưa kéo dài từ thang I dén thang IV hoặc thang V 4.2 Phân bố lượng mua

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mua nhiều nhất ớ nước ta Lugng mua trung bình hàng năm trong toàn tỉnh

Trang 39

38 Dặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

~ Trung tâm mưa lớn thứ nhất là khu vực Bạch Mã, Thừa Lưu,

Nam Đông, Phú Lộc với lượng mưa năm ở đây đao động trong khoảng

3.400-4.000mm, có năm trên 5.000mm như các năm 1973, 1996 và 1999 ở Nam Đông, đặc biệt năm 1980 ở Bạch Mã là 8.664mm

- Trung tâm mưa lớn thứ hai chịu ảnh hướng của dãy Trường

Sơn với Động Ngại cao 1.774m nằm trong huyện A Lưới, có lượng

mưa hàng năm trên 3.400mm, năm mưa nhiều nhất cũng vượt

ö.000mm, như tại À Lưới năm 1990 đo được: 5.086mm, 1996: 6.304mm, 1999: 5.909mm

Vùng ít mưa nhất là vùng đông bằng phía bắc của Thừa Thiên Huế, lượng mưa ở đây dao dong trong khoang 2.700-2.800mm (bang 22) Những năm mưa nhiều có thể lên trên 3.500mm như năm 1978,

1981, 1998 Riêng năm 1999 ở Huế đo được 5.641mm, Phú Ốc (Hương Trà) là 5.006mm Bang 22: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) Địa điểm Tháng Năm | II Hil IV Vv VỊ VI VII IX xX XI XI Cổ Bi 110 50 43 66 163 156 118 116 442 868 624 203 2.959 Phú Ốc 109 73 49 81 136 90 85 139 339 791 640 333 2865 Huế 114 56 38 66 1l2 190 73 124 375 754 665 321 2.878 Phú Bài 170 76 54 59 77 97 110 121 413 778 515 303 2.773 Lộc Trì 187 53 20 63 189 225 75 95 531 924 779 295 3.436 BìnhĐiển 106 50 29 79 140 166 88 159 425 838 692 394 3.166 Ta Luong 60 56 32 137 192 218 97 163 398 1024 846 285 3.508 Nam Đông 100 55 47 101 212 242 171 204 422 1041 760 291 3.646 A Ludi 67 44 63 159 233 207 165 191 414 935 743 280 3.511

Nhìn chung, lượng mưa năm tăng dần từ đông sang tây và từ

Trang 40

Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế 39

Như vậy, trong tỉnh Thừa Thiên Huế có hai vùng mưa tương đối khác biệt không những về lượng mưa, mùa mưa, mà còn tỷ lệ mưa vào các thời kỳ trong mùa mưa và mùa ít mưa (bảng 23)

Bang 23: Tỷ lệ (%) lượng mưa mùa (mm) thời kỳ mưa nhiều nhất và mưa ít nhất so với tổng lượng mưa năm

Mùa ít mưa Mùa mưa

Địa điểm (—-VH {iV IX-XH X-XI Tổng Tỷ Tổng Tỷlệ Tổng THI Tổng Tylé lượng ) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Cé Bi 822 28 159 5 2.137 72 1.492 50 Phú Ốc 762 27 203 7 2103 73 1431 50 Huế 763 27 150 5 2115 73 «141949 Phú Bài 764 28 189 7 2.009 72 1203 47 Phú Lộc 907 26 136 4 2529 75 1.703 50 Binh Điển 817 26 158 5 2349 74 1530 48 Ta Luong 955 27 225 6 2553 73 1870 53 A Lưới 1.129 32 268 8 2.382 68 1678 48 Nam Đông 1.132 31 203 6 2514 69 1810 49 Để tiện so sánh, chúng ta xem thời kỳ ít mưa trên toàn lãnh thổ

kéo đài từ tháng I đến tháng VIII (mặc dù có một mùa mưa phụ từ

tháng V đến thang VII ở vùng núi); Tổng lượng mưa trong thời kỳ nay đao động từ 762mm ở vùng đồng bằng phía bắc và tăng lên 817- 1132mm ở vùng núi, chiếm tỷ trọng Lừ 27-28%, riêng Nam Đông, A Luưới chiếm tới 31-32% tổng lượng mưa năm, trong đó 3 tháng ít mưa nhất (tháng II-IV) chỉ chiếm 3-8%

Tổng lượng mưa năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa chính của tỉnh (từ thang IX đến tháng XI, với tổng lượng mưa khoảng 2.000mm ở vùng đồng bằng phía bắc, tăng lên 2.300-2.500mm ở vùng núi và đồng bằng phía nam 8o với tổng lượng mưa năm thì lượng mưa thời kỳ này chiếm 68-73% đối với vùng núi và 72-75% đối với vùng đồng bằng ven biển và gò đôi thấp Mưa đặc biệt lớn vào hai

Ngày đăng: 13/10/2022, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w