1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

The position of the gulf of tonkin for development cooperation between china and vietnam, and southeast asian countries

10 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

Trang 2

HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUE

VI THE VINH BAC BO BOI VOI HOP TAC PHAT TRIEN GIỮA TRUNG QUÓC VỚI VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC DONG NAM A

Trần Đức Thạnh!, Đặng Hoài Nhơn!, Nguyễn Văn Thảo!

Abstract

The position of the Gulf of Tonkin for development cooperation between China and Vietnam, and Southeast Asian countries

With China, the Gulf of Tonkin is not only a rich sea to develop its marine economy, but it also has an important position to develop economic cooperation with Vietnam and other countries in Southeast Asia Thanks to the Gulf of Tonkin, China has built the Guangxi Beibu Gulf Economic Zone, thereby developing economic cooperation "Two Corridors - One Belt" with Vietnam More broadly, the Pan-Beibu Gulf Economic Cooperation zone has been established, along with the Nanning-Singapor Economic Corridor and the Greater Mekong Subregion to form the “One Axis-Two Wing" This framework is the cornerstone of the China-ASEAN Free Trade Area (CAFTA)

Key words: Gulf of Tonkin, China, Vietnam, ASEAN, economic cooperation

1 MỞ ĐẦU

Vịnh Bắc Bộ (VBB) là vịnh chung, có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả Việt Nam (VN) và

Trung Quốc (TQ) Đây là vùng biên tận cùng phía Tây Nam TQ có giá trị tài nguyên vị thế hết sức to

lớn đối với nước này Không chỉ giàu có tài nguyên cho phát triển kinh tế biển trên vịnh với các lĩnh

vực hải sản, dầu khí và năng lượng I biên, cảng và hàng hải, dịch vụ biển v.v., VBB còn được TQ khai

thác và phát huy các giá trị to lớn về tài nguyên vi thế địa kinh tế và địa chính trị của vịnh với tư cách là một cửa mở hợp tác phát triên với Việt Nam và các nước Đông Nam Á (ĐNA) Bài viết này nhằm

làm rõ vị thế của VBB đối với hợp tác phát triển giữa TQ với VN và các nước DNA 2.BÓI CẢNH CHUNG

2.1.Quan hệ kinh tế phát triển

Trong thập kỷ qua, TQ đã nỗi lên như một đối tác quan trọng của ASEAN (Hiệp hội các Quốc

gia ĐNA) trong thương mại, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Thương mại song phương đạt 395 tỷ USD trong năm 2015, chiếm 15% thương mại bên ngoài của ASEAN và khiến TQ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khu vực [13] TQ là thị trường xuất khâu hàng đầu của ASEAN, thi phan có

thê so sánh với ba điểm đến hàng đầu khác: Mỹ, EU và Nhật Bản Ngược lại, TQ là đối tác nhập khẩu lớn nhất đối với khối này, chiếm 21%

Theo báo cáo của Hội đồng thương mại TQ - ASEAN, kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN - TQ năm 2014 đạt mức 480 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2013 và mức tăng này cao gấp

2,5 lần so với mức tăng trưởng thương mại chung của TQ ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ

3 của TQ, đứng sau EU và Mỹ, chiếm hơn 11% tông kim ngạch thương mại của TQ Hợp tác kinh tế thương mại giữa khối này và Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian dài vừa qua và đã trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - TQ Năm 2014, VN đã vươn lên trở

Trang 3

HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUÉ

trong các nước ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 83 tỷ USD, tăng 27%, trong đó

TQ xuất khâu sang VN hơn 63 tỷ USD và nhập khẩu hơn 19 tỷ USD [12] Đến giữa năm 2018, VN đã vượt Malaysia trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với TQ.!

2.2 Tranh chấp trên Biển Đông

Một bước quan trọng về duy trì ôn định trên Biển Đông là TQ và tất cả các quốc gia thành viên ASEAN đã ra Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông vào tháng 12/2002 (DOC), cam kết quan

tâm hoặc thực hiện các hoạt động hợp tác trên Biên Đông Điều 6 của DOC nêu rõ: “Trong khi chờ đợi

một sự dàn xếp toàn điện và bền vững những tranh chấp, các bên liên quan có thê tìm kiếm hoặc tiễn hành các hoạt động hợp tác Những hoạt động này có thê bao gồm các điều sau đây: Bảo vệ môi

trường biên: Nghiên cứu khoa học biển; An toàn hàng hải và thông tin trên biển, Hoạt động tìm kiếm

cứu hộ; Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, kê cả nhưng không hạn chế trong hoạt động buôn

lậu các loại thuốc cấm, hải tặc và cướp có vũ trang trên biển, hoạt động buôn bán trái phép vũ khí Thê

thức, quy mô và địa điểm, đặc biệt là | sự hợp tác song phương và đa phương cần phải được thỏa thuận

bởi các bên có liên quan trước khi triển khai thực hiện trong thực tế” Các nước cam kết giải quyết các tranh chấp chủ quyên trên biển và quyền tài phán bằng các phương pháp hòa bình, không sử dụng vũ

lực Trung Quốc cũng đã ký được một số các thỏa thuận song phương liên quan đến phân định ranh giới biên và quản lý nghề cá, ví dụ, thỏa thuận nghề cá với Nhật Bản (1997), Hàn Quốc (2000) và VN

(2000), hiệp định ranh giới biển với VN (2000) [17]

TQ đưa ra chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” về hình thức phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, có thê áp dụng như là một giải pháp tạm thời cho một số khu vực tranh chấp trên

Biên Đông Thực tiễn khai thác chung trên thé giới, các quốc gia hữu quan tiến hành khai thác chung

trên cơ sở các bên có chủ quyền đối với khu vực tranh chấp và việc khai thác chung không ảnh hưởng đến kết quả phân định cuối cùng [7] Tuy nhiên, TQ luôn gắn chủ trương này với “chủ quyển không

thê cối cãi” của họ với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN và đường lưỡi

bò ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyên kinh tế của VN và một số nước ĐNA trên Biển Đông là điều không thê chấp nhận

TQ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và khối này là đối tác thương mại lớn thứ 4 của TQ, lợi ích kinh tế và tiềm năng hợp tác giữa hai bên rất lớn Một trong những giải pháp căn bản

là TQ thay đổi cách tiếp cận theo hướng dung hòa lợi ích của các bên, từ đó hướng tới bản COC phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý để giải quyết tranh chấp trên Biên Đông Khi đó, lòng tin sẽ được củng cố, hợp tác sẽ được tăng cường, những nguy cơ xung đột trên Biển Đông sẽ được khống chế Có như vậy mới góp phần giải quyết được thách thức giữa

ASEAN và TQ một cách bền vững [2]

2.3 Hợp tác trên Vịnh Bắc Bộ

Trên cơ sở Hiệp định phân định VBB và Hiệp định hợp tác nghề ca trong VBB ky két nam 2000, gần 20 năm qua, hai nước VN và TQ đã có nhiều hoạt động hợp tác có hiệu quả trên vịnh về các lĩnh vực phát triển kinh tế; bảo vệ tài nguyên và môi trường: tìm kiếm cứu hộ, đảm bảo an ninh, an toàn và chủ quyền trên vịnh; góp phần ôn định hòa bình và hợp tác phát triển khu vực; hợp tác trong

Trang 4

HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - DAI HOC HUE

tiên có thể rút ra từ 16 năm hợp tác Trung-Việt trên VBB (2000-2016) sau ký kết hiệp phân định ranh giới trên biển là các hoạt động cụ thê trong các lĩnh vực kinh tế (thủy sản, dâu khí) và an ninh (tập trận chung) còn khá hạn chế Trung Quốc muốn từ VBB và mở rộng ra vùng ngoài cửa vịnh là một thử nghiệm cho chính sách ngoại giao biên của họ ở DNA về các cách thức đối thoại mới và xem xét phản

ứng của các đối tác Với hoạt động ngoại giao, TQ có vẻ muốn thuyết phục VN và tất cả các đối tác mới ở Đông Nam Á đi vào quỹ đạo của mình trong khi vẫn tiếp tục đơn phương tăng cường vị thế

trên Biên Đông

3 VI THE CUA VINH BAC BO DOI VOI HOP TAC PHAT TRIEN CUA TRUNG QUOC VOI

VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC

3.1 Hợp tác Hai hành lang - Một vành đai

Trước đây, Quảng Tây thuộc tỉnh nghèo nhất TQ mãi đến năm 1965, mới được Quảng Đông

chính thức nhường lối ra biên VBB Nhờ có VBB, Quảng Tây mới có cơ hội tiếp cận với đại đương và có khu kinh tế VBB Quảng Tây [14] Khu Kinh tế VBB Quảng Tay (GBGEZ -Guangxi Beibu Gulf Economic Zone), duoc Quốc vụ Viện TQ chính thức phê chuẩn thành lập vào ngày 01/06/2008 [11]

Đây là cực tăng trưởng mới thứ 6 của TQ sau các khu phố Đông Thượng Hải, Thiên Tân, đồng bằng Châu Giang (Trùng Khánh - Thành Đô), đồng bằng Trường Giang (Vũ Hán, Tư Đàm - Hồ Nam) và

Bột Hải

Với tầm chiến lược dài hạn, Khu kinh tế

VBB Quảng Tây đã phát triển nhanh chóng, trở

thành vị trí chủ đạo chủ đạo cho tăng trưởng chung của tỉnh Quảng Tây Tại đây đã phát triển các

ngành công nghiệp: thông tin điện tử, hoa dau, luyện kim, vật liệu mới, thực phẩm và hệ thống

công nghiệp hiện đại trên biên khác Hệ thống cảng có công suất thiết kế gần 250 triệu tấn, đã đạt 219

triệu tắn vào năm 2017 Vào năm 2017 Khu kinh tế

này ước tính GDP đạt khoảng 730,5 tỷ đồng NDT, :

qua mười năm có tốc độ tăng trưởng trung bình Hừi 1 Sơ đồ kê hoạch "Hai hành lang và một hàng năm khoảng 11,7% và so với năm 2008, đã vành đai kinh tế" (Nguồn: Tân Hoa xã có chỉnh

tăng khoảng 2.4 lần [16] biên) J5]:

Sáng kiến “Hai hành lang một vành đai”! (hình 1) do Thủ tướng VN Phan Văn Khải đưa ra trong cuộc hội đàm với Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo (5/2004) Hai bên đã xác định hợp tác “hai hành

lang, một vành đai” không phải là khu kinh tế độc lập mà sẽ là khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia

trong khuôn khô khu vực mậu dịch tự do ASEAN - TQ (ACFTA: ASEAN-China Free Trade Area; hay còn gọi là CAFTA: China-ASEAN Free Trade Area) va hop tac tiểu vùng sông Mê Kông mở

rộng (GMS - Great Mekong Subregion) Nghĩa là, mô hình này sẽ mở cho các nước khác tham gia hay

Trang 5

HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRUONG DAI HOC KHOA HOC - DAI HOC HUE

Vành đai kinh tế VBB là quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước VN va TQ về phía TQ, Vành đai có 3 tỉnh là Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam; về phía VN, Vành đai kinh tế VBB gồm 10 tỉnh ven biển từ Quảng Ninh dến Quảng Trị Khu vực nay co nhiều điều kiện thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế như nằm dọc theo tuyến đường Bắc - Nam, có thé giao lưu đi lại thuận tiện cả bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ; có tài nguyên đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có nhiều cửa sông, cảng

biển thuận lợi cho phát triển các nghề đóng tàu, đánh cá, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triên du lich,

van tai bién Vanh dai tao ra mot tuyến kinh tế động lực trong phát triên quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa VN và TQ sắn liền với việc khai thác các lợi ích kinh tế tir VBB [9] Vanh dai là cửa

ngõ, câu nối đề TQ vào ASEAN và ASEAN vào TQ Vành đai VBB có thể có tác động sâu sắc đến

việc bảo vệ và phát triển tài nguyên khoáng sản biển và thủy sản, giám sát và bảo vệ môi trường biên, và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và các ngành công nghiệp trên vành đai

3.2 Hợp tác phát triển Một trục - Hai cánh

Theo cách gọi của TQ, “Một trục — ll a i

Hai cánh” là không gian hợp tác phát triển về ,Tiểu ving — ra Tai 4

* BR ath ÿ gu CA oR “Mekong `

phia Nam VỚI Các Nước ASEAN cả trên biên ee z cung c : td kinh va trén dat lién trong moi quan hé ho tro cho ; 7 48 Vink Bic BG

Hợp tác Khu vực Thương mại Tự do tins lang inh té ` em

ASEAN - TQ (hình 2) Ở đây, “Trục” là Vem -Singappr

Hành lang kinh té Nam Ninh — Singapor TT nc t pan

(NSEC - Namning-Singapor Economic ; ‘ 7

Corridor) Cánh phía Đông là vùng Hợp tác \ ' ` ~ *

kinh tế VBB mở rộng (PBG - Pan-Beibu \ k

Gulf), 1a hợp tác trên biển giữa TQ và —Wx

ASEAN Cánh phía Tây là Tiêu vùng Mê à © ` * |

Kông mở rộng (GMS - Greater Mekong > N ae * 7

Subregion), la hop tac trén dat li¢n dựa trên ' a > `

hệ thống sông Lan Thương -Mê Kông [|

“Một Trục và Hai Cánh” độc lập tương đôi, Hừnh 2 Hành lang kinh tế Nam Ninh — Singapor trong

nhưng có liên quan, tạo thành khung hợp tac — mdi quan hệ Một trục — Hai cảnh với vùng hợp tác kinh

kinh tÊ khu vực mới giữa TQ và ASEAN tế VBB mở rộng và Tiễu vùng Mê Kông mở rộng [”}

Họp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mớ rỘng

Hợp tác kinh tế VBB mở rộng (PBG - Pan Beibu Gulf) duoc dé xuat lần đầu tiên tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế của Vành đai VBB tại Nam Ninh, TQ, vào ngày 20-21/7/2006 Bảy thành viên đâu

tiên bao gồm TQ, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapor và VN gọi là khung 6 + 1 [8] Tại

Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBB mở rộng lần thứ 4 vào tháng 8/2009 đã triển khai khung 7 + 3 (Brunei,

Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philppin, VN và Thái Lan từ ASEAN và Quảng Tây, Quảng Đông

và Hải Nam từ TQ) Khu vực Hợp tác kinh tê VBB mở rộng phân bố trên chiều dài 3.000 km từ Bắc

xuống Nam và rộng 2.000 km từ Đông sang Tây, nằm trong lãnh thổ TQ và VN và mở rộng xuống các khu vực phía Nam bao phủ các phần khác của Biên Đông và các nước ASEAN xung quanh Hiện tại, hợp tác bao gồm VN, Malaysia, Singapor, Indonesia, Brunei, Philippin và Thái Lan cũng như các tỉnh Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây ở TQ Khu vực bao gồm một diện tích đất 3.83 triệu km” và

tông dân số khu vực 669 triệu người vào năm 2007 (bảng l)

Trang 6

HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRUONG DAI HOC KHOA HOC - DAI HOC HUE

Tương lai có thể sẽ là khung 8 + 6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, VN, Thai Lan, Campuchia từ ASEAN và Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Hông Kông, Ma Cao, Đài Loan từ

TQ)

Hợp tác nay có lợi ích mở rộng không gian phát triển kinh tế và thị trường trong khu vực, tạo ra những điểm nhân kinh tế mới, có lợi cho phát huy sức mạnh, sức cạnh tranh tổng thể của toàn khu vực Từ đó hoài vọng tạo khả năng hình thành một vành đai kinh tế tăng trưởng mới ở phía bờ Tây Thái Bình Dương Theo các đặc điêm địa lý, nền tảng mục tiêu và định hướng phát triển, các lĩnh vực

chính đề hợp tác ban đầu được đề xuất bởi các sở có liên quan là cảng và vận tải, đầu tư, năng lượng,

du lịch, nông nghiệp và thủy sản Đây là những lựa chọn tốt, nhưng sẽ có nhiều thách thức trong thực tê Bang Ì Diện tích và dan số (2007) các nước và vùng lãnh tho trong khu vực hợp tác kinh tê Vịnh Bắc Bộ mở rộng gia, ; Dién tich Dan lãnh thô i Việt Nam 329 85,15 Thai Lan 513 65,00 sia 330 27,17 Si r 0.7 4 Brunei 5.8 0,38 Indonesia 1904 245,45 ippi 301 88,70 T 236 50,02 Đô 179 94,49 Hai Nam 34 8,45 T 3832.5 669,39

Nguon: China-ASEAN Almanac 2008 va cde bdo cdo thong ké cia Quảng Tây, Quảng Đông

và Hải Nam năm 2007 Dân số Brunei năm 2006

— Việc hợp tác thủy sản và năng lượng biển được coi là ưu tiên hàng đầu, nhưng tranh chấp ở

Biên Đông đã khiến các bên khác nhau rất khó khăn đề chân thành có những nỗ lực chung

VBB có vai trò là nhân tố quyết định sự ra đời của Khu kinh tế VBB Quảng Tây đã được Chính

phủ TQ phê duyệt vào tháng I năm 2008 Phía TQ coi khu kinh tế này là khu vực cốt lõi cho dự án

kinh tế VBB mở rộng Hợp tác VBB mở rộng được coi có phân 3 tầng: Khu kinh tế VBB Quảng Tây vành đai kinh tế VBB va Hợp tác kinh tế VBB mở rộng [8] Kế hoạch phát triển Khu kinh tế VBB Quảng Tây và sự phát triển và mở cửa của VBB đã trở thành một chiến lược phát triển quốc gia của

Trung Quốc Điều này cho thấy Khu kinh tế VBB Quảng Tây không chỉ đơn thuận là kinh tế của tỉnh này hay của TQ nữa Nó đã được tích hợp vào kế hoạch tổng thê phát triển kinh tế khu vực ở TQ và trở thành hợp tác kinh tế khu vực quan trọng giữa TQ và ASEAN Khu kinh tế VBB Quảng Tây được coi là một khu vực hợp tác kinh tế quốc tế quan trọng kết hợp với ASEAN, vì vậy được TQ kỳ vọng nó trở thành vùng lỗi trong khu vực kinh tế VBB mở rộng

Hợp tác kinh tế VBB mở rộng sẽ tác động đối với sự phát triển và giúp tăng cường tiềm lực của TQ: hỗ trợ quan trọng cho phát triển khu vực Tây Nam và Tây TQ: thực thi chiến lược phát triển miền Tay cua TQ; hỗ trợ quan trong cho việc thực hiện chiến lược năng lượng của TQ; kỳ vọng mở rộng và

tạo điều kién 6 ôn định hơn khu vực Biên Đông [14] Mac du Hop tac kinh tế VBB mở rộng dường như

có nhiều triền vọng và đem lại những lợi ích về mặt kinh tế chung cho các bên, cả TQ và các nước ASEAN, nhưng cũng gặp phải một số thách thức cần phải vượt qua [6]

Trang 7

HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRUONG DAI HOC KHOA HOC - DAI HOC HUE

Hành lang kinh tế Nam Ninh — Singapor

Hanh lang kinh tê Nam Ninh - Singapor là sáng kiến khởi đầu vào năm 2010 6 DNA, két nối nhiều thành phố ở miền Nam TQ với Hà Nội ở VN, Vientian ở Lào, Phnom Penh 6 Campuchia, Bangkok 6 Thai Lan, Kuala Lumpur 6 Malaysia va Singapor bằng đường bộ, đường sắt và đường ống

dẫn hiện đại

Với chiều dài 5000km, Hành lang kinh tế Nam Ninh- Singapor kết nối TQ với 7 quốc gia ở

ĐNA: VN, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapor [15] Hành lang nhằm kết nối tốt hơn

các nền kinh tế trên hệ thống, phát huy các sáng kiến phát triển kinhtế xuyên biên giới và khuyến

khích phát triển trên toàn khu vực thương mại tự do ASEAN-TQ

Đối với TQ, hành lang này là ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ chặt chẽ với vùng kinh tế

VBB mở rộng, được chú ý vào cả vùng biển và vùng ven biển Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapor được quan niệm hoạt động như một kênh vận tải quốc tế, cực tăng trưởng khu vực Với ảnh

hưởng và định hướng kinh tế, nó là một kênh quốc tế quan trọng kết nối vùng Hợp tác kinh tế VBB mở rộng và Tiểu vùng Mê Kông mở rộng [8]

Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

Hợp tác này bao gồm TQ (chủ yếu là các tỉnh Tây Nam) và các nước ASEAN trên đại lục, bao

gồm Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và VN Năm 2004, Quảng Tây cũng tham gia Hợp tác mở rộng theo yêu cầu của phía TQ mặc dù tỉnh này không nằm trong lưu vực sông Mê Kông Điều này chứng tỏ TQ rất coi trọng vị thê của Quảng Tây gắn với VBB và hiểu rằng VBB có một vai trò quan trọng đối với hợp tác Tiêu vùng Mê Kông thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây Tiểu vùng Mê Kông mở rộng là một khu vực kinh tế được gắn kết theo sông Mê Kông, có diện tích lưu vực 2,6 triệu

km” và dân số 333,8 triệu người ADB va các đối tác phát triển khác hỗ trợ Chương trình Tiểu vùng

Mê Kông mở rộng nhằm xác định và triển khai các dự án ưu tiên cao trong một loạt các lĩnh vực Chương trình đã thông qua chiến lược gồm ba trụ cột [1]:

- Nâng cao khả năng kết nối thông qua phát triển bên vững hạ tầng vật chất và chuyên đôi các hành lang giao thong thành các hành lang kinh tê xuyên quôc gia

- Cải thiện năng lực cạnh tranh thông qua hỗ trợ hiệu quả vận tải hành khách và hàng hóa xuyên biên giới, hội nhập thị trường, các quy trình sản xuất và các chuỗi giá trị

- Nâng cao ý thức cộng đồng thông qua các chương trình và dự án nhằm giải quyết những quan

ngại chung về xã hội và môi trường

Chương trình bao gồm các nội dung hợp tác cụ thê như hỗ trợ giao thông và thương mại, năng lượng, nông nghiệp, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đô thị, du lịch, công nghệ thông tin và truyền thông, các khu kinh tế cửa khẩn và đa ngành khác, phát triển các hành lang kinh tế của tiêu vùng Khuôn khô đầu tư vùng cho tiêu vùng được Bộ trưởng các Quốc gia thành viên thông qua vào tháng 12 nam 2013, nham trién khai Khuén khé Chién luoc qua việc xác định một danh mục các dự án hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư ưu tiên từ năm 2013 đến năm 2022 Quy mô đầu tư bao gồm 200 dự án trên 10 lĩnh vực, với mức đầu tư ước tính trên 50 tý USD Kế hoạch triên khai đầu tư tiêu vùng đã xác định được một danh mục gồm 92 dự án ưu tiên cao cho giai đoạn 2014-2018

Trang 8

HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ

TIEU VUNG ME-KONG MO RONG

Các hành lang giao thông là cơ sở hình CÁC HÀNH LANG KINH TẾ |

thành ba hành lang kinh tế chính của Tiêu vùng 1 ®

Mê- kơng Mở rộng đó là: () Hành lang Kinh tế £ =

Bac-Nam, (ii) Hanh lang Kinh té Déng-Tay va , { ⁄

(1i) Hành lang Kinh tế Phía Nam (hình 3) Hành lang Dong-Tay là một trong những hành lang kinh tế trọng yêu của tiêu vùng Đây cũng là tuyến chính của hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội - Bangkok Năm 2002, TQ và

ASEAN đã đồng thuận xây dựng Khu vực Thương mại tự do TQ-ASEAN và đồng ý đưa

Hop tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng là một trong những thành phần quan trọng của Khu vực

Thương mại tự do TQ-ASEAN Do đó, Hợp tác Tiểu vùng Mê kông mở rộng (GMS) tao moi trường thuận lợi hơn đê hoạt động, với sự bảo dam cao hơn cho các cơ chế hợp tác [8] Đối thoại và hợp tác giữa các nước trong lưu vực sông Mê Kông là rất cần thiết nhằm tránh những

nguy cơ tiềm ân từ các vần đề môi truong xuyen prin 3 Tiéu vùng Mê Kông mở rộng và các hành

biên giới phát sinh từ các hoạt động kinh tế [ 10] lang kinh tế [1] Ì

3.3 Hợp tác kinh tế khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN

Khu vực Thương mại Tự do TQ —- ASEAN (CAFTA), hay ASEAN-TQ (ACFTA), là hợp tác

kinh tế của 10 Quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia DNA (ASEAN) va TQ [9] Nam

1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapor đã quyết định

thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA) Ban đầu Khu vực chỉ có sáu nước

la Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapor va Thai Lan (ASEAN-6) Sau nay, cac nước Campuchia, Lào, Myanma và VN tham gia ASEAN và trở thành thành viên của AFTA Đây là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN, thuc hién tién trình giảm

dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dân các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hải

hòa thủ tục hải quan giữa các nước

TQ lần đầu tiên để xuất ý tưởng về Khu vực Thương mại Tự do TQ - ASEAN vào tháng 11

năm 2000 và Hiệp định khung do I1 nước đã được ký kết vào ngày 04/11/2002 tai Phnom Penh,

Campuchia TQ muốn thu hút đầu tư của một lực lượng Hoa Kiểu rất lớn lên tới 24 triệu người tại các

quốc gia ASEAN vì người Hoa nắm giữ huyết mạch kinh tế của các nền kinh tế lớn nhất ASEAN như Thai Lan, Malaysia, Singapor và Indonesia [2]

Hợp tác thương mại tự do TQ — ASEAN g6p phan lam diu, giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông và trong mối quan hệ này, VN là đầu cầu - cửa ngõ Những mâu thuẫn, tranh chấp về biên giới trên đất liền, VBB và Biển Đông được tháo gỡ sẽ ảnh hưởng to lớn đến quan hệ ASEAN-TQ Nhìn

nhận từ phía TQ, lợi ích kinh tế của hợp tác sẽ mở ra một thị trường thương mại nhiều tiềm năng đối

với phát trién kinh tế của cả TQ và ASEAN: mở ra thị trường vốn và công nghệ tuy không lớn nhưng

quan trọng đối với cả hai bên; giúp TQ phát triển nhanh chóng vùng Tây Nam; tạo môi quan hệ ràng buộc lẫn nhau, tăng cường an ninh kinh tế và lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của TQ và ASEAN: góp

Trang 9

HỘI ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ

phần thúc đây mạnh quan hệ TQ- ASEAN làm cơ sở quan trọng cho cả hai bên trong quá trình mở cửa

hội nhập với thế giới [4]

Trong hợp tác thương mại tự do TQ — ASEAN, TQ còn cố gắng phát triển mối quan hệ kinh tế với các quốc gia và tô chức khác, mà hợp tác “Hai hành lang - Một vành đai” với Việt Nam là một ví dụ TQ cũng đang tăng cường tham gia sâu vào các hợp tác khu vực khác ở phía Nam ĐNA, ví dụ các hợp tác Tam giác tăng trưởng Indonesia - Malaysia - Singapor (SHORI)', Tam giác tăng trưởng Indonesia-Malaysia-Thái Lan (IMT-GT)?, Khu vực tăng trưởng Đông Nam Á (BIMP-EAGA) và

Hành lang kinh tế Nam Ninh — Singapor Tuy nhiên, khung cơ cấu trúc hợp tác “Một trục — Hái cánh”

vẫn là chủ đạo, trong đó VBB nỗi lên như là một cánh cửa trọng yếu ra vào giữa TQ và ASEAN

4.KÉT LUẬN

VBB không chỉ có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế — xã hội vùng Tây Nam TQ là còn có vị thể đặc biệt quan trọng đối với chủ trương và chiến lược của TQ hợp tác phát triển với VN và các nước trong khu vực ASEAN Nhờ có VBB mà hình thành Khu kinh tế VBB Quảng Tây - nhân tố quan

trọng đề hình thành hợp tác kinh tế “Hai hành lang - Một vành đai” với Việt Nam VBB đã trở thành là

cửa ngõ và câu nối giữa TQ và ASEAN với việc hình thành tiếp theo hợp tác VBB mở rộng giữa TQ và 7 Quốc gia ĐNA Cũng từ đó, đã hình thành nên cấu trúc hợp tác kinh tế “Một trục - Hai cánh”:

trục Nam Ninh - Singapor và cánh phía biên là hợp tác VBB mở rộng và cánh phía lục địa là hợp tác

tiêu vùng Me Kông với sự tham gia của Quảng Tây nằm trên bờ VBB, dù tỉnh này không nằm trong

lưu vực Mê Kơng TQ hồi vọng hợp tác hiệu quả Việt - Trung trên VBB sẽ là một ví dụ thuyết phục các nước trong khu vực về giải quyết tranh chấp trên biên Đồng thời, Hợp tác Khu vực Thương mại

Tự do TQ - ASEAN (CAFTA) trên khung cơ bản của cấu trúc “Một trục — Hai cánh” được thúc đây

sẽ tăng cường ảnh hưởng về kính tế và chính trị của họ về phía Nam Nhìn nhận ở góc độ tích cực, các hợp tác này góp phần đối thoại và giảm bớt những căng thăng trên Biển Đông

LỜI CẢM ƠN

Đây là kết quả nghiên cứu từ hỗ trợ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho hoạt động

nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu viên cao cấp năm 2019, nhiệm vụ mã số: NCVCC23.01/19-19 Các tác giả xin chân thành cảm ơn

1 Tam giác tăng trưởng Indonesia — À4alaysia —Singapore SUORI được thành lập vào năm 1994 giữa ba nước, Indonesia, Ä4alaysia và Singapore, nhằm lăng cường các liên kết kinh tế trong khu vực và tối wu hóa sự bỏ trợ giữa ba nước Bắt đâu là

Tam giác tăng trưởng SUORI vào năm 1989, bao gôm Singapore, Johor (Mñalawsia), và một phần của quần đảo Riau đặc biệt là quan dao Riau (Indonesia)

? Tam giác tăng trong Indonesia - Malaysia - Thai Lan (MT-GT) khéi dau vao ndm 1993, là một khung chiến lược hợp tác kinh tế quốc tế của quốc gia đề phát triển khu vực ở phía nam Thái Lan, một số khu vuc cia Malaysia (Kedah, Perlis, Perak, Penang, Selangor, Kelantan), Melaka, Negeri Sembilan) và một số khu vực của Indonesia (Aceh, Bac Sumatera, Tay Sumatera, Riau, Jambi, Bengkulu, Riau, Bangka Belitung, Lampung) tré thanh 'tiéu ving phat trién lién tuc, tién bộ, giàu có,

hòa bình và cuộc sống chất lượng

3 Kim vực tăng trưởng Đóng Nam ,Í (BIMPT-EAGA) là một sáng kiến hợp tác kinh tế khu vực ở ĐNA, gâm bón thành viên:

Brunei, Indonesia, Malaysia Philippines va Timor Leste, ra đời vào năm 1994 Mục tiêu của BIMP-EAGA là thúc đẩy phát triển kinh tế ở bắn khu vực tập trung của bẵn quốc gia, nằm xa thủ đô quốc gia, nhưng lại gần nhau, ở một trong những nơi có nguồn tài nguyên giàu nhất vùng BIMP-EAGA được định hướng thị trường và hoạt động thông qua một cơ cấu tổ chức

phi tập trung liên quan đến bốn chính phú và khu vực tư nhân

Trang 10

HỌI ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC HUẾ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 10 11 12 13 14 15 16

ADB, 2015 Chương trình hợp tác kinh tế Tiêu vùng Mê Kông mở rộng Giấy phép Sản phẩm Sáng tao chung 3.0 IGO (CC BY 3.0 IGO) Số lưu chiêu: ARM157283-2

https://www.adb.org/vi/publications/greater-MéK 6ng-subregion-economic- cooperation-program-overview

Nguyễn Ngọc Anh, 2017 Tranh chấp Biển Đông: Thách thức trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc nhìn từ cách tiếp cận của Trung Quốc về quyền lực Tạp chí Nghiên cứu

Nước ngoài, Tập 13, số 1(2017):11-18

Benoit de Tréglodé, 2017 Délimitation maritime et coopération sino-vietnamienne dans le golfe du Tonkin (1994-2016) Perspectives chinoises [En ligne], 2016/3 | 2016, mis en ligne le 15 septembre 2017, consulté le 15 septembre 2017

http://perspectiveschinoises.revues.org/7434

Hồ Châu, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, 2006 Khu Mậu dich tự do ASEAN -

Trung Quốc: Quá trình hình thành và triên vọng Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội 179tr

China Global Television Network, 2017 China-Vietnam all-round strategic cooperation

pays off China 2017-11-11 14:03 GMT+8

https://news.cgtn.com/news/344d444f34597a6333566d54/share_p.html

Daisuke Hosokawa, 2009 Pan- Beibu Gulf economic cooperation — China’s new initative in cooperation with ASEAN Osaka Keidai Ronshu, 60(2): 67- 78

Nguyễn Ba Dién, Nguyễn Hung Cường, 2017 Chính sách “gác tranh chấp cùng khai thác” của Trung Quốc ở Biển Đông và giải pháp cho Việt Nam Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN Tập 33, số 3 (2017): 21-32

Gu Xiaosong, 2011 Chapter 3 The Planning and Challenges of the Pan-Beibu Gulf

Economic Cooperation 37-56 In Ming jiang LI, Chong Guan KWA (eds.), 2011 China- Asean sub-regional cooperation: Progress, Problems and Prospect World Scientific

Publishing Co Pte Ltd 172p

Phùng Thị Vân Kiéu (chủ biên), 2006 Xây dựng vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ trong

tiên trình hình thành khu vực tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc Đề tài khoa học cap Bo Thuong mai Ma số: 2005-78-016 Lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Thương mại Lu Xixi, 2006 Transboundary Environmental Issues of the Mê Kông River: Cooperation or Conflicts among the Riparian In: John Wong, Zou Keyuan,Zeng Huaqun (editors),2006 China-AASEANn relations: Economic and Legal Dimensions World

Scientific Publishing Co Pte Ltd Pp 179-198

Lưu Kiến Văn, 2011 Nghiên cứu hợp tác khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây (Trung

Quốc) và hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Hội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc sô 1(101) Tr.75-83

Nguyễn Tiến Minh, 2015 Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc Tạp chí Khoa học xã

hội Việt Nam, số 10(95), tr.43-5 1

Oh Yoon Ah, 2017 China's Economic Ties with Southeast Asia World economic brief September 4, 2017 Vol 7 No 18 P.1-8

Phạm Thái Quốc, 2009 Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á Số 11 Đăng online ngày: 3-03-2014

Ngày đăng: 13/10/2022, 16:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w