GIÁ TRỊNGHỆTHUẬTMỸTHUẬTHAYGIÁTRỊ
ĐỒNG TIỀN?
“Những kẻ đánh bạc”, ví dụ như thương gianghệthuật Jeffrey Deitch và các sưu
tập gia Donald và Mera Rubells (mới đây đã tham dự hội thảo của Hiệp hội các
Trường Cao đẳng Nghệthuật cùng với hai phê bình gianghệthuật Jerry Saltz và
Peter Plagens) đã xác nhận rằng: đã có một số tiền lớn được thanh khoản cho nghệ
thuật. Deitch và Rubells chưa hề thua trong những “canh bạc” nghệ thuật, trong khi
các nhà phê bình nghệthuật mới là những kẻ thất bại (tính chuyên nghiệp của phê
bình nghệthuật đã giảm sút kể từ thời kỳ Greenberg và Ruskin). Tiền bạc của
những người giàu xổi đã có được ý nghĩa mới trong nghệthuật cũ và ý nghĩa cũ
trong nghệthuật mới - thật là những bí ẩn trái khoáy khó hiểu.
Các “con bạc”, những tay chơi nghệthuật đã trở nên quan trọng hơn nghệ sĩ,
những người chế tác đồ họ “chơi”, vì họ có tiền mà các nghệ sĩ thì không, hoặc rất
thiếu. Trong mắt xã hội, số tiền rất lớn được các đại gia chi tiêu cho các bức tranh
đã mang lại cho chúng một giátrị tuyệt vời và tầm mức quan trọng vô điều kiện
mà chúng không thể có được bằng bất kỳ cách nào khác. Song, dù sao đi nữa, cũng
cần thừa nhận là tranh - bản thân đều có giátrị nội tại, và tất nhiên chúng không
bao giờ có được những giátrị cao hơn nếu không nhờ những giátrị đem lại bằng
những yếu tố ngoại quan thông qua sự trao đổi, mua bán. Có nghĩa là, tiền bạc đã
dần trở thành tương đương với chúng, ngang hàng với chúng. Điều quan trọng hơn:
một khi đã được công nhận bằng tiền, tranh không còn được công nhận bởi những
gì chúng có về mặt nghệthuật nữa. Được tâng cao tới tận mây xanh, các tác phẩm
đắt giá dường như đã có được sự thừa nhận tuyệt đối. Những ai đưa ra các lập luận
nghi vấn đều nhanh chóng bị bịt mồm [bằng tiền] hoặc nếu bướng, bị gạt ngay ra
khỏi cuộc chơi. Thế là giá tiền trả cho một tác phẩm nghệthuật đã biến thành giá
trị tuyệt đối và độc quyền, được trưng bày mà không cần lời giải thích dài dòng
nào. Giá cả của nó dường như chính là lời giải thích “oách” nhất (?)
Ngoài ra, khi các “tay chơi” chỉ trả những món tiền nhỏ như một phi vụ đầu tư
ngắn hạn, thì mức giá cao cho thấy việc đầu tư mang tính dài hạn. Cuối cùng, khi
các nhà buôn hùa với các nhà phê bình “mất nết” đưa ra những cái danh xưng rất
kêu, kiểu như “vô giá” (”pricelessness") - thì họ đã ban cho tác phẩm tính bất tử -
khiến cho giátrị của nó [về nghệ thuật] vượt khỏi tiền bạc, dù rằng cái sự bất tử đó
nằm “gọn gàng và duyên dáng” trong đống tiền của rất lớn chi dùng để mua chúng.
Phải chăng giá cao tương đương với uy tín cao ? Điều này rất đáng ngờ. Thực ra
giá cao đã đẻ ra uy tín cao. Trong những cuộc đấu giá gần đây, tác phẩm của De
Kooning và Pollock vẫn có giá cao bất ngờ, điều đó chỉ xác nhận một điều rằng: họ
là những vận động viên chạy trên đường trường nghệthuật chứ không phải là
những kẻ chỉ biết chạy nước rút, gục ngã vì đuối sức và trẹo cẳng bên lề đường lịch
sử.
Trong lịch sử, tiền đã làm cho nhiều người “thành ra” các nghệ sĩ lớn, ngay cả đối
với Leonardo và Michelangelo chẳng hạn. Họ không dám cả gan đòi hỏi sự vĩ đại
cho mình, tầm quan trọng của mình. Còn các nghệ sĩ hiện đại và đương đại thì sao?
Như Bouguereau và Meissonier chẳng hạn? Không có nhà phê bình lịch sử mỹ
thuật quan trọng nào dám lập luận rằng De Kooning và Pollock một ngày nào đó
lại có thể được quan tâm như Bouguereau và Meissonier đối với ngày nay. Có lẽ
phong cách Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionist) của họ được xem như là
thứ nghệthuật không đáng tin (inauthentic) và không quan trọng (insignificant).
Có một vài điều đáng chú ý khi xếp hạng các tác phẩm nếu chỉ dựa vào giá bán
chúng trong những cuộc đấu giá. Mỗi một tác phẩm đều biểu lộ, theo một cách
khác nhau, về sức mạnh của đồng tiền trong việc tạo ra, hay chí ít, áp đặt giátrị
nghệ thuật. Nếu hiểu giá trả cho một tác phẩm nghệthuật như là một khía cạnh
thẩm mỹ - thì có thể nói rằng: giá cả cũng là một cách để tạo ra một giátrị quan
trọng (có tính quyết định). Vấn đề ở chỗ: đó là loại giátrị quan trọng nào.
Danh sách xếp hạng các tác phẩm giá cao bao hàm sự tổng hợp những giátrị thẩm
định (critical value) và giátrị xã hội (social value), nơi mà giátrị xã hội có xu
hướng biến thành giátrị quốc gia (national value), được ngầm hiểu như một thứ
giá trị tiêu chuẩn cốt yếu (bottom line value). Nói cách khác, giá cả là một cuộc
chiến về chính trị được thực hiện bởi vũ khí kinh tế. Giá cả báo hiệu sự lựa chọn có
tính quốc gia của một phe phái, và thế là, cùng với nó, những giátrịnghệthuật
quốc gia cũng được lựa chọn.
Một lần nữa chúng ta đã chứng kiến những thay đổi trong hệ thống phân cấp các
giá trị dựa trên phong cách học (stylistic values), với giả thiết rằng thị trường đưa
ra những phán quyết quan trọng. Nhưng những phán quyết đó đều dựa trên sự cạnh
tranh kinh tế xã hội giữa các quốc gia. Sau đại chiến II, Hoa Kỳ đã “ra tay cứu độ”
và giải phóng nước Pháp - nhưng giờ đây Đức lại thành công hơn Pháp về mặt
kinh tế và trở thành một đồng minh hùng mạnh của Hoa Kỳ. Đây hẳn là một trong
những lý do khiến cho nghệthuật của Đức và áo, một quốc gia trong vòng ảnh
hưởng của Đức, đã “có giá” hơn nghệthuật của Pháp và Mỹ. Đức và áo không còn
bị bỏ rơi và chịu cảnh thiệt thòi, mà trái lại, đã xảy ra những điều kỳ lạ. Hiện tượng
tranh của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc lên ngôi cũng chứng tỏ ảnh hưởng của
kinh tế quốc gia và vai trò đầu tư của các đại gia ái quốc đã có tác động ra sao
trong thị trường nghệ thuật.
Giá cả nghệthuật không có cách nào tránh khỏi việc phản ánh những thực tế xã hội
– chính trị (sociopolitical). Quốc tịch của nghệ sĩ là nhân tố chính trong việc chi
phối giá cả, nhưng với đồng tiền, đó thường là một yếu tố quyết định, tuy vô thức.
Với mọi xu hướng hỗ trợ nghệthuật xuyên quốc gia (transnationalism), phong
cách quốc gia/dân tộc tiếp tục tồn tại, và giátrị quốc gia/ dân tộc đang lâm nguy
trong vấn đề giá cả nghệ thuật. Xét theo một nghĩa nào đó, tiền bạc phải cầu đến
[giá trị] quốc gia - nó đeo bám mức độ thịnh vượng của một quốc gia, nó đưa ra
những thông báo quan trọng khi nghệthuật góp phần đáng kể vào tổng sản phẩm
quốc gia, đặc biệt là khi một quốc gia trở thành một địa điểm du lịch văn hóa và
nghệ sĩ trở thành tài sản/ kho báu của quốc gia – thì nghệthuật mang lại sự tín
nhiệm/ độ tin cậy "về lý thuyết" cho chính nó. Nhưng tất nhiên, trong [vòng ảnh
hưởng của] đồng tiền tư bản, lý thuyết và thực hành quện làm một. Nó đủ thẩm
quyền với bản thân: mọi điều tiền bạc làm là để khẳng định bản thân, để có sức
thuyết phục và chiếm lòng tin.
Nhiều năm trước, Meyer Schapiro (sử gianghệthuật học Hoa Kỳ, 1904 - 1966) lập
luận rằng có một sự khác biệt căn bản giữa giátrị tinh thần và giátrị thương mại
của nghệ thuật. Ông đã cảnh báo ảnh hưởng vô hình của sự xóa nhòa những khác
biệt này. Có thể chứng minh rằng ngày nay, trong tâm trí công chúng, và có lẽ
trong vô thức của nhiều nghệ sĩ, không có sự khác biệt nào (giữa giátrị tinh thần
của nghệthuật và giátrị thương mại của nó). Giátrị thương mại của nghệthuật đã
tước đoạt giátrị tinh thần, và quả thật, dường như định đoạt số phận của nó. Mỹ
học, nhận thức, tình cảm và giátrị đạo đức của nghệthuật - giátrị đối với các sắc
thái biện chứng của ý thức phê phán (hay khả năng tư duy phê phán) - đã bị gộp
chung lại bởi giátrị tiền bạc.
Nghệ thuật chưa bao giờ độc lập với tiền bạc, song ngày nay [thật tệ hại] nó đã lệ
thuộc hoàn toàn vào tiền bạc. ý thức tiền bạc đã lan tràn và phổ biến khắp mọi nơi.
Nó cho thấy nghệthuật - gần như là thứ quan trọng nhất trong xã hội tư bản - một
“Tinh thần Tuyệt đối” (Absolute Spirit) mà người ta đã thực hiện, đúng như triết
gia Hegel từng nói. Tiền luôn luôn được đầu tư vào nghệ thuật, như sự ngưỡng mộ,
thậm chí là sự tôn thờ [nghệ thuật] - nó được kính trọng bởi vị thế thượng phong
của nó – của cải thực sự của nền văn minh - nhưng ngày nay, việc siêu đầu tư tiền
bạc vào nghệthuật mặc nhiên là một cố gắng chôn vùi nghệ thuật, buộc nó phải
“dâng nộp” những giátrị được cho là cao quý hơn, điều đó cho thấy rõ ràng rằng:
tiền bạc tự coi là “bề trên” của nghệthuật (tự cho là “có giá” hơn nghệ thuật).
Các nhà đấu giánghệthuật là những vị trí tiền tiêu rất hiệu quả của chủ nghĩa tư
bản, chẳng khác gì mấy so với phương cách của các linh mục truyền giáo ngày
trước, những người lĩnh ấn tiên phong đi theo những đạo quân viễn chinh mở mang
lãnh địa cho Kitô giáo rộng ra khắp toàn cầu.
Ngày nay, nghệthuật tồn tại không còn vì những mục đích chính đáng nữa mà xiển
dương sức mạnh của đồng tiền, giờ đây chỉ còn [sự tồn tại] hợp pháp của đồng tiền
và sự chiếm đoạt nghệthuật bằng cách biến nghệthuật thành một thái ấp tư bản
chủ nghĩa.
Chắc chắn người ta hẳn chưa quên ý tưởng tiên tri của Andy Warhol về nghệthuật
kinh doanh, đó là sự công nhận nghệthuật đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh,
và việc làm tiền trong kinh doanh là một thứ nghệ thuật, điều đó ngụ ý rằng: việc
tạo ra tiền và làm nghệthuật đều có cùng những động lực như nhau [động lực làm
giàu]. Trong thực tế, một hệ thống phân cấp mới về những [thang] giátrị đã được
thiết lập: tiền bạc đã có giátrị cao hơn so với nghệ thuật.
Tiền không còn phục vụ và hỗ trợ nghệthuật nữa, [giờ đây, chính] nghệthuật lại
phải cung phụng và hầu hạ đồng tiền. Khi tiền bạc “rưới” phước lành của nó lên
nghệ thuật, theo cung cách thần Jupiter (thần Zớt) trút “cơn mưa tiền vàng” lên
người nàng Danae, nghệthuật đã sải bước với lòng biết ơn đồng tiền. Thời mà
nghệ thuật có vẻ là “bất diệt” và “diệu ảo”, khi người nghệ sĩ có thể từ chối ngân
phiếu - như Mark Rothko từng nói - đã qua lâu rồi.
[Giờ đây], thật trớ trêu, chính tiền bạc mới là bất tận và biến ảo, và bất kỳ ai, nghệ
sĩ hay người nào khác, nếu họ từ chối sổ tài chính tại ngân hàng thì khác nào là
những thằng ngốc tự hủy hoại đời mình.
Kể từ ngày Rothko nói như trên (1947), chúng ta đã chứng kiến việc tiền bạc
“thanh toán” nghệthuật một cách từ từ nhưng vững chắc. Giá cả trong những phiên
đấu giá ngày càng leo thang, điều đó càng xác nhận rằng: công cuộc tư bản hóa
nghệ thuật đã hoàn tất.
Các nhà sưu tập và những nhà buôn nghệ phẩm đúng là những “kẻ chinh phục”, họ
đang lũng đoạn thị trường với một tài nghệ đặc biệt để bòn rút những đồng xu cuối
cùng.
Tiền bạc nghênh ngang bước vào được những trang giáo khoa nghệthuật cũng bởi
chính nghệthuật đã “tư thông” với nó, và đôi khi đó dường như là sự hợp lý hóa
của những kết quả đấu giá. Lịch sử nghệthuật chính thống có xu hướng chạy theo
chỉ dẫn của thị trường nghệthuật một cách vô thức hay cố ý. Đồng tiền một khi
chiến thắng nghệthuật thì đó chính là thắng lợi cuối cùng của tinh thần tư bản
thuần túy mà Karl Marx đã mô tả trong Tuyên ngôn Cộng sản. Còn Walter
Robinson, chủ bút tờ Artnet Magazine đã phải than thở: “Chúng ta không có trào
lưu nghệthuật nào hơn. Chúng ta có những trào lưu thị trường.”
Ngày nay, vai trò quan trọng của nghệthuật là tạo ra tiền bạc. Không hẳn tiền bạc
tạo nên nghệ thuật, song chắc chắn nó có thể "bảo trợ" nghệ thuật. Giá trị của nghệ
thuật được đảm bảo bằng tiền, nhưng không có nghĩa rằng không có tiền thì nó
không có giátrị gì. Tuy nhiên, giátrịđồng tiền đã thắng thế, đã chà đạp giátrị
nghệ thuật vào lúc nó xuất hiện để “ban thưởng” cho nghệ thuật. Cả giới nghệ sĩ và
phê bình gia đã bị đồng tiền hạ gục, cho dù tiền bạc đã đem lại dấu ấn quan trọng
cho nghệ thuật, và như thế, mới bi hài làm sao, họ đã “chuẩn y” cho đồng tiền có
được vai vế không kém gì nghệ thuật, đã “đè đầu cưỡi cổ” nghệ thuật. Thậm chí,
hết sức xảo quyệt, tiền bạc đã trở nên có giátrị sinh tồn hơn so với nghệthuật (?)
Thật vậy, tiền bạc đã ồ ạt đổ dồn vào những khoảng không trống trải của tính hiện
sinh mà nghệthuật đã để lại khi nó mất đi mục đích tinh thần.
Đồng tiền đã khoắng chân vào dòng sông thiêng của nghệ thuật, nó đã làm vấy bẩn
dòng sông này, kể cả khi nó cố “rửa sạch” tội bằng cách trả hậu hĩnh cho các nghệ
sĩ. Có vẻ như mối quan hệ giữa nghệthuật và đồng tiền đã biến thành sự loạn luân,
mà chưa biết chừng cái sự “ăn nằm” giữa đồng tiền và nghệthuật sẽ sản sinh ra
những nghệ sĩ khuyết tật. Mà thực ra đã có rồi, trong hình hài của các phản nghệ sĩ
(anti-artists).
.
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT HAY GIÁ TRỊ
ĐỒNG TIỀN?
“Những kẻ đánh bạc”, ví dụ như thương gia nghệ thuật Jeffrey Deitch và. có giá trị gì. Tuy nhiên, giá trị đồng tiền đã thắng thế, đã chà đạp giá trị
nghệ thuật vào lúc nó xuất hiện để “ban thưởng” cho nghệ thuật. Cả giới nghệ