BIỂU TƯỢNGLƯỠNGLONG
TRIỀU NGUYỆT,MỘTNÉT
HỒN VIỆT
Trong không gian thiêng liêng ấy có đồ án quen thuộc, phổ biến là “Lưỡng Long
Triều Nguyệt” thể hiện ở hình vẽ, phù điêu và hay gặp nhất hình tượng trên nóc
đình, đền, miếu, trên trán bia đá. Ngoài con Long ra còn có con Li, Rùa, Phượng,
dân gian gọi là “tứ linh” (Long, Li, Quy, Phượng). Con Li trên nóc trụ biểutượng
về sự bình yên. Con Phượng trên trụ biểutượng sức mạnh, may mắn, nó được cách
điệu như ngọn nến, búp sen mềm mại đẹp mắt. Con Long (Rồng) khởi nguyên là
con Giao Long. Sách “Hoài Nam Tử” nói rằng: “Da nó có từng hột, người đời cho
miệng nó là gươm đao”. Nham Sư Cổ trong “Tiền Hán Thư” dẫn lời Quách Phác:
“Con Giao Long hình như con rắn mà có bốn chân, cổ nhỏ giống to đến mấy ôm,
sinh trứng to bằng một hai cái hộc, có thể nuốt người được (Đào Duy Anh - Lịch
sử Cổ Đại Việt Nam 2005 - 31). Rồng Việt Nam là con cá sấu và con rắn hoá thân
mà thành nó là con vật huyền thoại. ở Phú Thọ - Đất tổ có câu chuyện Đại Hải
đánh Thục. Chuyện kể rằng trong La Phù (Huyện Thanh Thuỷ) có một vị quan tên
là Đặng Hồng, có vợ thứ là Ngọc Dung đi tắm ở Giếng Giá có thuồng luồng lên
phủ khắp người, sinh ra một cái bọc, nở ra một con vật đầu rồng mình rắn. Tản
Viên giao cho cầm quân, dàn trận ở núi Quỳnh Nhai đã thắng lớn. Trong tâm linh
người Việt, Rồng là chúa tể nơi sông, hồ, biển cả. Có tài biến hoá, ẩn sâu dưới vực,
bay lên 9 tầng mây, nổi gió, khạc ra lửa thiêu đốt tà ma, có lợi cho Nông nghiệp.
Bởi vậy Rồng biểutượng cho nền văn hoá Việt Nam mang tính tổng hợp linh hoạt
và hoà hiếu (biến cá sấu hung ác thành rồng hiền lành có ích). Chuyện Lạc Long
Quân lấy bà âu Cơ đẻ ra một bọc “Long bào bách noãn”. Bọc rồng trăm trứng nở
thành một trăm con trai trấn giữ đầu non góc biển của nước Văn Lang xưa. Không
phải ngẫu nhiên mà người Việt nhận mình là “Con Rồng - Cháu tiên”. Theo đó
người Việt thời Thượng Cổ săm mình hình Giao Long (rồng) để bảo vệ mình. Suốt
dòng chảy lịch sử từ thời Hùng Vương đến phong kiến tự chủ các triều đại Đinh,
Lí, Trần, Lê, Nguyễn vẫn lấy Rồng làm biểutượng tài trí cao sang, quyền uy, may
mắn để phản ánh tư duy tâm hồn của Vương quyền mình.
Trong dân gian Việt Nam còn bảo lưu biết bao nhiêu câu chuyện thần thoại liên
quan đến Rồng; thường theo mô típ người ăn ở phúc hậu, hiền lành, được gặp
Rồng mà đẻ ra người con trai tuấn tú, trí dũng, trung với nước hiếu với bố mẹ dân
làng. Về di vật trong trống đồng Đông Sơn có khắc con Rồng trông mượt mà, khoẻ
khoắn có 4 chân, mõm dài đuôi to cong lên trông tựa con cá sấu. Đến thời nhà Lý
Rồng mình thon thon dài, uốn lượn nhiều khúc cong nhỏ dần về phía đuôi, môi
dưới có râu, môi trên có mào, sau gáy có bờm, chân móng sắc nhọn như móng
chim, tung bay ngang dọc giữa mây trời, thể hiện tâm hồn, ước mơ tự do độc lập.
Rồng nhà Trần tiếp thu Rồng nhà Lý có thêm tai, cặp sừng, trông đẫy đà, táo bạo
đầy sức sống gắn liền với khí phách thắng quân Nguyên Mông hung hãn. Rồng nhà
Lê nối tiếp nhà Trần, mình rắn khoẻ có mào, sừng, song có ảnh hưởng một số chi
tiết Rồng Trung Quốc, nom giữ tợn hơn lộ rõ uy quyền nhà vua gắn liền với thời kì
Nho giáo thay thế Phật giáo làm quốc giáo. Rồng nhà Nguyễn có dáng mạnh mẽ,
giữ tợn tương tự như nhà Lê nhưng có phần hung hãn hơn bởi Nho giáo giữ địa vị
thống trị, nhưng đã đi vào giai đoạn mạt kì. Qua đó ta thấy con Rồng đã đi vào kí
ức thẳm sâu của con Người Việt biết chừng nào. Sức sống của nó mãnh liệt theo
suốt chiều dài dựng nước kể từ thời bình minh đến các triều đại phong kiến tự chủ
nó luôn là biểutượng cao sang quyền uy thịnh vượng và may mắn.
Dựa trên lý ấy và triết lý kinh dịch mà có biểutượng “Lưỡng longtriều nguyệt”.
Trong đó mặt trăng ở giữa hai bên là Rồng, mặt trăng chiếu sáng ban đêm và có
liên quan đến con người sinh vật. Người xưa làm lịch theo chu kỳ tuần hoàn của
mặt trăng mặt trời quanh quả đất phục vụ nông nghiệp và săn bắt gọi là âm lịch nên
mặt trăng mang tính âm ký hiệu nét đứt ( ), con rồng biến hoá linh hoạt mang tính
dương ký hiệu nét liền (-). Theo đó biểutượng “Lưỡng longtriều nguyệt” ký hiệu
theo quẻ dịch là ( ) gọi tên quẻ li. ý nghĩa quẻ này: về thiên thời: ban ngày, về địa
lý: phương nam, Ngũ hành: thuộc hoả, về nhân vật là nhân văn - về tính cách: tài
học, thông minh, sáng, đẹp, về hướng: Nam, về thời gian: tháng 5, mùa hạ, nóng.
Vậy rõ ràng biểutượng “Lưỡng longtriều nguyệt” phù hợp với đất nước con người
Việt Nam. Mộtbiểutượng cát tường. Biểutượng “Lưỡng longtriều nguyệt” là
“hồn việt”.
Mặt trống đồng trang trí rất nhiều chim, có những con mỏ dài, cánh ngắn, thân
thon xếp đặt thành một vòng ngoài cùng (chim lạc) có con trang trí trên nóc nhà
sàn Đông sơn mỏ ngắn đuôi dài cong không có mào, trông rất hiền lành, không
giống con Phượng hai cánh xoè ra như nan quạt, hai chân dạng ra mắt to sắc, sau
gáy có bờm trông khí phách, dữ tợn (Phượng chạm gỗ đình Yên Bảng, Hà Bắc).
Ai đó đã lựa chọn con chim lạc ở mặt trống đồng để thế vào vị trí con Rồng, con
Phượng là không phù hợp với truyền thống văn hoá Việt Nam. Phải nói rằng trong
ký ức Việt chỉ có “Long, Li, Quy, Phượng” là những con vật linh thiêng và trong
tâm thức người Việt cũng chỉ có cặp “Rồng - Tiên” mới coi như: Vật Tổ của mình.
Do vậy trong văn hoá tâm linh ở các di sản kiến trúc Việt, suốt mấy nghìn năm trải
qua nhiều thời đại chỉ thấy mô típ “Lưỡng longtriều nguyệt” rất quen thuộc khắp
mọi nơi từ thôn làng đến kinh thành, có những hiểm lưỡng phượng triềunguyệt,
mà không thấy con chim lạc triều nguyệt.
ở đình biểu di của kiến trúc văn hoá tâm linh, ông cha ta chọn 4 con chim phượng
chụm 1 vào nhau tạo thành một bông hoa đang nở mượt mà, đầy sức sống nhìn tựa
như ngọn đèn thắp sáng vĩnh cửu - ý tưởng ngưỡng mộ, đối tượng tôn thờ, nhưng
tài tính khéo léo đẹp mắt cát tường, chứ không như ở trên đỉnh trụ biểu đền thờ
đương đại có đền thay bằng 4 con chim lạc bố cục rời rạc khô cứng trông lạ mắt
không mấy cảm hứng.
Theo phong thuỷ hình thái của mộtbiểutượng liên quan về “Khí” thu năng lượng
của vũ trụ nó có thể tác dụng tích cực hoặc phản cảm (Sui) đến con người.
Người xưa nói: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” ý nghĩa rất sâu xa đối
với văn hoá tâm linh là niềm tin thiêng liêng cao cả, niềm tin ấy thanh khiết bền
vững trong tín ngưỡng, tôn giáo, trong tâm thức con người.
Vào giữa tháng giêng năm Mậu Tý (2008) tôi cùng đoàn nhà văn chi hội văn học
nghệ thuật Phú Thọ đến thăm thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam Trung Quốc giáp
biên giới Việt Nam. Tôi đã thăm thủ phủ của Ngô Tam Quế (Phục Minh chống
Thanh, thăm chùa Hoa Đình Tự, ngôi chùa cổ kính thâm nghiêm nổi tiếng của Vân
Nam, nơi hội tụ 500 tượng La Hán và cả trên dọc đường từ Hà Khẩu đến Côn
Minh không thấy có biểutượng “ LưỡngLongTriều nguyệt” mà chỉ thấy biểu
tượng “Lưỡng Longtriều quả bầu”, quả bầu có liên quan đến câu chuyện thần
thoại Trung Quốc. Tôi suy ngẫm và bất ngờ nhận ra rằng biểutượng “ LưỡngLong
Triều Nguyệt” tiếng vọng kỳ lạ của quá khứ thắp sáng mãi theo dòng lịch sử xưa
và nay là hồn Việt.
. ràng biểu tượng Lưỡng long triều nguyệt” phù hợp với đất nước con người
Việt Nam. Một biểu tượng cát tường. Biểu tượng Lưỡng long triều nguyệt” là
hồn.
BIỂU TƯỢNG LƯỠNG LONG
TRIỀU NGUYỆT, MỘT NÉT
HỒN VIỆT
Trong không gian thiêng liêng ấy có đồ án quen thuộc, phổ biến là Lưỡng Long
Triều