Giảiquyết mâu thuẫnkhilàmviệcnhóm
Khi mâuthuẫn với nhau, thường thì mọi người cảm thấy thoải mái hơn với việc phản đối
thay vì những giải pháp bởi vì họ có được quyền lực và sự ảnh hưởng từ sự bất hoà.
Những mâuthuẫn như vậy không chỉ đe doạ năng suất lao động mà còn tạo ra môi trường
làm việc tồi tệ góp phần tạo ra tinh thần kém, sự nghỉ làm vắng mặt và thậm chí tỷ lệ giữ
chân nhân viên thấp.
Quản lý không thể cho phép sự bất đồng trở thành xích mích, bất hoà. Dưới đây là những
gợi ý cho việc tìm kiếm những mục tiêu chung.
Chuẩn đoán căn nguyên.
Tìm ra lý do tại sao những người đồng nghiệp lại mẫuthuẫn với nhau. Thường thì
nguyên nhân của sự bất hoà nằm ở những điều xảy ra đã lâu. Một người có thể cảm thấy
bị coi thường khi ý kiến của anh ta không được sếp chấp nhận trong khi ý kiến của người
đồng nghiệp khác thì có.
Người khác có thể cảm thấy rằng anh ta không nhận được thời gian và nguồn lực công
bằng để hoàn thành một dự án. Người khác nữa có thể cảm thấy không được lưu ý khi
anh ta không nhận được sự thăng tiến như hy vọng. Những điều như vậy khi không được
giải quyết nhanh chóng có thể tích luỹ theo thời gian và nuôi dưỡng sự chống đối.
Trung lập.
Nếu ông chủ phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề đó thì ông nên thừa nhận chúng và
xin lỗi. Tìm cách cải thiện tình hình thông qua thảo luận và đối thoại thêm. Tuy nhiên nếu
căn nguyên của sự bất hoà xảy ra trước khi bạn là người quản lý, hãy thấu hiểu sự tổn
thương của người trong cuộc nhưng không nghiêng về bên nào. Nói cách khác là đừng
bơi dưới cầu hay bước qua cầu. Không làm được thế, bạn chỉ khiến những người đang bất
hòa đau khổ và mâuthuẫn thêm.
Xoa dịu những mâu thuẫn.
Hãy nói rõ rằng sự hợp tác là bắt buộc. Người quản lý cho phép nhân viên hành động
thiếu thiện chí sẽ làm cho những người bất mãn có nhiều lý do hơn để chống đối. Thiết
lập chính sách không khoan nhượng với sự phản đối lại mọi người và nhân phẩm. Hãy
gắn chặt mọi người, kể cả bạn, với tiêu chuẩn đó.
Tìm ra tiếng nói chung.
Những người có mâuthuẫn không gặp khó khăn gì trong việc chỉ ra sự khác biệt, những
khác biệt này là cái hỗ trợ cho sự bất đồng của họ. Thách thức đối với người quản lý là
làm cho các bên mâuthuẫn gạt đi những sự khác biệt đó. Vì vậy người quản lý phải chỉ
ra những giá trị chung giữa các bên. Ví dụ, các bên sẽ muốn công ty thành công, đó là
một mục đích chung. Hãy nói rõ rằng sự bất hoà của họ đang phá huỷ sự định vị giá trị đó
và yêu cầu họ chấm dứt điều đó.
Tiếp tục theo dõi.
Bạn khiến mọi người ngừng chỉ trích lẫn nhau không có nghĩa là họ sẽ làmviệc cùng
nhau. Tiếp tục kiểm soát tình huống. Theo dõi những dấu hiệu cảnh báo giữa những
người từng bất đồng ví dụ như thể hiện sự giận dữ, tránh giao tiếp bằng mắt và âm thầm
làm việc. Khẳng định sự đóng góp của các cá nhân với công ty nhưng đồng thời cũng
phải nói rõ rằng sự hợp tác là yêu cầu và đòi hỏi. Những người không thể coi trọng đồng
nghiệp sẽ bị thuyên chuyển khỏi đội.
Sự bất hoà khác với sự bất đồng quan điểm.
Sự bất hoà mang tính phá huỷ vì nó ảnh hưởng xấu đến các cá nhân và năng suất sản
xuất. Sự bất đồng quan điểm có thể mang tính tích cực khi nó khiến cho mọi người phải
phải kiểm tra lại ý kiến và quan điểm, nó tạo ra đối thoại. Đôi khi, sự bất đồng quan điểm
còn có tác dụng tốt, làmlàm mọi người thay đổi tư duy và tái khẳng định con đường đi đã
chọn của tổ chức.
Tạo ra mẫuthuẫn và khác biệt là một trò chơi không kết quả (zero-sum game), nó làm
cho nhiều người thua cuộc hơn là thắng. Tái lập một tổ chức với mục tiêu chung mới
mang đến sự tin tưởng lẫn nhau và là nền móng cơ bản duy nhất để đạt được kết quả bền
vững.
. Giải quyết mâu thuẫn khi làm việc nhóm
Khi mâu thuẫn với nhau, thường thì mọi người cảm thấy thoải mái hơn với việc phản đối
thay vì những giải. hay bước qua cầu. Không làm được thế, bạn chỉ khi n những người đang bất
hòa đau khổ và mâu thuẫn thêm.
Xoa dịu những mâu thuẫn.
Hãy nói rõ rằng