• Những mao mạch bạch huyết không phân bố tới tận các sợi cơ vân, vì vậy ở mô liên kết quanh các bó nhỏ không thấy mạch bạch huyết • Bản vận động: Những sợi thần kinh có myelin đến tận
Trang 1MÔ CƠ
TS.BS HOÀNG ANH VŨ
Trang 21 Phân biệt được các thành phần trong cấu
trúc mô cơ vân
2 Kể tên, vị trí giải phẫu và mô tả được cấu
tạo các mô nút của tim
3 Phân biệt được các thành phần trong cấu
trúc mô cơ trơn
4 Mô tả được cấu tạo của sợi cơ vân, sợi cơ
tim và sợi cơ trơn
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trang 3• Mô cơ được tạo nên bởi các tế bào cơ (sợi cơ:
muscle fiber) có khả năng co – duỗi
• Phân loại: Cơ vân, cơ tim, cơ trơn
• Nguồn gốc: Trung bì phôi
• Khả năng tái tạo mô: Cơ trơn > cơ vân > cơ tim
• Hoạt động của mô cơ được điều hòa bởi mô
thần kinh: Co cơ vân theo ý muốn, còn sự co cơ tim và cơ trơn có tính tự động
• Tế bào khác có khả năng co – duỗi: Tế bào cơ –
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Trang 4MÔ CƠ VÂN
• Cơ bám xương, cơ bám da đầu, cơ mặt, cơ
lưỡi, cơ ở phần trên thực quản, cơ thắt hậu môn và cơ vận nhãn
• Mô cơ vân được tổ chức thành những bắp cơ:
+ Cân cơ
+ Bó cơ
+ Vách liên kết: Mạch máu, mao mạch bạch
huyết và những dây thần kinh
+ Sợi cơ hay tế bào cơ ( Hình 1 )
Trang 5MÔ CƠ VÂN
• Các mạch và dây thần kinh thường đi vào bắp
cơ ở một vị trí trước khi chia nhánh để phân bố sâu vào trong bắp cơ
• Những mao mạch bạch huyết không phân bố tới
tận các sợi cơ vân, vì vậy ở mô liên kết quanh các bó nhỏ không thấy mạch bạch huyết
• Bản vận động: Những sợi thần kinh có myelin
đến tận các sợi cơ (Hình 2)
Trang 6• Hình trụ, d = 0,01 – 0,1 mm, dài vài cm, có các vi sợi
cơ xếp song song với nhau tạo vân ngang
• Màng sợi cơ: Màng bào tương và màng đáy Giữa
2 màng có những tế bào vệ tinh (satellite cell)
(Hình 1)
• Nhân: Rất nhiều nhân, ít chất nhiễm sắc, nằm ở ngoại vi, sát màng sợi cơ
• Bào tương: Chứa tơ cơ hay vi sợi cơ (myofibril) và
các bào quan khác như bộ Golgi, ti thể, lưới nội bào không hạt, hệ thống ống ngang
TẾ BÀO CƠ VÂN (SỢI CƠ VÂN)
6
Trang 7TƠ CƠ (VI SỢI CƠ: MYOFIBRIL)
• Sợi dài, d = 0,5 – 2 µm
• Đoạn sáng (băng I: Isotrope): dài 0,8 µm,
chính giữa có vạch Z
• Đoạn tối (băng A: Anisotrope): dài 1,5 µm,
chính giữa có vạch H, giữa vạch H có thêm vạch M
• Đơn vị co cơ (sarcomere, lồng Krause): giữa 2
vạch Z (Hình 3)
Trang 8XƠ CƠ (SIÊU SỢI CƠ: MYOFILAMENT)
Xơ mảnh (actin):
• Ở cả băng I và A nhưng gián đoạn ở vạch H
• Gồm các phân tử F-actin, tropomyosin và troponin
Xơ dày (myosin): Chỉ có ở đĩa A
Xơ α-actinin của vạch Z, nơi bám của xơ actin
Xơ titin: đoạn thẳng nằm trong băng A, đoạn lò
xo nằm trong băng I để nối xơ myosin với vạch Z
(Hình 3)
Trang 10BỘ BA (TRIAD)
Lưới nội bào không hạt:
•Hệ thống túi và ống bao quanh tơ cơ
•Nơi tích trữ Ca++
•Túi tận cùng ở mức ranh giới giữa băng A và I
Hệ thống ống ngang hay hệ thống vi quản T
•Hệ thống ống nhỏ vây quanh các tơ cơ
•Ở ngang mức ranh giới giữa băng A và I
Bộ ba (triad)
• Gồm ống ngang + 2 túi tận cùng
• Đảm bảo cho sự co đồng thời của toàn bộ
sợi cơ khi có kích thích tới ngưỡng (Hình 4)
Trang 11THAY ĐỔI HÌNH THÁI KHI CO CƠ
• Xơ actin và xơ myosin không thay đổi chiều dài
• Xơ actin trượt sâu về phía vạch M
• Hai vạch Z của một đơn vị co cơ chuyển dịch lại gần nhau
• Những đoạn sáng thu hẹp kích thước (băng I và vạch H)
• Những đoạn tối không thay đổi (băng A) (Hình 5)
Trang 12MÔ CƠ TIM
• Cơ tim là một loại cơ vân đặc biệt: Các vân
ngang do sự sắp xếp các xơ actin và xơ myosin tạo thành đơn vị co cơ
• Tổ chức thành những lưới sợi cơ: Các tế bào
cơ tim nối tiếp nhau bằng các mối liên kết ở đầu sợi cơ và bằng các nhánh nối (Hình 6)
• Giữa lưới sợi cơ tim có mô liên kết giàu mạch
máu và mô thần kinh
Trang 13SỢI CƠ TIM (TẾ BÀO CƠ TIM)
Vi thể:
• Đường kính 15 µm, dài khoảng 100 µm
• Một hay hai nhân, hình trứng, nằm ở trung tâm tế
bào, chứa những khối chất nhiễm sắc đậm, hầu như không có khả năng phân chia
• Tơ cơ cũng hợp thành bó, với các vân ngang
mảnh và mờ hơn ở cơ vân
• Trên mặt cắt dọc, có những vạch ngang sợi cơ
nhưng không trên cùng một hàng mà cách đều
đặn, gọi là vạch bậc thang
Trang 14Siêu vi thể:
• Vi quản T: Ít hơn nhưng lớn hơn trong sợi cơ
vân, không tạo thành bộ ba mà chỉ là bộ đôi (diad) ngang vạch Z (Hình 7)
• Lưới nội bào không hạt kém phát triển hơn so
với ở sợi cơ vân
• Ty thể trong sợi cơ tim rất phong phú, xếp thành
hàng dọc theo chiều dài sợi cơ, chiếm 40% thể tích khối cơ tương (ở cơ vân là 2%)
SỢI CƠ TIM (TẾ BÀO CƠ TIM)
Trang 15VẠCH BẬC THANG
• Chỉ có ở cơ tim
• Là nơi 2 đầu tế bào cơ tim tiếp giáp nhau
• Ở phần ngang có các thể liên kết hoặc liên kết
bản gắn kết màng hai sợi cơ kế tiếp nhau
• Ở phần dọc có mối liên kết khe, là nơi truyền
xung động giữa hai tế bào cơ tim (Hình 6)
Trang 16MÔ NÚT CỦA TIM
Phát sinh và dẫn truyền xung động, cho tim co
Trang 17NÚT XOANG
• Nằm ở bên phải tĩnh mạch chủ trên, sát với
tâm nhĩ phải
• Là nơi phát nhịp của quả tim (pacemaker)
• Tế bào mô nút: hình trụ hoặc đa diện, có nhân
lớn nằm giữa tế bào, quanh nhân là một vùng bào tương rộng, không có bào quan
• Tơ cơ: Ngoại vi bào tương, kích thước thay đổi
và sắp xếp theo các chiều khác nhau, xen kẽ với các ti thể
Trang 18MÔ CƠ TRƠN
• Thành các tạng rỗng, thành mạch
• Có khả năng tái tạo khi bị tổn thương
• Những sợi cơ trơn họp lại thành từng bó hoặc
từng lớp
• Hầu hết các tạng rỗng, có hai lớp cơ trơn: Những
sợi của lớp trong xếp theo hướng vòng, lớp ngoài theo hướng dọc (Hình 9)
• Dạ dày và đoạn dưới niệu quản: Lớp thứ ba gồm
những sợi chạy chéo, nằm ở phía trong lớp vòng
Trang 19SỢI CƠ TRƠN (TẾ BÀO CƠ TRƠN)
• Thường có hình thoi, chiều dài khác nhau tùy
mỗi cơ quan (thành mạch máu: khoảng 20 µm,
tử cung mang thai: dài tới 500 µm)
• Một nhân hình trứng hoặc hình que gẫy khúc, ở
phần phình ra giữa sợi cơ, có 1 -2 hạt nhân
• Xơ actin, xơ myosin và xơ trung gian
+ Xơ actin: Troponin được thay bằng calmodulin
+ Xơ trung gian: Desmin và vimentin
• Thể đặc: Cấu trúc nhỏ, hình thoi, đậm màu, rải
rác trong cơ tương và sát màng bào tương,
Trang 20Hình 1: Tổ chức của mô cơ vân
Trang 22Hình 3: Sợi cơ
Trang 24Hình 5: Thay đổi khi co cơ
Trang 26Hình 7: Bô đôi (diad)
Trang 28Hình 9: Cơ trơn thành tạng rỗng