Kỹ nănggiaotiếp – Lỗhổnglớntrongmỗi
chúng ta
1. Yếu kém về giao tiếp: bạn quá rụt rè, thiếu tự tin, không có khả năng diễn đạt…
2. Nâng cao về giao tiếp: bạn muốn nâng cao khả năn trình bày, thuyết trình,
thuyết phục khách hàng…nói chung là giaotiếp tốt trong một lĩnh vực chuyên môn
nào đó.
Còn lại thì sao? Những người có khả nănggiaotiếp trung bình? Vâng, nhiều người
tự tin là họ đã giaotiếp khéo, giaotiếp giỏi, có khả năng thuyết phục,…Thế nhưng,
khi xã hội càng phát triển, một người càng ở trong nhiều mối quan hệ và phải đóng
nhiều vai thì đừng tự tin rằng kỹ nănggiaotiếp của mình đã ổn. Có thể bạn giao
tiếp tốt với khách hàng, bạn biết làm hài lòng cấp trên, nhưng bạn lại chưa thấu
hiểu tâm lý bạn gái của bạn…
Một điều tai hại là nhiều người trongchúngta không ý thức được điều này, và cứ
nghĩ rằng mình đã “ổn” về kỹ nănggiao tiếp. Nếu có sự đổ vỡ về mối quan hệ, rạn
nứt về mặt tình cảm…thì bạn cũng nghĩ đó là do khác biệt suy nghĩ, quan điểm,
tâm lý…mà không nghĩ rằng, đôi khi đó chỉ là việc bạn không giaotiếp đúng cách.
Hãy xem câu chuyện dưới đây:
Con: Bố ơi, con thi vào trường Nhân văn nhé, con thích học ngành Văn học.
Bố: Cái gì? Con học ngành đó ra thì làm việc gì? Thời nay là phải học kinh tế, kỹ
sư, bác sĩ…học văn ra thì khổ thôi con ạ.
Con: Nhưng mà bố ơi, con thích ngành đó. Bố cho con học đi. Học mấy cái kia con
đau đầu lắm.
Bố: Không, nghe lời bố, con học kế toán hay tài chính ngân hàng như con bác Hải
đi, bây giờ đi làm ổn định, lương cao rồi đó. Gắng học đi con à, bây giờ khổ, mai
này sung sướng.
Con: Nhưng con chỉ giỏi khối C, thi mấy khối kia không đậu thì sao?
Bố: Con không đậu bố cho học dân lập, không nói nhiều. Học văn gì mà học? Thơ
thẩn kiếm sống làm sao?
Con: Nhưng con không thích mà…(khóc)
Bạn thấy đấy, câu chuyện này diễn ra thường trực trong các gia đình Việt Nam
hiện đại, khi các em học sinh chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa thi đại học…Bình
thường, khi đọc mẩu hội thoại trên, chúngta sẽ nghĩ là do hai cha con không hiểu
nhau, do cách biệt thế hệ, quan điểm, song nếu người con biết tâm lý bố mình một
chút, nói chuyện khéo hơn một chút thì có thể đã thuyết phục được bố mình. Trong
cuộc hội thoại, ông bố nghĩ đến tương lai nghề nghiệp của ngành học mà đứa con
thích, còn người con thì lại đưa ra lý do là mình thích ngành học đó và đánh vào
yếu tố tình cảm. Nếu người con biết thuyết phục người bố theo hướng đề cập đến
triển vọng nghề nghiệp của ngành Tổng hợp văn thì câu chuyện sẽ đi theo hướng
khác.
Mặt khác, người bố chỉ chăm chăm đến việc lợi ích kinh tế của nghề nghiệp từ
ngành học đó mà không quan tâm đến sở thích, nguyện vọng của con nên hai cha
con đã không tìm được tiếng nói chung. Trong trường hợp này, người bố nên chịu
khó hỏi vì sao con thích ngành đó, phân tích rõ viễn cảnh nghề nghiệp và có thể đề
nghị con lựa chọn một ngành học khác tương đương. Người con sẽ bớt ấm ức hơn
khi có cảm giác được lắng nghe, được tôn trọng…
Như vậy, chỉ xét một ví dụ nhỏ trong phạm vi gia đình thôi, chúngta đã thấy mình
có rất nhiều lỗhổngtrong quá trình giaotiếp để cuộc trò chuyện đạt kết quả như ý
muốn. Vì đây là những cuộc hội thoại đời thường, chúngta lại không chú ý quan
sát, phân tích để tìm ra nguyên nhân thực sự mà chỉ đổ lỗi cho người đối diện
không chịu hiểu mình.
Và có lẽ xã hội quá bận bịu để người này chịu lắng nghe người kia chỉ vài phút, về
tâm tư, nguyện vọng thực sự của nhau…để thấu hiểu nhau hơn. Thiếu kỹnăng lắng
nghe cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổ vỡ các mối quan hệ và
khiến chúngta ngày càng mất đi những người bạn thực sự.
Nghe có vẻ nghiêm trọng nhỉ? Đây chỉ là một sự thổi phồng chăng? Hãy tự ngẫm
lại xem có đúng với mình không nhé.
.
Kỹ năng giao tiếp – Lỗ hổng lớn trong mỗi
chúng ta
1. Yếu kém về giao tiếp: bạn quá rụt rè, thiếu tự tin, không có khả năng diễn đạt…. thì sao? Những người có khả năng giao tiếp trung bình? Vâng, nhiều người
tự tin là họ đã giao tiếp khéo, giao tiếp giỏi, có khả năng thuyết phục,…Thế nhưng,