1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghệ của CT TNHH Phát triển Công nghệ.Doc

68 407 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 414,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghệ của CT TNHH Phát triển Công nghệ.Doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay xu hướng sử dụng các thiết bị công nghệ cao như hệ thốngứng dụng mã vạch, các thiết bi an toàn an ninh đang ngày càng trở nên cầnthiết đối với nhiều doanh nghiệp Các sản phẩm này giúp cho việc quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở nên có hiệu quả hơn,đảm bảo về tính mạng và tài sản của doanh nghiệp Do đó việc sử dụng cácthiết bị này trong doanh nghiệp đang ngày càng trở nên bức xúc.

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Đầu tư là một công ty trẻ, mớithành lập, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm côngnghệ cao Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện này càng nhiều cáccông ty lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này Trong tương lai số lượng côngty tham gia cung ứng loại thiết bị này sẽ ngày càng nhiều Do đó việc cạnhtranh gay gắt giữa các công ty là không thể tránh khỏi Việc tiêu thụ sản phẩmngày càng trở nên khó khăn Để đứng vững trên thị trường và đạt được mụctiêu lâu dài của công ty là đứng trong Top 10 công ty cung ứng các sản phẩmnày trên thị trường Việt Nam vào năm 2008 thì việc lập một kế hoạch tiêu thụsản phẩm để tăng doanh số bán của công ty là một việc rất quan trọng Lập kếhoạch tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trườngtiêu thụ khối lượng sản phẩm, qui cách mẫu mã chủng loại để từ đó có kếhoạch sản xuất kinh doanh phù hợp Đồng thời giúp doanh nghiệp huy độngvà sử dụng hiệu quả các nguồn lực chủ động ứng phó với những thay đổi trênthị trường

Trang 2

Qua thời gian thực tập tại công ty, từ các kiến thức đã học về việc lậpkế hoạch tiêu thụ sản phẩm cùng với tình hình thực tế tại Công ty TNHH Pháttriển Công nghệ và Đầu tư, được sự hướng dẫn của thầy giáo ThS NguyễnAnh Tuấn, em mạnh dạn chọn đề tài:

"Hoàn thiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghệ của Công ty

TNHH Phát triển Công nghệ và Đầu tư"

Trang 3

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I : Lý luận về công tác kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Chương II : Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kê hoạch tiêuthụ sản phẩm của công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Đầu tư

Chương III : Hoàn thiện công tác xây dựng kê hoạch tiêu thụ sảnphẩm và biện pháp tổ chức thực hiện kê hoạch tiêu thụ sản phẩm ở công tyTNHH Phát triển Công nghệ và Đầu tư trong những năm tới

Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế, chuyên đề không tránhkhỏi có nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầygiáo và toàn thể các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn Em xin cảm ơnsự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS Nguyễn Anh Tuấn cùng với sựgiúp đỡ của các anh chị, các cô chú công tác tại Công ty TNHH Phát triểnCông nghệ và Đầu tư đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

I-TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1 Khái niệm, sự cần thiết và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm

1.1 Khái niệm chung về tiêu thụ sản phẩm

Theo nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toángiữa người mua và người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hoá.

Theo nghĩa rộng thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế baogồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu tìm hiêu thị trường, xác định nhu cầukhách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ,xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quátrình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền Sản phẩmđược coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng.Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tiêu thụ sảnphẩm nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuấtđể bán và thu lợi nhuận.

Thực tế cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau,công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vấn đề tiêu thụ sản phẩm được thựchiện hết sức đơn giản Nhà nước cấp chỉ tiêu cung ứng vật tư cho các đơn vị

Trang 5

sản xuất theo số lượng đa xác định trước và quan hệ giữa các ngành và các bộphận trọng nền kinh tế chủ yếu là quan hệ dọc, được kế hoạch hoá bằng chếđộ cấp phát giao nộp sản phẩm hiện vật Các doanh nghiệp chủ yếu thực hiệnchức năng sản xuất, việc đảm bảo các yếu tố vật chất đầu vào như; nguyên vậtliệu, nhiện liệu… được cấp trên bao cấp theo các chỉ tiêu cấp phát Hoạt độngtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kỳ này được thực hiện theo kếhoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ do nhà nước quy định sẵn Dokhông có môi trường cạnh tranh chất lượng hàng hoá ngày càng giảm sút,mẫu mã kiểu dáng ngày càng đơn điệu Như vậy trong nền kinh tế tập trungkhi mà ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất bào nhiêu? sản xuất cho ai?đều do Nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sảnphẩm hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước.Còn trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ là mục đích cơ bản của sản xuấthàng hoá, hàng hoá sản xuất ra có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới thuđược lợi nhuận, mới hoàn thành được vòng chu chuyển vốn kinh doanh vàthực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng Trong thời kỳ này, tiêu thụ sản phẩmgắn người sản xuất với người tiêu dùng, nó giúp cho người sản xuất nắm bắtkịp thời những thông tin phản hồi để tổ chức sản xuất với số lượng, chấtlượng và thời gian hợp lý, đồng thời khách hàng được tìm hiểu kỹ về hànghoá tăng khả năng thoả mãn nhu cầu.

Chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp luôn đối mặt với môitrường kinh doanh biến động không ngừng và có rất nhiều rủi ro cũng nhưthách thức áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và khâu tiêu thụ sản phẩmđược coi là một trong nhũng khó khăn hàng đầu hiện nay của các doanh

Trang 6

nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp sản xuấtphải tự chịu trách nhiệm với tất cả các quyết định sản xuất kinh doanh củamình Do vậy mà hiện nay, tiêu thụ sản phẩm đã trở thành vấn đề sống còncủa mọi doanh nghiệp.

Sự cần thiết của tiêu thụ sản phẩm:

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinhdoanh, là một trong sáu chức năng hoạt động của doanh nghiệp là: sản xuất,tiêu thụ, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán, quản trị doanh nghiệp Tiêuthụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩmtừ nơi sản xuất đề nơi tiêu ding Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nốigiữa sản xuất và tiêu ding Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chát, việcmua và bán các sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện, giữa hai khâunày có sự khác nhau, quyết định tới bản chất của hoạt động thương mại đầuvào và hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp Mặc dù sản xuất làchức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là tiền đềkhông thể thiếu để hoạt động sản xuất có hiệu quả Chất lượng của hoạt độngtiêu thụ sản phẩm, dịch vụ quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinhdoanh

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là đơn vịhạch toán độc lập, tự tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Đối với doanh nghiệp thương mại phải tiến hành rất nhiều hoạt độngkhác nhau như tạo nguồn, mua hàng, nghiên cứu thị trường, quản lý dự trữ…thì trong đó tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng mấu chốt nhất Chỉ có tiêuthụ sản phẩm tốt thì doanh nghiệp thương mại mới có thể thu hồi vốn kinh

Trang 7

doanh, thu lợi nhuận và tái mở rộng kinh doanh Có thể nói ràng, tiêu thụ sảnphẩm phản ánh đầy dủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Sựcần thiết của hoạt động tiêu thụ sản phẩm thể hiện rõ ở những vai trò của nónhư:

- Tiêu thụ sản phẩm là khâu phản ánh kết quả cuối cùng của sản xuấtkinh doanh Doanh nghiệp có thể đặt ra nhiều muc tiêu cho quá trình hoạtđộng kinh doanh và phát triển của mình và chính quá trình tiêu thụ sản phẩmsẽ phản ánh sự đúng đắn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, phản ánh sự nỗlực cố gàng của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời thể hiện trình độ tổchức, năng lực điều hành, tỏ rõ thế và lực của doanh nghiệp trên thươngtrường.

- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất “táisản xuất ra sản phẩm để bán” đó là phương châm cơ bản của mọi doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường, ngay cả khi doanh nghiệp tạo ra nhữngsản phẩm tuyệt vời về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng song điều đó sẽ khôngcó ý nghĩa nếu như những sản phẩm đó không được đưa ra thị trường và đượcthị trường chấp nhận Hơn nữa bất kỳ một doanh nghiệp nào dù có quy môlớn đến đâu thì nguồn lực của nó cùng có giới hạn, họ sẽ chỉ sản xuất tới mộtgiới hạn nào đó rồi sẽ phải dừng hoạt động nếu không tái tạo lại được nguồnlực sản xuất Do đó để có thể tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng thì doanhnghiệp phải tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất ra Chính khâu tiêu thụ lúcnày lại là khâu quyết điịnh doanh nghiệp có tiếp tục hoạt động được nữa haykhông Nếu hoạt động tiêu thụ sản phẩm diễn ra suôn sẻ, sản phẩm của doanhnghiệp được tiêu thụ, doanh thu đủ để bù đắp chi phí và có lãi thì doanh

Trang 8

nghiệp có điều kiện để tiếp tuc tồn tại và phát triển và ngược lại doanh nghiệpsẽ phải rút lui khỏi thị trường.

- Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch kinhdoanh đã vạch ra, hàng hoá của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận, uytín của doanh nghiệp được giữ vững và củng cố trên thương trường Bán hàngtrong khâu tiêu thụ sản phẩm có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởngđến niềm tin, uy tín và sự tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng Do đó, tiêu thụsản phẩm cũng là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp với các đốithủ cạnh tranh.

- Tiêu thụ sản phẩm là một mắt xích quan trọng trong thực hiện mựcđích kinh doanh của doanh nghiệp la lợi nhuận Vì vậy nó quyết định và chiphối các hoạt động nghiệp vụ khác của doanh nghiệp như: nghiên cứu thịtrường, tạo nguồn mua hàng, dịch vụ, công tác dự trữ…

- Tiêu thụ sản phẩm có vai trò gắn kết người sản xuất với người tiêuding, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuấtvà đời sống của nhân dân Đảm bảo cân đối giữa cung và cầu , ổn định giá cảthị trường Khi doanh nghiệp có lãi, tiếp tục tái sản xuất thì doanh nghiệp cónhu cầu sử dụng các nguồn lực xã hội làm yếu tố đầu vào như nguyên liệu,vốn, sức lao động và mua các yếu tố khác của doanh nghiệp bạn Do đó tạo rahàng loạt các hoạt động dây chuyền kế tiếp thúc đẩy sự đi lên, phát triển củacả nền Kinh tế Quốc dân Như vậy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệpkhông những có vai trò to lớn đối với bản thân doanh nghiệp đó mà nó còn cóvai trò và ảnh hưởng nhất định đối với xã hội

Trang 9

2 Khái niệm, sự cần thiết và ý nghĩa của kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm

2.1 Khái niệm chung về công tác kế hoạch hoá

Kế hoạch hoá là hoạt động có hướng đích của Chính phủ, của cácdoanh nghiệp hay hộ gia đình nhằm đạt được những mục tiêu đã định Chứcnăng chủ yếu của kế hoạch hoá là tính toán các nguồn tiềm năng, dự kiến khaithác các khả năng có thể huy động và phối hợp các nguồn tiềm năng ấy theonhững định hướng chiến lược đã định để tạo nên một cơ cấu hợp lí, thúc đẩytăng trưởng nhanh và giữ cân bằng các yếu tố trên tổng thể Trong nền kinh tếthị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị kinh tế thì hiệu quả kinh tếlà mục tiêu hàng đầu, mục tiêu bao trùm lên các mục tiêu khác Kế hoạch chophép các doanh nghiệp biết đến hướng đi trong thời gian sắp tới, nó là cơ sởđể xem xét đến các hoạt động khác của công ty như: tài chính, vốn, thịtrường, khách hàng, moi trường kinh doanh… và với mỗi sự thay đổi thìdoanh nghiệp có cách ứng phó như thế nào với mỗi thay đổi đó Do vậy hiệnnay vai trò của kế hoạch hoá không giảm đi mà càng được tăng cường nhưmột công cụ, một yếu tố để tổ chức và quản trị các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp có hiệu quả.

Trong nền kinh tế quốc dân kế hoạch hoá có thể chia làm hai loại: mộtlà kế hoạch kinh tế – xã hội (kế hoạch vĩ mô) là kế hoạch của Chính phủ, đâylà kế hoạch định hướng, hướng dẫn cho sự phát triển và những cân đối lớncủa nền kinh tế quốc dân Kế hoạch này phải vừa đảm bảo thuận lợi cho sảnxuất kinh doanh, vừa đảm bảo thống nhất giữ tăng trưởng kinh tế với côngbằng, ổn định và tiến bộ xã hội Hai là kế hoạch sản xuất - kinh doanh của các

Trang 10

doanh nghiệp( kế hoạch vi mô), kế hoạch này do các doanh nghiệp tự xâydựng và tự thực hiện trên định hướng của kế hoạch vĩ mô dựa trên nguồn lựccủa doanh nghiệp và thị trường của doanh nghiệp Kế hoạch vi mô phải đạtmục tiêu: vừa đảm bảo nhu cầu về hàng hoá hoặc dịch vụ của xã hội vừa đảmbảo cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận để tái sản xuất kinh doanh Cụ thể,căn cứ vào tiêu thức thời gian thì kế hoạch kinh doanh có thể chia thành:

- Kế hoạch dài hạn: Có thể coi đây như là một chiến lược kinh doanh

của doanh nghiệp Nó định hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trongmột thời gian tương đối dài và bao gồm hệ thống những mục tiêu, chính sách,biện pháp thực hiện những mục tiêu dó của doanh nghiệp.

- Kế hoạch trung hạn: Thưòng có thời gian 2, 3 năm nhằm phác thảo

chương trình trung hạn để thực hiện kế hoạch hoá dài hạn, tức là để đảm bảotính khả thi lĩnh vực mục tiêu, chính sách và giải pháp đựoc hoạch điịnh trongchiến lược đã chọn.

- Kế hoạch 1 năm: Kế hoạch này cụ thể những mục tiêu, phương hướng

hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch Có thể nói, đây là kế hoạchđiều hành, bao gồm cả việc thiết lập các cân đối, cụ thể trên cơ sở nghiện cứu,dự báo thị trường mà điều chỉnh các kế hoạch tiếp theo.

Căn cứ vào mối quan hệ giữa các kế hoạch trong phạm vi doanhnghiệp Kế hoạch kinh doanh – kĩ thuật – tài chính – xã hội ở doanh nghiệpthương mại bao gồm:

- Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá: đây là kế hoạch hoạt động kinh doanhchủ yếu của doanh nghiệp thương mại Kế hoạch này phản ánh chức năng,nhiệm vụ quan trọng nhất, đặc trưng nhất của doanh nghiệp thương mại là lưu

Trang 11

chuyển hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng Kế hoạch lưuchuyển hàng hoá của doanh nghiệp phản ánh toàn bộ khối lượng công việcnghiệp vụ chủ yếu của doanh nghiệp: mua vào, bán ra, dự trữ hàng hoá Đâyvừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để doanh nghiệp thương mại đạt được mụcđích của hoạt động kinh doanh Hơn nữa các chỉ tiêu của kế hoạch lưu chuyểnhàng hoá còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch khác như kếhoạch vốn kinh doanh, kế hoạch chi phí lưu thông, kế hoạch lao động, … Kếhoạch lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp thương mại là bảng tính toántổng hợp những chỉ tiêu bán ra, mua vào và dự trữ hàng hoá đáp ứng nhu cầucủa khách hàng, trên cơ sở khai thác tối đa các khả năng có thể có của doanhnghiệp trong kỳ kế hoạch Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệpthương mại bao gồm ba bộ phận chủ yếu:

+ Kế hoạch bán hàng.+ Kế hoạch mua hàng.

+ Kế hoạch dự trữ hàng hoá.

- Kế hoạch kỹ thuật bao gồm các chỉ tiêu trang thiết bị mới, các biệnpháp cải tiến và áp dụng công nghệ tiện tiến vào hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.

- Kế hoạch tài chính – tiền tệ: Bao gồm kế hoạch huy động và sửdụng vốn kinh doanh, kế hoạch chi phí lưu thông, kế hoạch doanh thuvà lãi lỗ, kế hoạch giá cả, kế hoạch nộp ngân sách…

- Kế hoạch vận chuyển: Bao gồm kế hoạch vận chuyển hàng hoá từnơi mua đến kho của doanh nghiệp thương mại và kế hoạch vậnchuyển hàng hoá tới tay khách hàng của doanh nghiệp Kế hoạch này

Trang 12

xác định xem là doanh nghiệp sẽ thực hiện việc vận chuyển hàng hoátừ nơi mua về kho hay là do doanh nghiệp cung ứng làm, doanh nghiệpthực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hpá cho khách hàng hay là kháchhàng tự vận chuyển.

- Kế hoach hoá kho tàng: tạo ra cơ sở cho các quyết định dự trữ dài vàngắn hạn Các quyết định dài hạn đề cập trước hết đến việc lựa chọn địa điểmkho tàng, vấn đề hình thành và tổ chức kho tàng Các quyết định kho tàng nhưthế mang đặc điểm chỉ một lần quyết điịnh cho cả một thời kỳ dài Các quyếtđiịnh ngắn hạn đề cập đến số lượng lưu kho và thời gian lưu kho trung bình.

2.2 Sự cần thiết của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:

Từ những bài học thực tế, không chỉ các nước theo mô hình quản lý tậptrung mà ở các nước kinh tế thị trường phát triển và đặc biệt là ở các nướcđang phát triển thuộc thế giới thứ ba về việc chấp nhận và áp dụng khá rộngrãi công tác kế hoạch hoá phần nào đã khẳng định rằng: Sự tồn tại của côngtác kế hoạch hoá nói chung, kế hoạch thương mại nói riêng là một yếu tốkhách quan cần phải được tăng cường và đổi mới Xét về mặt bản chất thì kếhoạch hoá là một hoạt động chủ quan có ý thức, có tổ chức của con người,con người trước khi bắt tay vào làm việc gì đều hình dung trước công việc vàsuy nghĩ cách làm tối ưu nhất đối với mình, dự kiến trước các tình huống xẩyra để chủ động ứng phó có thể nói là kinh nghiệm được truyền từ đời này quađời khác Con người không bằng lòng với hiện tại mà luôn có xu hướng phấnđấu vươn lên để có kết quả ngày càng tốt đẹp Do đó con người luôn đề ra cácchỉ tiêu để mình phấn đấu thực hiện và việc chuẩn bị trước tất cả các điều

Trang 13

kiện để tiến hành công việc đó cùng có thể được xem như một phần của côngtác kế hoạch hoá.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuỳ theo ngànhnghề kinh doanh, đặc điểm sản xuất cũng như những mục tiêu đặt ra Doanhnghiệp phải hình thành, phải hoạch định ra những công đoạn cách thức tổchức tiến hành công việc ở mỗi công đoạn khác nhau Đó là cơ sở cho cáchoạt động khi chính thức bước vào sản xuất kinh doanh Mặt khác doanhnghiệp được tổ chức từ nhiều thành viên khác nhau từ người quan lý đến độingũ công nhân Các thành viên này phải có sự liên kết chặt chẽ thông quacông việc của mình Muốn vậy, họ phải nắm được nội dung, mục tiêu củacông việc là gì? Cách thức tiến hành như thế nào? Trình tự tiến hành… Tất cảnhững vấn đề đặt ra đó là nhiệm vụ cũng như nội dung của công tác kế hoạchhoá trong doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh chính là một công cụ , một yếu tố để tổ chức vàquản trị các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả Kếhoạch kinh doanh có chức năng chủ yếu là tính toán các tiềm năng, dự kiếnkhai thác các khả năng có thể huy động và phối hợp các nguồn tiềm năng ấytheo những định hướng chiến lược đã định để tạo ra một cơ cấu hợp lý thúcđẩy tăng trưởng nhanh và giữ cân bằng các yếu tố trên tổng thể

Kế hoạch kinh doanh chính là một công cụ , một yếu tố để tổ chức vàquản trị các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả Kếhoạch kinh doanh có chức năng chủ yếu là tính toán các tiềm năng ,dự kiếnkhai thác các khả năng có thể huy động và phối hợp các nguồn tiềm năng ấy

Trang 14

theo những định hướng chiến lược đã định để tạo ra một cơ cấu hợp lí thúcđẩy tăng trưởng nhanh và giữ cân bằng các yếu tố trên tổng thể

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là kế hoạch cơ bản và là một bộ phận hợpthành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Nó có mối quan hệ mật thiết vàcòn là cơ sở để lập các kế hoạch khác trong doanh nghiệp như: kế hoạch sảnxuất, kế hoạch tài chính, vốn kinh doanh, kế hoạch lao động… Hơn nữa vìtiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất, là nhiệm vụ trung tâm và là mụctiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đượccoi là quan trọng nhất và là kế hoạch chủ yếu của kế hoạch kinh doanh củadoanh nghiệp thương mại.

2.3 Ý nghĩa của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:

Ra đời từ sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hộidoanh nghiệp thương mại trở thành một bộ phận trung gian độc lập giữa sảnxuất và tiêu dùng, thực hiện chức năng phục vụ nhu cầu của sản xuất, tiêudùng về các loại hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân, phát hiện nhu cầu vềhàng hoá và dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách để thoả mãn nhu cầu đó.Không ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng để nângcao hiệu quả kinh doanh, giải quyết tốt các mỗi quan hệ nội bộ doanh nghiệpvà quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài Để có thể thực hiện tốt các hoạtđộng kinh doanh, doanh nghiệp phải làm tốt công tác lập kế hoạch kinh doanhvà thực hiện tốt kế hoạch đó, trong đó kế hoạch tiêu thu sản phẩm là cơ bảnnhất.

Trang 15

Là một khâu trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, kế hoạchtiêu thụ sản phẩm có đầy đủ tất cả các vai trò của kế hoạch kinh doanh, mặtkhác do tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với doanhnghiệp, nó quyết điịnh việc mở rộng và phát triển của doanh nghiệp nên làmthế nào để tiêu thụ sản phẩm tốt, bán được nhiều hàng hoá là một vấn đề cácdoanh nghiệp đặc biệt quan tâm Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nếu được xâydựng đầy đủ, khả thi sẽ giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tốt hơn vàxác định các nguồn năng lực tiềm tàng về vật tư kỹ thuật, lao động, nguồnvốn có thể huy động trong năm kế hoạch Từ đó doanh nghiệp thực hiện tốthơn công tác tiêu thụ sản phẩm, làm tăng doanh số bán, giúp doanh nghiệptăng vị thế trên thương trường, phạm vi thị trường rộng khắp và quy mô lớn.

Kế hoạch tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng góp phần làm cho quá trìnhkinh doanh diễn ra liên tục, có hiệu quả Nhờ có kế hoạch thị trường màdoanh nghiệp chủ động nắm bắt thị trường, nguồn hàng, ký kết các hợp đồngkinh tế Mặt khác nhờ có lập kế hoạch tiêu thu sản phẩm mà các doanh nghiệpmới biết được tiêu thụ sản phẩm của mình so với kế hoạch đã được chưa để từđó có hướng phần đấu vươn lên Lập kế hoạch tiêu thụ giúp cho tổ chức tốthoạt động thị trường nhằm tạo ra các ưu thế trong cạnh tranh, mở rộng vàchiếm lĩnh thị trường, bằng việc sử dụng các phương thức thị trường và giábán hợp lý, tổ chức tốt hoạt động quảng cáo, xúc tiến và yểm trợ bán hàngcho doanh nghiệp, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh mở rộng thị trường hiện tạivà chiếm lĩnh phát triển các thị trường mới Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gópphần giúp doanh nghiệp xây dựng các chỉ tiêu hoạt động để sau này làm căncứ kiểm tra, đánh giá buộc công ty phải xác định rõ phương hướng mục tiêu

Trang 16

kinh doanh, chiến lược kinh doanh cụ thể, nó đảm bảo cho công ty có khảnăng đối phó với những biến động bất ngờ, nó thể hiện cụ thể hơn mối quanhệ qua lại giữa chức nhiệm vụ của tất cả những người có trách nhiệm trongdoanh nghiệp Hơn nữa, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm còn là cơ sở và điềukiện để lập các kế hoạch khác trong doanh nghiệp như kế hoạch tạo nguồn, kếhoạch dự trữ, kế hoạch vốn … Nếu như kế hoạch mua hàng, dự trữ được lậpđúng, đủ nhưng việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không bám sát các nhucầu của khách hàng, không phù hợp với tiềm lực và khả năng của doanhnghiệp thì các kế hoạch kia dù có chuẩn xác đến bao nhiêu thì mục tiêu cuốicùng là doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không đạt được kết quảnhư mong muốn.

Vì những lí do trên mà kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được các doanhnghiệm đặc biệt quan tâm và xem đây là kế hoạch quan trọng nhất, cơ bảnnhất trong hệ thống các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

Trang 17

II- TRÌNH TỰ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TIÊU THU SẢNPHẨM CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1 Căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn, khoa học và thực tế doanhnghiệp cần phải dựa vào những tiêu thức nhất định có liên quan đến hoạt độngtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đó là việc xác định các căn cứ và dựavào đó để lập kế hoạch phù hợp Doanh nghiệp cần phải dựa vào các căn cứsau:

- Nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp đã xác định, baogồm: sản phẩm, chất lượng, giá cả, thời gian đáp ứng kể cả ở thời điểmhiện tại và những dự báo về khả năng vận động của nó trong tương lai.

- Căn cứ vào phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã chọn, đặcbiệt là những chương trình, nội dung thực hiện của các phương án kinhdoanh đó.

- Căn cứ vào chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệpvới tư cách là quan điểm chỉ đạo nguyên tắc chi phối các hoạt độngtiêu thụ sản phẩm.

- Căn cứ vào các đơn hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá đã được kíkết với khách hàng Đây là văn bản có tính pháp quy cần phải tuân thủmột cách nghiêm ngặt để đảm bảo thực hiện mục tiêu nhiệm vụ và uytín của doanh nghiệp với khách hàng và bạn hàng.

- Đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng kế hoạchtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên

Trang 18

so sánh, phân tích sản phẩm, giá cả, dịch vụ … với các đối thủ cạnhtranh để giành thế chủ động trong kinh doanh.

- Các căn cứ khác cùng được tính tới khi xây dựng kế hoạch tiêu thụsản phẩm là những chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước, nhữngthay đổi của môi trường kinh doanh, môi trường văn hoá, xã hội, phápluật …

2 Trình tự lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là một loại kế hoạch hoạt động của doanhnghiệp sản xuất kinh doanh được dùng một là để thực hiện những mục tiêukinh doanh của doanh nghiệp đề ra trong thời gian nhất định như năm, quý,tháng Nó có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thực hiện các hoạt động tiêuthụ sản phẩm Việc lập kế hoạch theo một trình tự nhất định, thông qua cácgiai đoạn khác nhau nhưng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Điềunày sẽ tạo ta một kế hoạch mang tính khoa học, tăng độ trung thực và chínhxác, đem lại hiệu quả thực hiện cao.

Thông thường một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thiết lập qua cácbước sau:

Bước 1: Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu

Trong giai đoạn này công việc phải làm là rất quan trọng, ảnh hưởngtrực tiếp tới toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm Những thông tin cần thu thập và xử lý bao gồm các thông tin bên trongnội bộ doanh nghiệp và các thông tin bên ngoài thị trường.

Trong nội bộ doanh nghiệp các thông tin từ các bản báo cáo kết quảkinh doanh, báo cáo hoạt động tài chính của năm báo cáo, bản kê khai sản

Trang 19

phẩm sản xuất kinh doanh Qua đó xác định được năng lực, khả năng củadoanh nghiệp hiện tại cũng như dự báo, phân tích năng lực tiềm tàng trongtương lai về tất cả các lĩnh vực như: nguồn nhân lực, các yếu tố vốn, tài chính,kĩ thuật và công nghệ sản xuất, các sản phẩm có thể khai thác …

Thu thập thông tin từ bên ngoài thị trường bao gồm các thông tin vềnhu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh,khả năng diễn biến thay đổi, tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng hay cả nhữngvấn đề về môi trường kinh tê, chính trị, pháp luật, vận hoá xã hội có liên quanđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một thông tin quantrọng nữa cần thu thập là môi trường kinh doanh và thị trường những nhàcung ứng đầu vào cho doanh nghiệp Để có thể thu thập và xử lý những thôngtin về thị trường sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải giải đáp được những vấnđề sau:

- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanhnghiệp?

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào?

- Doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nào để tăng khối lượngsản phẩm tiêu thụ?

- Với những mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường làlớn nhất trong từng thời kỳ?

- Yêu cầu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanhtoán, dịch vụ?

- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm?

Trang 20

Những thông tin trên có thể được thu thập và xử lý qua nhiều hướngkhác nhau nhưng chủ yếu người ta dùng hai phương pháp đó là nghiên cứu tạibàn và nghiên cứu tại hiện trường Phương pháp nghiên cứu tại bàn là cáchnghiên cứu thu thập các thông tin qua các tư liệu như sách báo, tạp chí thươngmại, bản tin kinh tế, thông tin thị trường, các tài liệu liên quan đến mặt hàngmà doanh nghiệp đang kinh doanh, sẽ kinh doanh cần nghiên cứu, khả năngcung ứng, khả năng nhập khẩu, giá cả thị trường và khả năng biến động Cònphương pháp nghiên cứu tại hiện trường là phương pháp trực tiếp cử cán bộđến tận nơi để nghiên cứu Cán bộ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quansát, thu thập các thông tin và số liệu ở đơn vị tiêu dùng lớn, ở khách hànghoặc ở các đơn vị nguồn hàng bằng cách điều tra trọng điểm, điều tra chọnmẫu, điều tra điển hình, điều tra toàn bộ hay tham quan, phỏng vấn đối tượng,gửi phiếu điều tra …

Các thông tin thu thập được phải tạo điều kiện dễ dàng cho các nhàquản trị có thể đưa ra được những quyết định cơ bản Một vấn đề nữa trongbước này là doanh nghiệp cần phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchcủa năng xây dựng kế hoạch, từ đó sẽ có những đánh giá nhận xét, rút kinhnghiệm làm cơ sở cho xây dung kế hoạch năm tiếp theo.

Bước 2: Xác định mục tiêu và nội dung cơ bản của kế hoạch tiêu thụ

sản phẩm:

Sau khi đã chuẩn bị các yếu tố được phân tích và xử lý ở bước một,doanh nghiệp cần phải xác định các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn màdoanh nghiệp cần phải thực hiện Các mục tiêu này trước hết phải phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp, phù hợp với khả năng thực tế của

Trang 21

doanh nghiệp, phù hợp với các điều kiện khác về môi trường kinh doanh vàquan trọng hơn nữa là phải phù hợp với chiến lược và triết lý kinh doanh củadoanh nghiệp Tuỳ theo tình hình thực tế, các mục tiêu có thể là:

- Duy trì và mở rộng thị trường truyển thống, xâm nhập và phát triểncác thị trường tiềm năng.

- Nâng số hàng bán lên mức lợi nhuận cao hơn, tối đa hoá doanh số,tối ưu hoá lợi nhuận

- Sử dụng một cách có hiệu quả vốn kinh doanh, nâng cao vị thếcạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường…

Đối với các doanh nghiệp thì các mục tiêu dài hạn chính là các kết quảmong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài, thường cóthời gian lớn hơn 1 năm, còn các mục tiêu ngắn hạn thường được thực hiệntrong 1 năm do đó các mục tiêu ngắn hạn về kinh doanh nói chung và tiêu thụsản phẩm nói riêng phải hết sức cụ thể và phải nêu ra được các kết quả tiêuđích một cách chi tiết Cũng như các mục tiêu chiến lược, mục tiêu của kếhoạch tiêu thụ sản phẩm cũng cần phải đáp ứng được 6 tiêu chí là tính cụ thể,tính linh hoạt, tính định lượng, tính khả thi, tính nhất quán và tính hợp lý.

Sau khi đã xác định được các mục tiêu, công ty bắt đầu đi vào lập kếhoạch tiêu thụ sản phẩm cụ thể Căn cứ vào những thông tin hữu ích thu thậpđược, cùng với những mục tiêu cụ thể đã đề ra, công ty cần phải phân tích vàlực chọn phương án kế hoạch phù hợp từ mục tiêu đến nội dung và giải pháp.Khi tiến hành phần tích và lập kế hoạch, nhà quản trị cần phải trả lời các câuhỏi: kế hoạch đề ra có phù hợp với môi trường dự báo không? kế hoạch cóthích hợp về nguồn vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của công ty hay

Trang 22

không? có huy động và sử dụng tối ưu mọi nguồn lực hay không? kế hoạch cóhiện thực và hiệu quả không? còn có những kiến giải nào khác phương án đềra hay không?

Bước 3: Tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế

hoạch tiêu thu sản phẩm:

Xây dựng được kế hoạch mới chỉ hoàn thành một phần công việc, đómới chỉ là khả năng trên lý thuyết Vấn đề của doanh nghiệp là phải biến khảnăng đó thành hiện thực Vì vậy, việc tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm là một giai đoạn hết sức quan trọng và kéo dài suốt cả năm kế hoạch.Để biến khả năng thành hiện thực, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hànhtriển khai thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Trước hết, lãnh đạo doanhnghiệp phải quán triệt, sâu sát tư tưởng và nội dung của kế hoạch đến các cánbộ chủ chốt và nhân viên thực hiện, phải phổ biến thành các nhiệm vụ đến cácbộ phận thực hiện Phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể, rõ ràng về sự phân côngvà phối hợp giữa các bộ phận, thành viên trong việc triển khai thực hiện kếhoạch tiêu thụ sản phẩm, đồn thời quy định rõ thời gian hoàn thành các chỉtiêu nhiệm vụ.

Bước cuối cùng của quá trình hoạch định và thực hiện kế hoạch tiêu thụsản phẩm là kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch Doanh nghiệpphải đôn đốc, kiểm tra, giải quyết những mất cân đối, những khó khăn phátsinh khi thực hiện kế hoạch Cần phải đề ra các thủ pháp và hình thức kiểmtra đối với bất kỳ yếu tố hoặc kết quả nào của kế hoạch Một trọng những nộidung then chốt của công tác kiểm tra đánh giá kế hoạch là phải xác định rõcác nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện bị sai lệch so với kế hoạch đề ra

Trang 23

qua đó sơ kết tình hình thực hiện, kịp thời phổ biến kinh nghiệm và sửa chữanhững khuyết nhược điểm Kết quả kiểm tra có thể khẳng định tính đúng đắncủa kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sử dụng, kiểm định các mụctiêu và giảI pháp, các chỉ tiêu đề ra không có tính khả thi cần phải điều chỉnhkịp thời đồng thời bổ sung vào kế hoạch những khả năng mới có thể đưa vàokinh doanh.

- Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:

Có nhiều phương pháp để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũngnhư các kế hoạch khác nói chung như phương pháp cân đối, phương phápquan hệ động, phương pháp tỉ lệ cố định, phương pháp phân tích các nhân tốtác động, phương pháp kinh kế… Trong số những phương pháp trên thìphương pháp cân đối được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất.

Phương pháp cân đối được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu về các yếu tố kinh doanh để thực hiện cácmục tiêu kinh doanh dự kiến.

Bước 2: Xác định khả năng đã có và chắc chắn có của doanh nghiệp vềcác yếu tố kinh doanh.

Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố kinh doanh đểxây dựng nên các chỉ tiêu và nội dung của bản kế hoạch.

Trang 25

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCHTIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SITD

I- MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHỆ SITD

1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ SITD là một công tytrách nhiệm hữu hạn Giám đốc công ty là Kiều Hữu Hoàn, một doanh nghiệptrẻ xuất thân từ Nghệ An Sau khi đã có kinh nghiệm và tích lũy đủ số vốncần thiết, anh đã chọn lĩnh vực kinh doanh hệ thống thiết bị tự động – mộtlĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ Với đội ngũ kỹ sư lành nghề, nhiệt tình,giàu kinh nghiệm, lại được sự hỗ trợ về công nghệ của các hãng cung cấpthiết bị nước ngoài, anh Hoàn tin rằng công ty mình lập ra sẽ ngày càng pháttriển

Để thực hiện ý tưởng đó, anh đã đi thăm dò, xem xét, tìm hiểu thịtrường nhiều nơi, dựa trên các mối quan hệ đã được thiết lập từ trước, anhKiều Hữu Hoàn đã quyết định thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triểnCông nghệ Ngày 15/12/2002 theo giấy phép kinh doanh số 010210831 do SởKế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triểnCông nghệ SITD được thành lập.

Tên doanh nghiệp

Tên công ty : Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ SITD

Trang 26

Tên giao dịch: Invest and Techniques Development Company Limit (S-ITD Co., Ltd)

Địa chỉ trụ sở chính

- Địa chỉ: số 83 Thái Thịnh I – Q Đống Đa – Tp Hà Nội – Việt Nam - Tài khoản: 0011000644465

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

198 Trần Quang Khải – Hoàn Kiếm – Hà Nội- Mã số thuế : 0101430351

- Điện thoại : +84-4-562 3328- Fax : +84-4-853 1734

- E-mail : sitd-Hà Nội@Hà Nội.vnn.vn Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh số 0102010831 do Sở kế hoạch đầu tư Thànhphố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 12 năm 2002 Nội dung hoạt động trong cáclĩnh vực:

- Tư vấn cung cấp lắp đặt thiết bị mã vạch, các loại Ribbon, giấy in mãvạch, giải pháp phần mềm ứng dụng mã vạch.

- Tư vấn cung cấp lắp đặt thiết bị: Camera quan sát, thiết bị báo động chốngtrộm.

- Xây dựng giải pháp quản lý nhà thông minh.- Tư vấn lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy.

- Thực hiện các dịch vụ: tự thiết kế, thiết kế hệ thống, lắp đặt, bảo dưỡng,bảo hành các thiết bị mã vạch, an ninh, phòng cháy chữa cháy.

Trang 27

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ SITD là một doanhnghiệp trẻ, sau ba năm thành lập và phát triển, công ty đã trải qua nhiều khókhăn nhưng bên cạnh đó cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Trong những năm đầu thành lập, do lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ,lại là công ty mới thành lập, thiếu vốn, chưa phát triển được hệ thống phânphối bán hàng, công ty gặp rất nhiều khó khăn Nhưng do định hướng sảnphẩm phù hợp với xu thế phát triển hàng hóa hiện đại của thị trường, cộng vớisự quyết tâm và đồng lòng của giám đốc Kiều Hữu Hoàn và các cán bộ, côngnhân trong toàn công ty, doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định Công ty đã cósự tăng trưởng hiệu quả, sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường Đồng thời cótính bền vững do động lực nội sinh, do nhân tố con người có ý thức tự lựcvươn lên Anh Hoàn tin tưởng rằng công ty của mình với tập thể cán bộ, nhânviên đoàn kết một lòng sẽ đạt được một vị thế vững chắc trên thương trường.

2 Bộ máy tổ chức quản lý và các mối quan hệ

2.1 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý kinh doanh.GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG

KẾ TOÁN KỸ THUẬTPHÒNG PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

Trang 28

2.2 Cơ cấu nhân sự, chức danh thành viên của công ty S-ITD

TTChức danhSố lượngcấuCơPhạm vi, chức năng, nhiệm vụ

Chiến lược phát triển, quản lí chúng,định hướng kỹ thuật công nghệ, chủnhiệm dự án.

Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ, tưvấn thiết kế hệ thống, xây dựng giảipháp, quản lý dự án.

3 Kỹ sư tổ chức và

giám sát thi công 3 38%

Nghiên cứu giải pháp thiết kế, tổchức, quản lý, giám sát thi công.4Kỹ thuật viên1019% Hỗ trợ công tác triển khai lắp đặt, đo

Trang 29

Giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật về mọi hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm và trực tiếp chỉ huy bộmáy quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty Về những vấn đề cụ thể như chỉ tiêu kế hoạch và tổ chức thực hiệnkế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, các chủ trương biện phápliên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, xây dựng quyhoạch cán bộ công nhân viên, báo cáo sơ kết tổng kết hàng năm chotoàn công ty Bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, kiểm tra đánh giá kết quảcác chương trình kế hoạch đã đề ra và bàn chương trình công tác nămsau…

Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm về số liệu kế toán và trực tiếp

điều hành hoạt động của phòng kế toán

Phòng quan hệ khách hàng: Quản lý các mối quan hệ khách hàng

quen thuộc với công ty, tìm hiểu và lập nên các mối quan hệ mới, tạo cơsở và điều kiện cho các phòng khác thực hiện công việc.

Phòng kinh doanh: Có chức năng và nhiệm vụ xây dựng kế hoạch

sản xuất kinh doanh hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạchkinh doanh của công ty từng năm trình giám đốc Nghiên cứu đề xuấtcác biện pháp để đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao văn minhdoanh nghiệp Tổ chức công việc giao dịch, tiêu thụ sản phẩm, tổ chứcvà thực hiện kế hoạch Marketing.

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra các phòng ban về

các thủ tục quản lý hồ sơ, sổ sách, chứng từ hoá đơn ban đầu Kiểm travà quản lý chặt chẽ tài sản, tiền vốn, quản lý tài chính và có kế hoạch

Trang 30

tài chính hàng tháng , quý, năm trình giám đốc Tổng hợp quyết toán tàichính và phân tích tình hình tài chính hàng tháng, quý, năm Thực hiệnnghĩa vụ nộp ngân sách theo chế độ quy định của Nhà nước, theo dõitình hình sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý mạng lưới kinh doanhdịch vụ của công ty.

Phòng Kỹ thuật: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ, tư vấn thiết kế hệ

thống, xây dựng giải pháp, quản lý dự án, nghiên cứu giải pháp thiết kế,

tổ chức, quản lý, giám sát thi công, hỗ trợ công tác triển khai lắp đặt, đo

thử hệ thống.

Công ty luôn tuân thủ theo những quy định của Bộ Tài chính về việc sửdụng chứng từ, sổ sách kế toán Hệ thống sổ kế toán của công ty gồm: Sổđăng ký chứng từ, sổ cái các tài khoản và các sổ chi tiết.

Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thườngxuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

II CÁC ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ ĐẦU TƯ

Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng của người dan ngày càng tăng mạnh vớimức độ cao hơn, đa dạng hơn Ngoài những nhu cầu về vật chất người tiêudùng họ còn đòi hỏi những nhu cầu cao hơn cho bản thân, gia đình và tài sản.Đây chính là cơ hội cho cộng ty TNHH phát triển công nghệ và đầu tư có điềukiện đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, thâm nhập và mở rộng thị trường

1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty

Lĩnh vực kinh doanh: Là một công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt độngtrong các lĩnh vực:

Trang 31

 Tư vấn cung cấp lắp đặt thiết bị mã vạch, các loại Ribbon, giấyin mã vạch, giải pháp phần mềm ứng dụng mã vạch.

 Tư vấn cung cấp lắp đặt thiết bị: Camera quan sát, thiết bị báođộng chống trộm.

 Xây dựng giải pháp quản lý toà nhà thông minh. Tư vấn lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy.

 Thực hiện các dịch vụ: Tư vấn thiết kế, thiết kế hệ thống, lắpđặt, bảo dưỡng, bảo hành các thiết bị mã vạch, an ninh, phòngcháy chữa cháy.

Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh thương mại, tưvấn, lắp đặt, bảo trì các sản phẩm đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh chủ động trong việc ký kết hợp đồng, mở rộng các loại dịch vụ cho việc tiêuthụ sản phẩm với các đối tác kinh tế trong và ngoài nước Sản phẩm của côngty chủ yếu là sản phẩm công nghệ cao nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trênthế giới.

2 Các loại hình sản phẩm của công ty

2.1 Hệ thống thiết bị mã vạch

 Máy in mã vạch công nghiệp và chuyên dụng dùng trong các ngành công

nghiệp, y tế, phòng thí nghiệm… Nhà sản xuất: SATO, Nhật Bản.

 Máy in mã vạch dùng trong Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông

tin, quản lý hàng hóa trong siêu thị, nhà kho… Nhà sản xuất: DATAMAX,

Hoa Kỳ.

Trang 32

 Máy in mã vạch chuyên nghiệp, máy in thẻ nhựa trong nghành dịch vụ,

giáo dục, y tế… Nhà sản xuất: ZEBRA, Hoa Kỳ và CIM, Italia.

 Thiết bị quét mã vạch không dây cầm tay dùng kiểm hàng hóa trong kho,

kiểm tra tìa sản cố định (máy tính, máy in, bàn ghế)… Nhà sản xuất:

SYNTECH INFORMATION, Đài Loan.

 Thiết bị đọc mã vạch tự động cầm tay hoặc cố định, hoặc đọc trên dâychuyền ứng dụng rộng rãi cho siêu thị, thư viện, nhà máy sản xuất, ngành bưu

chính… Nhà sản xuất: METROLOGIC INSTRUMENT CORP., Hoa Kỳ.

 Máy in hóa đơn thanh toán dùng trong siêu thị, nhà sách, ngân hàng, bệnh

viện… Nhà sản xuất: SEIKO ESPON CORP., Nhật Bản.

 Ribbon, giấy in mã vạch, decal dùng trong các ngành sản xuất, giấy in tem

mã vạch… Nhà sản xuất: SONY, CHECMICALA, ZEBRA, DATAMAX.

2.2 Hệ thống kiểm soát và chấm công

 Giải pháp và hệ thống thiết bị kiểm soát vào ra và chấm công, thiết bị nhậndạng vân tay, nhận dạng tiếng nói, đồng tử mắt… Hệ thống quản lý tòa nhà

thông minh, kiểm soát thang máy, thẻ RFID, smart card, thẻ mã vạch… Nhàsản xuất: IDTECH, Hàn Quốc và PONGEE INDUSTRIES CO., Đài Loan.

Giải pháp và hệ thống CCTV… Nhà sản xuất: PENTAONE,

YOUNGSHIN CORP., Hàn Quốc, AVTECH, COM VIDEO, Đài Loan.

2.3 Hệ thống phòng cháy chữa cháy

 Hệ thống thiết bị phát hiện cháy (báo khói, báo nhiệt gia tăng, nhiệt cố

định ), báo cháy, chữa cháy tự động, nhân công… Nhà sản xuất: NOHMI

(Nhật Bản), TYCO (Hàn Quốc)

Trang 33

3 Dịch vụ

Với đội ngũ kỹ sư lành nghề, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, được đàotạo chính quy trong và ngoài nước, hội đồng cố vấn là các cán bộ kỹ sư củacác Viện nghiên cứu, các trường đại học như: Học viện Công nghệ Bưu chínhViễn thông, Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ, Đại học Bách Khoa HàNội Được sự hỗ trợ trực tiếp về công nghệ của các hãng cung cấp thiết bịnước ngoài, công ty đã và đang cung cấp tới các khách hàng các dịch vụ sau:

Trang 34

5) Bảo dưỡng không thu phí đối với tất cả các sản phẩm đang trongthời gian bảo hành, với những khách hàng truyền thống, công ty sẽthực hiện chu kỳ bảo dưỡng miễn phí, vĩnh viễn.

3.5 Bảo hành

Để tăng yếu tố cạnh tranh so với các công ty kinh doanh cùng mặt hàngvà nâng cao uy tín, vị thế trên thương trường, công ty cam kết thực hiện chếđộ bảo hành trực tiếp cho tất cả các hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi S-ITD Co., Ltd.

4 Thị trường và đối thủ cạnh tranh

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay,công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Đầu tư S-ITD tuy là một công ty cótuổi đời còn non trẻ nhưng với những khả năng, lợi thế hiện có đã và đangđứng vững, có khả năng cạnh tranh với các công ty kinh doanh cùng mặthàng

Đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty là cung cấp,lắp đặt các thiết bị tự động hóa, hiện đại, công nghệ cao nhập từ nước ngoài.Do đó, khách hàng của công ty là các ngân hàng, bệnh viện, trường học, siêuthị, nhà sách, thư viên, nhà máy sản xuất, ngành bưu chính… những nơi cầnsử dụng hệ thống mã vạch để quản lý, sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Tuy lĩnh vực này là khá mới mẻ nhưng do đây là một ngành tiềm năngvà hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận do đó công ty cũng có khá nhiều đối thủcạnh tranh trong và ngoài nước.

III THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TYTRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng điện tử - Hoàn thiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghệ của CT TNHH Phát triển Công nghệ.Doc
ng điện tử (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w