SỨC MẠNHCỦATỰÁMTHỊ
Theo định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt”, tiềm thức là hoạt động tâm lý của con
người mà bản thân người ấy không có ý thức. Những lời nói, hình ảnh, suy nghĩ, bất kể là
tiêu cực hay tích cực, được lặp lại nhiều lần đến một lúc nào đó sẽ in sâu vào tiềm thức
của con người. Đó là cách tựámthị dù có chủ đích hay không có chủ đích. Napoleon Hill
cho rằng: “Bạn có thể cấy vào trong tiềm thức của mình bất cứ kế hoạch, ý tưởng hay mục
đích nào mà bạn khát khao mong muốn biến thành các giá trị vật chất hay tiền bạc tương
đương.” Và “Hãy nhớ rằng, tiềm thức của bạn hoạt động bất kể bạn có cố gắng tác động
đến nó hay không”. Vậy, hãy chọn cách sử dụng ý thức để khắc sâu vào tiềm thức những
niềm tin tích cực.
Việc tựámthị có chủ đích theo hướng tích cực, như tạo niềm tin về khả năng sẽ
đạt được ước mơ, khát vọng của mình thúc đẩy con người hành động mạnh mẽ, kiên trì
vượt qua mọi khó khăn thách thức để đạt mục tiêu. Charles F. Kettering, người có 140
bằng phát minh sáng chế và là tiến sĩ danh dự của 30 trường đại học từng khuyên: “Hãy
tin tưởng và hành động như thể bạn không bao giờ thất bại”. Tiger Wood, nhà vô địch
đánh golf Mỹ kể lại: suốt thời gian bị bắt và bị cầm tù trong cuộc chiến tranh Triều Tiên,
ông ta luôn tưởng tượng trong tâm trí mình sẽ là nhà vô địch đánh golf với những cú đánh
hoàn hảo nhất. Khi ra tù và trở về nước ông ta đã hiện thực hóa được những điều tưởng
tượng của mình, trở thành nhà vô địch. Tim Daggert và Peter Vidmar, hai vận động viên
thể dục dụng cụ Mỹ đã đạt được huân chương vàng trong Thế vận hội Olympic cũng nhờ
trong suốt quá trình luyện tập họ luôn tựámthị mình sẽ là những nhà vô địch với những
động tác đẹp nhất, chính xác nhất. Ngày nay phương pháp đó thường được các huấn luyện
viên ứng dụng thành công đối với các học vận động viên của mình. Ludwig van
Beethoven đã sáng tác những bản nhạc bất hủ sau khi ông bị điếc. Điều đó chứng tỏ ông
đã tưởng tượng ra những âm thanh trầm bổng đó trước khi viết ra bản nhạc trên giấy. Quá
trình tưởng tượng cần tập trung liên tục trong một thời gian dài với cảm xúc mạnh và hình
ảnh rõ ràng đối với những gì mình muốn đạt được để những điều đó khắc sâu vào tiềm
thức. Khi đó chính tiềm thức sẽ thúc đẩy con người hành xử một cách nhất quán với điều
mình tưởng tượng. Người tạo dựng cho mình niềm tin vào bản thân và tin vào tương lai
tươi sáng của mình thì sẽ luôn tập trung nghĩ về những giải pháp sáng tạo, nên không sớm
thì muộn sẽ đạt được điều mình mong muốn. Vậy, hãy liên tục tưởng tượng về cuộc sống
tương lai khi đạt được mục tiêu mơ ước để luôn định hướng đúng hành động của mình.
Việc tựámthị theo hướng tiêu cực dù hoàn toàn không có chủ đích cũng gây nên
hiệu quả tai hại khôn lường. Hậu quả của việc để những ý nghĩ tiêu cực chế ngự tâm trí là
sự hình thành một tính cách tiêu cực – con đường đưa thẳng đến sự thất bại tất yếu. Người
tự ámthị mình rằng cuộc sống nghèo khổ là số phận của mình thì cả đời sẽ cam chịu sống
nghèo khổ. Người tựámthị mình không thông minh sẽ mãi mãi chấp nhận làm theo, nói
theo mà không bao giờ có sáng tạo gì có ý nghĩa. Tại một trường đại học ở đồng bằng
sông Cửu Long có một trường hợp có thật, tiêu biểu cho tác hại của việc tựámthị theo
hướng tiêu cực. Một phó trưởng khoa nọ muốn được cất nhắc lên vị trí trưởng khoa nhưng
không đạt được nguyện vọng, nên đâm lòng thù ghét người hiệu trưởng. Để trả thù, người
phó trưởng khoa đó bèn viết thư nặc danh tố cáo vị hiệu trưởng với đủ thứ tội lỗi mà mình
có thể nghĩ ra. Suốt cả năm trời những là thư nặc danh đó được gởi ngày cáng nhiều đi
khắp nơi, từ các trường đại học trong vùng rồi đến lãnh đạo các tỉnh, lên cả lãnh đạo Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Quốc hội. Những lá thư nặc danh đó không được cứu xét. Mặt
khác công an cũng cho biết là không xác định được dấu vân tay trên các lá thư đó. Sự việc
cứ tiếp diễn cho đến một ngày việc lặp đi lặp lại quá nhiều lần những điều mình tưởng
tượng ra đã gây ra hiệu quả tựámthị đến mức người phó trưởng khoa đó tin những điều
mình tưởng tượng ra là có thật và chấp nhận nó như một sự thật hiển nhiên, đến mức
trong bức thư tố cáo cuối cùng, người đó đã ký và ghi rõ tên thật của mình. Theo yêu cầu
của vị hiệu trưởng, Ban thanh tra của tỉnh đã làm việc và đi đến kết luận là không có điều
nào trong số hơn mười điều tố cáo trong thư là đúng sự thật. Kết quả cuối cùng là người
phó trưởng khoa đã bị kỷ luật và ngay chức phó trưởng khoa cũng không giữ được. Đó là
thảm họa của sự tựámthị theo hướng tiêu cực.
Nếu ý thức được sứcmạnhcủa sự tựámthịthì cần nổ lực thay thế những ý nghĩ
tiêu cực bằng việc thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần các ý nghĩ và hành động tích cực
hướng đến mục tiêu và khát vọng của mình. Đó là phương cách hiệu quả nhất để huy
động mọi sứcmạnh tiềm ẩn trong con người trên hành trình đến thành công. Napoleon
Hill có lời nhắc nhở chí lý: “Thiên nhiên ban tặng cho con người quyền kiểm soát tuyệt
đối một thứ duy nhất, đó là tư tưởng”. Vậy hãy luôn là người chủ khôn ngoan, sáng suốt
của tâm trí mình.
. cũng không giữ được. Đó là
thảm họa của sự tự ám thị theo hướng tiêu cực.
Nếu ý thức được sức mạnh của sự tự ám thị thì cần nổ lực thay thế những ý nghĩ. bại tất yếu. Người
tự ám thị mình rằng cuộc sống nghèo khổ là số phận của mình thì cả đời sẽ cam chịu sống
nghèo khổ. Người tự ám thị mình không thông