Bánlượcchosư
Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng
trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở
chùa sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì
sao bán được hàng. Hàng trăm người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba
người bán được hàng.
Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho
rằng anh này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng
chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một
chiếc lược.
Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung
xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm “nam mô” và thưa
rằng: “trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc
tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc
lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối”.
Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên
mua 10 chiếc lượccho anh ta.
Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương
khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: “Bạch thầy, chùa ta
lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người
dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết
tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có
mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba
chữ “Lược tích thiện” làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa”. Nhà chùa
nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 1000 chiếc lược làm quà.
Như vậy, trong ba người bánlượccho sư, công ty đánh giá họ thế nào?
Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ
hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba,
anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại
có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng
là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán
hàng.
Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng
đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng
chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi
tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ
có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.
Bài học về lòng trung thực
Ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia:
“Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này”. Người quản gia trả lời:
“Tôi phải hỏi ý kiến bà chủ đã”.
Bà chủ là một quý bà keo kiệt. Bà nói : “Hãy cho ông lão tội nghiệp một ổ bánh
mì. Một thôi nhé. Đưa bánh ngày hôm qua ấy”.
Ông lão trở về gốc cây nơi trú ngụ cả ngày lẫn đêm, ngồi xuống lôi ổ bánh vừa xin
được ra ăn. Đột nhiên, răng ông cắn phải vật gì đó rất cứng. Ông lão hết sức ngạc
nhiên khi phát hiện ra chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai.
“Mình thật may mắn !”, ông lão nghĩ thầm. “Mình bán chiếc nhẫn này đi và sẽ có
đủ tiền trong một thời gian dài”. Thế nhưng, lòng trung thực của ông lão ngay lập
tức ngăn ý định đó lại: “Không, ta sẽ tìm chủ nhân của chiếc nhẫn và trả nó lại cho
họ”.
Bên trong chiếc nhẫn có khắc hai chữ J. X. Ông lão liền đi thẳng đến cửa hàng và
tìm hỏi cuốn niên giám điện thoại. Cả thị trấn chỉ có mỗi một gia đình có tên bắt
đầu bằng chữ X: Gia đình Xofaina.
Quyết tâm sống trung thực, ông lão vội đi tìm nhà Xofaina. Và rất bất ngờ vì đó
chính là gia đình đã cho ông ổ bánh.
Ông nói với người quản gia: “Tôi tìm thấy chiếc nhẫn vàng trong ổ bánh ngài mới
cho tôi”.
Bà chủ vui mừng khôn xiết: “May quá, tìm được chiếc nhẫn bị mất tuần trước rồi.
Ta đã làm rơi nó khi coi thợ nhào bột làm bánh. J.X. là viết tắt tên của ta,
Josermina Xofaina”.
Sau một hồi suy nghĩ, bà chủ nhà nói: “Hãy cho ông lão tội nghiệp đó bất kỳ cái gì
ông ấy muốn, miễn là đừng đắt quá”.
Ông quản gia quay qua hỏi ông lão: “Vì hành vi cao thượng, ông muốn nhận được
phần thưởng gì”?
Ông lão ăn xin nói: “Cho tôi một ổ bánh mì ! thế là đủ cho tôi rồi”.
Thấy ông không có lòng tham, bà chủ bỗng nảy ra sáng kiến : Chọn ông vào canh
giữ kho trong nhà bà.
Từ đó bà hoàn toàn an tâm không bao giờ còn sợ mất trộm. Còn ông lão thì có việc
làm đến suốt đời.
Bạn thân mến. Bạn nghĩ sao về lòng trung thực của ông lão ăn xin trong câu
chuyện trên …?
Người trung thực trước mắt có vẻ thiệt thòi nhưng họ nhận được điều lớn hơn
nhiều, đó là sự tin tưởng của mọi người.
. Bán lược cho sư
Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng
trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị. mua liền 1000 chiếc lược làm quà.
Như vậy, trong ba người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?
Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần