1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

125 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
Tác giả Trần Thị Ngọc Hiền
Người hướng dẫn GS.TS. Võ Xuân Tiến
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 20,91 MB

Nội dung

Luận văn Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi nghiên cứu hệ thống về mặt lý luận liên quan đến phát triển KTTN; phân tích, đánh giá thực trạng thành phần KTTN tại thành phố Quảng Ngãi trong thời gian qua; đề ra phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của KTTN.

Trang 1

TRAN THI NGQC HIEN

PHAT TRIEN KINH TE TU NHAN TREN

DIA BAN THANH PHO QUANG NGAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIEN 2019 | PDF | 126 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

TRAN THỊ NGỌC HIEN

PHAT TRIEN KINH TE TU NHAN TREN

DIA BAN THANH PHO QUANG NGAI

LUAN VAN THAC SI KINH TE PHAT TRIEN Mã số: 60 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS VO XUAN TIEN

Trang 3

Các số liệu, kết quả trong luận ăn là trưng thực và chưa từng được ai

công bổ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giá

x~—

Trang 4

MO DAU 1 1 Tính cấp thiết của đề Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Cu hỏi nghiên cứu

4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

` Sơ lược tài liệu chính trong nghiên cứu 8 “Tổng quan tài liệu nghi cứu “UY BH Ho hở Mở 9 Bố cục đề tài CHƯƠNG 1 MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIÊN KINH TẾ TƯ NHÂN 9

1.1, KHAI QUAT VE KINH TE TƯ NHÂN 9

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 9

1.1.2 Đặc điểm, ưu thé, hạn chế của kinh tế tư nhân 10

1.13 Vai trò của kinh tế tư nhân 12

1.2 NỘI DỰNG PHÁT TRIÊN KINH TẺ TƯ NHÂN 16

1.2.1 Phát triển số lượng các doanh nghiệp 16

1.2.2 Phát triển các nguồn lực trong doanh nghiệp 1?

1.2.3 Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh 21

1.2.4 Phat triển các hình thức liên kết sản xuất 25

1.2.5 Phát triển thị trường, 27

1.2.6 Gia tăng kết quả, hiệu quả sản xuất 27

Trang 5

ign xa hi 30 kiện kinh 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN KINH TẾ TƯ NHÂN

TREN DIA BAN THANH PHO QUANG NGAL 38

2.1 BAC DIEM CƠ BAN CUA THANH PHO QUANG NGAI 38

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 38

2.1.2 Đặc điểm xã hội 40

2.1.3 Đặc điểm kinh tế 4

2.2 THUC TRANG TINH HÌNH PHÁT TRIEN KHU VUC KINH TE TU’

NHAN TREN DIA BAN THANH PHO QUANG NGAI 46

2.2.1 Thực trạng sự phát triển số lượng các doanh nghiệp 46 2.2.2 Thực trạng về các ngun lực trong doanh nghiệp tư nhân 48

2.2.3 Thực trạng về hình thức tổ chức kinh doanh 37

2.2.4 Thực trạng vẻ các môi liên kết khu vực KTTN 60 2.2.5 Thực trạng về mở rộng thị trường 61 2.2.6 Thực trạng gia tăng kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh 63

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIÊN KINH TẾ TƯ

NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ QUẢNG NGÃI 61

2.3.1 Đánh giá chung 68

2.3.2 Nguyên nhân của các hạn chế 69

KET LUAN CHUONG 2 T3

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHÀM PHÁT TRIÊN KINH TẾ TƯ NHÂN TREN DIA BAN THANH PHO QUANG NGAI TRONG THOL

Trang 6

3.1.2 Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế tư nhân của Thành phố

(Quảng Ngãi 75

3.1.3 Một số quy định có tính nguyên tắc khi để ra giải pháp 76

3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN DIA BAN

THANH PHO QUANG NGAI TRONG THOI GIAN TỚI 7

3.2.1 Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh T? 3.2.2 Gia tăng quy mô các yếu tố nguồn lực 81 3.2.3 Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất 86 3.2.4 Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp 86 3.2.5 Phát triển, mở rộng thị trường 88 3.2.6 Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh 90 3.2.7 Một số giải pháp khác 95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

GIAY ĐÈ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)

BIEN BAN HOP HOI DONG DANH GIA LUAN VAN (Ban sao)

Trang 7

CN-XD cP DN DNIN DNNN FDI GTSX KCN KTTN KTTT KHCN KT-XH Lb LLSX NSNN TM-DV 'TNHH Trả TP 'Công nghiệp - Xây dựng Cổ phần Doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Giá trị sản xuất

Khu công nghiệp

Trang 8

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

2.1 | Dân số và lao động thành phô Quảng Ngãi qua các năm |_ 40 2a | TV tong tình độ nguôn ho động ở thành phô Quảng|

Ngãi qua các năm

22 | Lo động và phân bỗ lao động của thành phố Quảng| Ngãi qua các năm

2 Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp thành phô Quảng 45

Ngai qua các năm

„;_— | Sid sản xuất ngành CN-XD thành phố Quảng Ngã cqua các năm

26 [Giá sản xuất ngành dịch vụ thành phố Quảng Ngài [ ”46 ;;, _ | Số đoanhnghiệp KTTN thành phố Quảng Ngủ quacác|

năm

+ —_ | SỐ DN giải hễ ngưng hoạt động ở thành phd Quang | Ngãi qua các năm

2s | Thnhhình sử dụng vốn của DN KTTN TP Quảng Ngã| qua các năm

2iọ. | VÕ chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp KTIN 6] >

thành phố Quảng Ngãi qua các năm

cụ, | Thin si dang ao động của các DN KIIN than] phố Quảng Ngãi qua các năm

22 'Quảng Ngãi qua các năm Số lượng lao động trong các DN KTTN ở thành phố 3

Trang 9

aig, | TỐC đô tặng số lượng lạo động tong các DN KIIN| thành phố Quảng Ngãi qua các năm

2.14 Trình độ LÐ trong các dn KTTN ở thành phô 54

215 | Cie KCN, CON 6 thanh phô Quảng Ngài 34

26 Số doanh nghiệp KTTN thành phố Quảng Ngãi ting 97

cqua các năm

“Tốc độ tăng số DN KTTN thành phd Quảng Ngài tăng

247 | gua eée nim ụ

gag, [Doan nghiệp KTÍN theo ngành nghề kinh doanh ơ| , thành phố Quảng Ngãi qua các năm

ai, | HS tune ve cham gia Bip hor eta DN TIN a thn | phố Quảng Ngãi qua các năm

22g | H9 động xuất nhập Khẩu của khu vực KTTN think | (> phố Quảng Ngãi qua các nim

221 “Tổng giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế 63 332 Doanh thu của khu vực KTTN ở thành phô Quảng Ngãi 6

cqua các năm

2ạa, | LØ nhuận bình quân của các DN KTINở thành phối (Quảng Ngãi qua các năm

Trang 10

Số hiệu băng Tên bảng Trang

7 Co cau din số thanh pho Quang Ngai nim ã 2018

Tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố

32 ăng trưởng Pl 6

Quang Ngai qua các năm

Chuyển địch cơ cấu ngành TP Quảng Ngãi

23 iy’ gant Quảng Negi m

qua các năm

Cơ cấu tông GTSX phân theo thành phản

24 kinh tế ene , , 6

Giá trị doanh thu các doanh nghiệp KTTN ở

25 thành phố Quảng Ngãi qua các năm 65

Trang 11

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển kinh tế tư nhân là một trong những chủ trương lớn của Đảng

và Nhà nước Việt Nam Những năm gần đây, thành phần kinh tế tư nhân tại

nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, đóng góp vai trỏ quan trong trong việc

tăng GDP, giải quyết việc lảm, thu hút vốn đầu tư góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế và là nguồn lực to lớn thúc đây toàn bộ kinh tế Việt Nam phát

triển

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế

Đảng và nhà nước đã không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủ trương, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển Trong đó có chính sách đối với sự phát

triển của khu vực kinh tế tư nhân Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phần

kinh tế tư nhân không ngừng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của

nền kinh tẾ đất nước Cùng với xu hướng phát triển kinh tế chung của cả

nước, kinh tế tư nhân ở thành phố Quảng Ngãi trong những năm qua cũng đạt đươc những kết quả tích cực đáng ghỉ nhận song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như kỳ vọng của thành phố Quảng Ngãi Số lượng doanh nghiệp tư

nhân tăng vượt trội, nhưng tốc độ tăng của chất lượng doanh nghiệp lại chưa tương xứng với sự gia tăng đó, thậm chí còn nhiều hạn ché, tồn tai cin khắc

phục Hiu hét các doanh nghiệp tại thành phố Quảng Ngãi có quy mô nhỏ và

rất nhỏ, máy móc công nghệ còn lạc hậu, chất lượng lao động còn thấp, yếu

kém về kỹ năng và kinh nghiệm Để có những bước phát triển mạnh mẽ, bên

cạnh những chiến lược và hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, thành phố Quảng Ngãi cũng cẩn có những giải pháp thiết thực để tạo

môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển Việc nghiên cứu

Trang 12

đất nước Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phát trién kinh té tw nhân trên địa bàn thành phố

Quéng Ngai” đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế của minh, 2 Mục tiêu nghiên cứu

Mue tiêu chung:

Đề tài tập trung nghiên cứu những đặc điểm kinh tế tư nhân tại thành phố Quảng Ngãi, thực trạng phát triển nền kinh tế này qua đó có những đánh giá bước phát triển đã đạt được, những hạn chế còn tại trong quá trình phát

triển kinh tế tư nhân của thành phố Thông qua những nhận xét khách quan,

tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đây nền kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo

Muc tiêu cụ thể

~ Hệ thống về mặt lý luận liên quan đến phát triển KTTN;

~ Phân tích, đánh giá thực trạng vẻ phát triển KTTN tại thành phố Quảng

Ngãi trong thời gian qua;

~ Đề xuất giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực

của KTTN trong thời gian tới 3 Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cần trả lời để hướng tới mục tiêu nghiên cứu:

~ Cơ sở lý luận nào nhằm phát triển KTTN cả nước nói chung và cho thành phố Quảng Ngãi nói riêng?

~ Thực trạng phát triển KTTN trên dia ban thành phố Quảng Ngãi như

thé nao?

Trang 13

tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứa:

~ Là những vấn để lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển KTTN tại thành phố Quảng Ngãi

5 Phạm vỉ nghiên cứu

~ Về mặt nội dung: Tập trung nghiên cứu một số nội dung phát triển

KTTN thành phố Quảng Ngãi thông qua các loại hình doanh nghiệp của tư nhân: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân

~ Về không gian: đề tài chỉ nghiên cứu nội dung trên tại thành phố Quang Ngãi ~ Về thời gian: Các thông tin, số liệu được nghi cứu từ năm 2014- 2018, các giải pháp đề xuất trong luận văn nảy có ý nghĩa trong 05 năm tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, bao gồm các phương

pháp sau:

~ Phương pháp phân tích, tổng hợp:

+ Phương pháp phân tích: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những môi quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn

lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đẻ tài nghiên cứu

Trang 14

thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu, nghiên cứu mồi quan hệ giữa các hiện tượng và dự đoán của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định,

Và một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh,

phương pháp phân tích thực chứng và chuẩn tắc 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát

"triển kinh tế tư nhân Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển kinh

tế tư nhân tại địa phương, từ đó thấy được những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những yếu kém cho sự phát triển kinh tế Đó là cơ sở khoa học và khách quan cho Đảng bộ và chính quyền thành phơ Quảng Ngãi hồn thiện cách thức quản lý của mình để bổ sung các chính sách kinh tế phủ hợp,

thúc đây kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa

7 Sơ lược tài liệu chính trong nghiên cứu

Trong cuốn “Kinh tế tr nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tre nhân ớ nước ta hiện nay” do Hồ Văn Vĩnh chủ biên (2002) Tác giả đã phân

tích thực trạng hoạt động của khu vực KTTN và còn phân tích thực trang quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN Mục đích tìm ra những khó khăn,

trở ngại để tiếp tục tháo gỡ, hoàn thiện Trên cơ sở đó nhóm tác giả đã đưa ra các khuyến nghị, giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với KTTN ở

"ước ta như sau

Trang 15

công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và kinh

doanh ra nước ngoài

~ Tiếp tục đối mới pháp luật và các chính sách đối với KTTN: Về pháp

luật: tạo cơ sở pháp lý minh bạch, thông thoáng để KTTN hoạt động bình đẳng,

'Về chính sách: tiếp tục hoàn thiện các chính sách ruộng đắt, đầu tư, thuế, vốn

và tín dụng ngân hàng, chính sách khoa học công nghệ, chính sách thương mại và giá cả, chính sách lao động - việc làm - đảo tạo nguồn nhân lực

~ Tăng cường chức năng tổ chức của hệ thống quản lý nhà nước về kinh

tế đối với KTTN,

Trong cuốn “Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp ” của Lê Khắc Triết (2005) Tác giả đã phân tích thực trạng khu vực KTTN tìm ra những tồn tại và yếu kém ảnh hưởng đến sự phát triển

của KTTN Trên cơ sở đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của khuc vực KTTN ở nước ta

- Nhôm giải phép về môi trường và chỉnh sách cho sự phát triển của

KTTN: Tạo điều kiện môi trường thuận lợi của KTTN phát triển; cải cách

công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm doanh nghiệp; tôn vinh các cá nhân và doanh nghiệp có đóng góp nhân tải vật lực cho đắt nước

~ Nhóm giải pháp cho bản thân doanh nghiệp khu vực KTTN Đó là tổ

chức sản xuất, tổ quản lý của các doanh nghiệp: Sắp xếp và điều chinh

lại sản xuất - kinh doanh; chọn sản phẩm - dịch vụ đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; đảo tạo nguồn nhân lực

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Sự phát triển kinh tế tư nhân từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu vì tằm

Trang 16

văn đã tiếp thu có chọn lọc về cơ sở lý luận của những nghiên cứu như: - Bài báo “Kinh tế te nhân: động lực phát triển kinh tế Việt Nam ” tác giả Pham Thi Thanh Bình, đăng trên tạp chí Cộng sản Theo tác giả, kinh tế tư

nhân được hiểu theo nghĩa rộng là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh

(ngoài khu vực kinh tế nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư Theo nghĩa hẹp hơn, tác giả khái quát kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở

hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

~ Nghiên cứu của Hà Huy Thành (2002), “hành phần kinh tế cá thé, tiểu

chủ và tự bản tự nhân - Lý luận và chính sách”, NXB Chính Trị Quốc gia

Bài viết đã phân tích thực trạng phát triển nền kinh tế tư nhân của nước ta trong thời kỳ đổi mới theo ngành nghề và theo vùng lãnh thổ Qua đó cho

thấy những kết quả đạt được, những hạn chế còn tổn tại và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế đó Dựa trên những đánh giá khách quan và các con số thông kê, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đây sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ về quy mô, số lượng mà còn nâng cao chất lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân

~ Nguyễn Thanh Tuyển, (2006) với công trình nghiên cứu *Sở hữu ø nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chỉ

nghĩa (XHCN) ở Liệt Nam ” Đây là một công trình nghiên cứu đề cập đến các lý thuyết liên quan đến phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN như: nêu rõ luận cứ khoa học vẻ tính tất yếu khách quan cũng như khẳng định sự phát trì

Nam; xác định vai trò, vị trí của KTTN, mối quan hệ với KTTN trong nền

Trang 17

Minh - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển" Đề tài nghiên cứu về khu vực kinh tế tư nhân và kinh nghiệm phát triển kinh tế tư

nhân của Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên chỉ nói lên những thuận lợi và

khó khăn một cách chung nhất để đánh giá sự phát triển, những tác động của

kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra hướng phát triển cho thành phố Mục đích, đối tượng, cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu của bài viết được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hỗ Chí Minh

~ Bài viết “Cái thiện môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" của PGS.TS Lê Thế Giới - Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Những thách thức trong quá trình phát triển kinh nhân tại Thành phố Đà Nẵng cũng có những tương đồng những khó khăn, hạn chế

trong quá phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Quảng Ngãi

~ Tại thành phố Quảng Ngãi, Cục thông kê thành phố có thống kê và điều tra số liệu về doanh nghiệp trên địa bàn thành phố từ năm 2014 đến năm

2018, số liệu thống kê tương đối đầy đủ về mặt lượng cung cấp số liệu nhất

định cho quá trình phân tích của luận văn Tuy nhiên đây chỉ là số liệu thống

kê,

gắn liền với thực trạng và điều kiện tại thành phố Quảng Ngãi ông hợp đơn thuần chứ chưa có những bước phân tích, đánh giá sâu và

“Tác giả cho rằng tắt cả những công trình nghiên cứu đã công bố nói trên

là những tải liệu hết sức quý giá cả về mặt lý luận và thực tiễn Tuy nhiên

những đề xuất giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân xuất phát từ những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau, ở từng giai đoạn khác

nhau Hiện tại chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu vấn đẻ phát triển khu

vực kinh tế tư nhân tại thành phố Quảng Ngãi trên nền tảng tương đối đầy đủ

Trang 18

tài được tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọc trong quá trình thực hiện luận

văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế phát triển

9 Bồ cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được

chia thinh 3 chương chính:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế tư nhân; Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân thành phố Quảng Ngãi

trong thời gian qua;

Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố

Trang 19

KINH TẾ TƯ NHÂN

1.1 KHÁI QUÁT VẺ KINH TẾ TƯ NHÂN

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Kinh tễ tư nhân được hiểu là hình thức kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tur nhân về toàn bộ các yếu tổ sản xuất được đưa vào sản xuất kinh doanh

Kinh tế tư nhân hoàn toàn tự chủ và chịu trách nhiệm hoàn toàn vẻ tất cả các

hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp, cụ thể là: tự chủ về

quản lý doanh nghiệp, tự chủ về vốn, quy mô; tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, tự chủ về phân phối sản phẩm, phương hướng sản xuất kinh doanh, và

doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của mình trước pháp luật

Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị được

tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân Khu vực KTTN, hiểu theo nghĩa rộng, bao

gồm cả các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, không những là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế mả còn đóng vai trò quan trọng trên bình

cdiên xã hội chính trị, góp phần hình thành một xã hội công dân, qua đó, người

dân có được vị thế kinh tế - xã hội độc lập hơn và có điều kiện phát huy khả

năng trong môi trường cạnh tranh lành mạnh Khu vực KTTN, hiểu theo

nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các hoạt động KTTN trong nước (gồm Kinh tế cá thể,

tiễu chủ và Kinh tế tư bản tư nhân) (Vũ Hùng Cường, 2009)

Phát triển KTTN là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của các yếu tổ, các

Trang 20

nhất trong việc thúc đây sự phát triển của cả khu vực KTTN “Sự tăng trưởng của khu vực KTTN đồng thời có sự biến đổi sâu sắc về mặt cơ cấu kinh tế, cơ:

ều hướng tiến bộ” (Trần Ngọc Bút, 2002)

1.1.2, Đặc điểm, ưu thế, hạn chế của

a Dic diém

"Đặc điểm về quan hệ

~ Quan hệ sở hữu: Kinh tế tư nhân dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư

cấu xã hội theo cl

inh tế tư nhân

liệu sản xuất Vì thế, toàn bộ tư liệu sản xuất cũng như sản phẩm sản xuất ra

từ tư liệu sản xuất đó đều thuộc về tư nhân

~ Quan hệ về quản lý: Do sở hữu thuộc về tư nhân nên cho nên vị trí quản lý trong doanh nghiệp cũng do tư nhân quyết định ~ Quan hệ phân pl quyết định việc phân pÌ Đặc điểm về lợi ích: Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân, động lực thúc đẩy xã hội Chủ sở hữu tư nhân bỏ vốn ra đầu tư thì có quyền sản phẩm, lợi nhuận

phát triển Sự tồn tại của loài người từ trước tới nay đã chứng minh rằng, lợi ích của mỗi cá nhân là động lực trước hết và chủ yếu thúc đẩy xã hội phát triển Nền kinh tế thị trường tồn tại chủ yếu dựa trên lợi ích cá nhân, tôn trọng

lợi ích cá nhân, sự hội sinh và phát triển của nền kinh tế tư nhân trong những

năm đổi mới vừa qua chính là nhờ đã kết hợp đúng lợi ích cá nhân và lợi ch

xã hội trong quá trình sản xuất do đó đã tạo ra động lực quan trọng trong thúc dy tăng trưởng kinh tế

Đặc điểm kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường:

Kinh tế tư nhân mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là mô hình tổ

chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hóa ở giai đoạn cao Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa trong đó cơ chế thị

Trang 21

cao nhất và cuối cùng là tạo ra giá trị thặng dư

'Kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế thị trường Kinh tế tư nhân là

hthứ

quả cao Sự tự do tham gia của kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh

ốt nhất và duy nhất để một nền kinh tế thị trường vận hành có hiệu

nghiệp vào bắt kỳ lĩnh vực sản xuất nào cũng là cơ sở của kinh tế thị trường ở

đó có sự cạnh tranh của những người bán và những người mua Kinh tế tư

nhân là đông lực thúc đầy kinh tế tăng trưởng

"Ngoài ra, kinh tế tư nhân còn có những đặc điểm: Tính tự phát cao, song

cũng rất linh hoạt, chủ động đề ra chiến lược phát triển, hạn chế tối đa chỉ phí

và mang lại hiệu quả kinh tế lớn, có quy mô đa dạng, nhạy bén lựa chọn quy

mô phù hợp và tổ chức sản xuất tối ưu

b Uu diém

~ Mối quan hệ giữa quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ, lợi ích gắn chặt

với nhau Do vậy, các cơ sở KTTN có tính chủ động cao, năng động ứng xử

với thị trường Bộ máy quản lý doanh nghiệp thường gọn nhẹ chứ không công kénh như DNNN Đó là cơ hội để phát triển giá trị của mỗi cá nhân: sự say mê, sáng tạo Một trong những yếu tố cạnh tranh của một cộng đồng xã hội

chính là tính đa dạng của sự sáng tao, ma tinh tinh da dang của sự sáng tạo là

hệ quả tắt yếu của sự đa dạng của những năng lực cá nhân

~ Mục tiêu hoạt động của KTTN là lợi nhuận tối đa, ít bị các mục tiêu xã

hội khác chỉ phối như đối với DNNN, thế nên họ theo sát thị trường, linh hoạt, tạo ra sản phẩm mới thúc đấy, dẫn dắt tiêu dùng KTTN tạo ra nhiều sản phẩm tốt đẹp hơn cho con người, đó là giá trị nhân văn chân chính của KTTN

« Nhược điểm

~ Vì mục tiêu chính của KTTN là lợi nhuận nên họ chỉ tập trung vào nhu

cầu có khả năng thanh tốn, khơng chú ý đến nhu cầu cơ bản của xã hội có lợi

Trang 22

thiện và luôn gặp khó khăn Nhưng hiện nay ở hằu hết các nước, người ta đã nhận thức được vai trò rất quan trọng, chỉ phối rất lớn đến công cuộc phát

triển kinh tế ~ xã hội quốc gia của kinh tế tư nhân như:

~ Giúp tích lũy vốn và nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng vốn cho

kinh tế

~ Giải quyết, tạo công ăn việc làm cho thêm nhiều lao động

~ Số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ không ngừng gia tăng, KTTN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng kim ngạch xuất khẩu, và tăng thu ngân sách cho Nhà nước

~ Hỗ trợ, bổ sung cho khu vực kinh tế Nhả nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo thành mối liên kết cùng hợp tác cùng cạnh tranh, phát

triển

~ Nâng cao chất lượng lao động cũng như thúc đẩy mỗi cá nhân nuôi

dưỡng tiềm năng và trí tuệ kinh doanh

Ngoài ra vai trở của khu vực KTTN còn được thể hiện ở những điểm sau

~ Một là, khu vực KTTN góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm năng của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia phát triển nền kinh tế quốc

ddan, Vai trd này của khu vực KTTN được thể hiện thông qua một số điểm

Khu vực KTTN đã góp phần xây dựng quan hệ sản xt

đẩy LLSX phát triển Khu vực KTTN phát triển làm cho các quan hệ sở hữu phù hợp thúc

Trang 23

“Thông qua việc phát triển KTTN mà quyền làm chủ của nhân dân, trước

hết là quyền làm chủ về kinh tế được phát huy, đó là cơ sở để mở rộng quyền

làm chủ của nhân dân vị trị, văn hóa, xã hội

Khu vực KTTN góp phần quan trọng thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và

thành lập các doanh

sử dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương

nghiệp thuộc KTTN không đòi hỏi quá nhiều vốn, nhất là với doanh nghiệp quy mô nhỏ Điều đó sẽ tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu

tư Mặt khác trong quá trình hoạt đông các loại hình DNTN có thể dễ dàng huy động vốn vay dựa trên quan hệ ho hang, bạn bè Chính vi vậy, việc diy mạnh các loại hình DNTN được coi là phương tiện có hiệu quả trong việc huy

động vốn, sử dụng các khoản tiền đang phân tán, nằm im trong dân cư thành

các khoản vốn đầu tư riêng

Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thường có quy mô vừa và nhỏ, lại được phân tán ở hầu hết các địa phương, các vùng lãnh thổ nên chúng có

khả năng sử dụng các tiềm năng về nguyên vật liệu, lao động và kinh nghiệm

sản xuất các ngành nghề truyền thống của địa phương

Khu vực KTTN đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước

Theo thống kê cho thấy, hiện nay đóng góp vào ngân sách của khu vực KTTN

tuy còn nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên So với đóng góp vào ngân sách Trung ương thì đóng góp của khu vực KTTN vào nguồn thu ngân sách

địa phương còn lớn hơn nhiều Ngoài đóng góp vào nguồn thu ngân sách, các

doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN còn có sự đóng góp đáng kể vào việc xây

dựng các công trình văn hóa, trường học, thể dục thể thao, đường sá, cầu

cống, nhà tình nghĩa và các công trình phúc lợi khác

~ Hai là, khu vực KTTN đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc

đây tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân

Trang 24

xi với tốc độ tăng GDP của toàn bộ nên kinh tế, trong đó riêng kinh tế tư bản tư nhân bao giờ cũng thuộc bộ phận có tốc độ tăng trưởng cao nhất Sự phát

triển nhanh của KTTN đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng

nền kinh tế của cả nước

“Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các doanh nghiệp nha nước thường được ưu tiên xây dựng thành các khu cụm công nghiệp, dịch vụ tổng hợp và

các vùng đô thi, nơi có cơ sở hạ tằng phát triển Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng mắt cân đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa

thành thị và nông thôn, giữa các vùng của một quốc gia Chính sự phát triển

của KTTN góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển

giữa các vùng Nó sẽ giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn có thể

khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển nhanh các ngành sản xuất và dịch vụ tạo ra sự chuyển địch cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảng

cách chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miÈ

~ Ba là, KTTN phát triển góp phần thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động

Hiện nay ở nước ta, khu vực KTNN chỉ giải quyết việc làm được cho

khoảng trên 3 triệu lao động, trong khi đó chỉ tính riêng các loại hình doanh

nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã tạo việc làm cho khoảng 6 triệu lao động Khu vực KTTN có ưu thế hơn hẳn về khả năng tạo

việc làm

"Nhìn chung lợi thể nỗi bật

động đông đảo, đa dạng, phong phú cá về mặt số lượng cũng như chất lượng

của KTTN là có thể thu hút một lực lượng lao

từ lao động thủ công đến lao động chất lượng cao ở tắt cả mọi vùng, miễn của đất nước, ở tắt cả mọi tằng lớp dân cư Như vậy, KTTN góp phần quan trọng

trong việc giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động

Trang 25

cạnh tranh, các DNTN phải luôn tìm những biện pháp tổ chức lao động, quản

lý có hiệu quả nhất, vì vậy kỹ thuật lao động được thực hiện rất nghiêm ngặt

“Chính điều này đã góp phần vào việc đảo tạo nên đội ngũ lao động có kỹ năng và tác phong công nghiệp Đồng thời thông qua quá trình này, khu vực KTTN cũng được xem là nơi đào tạo, rèn luyện các chủ doanh nghiệp lớn trong

tương lai và là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển các doanh nghiệp lớn ~ Bắn là, Khu vực KTTN góp phần thúc đây dat nước hội nhập kinh tế quốc tế 'Việt Nam muốn phát triển nhanh cần phải hội nhập kinh tế khu vực và

quốc tế, thu hút vốn và công nghệ vào nền kinh tế của mình Hội nhập kinh tế

ï với Việt Nam trong quá trình CNH - HĐH đắt

quốc tế là xu hướng tắt

nước Quá trình hội nhập có thể thực hiện bằng nhiều con đường như: nhà

nước liên doanh với nước ngoài, nhà nước cho nhóm đầu tư nước ngoài thuê

đất hay các tổ chức kinh tế và KTTN li

doanh, liên kết với nước ngoai

Trong những hình thức này hiện nay nỗi bật nhất vẫn là con đường thứ ba, sự

liên kết thông qua khu vực KTTN

Cũng thông qua quá trình đó, KTTN với những đặc tính của mình là chủ động đổi mới và lựa chon công nghệ thích hợp để giảm chỉ phí sản xuất, mở

rộng thị trường, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Từ

đó, KTTN góp phần thúc

nhân lực và kinh nghiệm quản lý Đồng thời nó góp phần thúc đẩy thương chuyển giao công nghệ, hợp tác đảo tạo ng

mại Việt Nam phát triển và hội nhập nhanh vào nền kinh tế thể giới

1.2 NOL DUNG PHAT TRIEN KINH TE TU NHÂN 1.2.1 Phát triển số lượng các doanh nghiệp

Số lượng các doanh nghiệp tư nhân là số lượng các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm công ty cổ phản, công ty trách nhiệm hữu

Trang 26

Phát triển số lượng doanh nghiệp là số doanh nghiệp đang hoạt động và

đăng ký mới tăng lên qua thời gian Khi số doanh nghiệp khu vực KTTN hằng

năm đăng ký ra đời tăng lên chứng tỏ khu vực KTTN có sức thu hút nhà đầu tur và là dấu hiệu ban đầu cho thấy KTTN đang trên đà phát triển Tuy nhiên

cần quan tâm tới số lượng doanh nghiệp tăng lên hàng năm hoạt động ổn

định, hiệu quả chứ không phải là số doanh nghiệp đăng ký mới Vì số doanh

nghiệp đang hoạt động không đánh giá đúng thực tế tình hình phát triển số

lượng doanh nghiệp khu vực KTTN,

Số lượng doanh nghiệp nhiều đồng nghĩa tạo ra giá trị gia tăng lớn phục vụ cho đời sống kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng khả năng cạnh tranh

của nên kinh tệ

do đó tiêu chí tăng trưởng số lượng doanh nghiệp là quan

lánh giá sự phát triển của KTTN

Phát triển số lượng doanh nghiệp phải đồng thời quan tâm đến việc nâng

trọng đ

‘cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, có như vậy các doanh nghiệp KTTN mới đứng vững được trong môi trường hội nhập thường xuyên biển động như hiện nay

Để doanh nghiệp KTTN ra đời và phát triển nhanh cần đến cải cách thủ

tục hành cÍ

h, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, tăng cường quản lý Nhà

nước định hướng cho KTTN phát triển

Tiêu chí đánh giá: Đề đánh giá sự gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất

kinh doanh, thường sử dụng các tiêu chí sau:

+ Sé6 lượng doanh nghiệp qua các năm (tổng số và từng loại)

+ Mức tăng về số lượng doanh nghiệp qua các năm + Tốc đô tăng về số lượng doanh nghiệp qua các năm

+ Tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập

1.2.2 Phát triển các nguồn lực trong doanh nghiệp

Trang 27

lực cạnh tranh bằng việc gia tăng các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp có ý'

nghĩa và vai tr vô cùng quan trong,

yếu tố

như nhân lực, vật lực, tài lực nhưng có thể chia làm hai loại: nguồn lực hữu

Các nguồn lực của doanh nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nhiề

hình và nguồn lực vô hình Để đánh giá sự phát triển nguồn lực hữu hình, ta thường quan tâm bao gồm: nguồn nhân lực, vốn, mặt bằng sản xuất Phát triển

các nguồn lực vô hình bao gồm việc xây dựng và phát

hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp; cải tiến dây chuyển công nghệ, phương pháp, kỹ thuật chế biến; xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp

là làm cho các

vũng thương,

Phát triển các nguẫn lực của doanh nghiệp có thê bì

yếu tố về đất đai, lao động, nguồn vốn, hệ thống cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày cảng tăng lên Đất đai, lao động, nguồn vốn, máy móc thiết bị công nghệ là những yếu tố đầu vào cơ bản đối với sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp tư nhân

Chúng ta cần phát triển các nguồn lực vỉ đây là những yếu tổ đầu vào cơ bản đối với sự tôn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Khi vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên điều này chứng tỏ sự phát triển của doanh nghiệp cũng như của khu vực kinh tế tư

nhân

Để tăng cường các nguồn lực trong từng doanh nghiệp của KTTN cần phải: tăng cường nguồn lực về vốn, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh,

nâng cao công nghệ máy móc thiết bị và nâng cao trình độ người lao động cũng như khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp

“ Nguồn lực Tài chính

Trang 28

lao động với những tiềm năng kinh tế hiện thực để tạo ra quá trình sản xuất

kinh doanh

chính các doanh nghiệp có thể huy động vốn

từ tín dụng ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác như công ty cho thuê tài chính, tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp, khách hing dé gia tăng

nguồn tài chính cho quá trình kinh doanh và phát triển

Tiêu chí đánh giá: Để đánh giá quy mô nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp trong kinh tế tư nhân, thường sử dụng các chỉ tiêu sau

+ Vốn chủ sở hữu bình quân của một doanh nghiệp qua các năm + Tỷ trọng doanh nghiệp theo mức vốn

in sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp b Nguôn lực lao động

+Cơ

Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, bao gồm thể lực và trí lực; được huy động vào quá trình sản xuất

Nguồn lực lao động có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển

nên kinh tế nói chung và KTTN nói riêng Lao động là yếu tổ đầu vào của quá

trình sản xuất Nhưng hơn nữa, lao động còn là yếu tố chủ động của quá trình phối hợp các nguồn lực đầu vào khác

phát triển nguồn lực lao động, đặc biệt là chất lượng lao động doanh

nghiệp cần phải có sự chọn lọc lao động ngay từ việc tuyển dụng, đảm bảo lao

động có tay nghề, kinh nghiệm, trong quá trình làm việc doanh nghiệp cần phải đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ cho lao động, cũng như tạo cho lao động môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo sức khỏe cho người lao động

Tiêu chỉ đánh giá:

+ Số lượng lao động bình quân 1 doanh nghiệp

Trang 29

+ Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giám đốc

e Nguồn lực vật chất Ng

các phương tiện vật chất được sử dụng để tham gia vào quá trình sản xuất

lực vật chất là toàn bộ cơ sở vật chất của doanh nghiệp với tắt cả

kinh doanh, bao gồm: Mặt bằng kinh doanh, nhà xưởng, trang thiết bi, may

móc, phương tiên vận chuyển, nguyên vật liêu, vật tư hàng hóa

Khả năng tiếp cận mặt bằng kinh doanh vẫn đang là một trong những rào

cản lớn nhất tác động đến sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam Doanh nghiệp KTTN rất khó tiếp cận với các nguồn lực cần thi

L và họ phải trả giá

rất cao để tiếp cận với các nguồn lực đó Thực tế này gây nên sự bắt bình đẳng lớn cho doanh nghiệp KTTN, làm cho họ mắt đi nhiều cơ hội thị trường, tăng rủi ro và giảm đáng kế khả năng đầu tư của họ

Để các doanh nghiệp có thẻ phát triển nguồn lực vật chất thì các cơ quan chính quyền địa phương cũng như Nhả nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải tỏa mặt bằng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các vùng đất đai mới, giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị hiện đại

phục vụ cho sản xuất kinh doanh

Tiêu chỉ đánh giá:

+ Giá trị cơ sở vật chất qua từng năm + Sự thuận lợi của mặt bằng kinh doanh 4L Công nghệ

Nguồn lực công nghệ bao gồm trình độ công nghệ, mức độ hiện đại của

máy móc thiết bị, bằng sáng chế phát minh của doanh nghiệp, nhãn hiệu thương mại, phần mềm, bản quyền phát minh của doanh nghiệp

Trang 30

giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất; bao gồm trang thiết bị, kỹ năng tay nghề, kinh nghiệm của người lao động, các thông tin, dữ liệu, bí quyết sản

xuất và cả yếu tố tổ chức Trình độ công nghệ quyết định tới chất lượng giá

thành sản phẩm, năng suất lao động cảng cao Hơn nữa chỉ có công nghệ hiện

đại mới tạo ra được những sản phẩm cao cấp

Tiêu chỉ đánh giá:

+ Trinh 46 khoa học công nghệ tại doanh nghiệp đang áp dụng

+ Mức độ hiện đại của công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất 1.2.3 Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là cách

thức tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà biểu hiện ra bên ngồi, chính là DNTN, cơng ty TNHH, CTCP

Sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất thể hiện sự phát triển

của kinh tế tư nhân

Sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất phụ thuộc vào xu hướng phát triển của kinh tế xã hội Một doanh nghiệp khi mới thành lập cần nghiên cứu và lựa chọn hình thức tô chức sản xuất phù hợp nhất với điều kiện hiện có

của doanh nghiệp và phủ hợp với xu hướng phát triển

Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiện nay bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần

.œ Doanh nghiệp tư nhân

Đoanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự

chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh

nghiệp Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Chủ doanh

Trang 31

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp, 2005) Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề

liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chế độ trách nhiệm vô

han của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tỉn tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bỡi pháp luật như loại "hình doanh nghiệp khác

Tuy nhién, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tai

sản của doanh nghiệp và của cả chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn

mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp Tử đặc điểm trên, chúng ta

có thể nhận thấy doanh nghiệp tư nhân sẽ là loại hình doanh nghiệp ít được lựa chọn trong thời gian đến do những hạn chế và tính rủi ro của nó không

đáp ứng được xu hướng thay đổi của nền kinh tế trong quá trình hội nhập

quốc tế

5 Công ty trách nhiệm hữu hạm

Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó các khoản nợ và

các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết

góp vào doanh nghiệp Thành viên của công ty TNHH có thể là tổ chức, cá

nhân; số lượng thành viên tối thiểu là một (hai) và tối đa không vượt quá năm mươi Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn (Luật doanh nghiệp, 2005)

Trang 32

tịch thành viên, giám đốc Công ty TNHH có trên I1 thành viên phải có ban

kiểm sốt Cơng ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt

Nam hiện nay, Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty TNHH đem lại

cho nhà đầu tư nhiều lợi thế như:

- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty nên ít rũi

ro cho người góp vốn;

~ Số lượng thành viên công ty TNHH không nhiều và các thành viên thường quen biết, tin cậy lẫn nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không

cquá phức tạp

~ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế việc xâm nhập của

người lạ vào công ty

"Tuy nhiên, hình thức công ty TNHH cũng có những hạn chế nhất định

~ Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác,

bạn hàng cũng phần nào ảnh hưởng;

- Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

~ Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu e Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành

nhiều phần bằng nhau gọi là cỗ phần Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các khoản nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã

góp vào doanh nghiệp Công ty cổ phần có một số đặc điểm cơ bản

Trang 33

~ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và

.đa (Luật doanh nghiệp, 2008)

có tư cách pháp nhân kẻ từ ngày được cấp giấy chứng không hạn chế số lượng ~ Công ty cỗ pI

nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ pl quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo qui định của pháp luật về chứng khốn

Cơng ty cổ phần phải có Đại hội đồng cỗ đông, Hội đồng quản trị và

Giám đốc (Tổng giám đốc): đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải

có Ban kiểm soát

Đo có những đặc thù như vậy công ty cổ phần có những lợi thế nhất định

đó là:

~ Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ

đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao

~ Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề

= Cơ cấu vốn của công ty cỗ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty

~ Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phản

~ Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần

Bên cạnh những lợi thé trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những

hạn chế nhất định như:

~ Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rắt phức tạp do số lượng các cổ đông công ty có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và

Trang 34

~ Việc thành lập và quản lý công ty cỗ phần cũng phức tạp hơn các loại

hình công ty khác do bị rằng buộc chặt chẽ bởi các qui định pháp luật, đặc biệt là chế độ tài chính,

toán

"Như vậy, so với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cỗ phần là loại hình doanh nghiệp có tính tổ chức và xã hội hoá cao cả về vốn cũng như về hoạt động,

'Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát

triển của doanh nghiệp, Về co bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình

doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp, khả năng huy động vốn, rủi ro đầu tư,

tính phức tạp các thủ tục và các chỉ phí thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản ý doanh nghiệp

1.2.4 Phát triển các hình thức liên kết sản xuất

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác, phối hợp do các đơn vị kinh tế tư nguyện tiền hành nhằm thúc đây quá trình sản xuất kinh doanh phát triển theo

hướng cói lợi nhất, mang lại lợi ích cho các bên tham gia, hoạt động trong khuông khổ pháp luật của nhà nước

Liên kết sản xuất có hai dạng liên kết dọc và liên kết ngang

~ Liên kết theo chiều đọc: là liên kết giữa nhà cung cấp, người mua hàng với doanh nghiệp để hình thành nên chuỗi giá trị sản phẩm

~ Liên kết theo chiều ngang: là liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng

ngành với nhau giúp cho doanh nghiệp cói tiếng nói chung nên tạo ra được

sức mạnh tập thể Liên kết này thể hiện thông qua các hiệp hội ngành nghề Mục đích của mối liên kết ngang thường tập trung ở các lĩnh vực sat

Trang 35

+ Liên kết giữa các công đoạn sản xuất ra một sản phẩm: trong các

doanh nghiệp làng nghẻ, đó là phân công chun mơn hố Hình thức này có tác dụng giảm bớt chỉ phí sản xuất so với từng doanh nghiệp riêng lẻ

+ Liên kết với nhau về vốn: một đạng liên kết khá phổ biến trong các

doanh nghiệp hiện nay là trợ giúp về vốn bằng nhiều hình thức như cho nhau

vay lãi suất thấp, ứng trước vốn để doanh nghiệp tiến hành sản xuất

‘Tom lại liên kết kinh tế có các ưu điểm sau:

~ Giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với những biến động của môi

trường kinh doanh

- Giúp doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật công nghệ mới, thời gian nhanh chóng, chỉ phí thấp do sự tin cậy giữa các thành viên với nhau

~ Tạo điều kiện giảm nhẹ bộ máy trong doanh nghiệp thông qua việc chun mơn hố các công đoạn trong quá trình sản xuất

~ Khi doanh nghiệp tham gia vào các hiệp hội sẽ giúp dé dàng giải quyết

các tranh chấp khiếu nại đặc biệt là với thị trường quốc tế

~ Doanh nghiệp phải theo kịp với các doanh nghiệp trong hiệp hội về chất lượng, giá cả, tạo nên động lực thúc đây để doanh nghiệp phát triển

Tiêu chỉ đảnh giá:

+ Số lượng doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội doanh nghiệp + Ty lệ doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội doanh nghiệp

+ Ty lệ liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng chức năng

+ Tỷ lệ doanh nghiệp liên kết trong chuỗi sản xuất

‘Tuy vio die thi sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn liên kết doc hay liên kết ngang hoặc cả hai Để giúp doanh nghiệp phát huy được sức

mạnh bên trong của mình cũng như tận dụng sức mạnh từ bên ngoài

Trang 36

1.2.5 Phát triển thị trường

AMở rộng thị trường tức là làm cho các yếu tố thị trường, thị phần, khách

hàng của doanh nghiệp ngày cảng tăng trưởng và phát triển

Các doanh nghiệp gia tăng doanh số qua việc đưa ra các sản phẩm vào

thị trường mới, làm sao cho các yếu tổ thị trường, thị phần, khách hàng ngày

cảng tăng

"Thị trường chính là môi trường sống còn của các doanh nghiệp Thông, cqua thị trường, các sản phẩm hàng hóa được thừa nhận hay không thừa nhận,

thị trường có khả năng điều tiết, kích thích các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cũng như cung cấp những thông tin về các sản phẩm hàng hóa cho cả

khách hàng và người sản xuất

Phát triển thị trường là từng doanh nghiệp phải tăng khả năng sản xuất ‘hang hóa, dịch vụ, khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường, cho xã hội; là sự hiểu biết vững chắc, rõ ràng về các loại thị trường trong và ngoài nước, về cơ hội và thách thức tự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

~ Thị phần doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp nào thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng sẽ chiếm được thị phần lớn và đưa doanh nghiệp phát triển

~ Tăng số lượng khách hàng: khách hàng là những người tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp Khách hàng là một trong những yếu tổ quan

trọng mang tỉnh quyết định đổi với sự tổn tại và phát triển của các doanh nghiệp

Tiêu chỉ đánh giá:

+ Mức tăng số lượng khách hàng -+ Doanh thu bán hàng

+ Mạng lưới đại lý phân phối

1.2.6 Gia tăng kết quả, hiệu quả sản xuất

Gia tăng kết quả sản xuất là làm kết quả (số lượng sản phẩm, doanh thu,

Trang 37

a Gia tăng kết quả sản xuất

Gia tăng kết quả sản xuất là tổng hợp các biện pháp, chính sách đẻ đạt được kết quả sản xuất của năm sau hơn năm trước, chu kỳ sản xuất năm sau

hơn năm trước

Tiêu chỉ đánh giá:

+ Số lượng sản phẩm tăng lên hằng năm

+ Tốc độ gia tăng sản phẩm hằng năm

+ Giá trị sản phẩm tăng lên hằng năm + Tốc độ gia tăng giá trị sản phẩm hằng năm b Gia tăng hiệu quả sản xuất

Hiệu quả kinh tế: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt mục tiêu kinh tế, hay nói cách khác đó là sự so sánh giữa kết quả kinh doanh đạt được với toà bộ chỉ phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết

quả đó

Hiệu quả xã bội: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu xã hội nhất định, đó là giải quyết việc làm, cải thiện đời sống,

văn hoá, giảm (hiểu ô nhiễm môi trưởng, đồng gop vào ngân sách nhà nước,

Tiêu chỉ đánh giá

“+ Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp

+ Lợi nhuận sau thuế bình quân của một doanh nghiệp

+ Tiền lương bình quân 1 lao động trên 1 tháng

+ Nộp vào ngân sách nhà nước

1.3, NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN KINH TE TƯ NHÂN

Khu vực KTTN chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh

doanh nghiệp

doanh thích hợp Một số nhân tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến

Trang 38

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

Những thuận lợi về vị trí địa lý lãnh thổ và kiện tự nhiên đem lại lợi

thế so sánh không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Việc tận dụng tốt vị trí, điều kiện tự nhiên sẽ giúp doanh nghiệp giảm chỉ phí đầu vào, đầu ra, chỉ phí sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

«a Tai nguyen thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, dầu mỏ, rừng, nguồn nước Một địa phương có nguồn tài nguyên dồi dào sẽ là nền tảng để KTTN có điều kiện phát triển mạnh mẽ Đắt đai rộng lớn sẽ cung cấp mặt bằng sản xuất, phát triển ngành nông nghiệp, cung cấp lương thực

cho các ngành khác được dồi dào

5 Địa hình

Các loại đại hình như miễn núi, mi n xuôi, vũng duyên hải ảnh hưởng

đến dân số sống tại khu vực đó, mà dân số đông đúc hay thưa thớt chính là yếu tố quyết định thị trường tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp đặt cơ sở của mình tại vùng núi hay miễn xuôi sẽ bị tác động bởi vấn đề chi phí vận chuyển, tốc độ lưu thơng của hàng hố

Do đó, các loại địa hình khác nhau sẽ tác động đến sự phát triển của các

vùng khác nhau Thế nên, doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ địa hình để lựa

chon noi tién hành sản xuất cho phù hợp

e Thời tiết, khí hậu

Thời tiết khí hậu phụ thuộc vào vị trí địa lý, có các kiểu thời tiết như: hàn

đới, ôn đới, nhiệt đới Mỗi kiểu thời tiết khí hậu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến

Trang 39

hậu quả do thiên tai mang lại, đồng thời tân dụng những thuận lợi thời tiết đó

thời tiết mang lại để nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

1.3.2 Điều kiện xã hội

a Truyén thing, tip quan

Truyền thống tập quán gắn liền với mỗi dân tộc, vùng miền Các yếu tố truyền thống, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, lói sống của người đân, từ đó tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của vùng đó Các doanh nghiệp phải nghiên cứu và vận dụng yếu tế truyền thống, tập quán vào chiến lược kinh đoanh để có thể mang lại lợi ích kinh tế cao nhất

b Dân số

Đân số của vùng sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đối với khu vực KTTN thì trình độ lao động dân cho KTTN ở đó phát triển e Lao động rất quan trọng trình độ dân trí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi

Lao động là yếu tố không thẻ thiểu của tất cả các doanh nghiệp Số lượng, trình độ, độ tuổi của người lao động là một trong các nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Một vùng có nguồn cung lao động dôi dào, chất lượng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát

triển của doanh nghiệp KTTN

1.3.3, Điều kiện kinh tế

Môi trường pháp lý và các chính sách vĩ mô

Khu vực KTTN là khu vực phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới

'Các nước đều có chính sách riêng, khuôn khổ luật pháp riêng và rõ rằng cho doanh nghiệp thuộc khu vực này, có cơ quan Nhà nước chuyên soạn thảo

Trang 40

~ Về chính sách đất đai: Nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thiếu mặt bằng sản xuất, nhất là ở các thành phố và các trung tâm công nghiệp

Hiện này ở Việt Nam còn thiếu quy hoạch các khu công nghiệp tập trung cđảnh riêng cho doanh thuộc khu vực KTTN, chưa có chính sách cụ thể và rõ

ràng về dat dai cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này

~ Về chính sách công nghệ: Các doanh nghiệp khu vực KTTN gặp phải

những khó khăn liên quan đến thông tin như: Không hiểu biết kỹ đối tác, nhất là đối tác nước ngồi; khơng biết xuất xứ của công nghệ của nước ngoải cũng

như các thông tửn để đánh giá sự phù hợp của công nghệ đối với doanh

nghiệp Bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực nói chung và kỹ năng của người lao động nói riêng cũng là yếu tố quan trọng để có thể tiếp thu được

công nghệ chuyển giao Chính sách của Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở những phương hướng, chưa có chính sách chương trình thật cụ thể cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngồi nhiều khi khơng có lợi cho doanh nghiệp mà còn gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam Mỗi liên hệ giữa doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp thuộc khu vực

KTTN với nhau trong chuyển giao công nghệ còn yếu Ngoài ra, các chính sách vĩ mô về công nghệ vẫn còn mâu thuẫn với nhau Ví dụ: Nhà nước luôn khẳng định khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đối

mới công nghệ, nhưng chế độ khấu hao tài sản đối với các doanh nghiệp lại không phù hợp Các chính sách thuế, ưu đãi về vốn cũng chưa thực sự khuyến

khích việc nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ

~ Chính sách lãi suất và tín dụng của các ngân hàng: Chính sách tài chính tín dụng là một chính sách quan trọng đối với sự phát triển của khu vực KTTN Trong tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng, tỷ lệ dành cho các

Ngày đăng: 11/10/2022, 12:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w