Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
689,62 KB
Nội dung
1
I. Thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể, sinh ra do quá trình oxy hoá vật chất trong cơ thể. Thân
nhiệt được chia thành 2 loại : nhiệt độ trung tâm và nhiệt độ ngoại vi.
- Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ của các cơ quan nội tạng nằm sâu bên trong cơ thể. Các cơ
quan này sinh nhiệt mạnh và ít bò ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, do đó luôn cao hơn so với
nhiệt độ ngoại vi. Nhiệt độ trung tâm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chuyển hoá của tế bào, cơ
quan. Nhiệt độ trung tâm được đo ở một số vò trí sau :
Trực tràng
36,5 – 37,5°C
Dưới lưỡi
36 – 37°C
Nách
36,2 - 37°C
- Nhiệt độ ngoại vi là nhiệt độ của phần tổ chức bao bọc phía ngoài cơ thể. Nhiệt độ ngoại vi dễ
bò ảnh hưởng bởi môi trường ngoài và thay đổi tuỳ vào vò trí trên cơ thể. Nhiệt độ da ở đầu, ngực
bụng thì cao, nhiệt độ da ở các chi thì thấp hơn và giảm dần từ gốc chi đến ngọn chi.
Công thức tính nhiệt độ da trung bình :
T
°
°°
°
dtb
= (T
°
°°
°
ngực
×
××
×
0,50) + (T
°
°°
°
cẳng chân
×
××
×
0,36) + (T
°
°°
°
cẳng tay
×
××
×
0,14)
Công thức tính nhiệt độ trung bình cơ thể :
T
°
°°
°
cơ thể
= (T
°
°°
°
trực tràng
×
××
×
0,6) +(T
°
°°
°
dtb
×
××
×
0,4)
Thân nhiệt của người dao động trong khoảng 36,5 – 37,5°C. Thường lấy giá trò trung bình là
37°C làm tiêu chuẩn đánh giá trong lâm sàng. Thân nhiệt được duy trì ổn đònh là nhờ 2 cơ chế
sinh nhiệt và thải nhiệt song song diễn ra trong cơ thể và luôn cân bằng với nhau.
1. Quá trình sinh nhiệt : nhiệt trong cơ thể sinh ra từ các nguồn sau
- Sự oxy hoá vật chất trong tế bào.
- Sự co cơ
Một số hormon như adrenalin, noradrenalin, glucocorticoid, progesterol gây tăng chuyển hoá
nên làm tăng sinh nhiệt.
Trong trạng thái run cơ, năng lượng để thực hiên công cơ học là không đáng kể, phần lớn hoá
năng được giải phóng sẽ chuyển thành nhiệt năng gây tăng sinh nhiệt mạnh. Do đó, run cơ là
một phản xạ chống lạnh rất hiệu quả.
2. Quá trình thải nhiệt : có các hình thức sau
- Thải nhiệt bằng truyền nhiệt
+ Bức xạ nhiệt
+ Dẫn truyền nhiệt
+ Đối lưu
3 con đường thải nhiệt này chỉ thực hiện được khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn nhiệt độ của
môi trường ngoài.
- Thải nhiệt bằng đường bốc hơi nước
+ Bốc hơi nước qua khí thở
+ Bài tiết mồ hôi
Đây là các hình thức thải nhiệt hiệu quả trong trường hợp nhiệt độ cơ thể thấp hơn nhiệt
độ của môi trường, trong đó bốc hơi qua mồ hôi có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhược
2
điểm của hình thức này là khi độ ẩm không khí đạt mức bão hoà (100%) thì sự bay hơi
ngừng lại và ta có cảm giác nóng bức, khó chòu.
II. Cơ chế điều hoà thân nhiệt
1. Các khâu của phản xạ điều nhiệt
- Thụ cảm thể nhiệt
+ Thụ cảm thể nhiệt ngoại vi : gồm thụ cảm thể nóng (Ruffini) và thụ cảm thể lạnh (Krause).
Số lượng thụ cảm thể lạnh nhiều gấp 10 lần số thụ cảm thể nóng. Chúng nhận biết sự thay đổi
nhiệt độ của môi trường ngoài.
+ Thụ cảm thể nhiệt ở thành mạch máu và ở thần kinh trung ương : nhận cảm sự thay đổi nhiệt
độ của dòng máu chảy qua (tức nhiệt độ trung tâm).
- Đường dẫn truyền hướng tâm
Từ thụ cảm thể nhiệt ngoại vi, các xung động đi tteo sợi cảm giác nhiệt tới sừng sau chất xám
tuỷ sống, bắt chéo sang bên đối diện tạo
thành bó cảm giác nhiệt (bó cung sau) rồi đi
lên đồi thò và vỏ não. Trên đường đi, bó này
cho các nhánh đi tới trung khu điều nhiệt ở
vùng dưới đồi và thể lưới. Các xung động từ
thụ cảm thể nhiệt của thần kinh trung ương
thì dẫn truyền trực tiếp đến trung khu điều
nhiệt.
Th
ụï cảm thể Ruffini
Thụ cảm thể Krause
3
- Trung khu điều nhiệt khu trú ở vùng dưới đồi, gồm 2 phần.
+ Trung khu chống nóng : nằm giữa mép trước và chéo thò giác, có tác dụng điều hoà quá trình
thải nhiệt.
+ Trung khu chống lạnh : nằm ở 2 bên rìa của phần sau vùng dưới đồi. Có tác dụng điều hoà
quá trình sinh nhiệt. Kích thích vùng này gây ra co mạch ngoại vi, tăng đường máu, tăng chuyển
hoá, gây run cơ … là các phản ứng chống lạnh.
Đa số độc tố của các vi khuẩn, virus đều tác động vào trung khu điều nhiệt của vùng dưới đồi
mà gây sốt. Các thuốc hạ sốt cũng tác động vào trung khu này mà gây tác dụng.
Vỏ não nhận biết nhiệt độ cơ thể qua cảm giác nóng lạnh và điều nhiệt bằng các hoạt động có
ý thức.
- Đường dẫn truyền ly tâm
Theo đường thần kinh, xung động từ trung khu điều nhiệt truyền theo các sợi thần kinh thực vật
và thần kinh vận động tới tuỷ sống.
Theo đường thần kinh – thể dòch, các hormon điều hoà quá trình sinh – thải nhiệt được tiết ra
dưới sự chỉ huy của hệ dưới đồi – tuyến yên – tuyến đích.
- Cơ quan thực hiện
Bao gồm toàn bộ các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào gan, cơ, các tuyến mồ hôi,
mạch máu dưới da và hệ hô hấp.
Các cơ chế chống nóng của cơ thể bao gồm 2 hình thức chủ yếu là giãn mạch dưới da và tăng
bài tiết mô hôi. Các cơ chế chống lạnh bao gồm sự tăng chuyển hoá (mà ít hoặc không tổng hợp
ATP), phản xạ run cơ, co mạch dưới da, phản xạ dựng chân lông …
2. Khái niệm mức chuẩn (Set point) của cơ chế điều nhiệt vùng dưới đồi
Ở người bình thường, khi nhiệt độ ở vùng dưới đồi đạt
mức 37,1°C, quá trình thải nhiệt bắt đầu tăng, quá trình
sinh nhiệt dừng lại ở mức sinh nhiệt cơ sở. Khi nhiệt độ
vượt ngưỡng này, thải nhiệt vượt trội sinh nhiệt nên nhiệt
độ cơ thể được đưa về mức 37,1°C. Ngược lại, khi nhiệt độ
hạ xuống dưới 37,1°C, sinh nhiệt vượt trội thải nhiệt, nâng
nhiệt độ cơ thể trở về mức bình thường.
Nhiệt độ 37,1°C được gọi là “mức chuẩn” của cơ chế
điều nhiệt. Mức chuẩn này không cố đònh mà phụ thuộc
vào nhiệt độ da và một số cơ quan trong cơ thể.
4
III. Sinh lý bệnh của sốt
1. Khái niệm
Sốt là phản ứng của cơ thể người và động vật cao cấp đối với những kích thích do nguyên nhân
bệnh lý, đặc điểm là tăng nhiệt độ cơ thể.
Tăng thân nhiệt trong sốt là sự tích luỹ tạm thời nhiệt lượng do hình thành 1 “mức chuẩn” mới
cao hơn bình thường (37,1°C), trong đó các cơ chế sinh nhiệt và thải nhiệt vẫn hoạt động một
cách cân bằng với nhau ở “mức chuẩn” mới này. Ngược lại, trong trạng thái nhiễm nóng (say
nắng, say nóng), trung khu điều nhiệt bò rối loạn nghiêm trọng, khiến cơ thể không thải được
nhiệt lượng thừa, làm thân nhiệt tăng cao.
2. Sinh lý bệnh
a. “Mức chuẩn” trong sốt
Các chất gây sốt (độc tố vi khuẩn, virus, sản phẩm chuyển hoá …) tác động đến trung khu điều
nhiệt ở vùng dưới đồi dẫn tới hình thành 1 “mức chuẩn” mới cao hơn bình thường. Kết quả là cơ
thể tăng sinh nhiệt và giảm thải nhiệt để nâng thân nhiệt lên tới mức chuẩn mới. Bệnh nhân sẽ
cảm thấy lạnh, sởn gai ốc, co mạch dưới da, da nhợt, giảm tiết mồ hôi, run cơ. Giai đoạn này gọi
là giai đoạn tăng thân nhiệt hay giai đoạn sốt tăng, nó có thể bắt đầu đột ngột, sốt cao sau vài
giờ (cúm, viêm phổi), hoặc từ từ, tăng dần sau vài ngày (thương hàn, sởi).
Khi thân nhiệt đã đạt “mức chuẩn” mới, bệnh nhân không còn cảm thấy lạnh nữa. Thải nhiệt
đạt mức cân bằng với sinh nhiệt (giai đoạn sốt đứng).
Đến khi tác nhân gây sốt không còn, “mức chuẩn” của vùng dưới đồi lại tụt xuống về mức bình
thường, cơ thể ở trong trạng thái thừa nhiệt, làm xuất hiện các phản xạ chống nóng (tăng thải
nhiệt, giảm sinh nhiệt), biểu hiện là sự tăng tiết mồ hôi, giãn mạch, da đỏ lừ, đái nhiều … Đây là
giai đoạn sốt lui. Sự hạ nhiệt có thể diễn biến từ từ hoặc đột ngột. Hạ thân nhiệt quá nhanh có
thể nguy nhiểm vì gây thiểu năng mạch cấp tính, tr mạch do giảm trương lực mạch máu, thiếu
máu nghiêm trọng
b. Chất gây sốt
Chất gây sốt (pyrogens) là những chất có khả năng làm thay đổi “mức chuẩn” nhiệt của trung
khu điều nhiệt. Người ta phân ra 2 nhóm : các chất gây sốt nội sinh và các chất gây sốt ngoại
sinh.
- Một số chất gây sốt ngoại sinh
+ Vi khuẩn và độc tố vi khuẩn
+ Lipopolysaccharid của thành phần vi khuẩn gram âm
+ Protein kháng nguyên của vi khuẩn gram dương
+ Các thành phần protein của độc tố vi khuẩn
+ Virus, mycobacteria
+ Các protein khác mang tính kháng nguyên
+ Một số Steroid có chứa gốc hydroxyl 3a, ion hydrogen 5b, progesterol trong chu kỳ
kinh nguyệt
+ Một số thuốc điều trò : ampicillin, cephalosporin, amphotericin, barbiturat, quinidin,
thiouracil …
- Các chất gây sốt nội sinh
Khi các chất gây sốt ngoại sinh xâm nhập vào cơ thể, các tế bào bạch cầu bò kích thích sẽ sản
xuất ra các chất gây sốt nội sinh như
+ Interleukin 1 (IL
1
) và Interleukin 6 (IL
6
)
+ Interferon (IFN)
+ TNF (tumor necrosis factor) – yếu tố hoại tử u
5
Các chất này tác động lên vùng dưới đồi và gây sốt theo cơ chế sau :
c. Chuyển hoá trong sốt
- Chuyển hóa glucid : chủ yếu là tăng thoái biến glycogen và tăng đường máu do kích thích hệ
giao cảm và tăng tiết adrenalin.
- Chuyển hoá lipid : lipid được huy động khi nguồn glucid bắt đầu cạn kiệt (chủ yếu từ giai đoạn
sốt đứng). Khi sốt kéo dài, rối loạn chuyển hoá lipid dẫn tới ứ đọng các thể ceton trong máu, góp
phần gây nhiễm toan chuyển hoá.
- Chuyển hoá protid : rối loạn chuyển hoá protid trong sốt là do
+ Tác động của độc tố vi khuẩn, virus.
+ Thân nhiệt tăng và toan chuyển hoá làm cường tính các enzym tiêu protid.
+ Nguồn glucid cạn kiệt và chuyển hoá protid rối loạn buộc cơ thể huy động protid để
cung cấp năng lượng. Cộng với tình trạng giảm hấp thu protid từ đường tiêu hoá khiến
cân bằng nitơ âm tính, các sản phẩn chuyển hoá của protid tăng lên trong máu và nước
tiểu (NH
3
, creatinin, urea…)
+ Tăng tạo kháng thể, bổ thể, bạch cầu, enzym …
- Chuyển hoá nước – điện giải : rối loạn chủ yếu trong giai đoạn sốt đứng. Sự tăng tiết ADH và
aldosteron gây giữ nước, giữ muối. Mặt khác, nước bò giữ trong cơ quan, tổ chức gây ứ đọng các
sản phẩm chuyển hoá. Mất nước nội bào và mất qua hô hấp, mồ hôi, nước tiểu khiến bênh nhân
có cảm giác khát.
d. Rối loạn chức phận trong sốt
- Thần kinh
+ Nhức đầu, mệt mỏi, buồn ngủ, kém tập trung.
+ Ghi điện não thấy các sóng alpha chậm lại, biếu hiện ức chế thần kinh cao cấp.
+ Ở trẻ nhỏ, trung tâm điều nhiệt và võ não chưa hoàn thiện, dễ phát sinh co giật khi sốt
cao.
- Tuần hoàn
+ Nhòp tim tăng do hưng phấn giao cảm và nhiệt cao tác động lên hệ tự động của tim.
Thông thường thân nhiệt tăng 1°C, mạch tăng 10 – 15 lần.
+ Huyết áp động mạch thường không thay đổi.
+ Hưng phấn giao cảm gây co mạch ngoại vi, giãn mạch trung tâm, tăng cường tưới máu
cho gan, não, thận. Đây là cơ sở của phương pháp điều trò bệnh tăng huyết áp do thiếu
máu thận bằng gây sốt nhân tạo.
Chất gây sốt
ngoại lai
Bạch cầu
Chất gây số
t
nội lai
Prostaglandin
synthetase
Acid
arachidonic
Prostaglandin
E
1
, E
2
TKTW
TKTV
Run cơ,
tăng hô hấp …
Co mạch ngoại vi
Tăng chuyển hoá …
SỐT
(
+
)
Vùng dưới đồi
6
- Miễn dòch
+ Tăng sinh bạch cầu và tăng hoạt tính thức bào của bạch cầu.
+ Tăng sinh kháng thể, bổ thể.
- Hô hấp
+ Nhòp thở tăng do nhiệt độ máu cao và tình trạng toan chuyển kích thích trung khu hô
hấp.
- Tiêu hoá
+ Chán ăn, mất ngon, miệng khô, lưỡi bự trắng. Cơ chế của hiện tượng này trong sốt do
nhiễm khuẩn là do trung tâm ăn bò ức chế và giảm bài tiết dòch tiêu hoá do nhiễm độc.
+ Rối loạn khả năng co bóp của dạ dày, ruột. Giảm trương lực ruột.
+ Chán ăn và rối loạn tiêu hoá là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể, gầy sút.
- Chức năng gan được tăng cường trên nhiều phương diện nhằm thích ứng phòng ngự với nguyên
nhân gây sốt.
+ tăng cường quá trình phosphoryl oxy hoá vật chất.
+ tăng cường tổng hợp protein, phospholipid, fibrinogen …
+ tăng cường chức năng khử độc
IV. Đặc điểm cơ chế điều nhiệt của trẻ em
Trẻ em là một cơ thể đang lớn, vì vậy cơ chế điều nhiệt có nhiều điểm phức tạp khác biệt so
với người lớn, cần được chú ý trên lâm sàng.
- Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn thiện, nên rất dễ bò tác động. Trẻ có thể bò sốt cao ngay cả khi
nhiễm khuẩn nhẹ.
- Diện tích da so với cân nặng của trẻ em là cao hơn người lớn, mạng mao mạch dưới da cũng
nhiều hơn nên thân nhiệt dễ bò ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường.
- Trẻ em luôn hiếu động nên quá trình sinh nhiệt thường ở mức cao.
- Ở lứa tuổi dậy thì, do những biến đổi mạnh mẽ về nội tiết và thầnh kinh nên sự điều hoà thân
nhiệt cũng dễ bò rối loạn.
V. Các bệnh gây sốt
1. Do nguyên nhân nhiễm khuẩn
- Nhiễm vi khuẩn
+ Nhiễm khuẩn tai mũi họng : viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm
mũi …
+ Lao (sơ nhiễm và tái phát)
+ Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá : lỵ, thương hàn, nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống …
+ Viêm đường hô hấp dưới : viêm phổi, viêm phế quản, phế quản phế viêm …
+ Các ổ nung mủ sâu (apxe gan, apxe phổi …)
+ Nhiễm khuẩn huyết
+ Viêm ruột thừa
+ Viêm đường tiết niệu, sinh dục.
+ Viêm não, màng não
+ Bệnh do Leptospira, Listeria, Brucella … vv…
- Nhiễm virus và Rickettsia
+ Viêm đường hô hấp cấp tính do virus
+ Cúm
+ Viêm gan virus
7
+ Bệnh do virus đường ruột (Rota, Norwalk, Corona, Adeno đường ruột …)
+ Dangue xuất huyết
+ nhiễm HIV – AIDS
+ viêm não, viêm não Nhâït Bản
+ Các bệnh do Rickettsia vv…
- Nhiễm ký sinh trùng
+ Sốt rét
+ Bệnh do amip (lỵ amip, apxe gan amip)
+ Viêm phổi hoặc viêm màng não do nấm (Candida, Aspegillus …)
+ Các bệnh giun sán (nhiễm giun đũa, giun móc … ) vv…
2. Do các bệnh của tổ chức tân sản
- Bệnh về máu và cơ quan tạo máu
+ Bạch cầu cấp
+ Bệnh Hodgkin và Non – Hodgkin …
- Các khối u lành và ác tính.
3. Do các bệnh của tổ chức liên kết
- Thấp tim
- Viêm khớp dạng thấp
- Các bệnh Collagen : lupus ban đỏ, viêm hút quanh động mạch …
- Bệnh Kawasaki
- Sarcoidose vv…
4. Do các nguyên nhân khác
- Do nguyên nhân thần kinh, tâm thần
+ sau nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương.
+ sau chấn thương sọ não, xuất huyết não.
+ Các dò tật của hệ thần kinh (não úng thuỷ, não bé …)
+ Nguyên nhân tâm lý : lo âu, mệt mỏi, đau đầu, đau bụng
- Do các bệnh chuyển hoá và di truyền
+ Các bệnh của tuyến giáp (cường giáp, viêm tuyến giáp tự miễn …)
+ Bệnh Goutte
+ Thiểu sản, loạn sản tuyến mồ hôi
+ Bệnh Crohn
+ Loạn sản ngoại bì vv…
- Do dò ứng với thức ăn, hoá chất, thuốc …
* Tóm lại :
- Nguyên nhân gây sốt là vô cùng phong phú.
- Có một tỉ lệ bệnh nhân sốt mà không rõ nguyên nhân.
8
VI. Các vấn đề về lâm sàng
1. Mức độ sốt
- Sốt nhẹ : trên 37°C – dưới 38°C
- Sốt vừa : trên 38°C – dưới 39°C
- Sốt cao : trên 39°C
2. Thời gian sốt
- Sốt cấp tính : sốt dưới 7 ngày, gồm các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus tự giới hạn như cúm,
viêm đường hô hấp cấp tính, sốt Dangue …
- Sốt kéo dài : khi thời gian sốt trên 7 ngày, có khi kéo dài 2 – 3 tuần, nguyên nhân rất phức tạp
(như đã trình bày trong mục V)
3. Tính chất sốt
- Sốt cao liên tục : nhiệt độ thường xuyên ở trên 39°C, dao động sáng chiều không quá 1°C, gặp
trong nhiễm virus như sốt dangue (thường dưới 7 ngày), hoặc thương hàn (trên 7 ngày).
- Sốt cao dao động : thân nhiệt lúc nào cũng cao, dao động mạnh, sáng chiều chênh lệch từ 1,5°C
trở lên, gặp trong các ổ nung mủ sâu, nhiễm khuẩn huyết và các nhiễm khuẩn nặng khác.
- Sốt từng cơn : thân nhiệt lúc bình thường, lúc tăng cao, điển hình trong bệnh sốt rét.
- Sốt hồi quy : cứ sau mỗi đợt sốt 3 – 7 ngày lại có một đợt không sốt, tiếp theo là một đợt sốt trở
lại, điển hình là bệnh sốt hồi quy do Borrrelia recurrentis.
- Sốt làn sóng : thân nhiệt từ từ lên cao, sau đó ít lâu lại từ từ giảm xuống đến mức bình thường,
sau một thời gian dài ngắn tuỳ từng trường hợp, sốt lại tái phát, ví dụ trong bệnh do Leptospira.
- Sốt dạng cao nguyên : sốt từ từ lên cao, sau đó duy trì sốt cao liên tục trong 7 – 10 ngày hoặc
dài hơn, rồi sốt từ từ giảm xuống, ví dụ trong bệnh thương hàn.
- Sốt cách nhật : ngày sốt môït cơn, hôm sau nghỉ sốt, hôm sau lại sốt cơn khác. Ví dụ trong bệnh
sốt rét do P. vivax.
- Sốt về chiều : thường sốt không cao, sốt về chiều và đêm. Gặp trong lao sơ nhiễm.
- Sốt hai pha : pha 1 sốt cao đột ngột từ 1 – 5 ngày, giảm sốt đột ngột trong 1 – 2 ngày. Pha 2 cao
đột ngột, kéo dài 1 – 2 ngày, trong bệnh cảnh sốt Dangue.
- Sốt kéo dài không theo quy luật nào : gặp trong các khối u lành và ác tính.
4. Vai trò và hậu quả của sốt
* Vai trò của sốt
- Metnhicop đánh giá : “Viêm, tăng bạch cầu và sốt hình thành một thế chân kiềng có tác dụng
ngăn chặn các nguyên nhân bệnh lý khi chúng xâm nhập cơ thể”. Sốt về cơ bản là một phản ứng
thích ứng bảo vệ cơ thể.
- Sốt làm tăng cường dự trữ năng lượng nhờ tăng quá trình phosphoryl hoá và tăng hoạt tính,
chức phận của các tế bào, cơ quan.
- Tạo điều kiện phục hồi chức phận của các tổ chức, tế bào bò tổn thương nhờ tăng cường chuyển
hoá.
- Ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn, virus.
- Kích thích sinh kháng thể, bạch cầu và các yếu tố khác của hệ miền dòch.
- Trong y học có phương pháp gây sốt nhân tạo để điều trò một số bệnh (giang mai có tổn thương
TKTW, viêm đa khớp dạng thấp không đặc hiệu, tăng huyết áp ác tính, một số bệnh ngoài da …)
* Hậu quả của sốt
Nếu sốt quá cao và kéo dài thì ý nghóa thích ứng bảo vệ cơ thể không còn, ngược lại dẫn tới
những rối loạn chuyển hoá và rối loạn chức phận nghiêm trọng, gây những thương tổn thứ phát
khác, thậm chí đe doạ tử vong.
9
6. Thái độ xử trí khi có sốt
Thái độ xử trí của y sinh là phải tôn trọng, bảo vệ phản ứng sốt vừa phải, không vội vãø lạm
dụng thuốc hạ sốt vì có thể thay đổi diễn biến của bệnh, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trò.
Trong khi theo dõi tìm nguyên nhân chính của bệnh, phải chú ý :
- Ngăn ngừa những rối loạn cơ thể do tăng thân nhiệt (như mất nước, mất điện giải, co giật …)
- Nuôi dưỡng tốt, tăng cường sức đề kháng.
Nếu sốt quá cao, hoặc kéo dài, lúc này cần thiết phải dùng thuốc hạ sốt để ngăn ngừa những
biến chứng có hại của tăng thân nhiệt. Đồng thời kết hợp với điều trò đặc hiệu, dinh dưỡng toàn
thân, giải quyết kòp thời các rối loạn chuyển hoá và chức phận.
7. Các phương pháp đo nhiệt độ cơ thể
* Hiện nay trên thò trường có 3 loại nhiệt kế phổ biến :
- Nhiệt kế thuỷ ngân : làm bằng thuỷ tinh, bên trong có chứa thuỷ ngân. Loại này rẻ tiền và cho
kết qủa tin cậy. Nhược điểm là dễ vỡ và khi đã vỡ sẽ giải phóng thuỷ ngân là 1 chất có thể gây
độc. Ở các nước phát triển, hiện loại nhiệt kế này đang được khuyến cáo không nên sử dụng, ít
nhất là đối với trẻ em. Chú ý trước khi dùng phải vẩy để cột thuỷ ngân tụt xuống dưới 37°C
- Nhiệt kế điện tử : chất liệu bền, khó vỡ, có thể có đầu dò mềm, hiện kết quả bằng số, mỗi lần
đo mát khoảng 2 – 3 phút. Nhược điểm là nếu sử dụng lâu có thể kết quả không còn chính xác.
- Nhiệt kế điện tử hồng ngoại đo ở tai : có kết quả nhanh chóng (sau vài giây), rất thích hợp để đo
cho trẻ em. Tuy nhiên giá thành cao, và kết quả đo có thể bò sai lệch nếu đặt nhiệt kế không vào
ống tai hoặc có nhiều ráy tai.
Một số loại nhiệt kế khác như nhiệt kế hồng ngoại đo ở trán, nhiệt kế hồng ngoại đo thân nhiệt
mà không cần chạm vào người …
Nhiệt kế thuỷ ngân Nhiệt kế điện tử Nhiệt kế đo tai
* Các vò trí thường dùng để đo thân nhiệt là nách, hậu môn, miệng, tai, trán.
- Đo ở nách : dang cánh tay người bệnh vuông góc với thân người, đặt đầu dò của nhiệt kế vào
đỉnh hõm nách rồi khép cánh tay sát thân mình. Với nhiệt kế thuỷ ngân, chờ từ 3 – 5 phút rồi đọc
kết quả. Với nhiệt kế điện tử, máy tự hiển thò nhiệt độ khi có kết quả.
- Đo ở miệng : dễ thực hiện, người bệnh ngậm đầu dò vào miệng, chờ 3 – 5 phút. Tuy nhiên
không áp dụng với trẻ quá nhỏ vì trẻ không hợp tác được, mặt khác trẻ có thể nuốt nhiệt kế vào
hoặc cắn vỡ bầu thủy ngân gây nguy hiểm. Cách này hiện ít được áp dụng.
- Đo ở hậu môn : thường áp dụng đối với trẻ nhỏ. Cần dùng những nhiệt kế có đầu tù, tròn. Trước
khi dùng cần lau rửa sạch sẽ nhiệt kế, bôi một ít Vaseline vào đầu dò. Với trẻ sơ sinh, đặt bé
nằm ngửa, một tay nhấc hai chân trẻ giơ lên, một tay đút từ từ phần đầu dò vào hậu môn tới gần
10
hết phần này, sau đó tiếp tục giữ phần còn lại của nhiệt kế trong tay. Với trẻ lớn hơn có thể cho
trẻ nằm sấp rồi đút đầu dò vào. Cần giữ nhiệt kế trong ít nhất 2 phút.
- Đo ở tai : nghiêng đầu bệnh nhân đối diện với mặt người đo, kéo nhẹ vành tai để thấy rõ ống
tai, đưa đầu dò của nhiệt kế hồâng ngoại vào đúng ống tai, ấn nút khởi động, sau vài giây máy sẽ
hiện kết quả.
- Đo ở trán : hiện có loại nhiệt kế hồng ngoại dán lên trán.
Đo ở tai Đo ở miệng Đo ở trán
VII. Các phương pháp hạ sốt
Có 2 nhóm biện pháp hạ sốt là các biện pháp vật lý và dùng thuốc hạ sốt.
Các biện pháp vật lý như tắm nước mát, chườm nước đá, chường khăn lạnh … dễ áp dụng nhưng
thường chỉ là biện pháp tạm thời. Nếu sốt cao, biện pháp dùng thuốc vẫn là cần thiết nhất. Phần
này tập trung nói về các thuốc hạ sốt.
1. Thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm không phải Steriod (NSAIDs).
Đây là nhóm thuốc được dùng để hạ sốt phổ biến nhất trên lâm sàng, trong đó 2 chế phẩm
thường dùng là Paracetamol và Ibuprofen.
Cơ chế tác dụng hạ sốt của NSAIDs là ức chế prostaglandin synthetase, qua đó ngăn cản hình
thành prostaglandin, tăng cường quá trình thải nhiệt, lập lại cân bằng nhiệt cho trung khu điều
nhiệt vùng dưới đồi.
Do tác động vào “khâu cuối” của chuỗi phản ứng gây sốt nên NSAIDs có tác dụng hạ sốt đối
với mọi nguyên nhân gây sốt, mặt khác nó không gây hạ thân nhiệt trên người bình thường. Thực
nghiệm cho thấy NSAIDs không hạ được sốt gây ra khi tiêm Prostaglandin trực tiếp vào vùng
dưới đồi.
Vì không tác động đến nguyên nhân gây sốt nên NSAIDs chỉ là thuốc điều trò triệu chứng, sau
khi thuốc bò thải trừ, sốt sẽ quay trở lại.
Bạch cầu
Chất gây sốt
nội lai
Prostaglandin
synthetase
Acid
arachidonic
Prostaglandin
E
1
, E
2
TKTW
TKTV
Run cơ,
tăng hô hấp …
Co mạch ngoại vi
Tăng chuyển hoá …
SỐT
(
+
)
Chất gây sốt
ngoại lai
NSAIDs
(
-
)
[...]...Ngoài tác dụng hạ sốt, các NSAIDs còn có các tác dụng - Giảm đau - Chống viêm - Ngăn ngưng kết tiểu cầu Tất cả các tác dụng trên đều liên quan tới khả năng ức chế sinh tổng hợp prostaglandin của NSAIDs 2 Paracetamol (Acetaminophen) a Đặc điểm tác dụng - Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự Aspirin, nhưng tác dụng chống viêm rất yếu, paracetamol... Viên nén : 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg - Viên nang : 200 mg - Viên đặt trực tràng : 500 mg - Nhũ tương : 20 mg/ml Liều lượng Liều khuyến cáo giảm sốt là 200 – 400 mg/lần, mỗi lần cáhc nhau 4 – 6 giờ Tối đa 1,2g/ngày Với trẻ em, liều hạ sốt là 20 – 30 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần dùng trong ngày Ibuprofen đư c khuyến cáo không nên dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi MỘT SỐ BIỆT DƯC CỦA IBUPROFEN... proparacetamol và tác dụng giảm đau tương đương với diclofenac 75mg tiêm bắp hoặc morphin 10mg tiêm bắp 3 Ibuprofen a Đặc điểm tác dụng - Ibuprofen là dẫn xuất của acid propionic Tác dụng giảm đau, hạ sốt tương đương aspirin, nhưng tác dụng trên đường tiêu hoá thấp hơn nhiều - Ibuprofen ức chế tổng hợp prostacyclin ở thận, gây nguy cơ ứ nước do làm giảm dòng máu tới thận - Nói chung, Ibuprofen là thuốc . Mức độ sốt
- Sốt nhẹ : trên 37°C – dưới 38°C
- Sốt vừa : trên 38°C – dưới 39°C
- Sốt cao : trên 39°C
2. Thời gian sốt
- Sốt cấp tính : sốt dưới 7 ngày,. trong bệnh
sốt rét do P. vivax.
- Sốt về chiều : thường sốt không cao, sốt về chiều và đêm. Gặp trong lao sơ nhiễm.
- Sốt hai pha : pha 1 sốt cao đột