1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

126 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Trên Địa Bàn Thành Phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên
Tác giả Phạm Như Ý
Người hướng dẫn TS. Lê Bảo
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 21,43 MB

Nội dung

Luận văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nghiên cứu đánh giá khái quát tình hình thực tế cũng như đề xuất giải pháp cho công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRUONG DAI HQC KINH TE

PHẠM NHƯ Ý

QUẦN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DUNG CO SO HA TANG

TỪ NGUÒN VÓN NGÂN SÁCH TRÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRUONG DAI HQC KINH TE

PHẠM NHƯ Ý

QUAN LY DAU TU XAY DUNG CO SO HA TANG TU NGUON VON NGAN SACH TREN

DIA BAN THANH PHO TUY HOA,

TINH PHU YEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Mã số : 60.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ BẢO

Trang 3

LOLCAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cửu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn

chưa từng được công bồ trong bắt cứ công trình nào

Tác giả luận văn

Trang 4

MUC LUC

"Mục tiêu nghiên cứu (Cau hoi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

_Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2 3 4 5, 6 1

8 Cấu trúc của luận văn 15

CHUONG 1 MOT SO VAN BE LY LUẬN VỀ QUẦN LÝ ĐẦU TƯ TỪ:

NGUON VON NGAN SACH NHA NUO( 16

1.1 NHỮNG VẤN ĐÊ CHUNG VỆ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẢNG TỪ NGUÔN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16 1.1.1 Một số khái niệm 16

1.1.2 Đặc điểm của quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 20 1.1.3 Vai trò của quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn

ngân sách nhà nước 2B

1.2 NOI DUNG QUAN LY BAU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TÀNG TỪ

NGUON VON NSNN 26

Trang 5

1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY DAU TU,

XÂY DỰNG CƠ SỞ HA TANG TU NGUON VON NSNN 34

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 34

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34

1.3.3 Năng lực của bộ máy quản lý 35

1.3.4 Các cơ chế chính sách vẻ quản lý đầu tư xây dựng 36

KET LUAN CHUONG 1 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DUNG CO SO HA TANG TU NGUÒN VỐN NGÂN SÁCH TREN DIA

BAN THANH PHO TUY HOA, TINH PHU YEN 39

2.1 DAC DIEM TU NHIEN, KINH TE, XA HOI THANH PHO TUY HOA ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN LY DAU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HA TANG TU NGUON VON NGAN SACH NHA NUGC 39 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39 2.1.2 Đặc điểm kinh tế 41 2.1.3 Đặc điểm xã hội 46

22 KHÁI QUÁT TỈNH HÌNH BAU TU’ XAY DUNG CO SO HA TANG

TU NGUON VON NSNN TAI THANH PHO TUY HÒA 48

2.2.1 Mang lưới giao thông 4 2.2.2 Hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng 49

22.3 Thủy lợi 49

2.2.4 Hệ thống cắp, thoát nước 50

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÂU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ

HA TANG TỪ NGUON VON NSNN TREN DIA BAN THÀNH PHO TUY

HOA GIAI DOAN 2011 ~ 2015 50

2.3.1 Thực trạng công tác quản lý xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch

Trang 6

2.3.2 Thực trạng công tác quản lý tiền độ thực hiện các công trình 54

2.3.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công sọ 2.3.4 Thực trạng công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư 61

3.5 Thực trạng công tác giám sát và đánh giá kết quả đầu tư 66

2.4 DANH GIA CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LY BAU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HA TANG TU NGUON VON NSNN TREN DIA,

BAN THANH PHO TUY HOA ° 67

2.4.1 Kết quả đạt được 67

2.4.2 Hạn chế, tồn tại 68

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 70

KET LUAN CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DUNG CO SO HA TANG TU NGUON VON NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI THÀNH PHÓ TUY HÒA —

3.1 CƠ SỞ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP 74

3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa 714 3.1.2 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng của thành phó Tuy Hòa 75

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DUNG CO SO HA TANG TU NGUON VON NSNN TREN DIA BAN

THANH PHO TUY HOA 76

32.1 Hoàn thiện công tác quản lý việc xây dựng quy hoạch, lập và thực

hiện kế hoạch đầu tư : ° 76

3.2.2 Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình 80 3.2.3 Hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng cơ sở hạ

ting 86

3.2.4 Nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư xây

Trang 7

3.2.5 Nang cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng CSHT 8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MUC CAC CHU VIET TAT BTC BxXD CSHT GINT HĐND KBNN MTQG NSNN NSTW UBND XDCB Bộ Tải chính Bộ Xây dựng Cơ sở hạ tầng

Trang 9

DANH MUC CAC BANG Trang "Tốc độ tăng trường kinh tế bình quân trên dia ban thành | 42 phố Tuy Hòa giai đoạn 1996 - 2015 Giai đoạn

22 [Quá tình chuyển dịch cơ cầu Kinh tế của thành phố Tuy|_ 44 Hoa giai doan 1996 - 2015

23 [ Tình hình thu — chỉ ngân sách trên dia ban thành pho| 46 Tuy Hòa giai đoạn 201 1 ~ 2015

2-4 [Tỉnh hình đân số - lao động trên dia ban thanh phd Tuy] 47 Hòa giai đoạn 2006 - 2015

25 | Tong hop s6 lueng, điện tích các đồ án quy hoạch trên|_ 52 địa bàn thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2011 ~ 2015

26 [Tình hình đầu tư xây đựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn| 58 thành phố Tuy Hòa từ năm 201 ~ 2015

27 [Kế hoạch phân bố vốn đầu tư xây dựng trên dia ban] 63 thành phố Tuy Hòa giai đoạn 201 ~ 2015

28 [ Tỉnh hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn|_ 64 thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2011 ~ 2015

[ 3.1 [Nhu cfu vốn đầu tư phát triển KT — XH Thành phố Tuy | 83 Hòa đến năm 2020

Trang 10

ĐANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang hình

2T [Thực trang ting trưởng các ngành kinh tế của thành phỏ| 43 ‘Tuy Hòa giai đoạn 2011 ~ 2015

22 [Quá trình chuyên dịch cơ câu kinh tế của thành phố Tuy|_ 44 Hòa giai đoạn 1996 - 2015 (%)

23 [Tý lệ phân bỗ các công trình thực hiện trong giai đoạn| 5Š 2011 - 2015

2⁄4 | Tỷ trọng vốn đâu tư XDCB trong tông nguồn vốn NSNN|_ 62 thành phố Tuy Hòa giai đoạn (201 1 - 2015)

Trang 11

MO BAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tang trưởng và phát triển kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thể giới, trong đó có Việt Nam Để đạt được mục tiêu đó thì đầu tư phát triển là một yếu tố cực kỳ quan trọng, vì đầu tư phát triển, nói rõ hơn là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, không những làm gia tăng tài sản của cá nhân nhà đầu tư mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền

kinh tế, có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển

cdịch cơ cầu kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân

Tuy nhiên, công tác quản lý các công trình xây dựng cơ bản nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN nói riêng trên thực tế hiện nay khá phức tạp, quy trình, thủ tục trong quá trình thực hiện còn rườm rà do có quá nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý Đây chính là rào cản lớn đối với hiệu quả đầu tư, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng Đó cũng là nhu cầu bức thiết từ thực tiễn phát triển, đòi hỏi các đơn vị chức

năng cẩn phải cải tiến phương pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác

cquản lý đầu tư các công trình từ nguồn vốn NSNN ‘Thanh phé Tuy Hòa là trung tâm kinh

tỉnh Phú Yên Trải qua các thời kỳ phát triển, thành phố ngày cảng được mở ế, chính trị, văn hóa, xã hội của

rộng và được đầu tư nhiều kết cấu hạ tằng kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất và dân sinh, thu hút được nhiều nguồn vốn

Trang 12

'Vương đã tạo cho thành phố Tuy Hòa một vóc dáng mới van minh, hiện đại “Trong những năm gần đây, kinh phí đầu tư cho công tác xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Tuy Hòa chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn NSNN Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 1989 thực hiện gần 250 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt trên 2.900 tỷ đồng, tăng hơn 11,6 lần Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN ở địa phương nơi đây đang từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bắt cập như: Một số công trình đầu tư còn manh mún, dàn trải dẫn đến kém hiệu quả; tiến độ thực hiện các công trình còn chậm; công tác kiểm tra, giám sát chưa kịp thời nên vẫn còn xảy ra tình trạng lang phí, thất

thoát nguồn vốn ngân sách nhà nước

Tuy Hòa là thành phố trẻ có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, việc huy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của địa phương cũng như nguồn lực trong tỉnh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương và khai thác quỹ đắt ở địa phương nên việc thực hiện tốt công tác

quản lÿ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng từ nguồn vốn NSNN nhằm meng lại

hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, càng mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay

Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý đầu tư xây' dựng cơ sở hạ tằng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phd Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” với hy vọng sẽ tìm ra những hạn chế, bắt cập, để từ đó

đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN tại thành phố Tuy Hòa

2 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu tống quát: Đánh giá khái quát

công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà

Trang 13

* Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

~ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

~ Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

~ Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tẳng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh

Phú Yên

3 Câu hỏi nghiên cứu

~ Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuy Hòa có ảnh hưởng như thế nảo đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ

ting?

~ Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN ở thành phố Tuy Hòa trong thời gian qua như thể nào?

- Giải pháp nào cho việc hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tẳng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Tuy Hòa trong thời gian tới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng kỹ thuật tir nguồn vốn NSNN (chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá công tác quản lý đầu 'tư xây dựng cơ sở hạ tằng kỹ thuật được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách địa

phương)

* Phạm vỉ nghiên cứu:

~ Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật từ nguồn vốn ngân sách địa phương bao gồm: kết cu hạ tẳng giao thông, điện chiều sáng đô thị, hệ thống thủy lợi

Trang 14

~ Pham vi không gian: Thanh phổ Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

~ Phạm vi thi gian: Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN được nghiên cứu trong giai đoạn

2011 ~ 2015; các giải pháp có ý nghĩa trong những năm đến 5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp phân tích hệ thống:

Phương pháp phân tích hệ thống là cách tiếp cận cơ bản trong tiến trình giải quyết vấn đề tác giả đặt ra Phương pháp phân tích hệ thống là phương

pháp nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào một vấn đề để phân tích,

nghiên cứu và xem xét thực tiễn để rút ra kết luận nhằm đánh giá thực tiễn một cách khoa học Mục tiêu trọng tâm của phương pháp nghiên cứu này nhằm phản ảnh một cách rõ ràng thực trạng và đề xuất một cách có hệ thống các giải pháp nhằm hoản thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bản thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú

Yên

* Phương pháp phân tích thống kê:

Phuong pháp phân tích thông kê là phương pháp nghiên cứu lấy con số thống kê làm tư liệu và lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu Nói một cách cụ thẻ, phương pháp phân tích thống kê được sử dung dé tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của luận văn

Nhờ vào cơ sở lý luận và nguồn số liệu thu thập được trong giai đoạn 2011 —

2015 trên địa bản thành phố Tuy Hòa, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu này để phân tích số liệu thống kê, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố liên quan, xác định các mối liên hệ, các quy luật, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật nội dung chính của luận văn

Trang 15

việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng co sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Tuy Hòa trong giai đoạn 2011 — 2015 và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công tác

cquản lý đầu tư xây dựng ở địa phương trong những năm tới * Phương pháp phân tích so sánh:

Phương pháp phân tích so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích so sánh để đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách

nhà nước ở thành phố Tuy Hỏa bằng cách so sánh các chỉ số qua các năm, so

sánh với kế hoạch đã đặt ra và kết quả thực hiện được

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng lồng ghép các phương pháp nghiên cứu trên để tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp cho đề tài của mình

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

~ Luận văn đã góp phần làm rõ thêm những vấn đẻ lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng từ nguồn vốn NSNN,

- Lâm rõ những mặt mạnh, lợi thé tác động tích cực và chỉ ra những điểm yếu, những bất lợi anh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Tuy Hòa

~ Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN ở thành phố Tuy Hòa trong thời gian qua, phân tích những mặt làm được, chưa làm được trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN

~ Luận văn đã đưa ra những giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý đầu

Trang 16

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng

trưởng và phát triển kinh t - xã hội ở Việt Nam nên vẫn đề quản lý đầu tư

xây dựng, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước luôn là mối quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà kinh tế

học, nhà làm chính sách và từ đó đã có nhiều công trình nghiên cứu và

những định hướng đã góp phần không nhỏ trong việc phân tích, đánh giá cũng như đề xuất những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng như

~ PGS.TS Bùi Quang Bình (2012), Giáo rình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và truyền thông

Giáo trình Kinh tế phát triển đi vào nghiên cứu vấn đề phát t tế cho các nước phát tri

ên kinh

Với mục đích giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với

những kiến thức toàn diện về kinh tế phát triển, cuốn sách đã hệ thống hóa

những kiến thức cơ bản vỀ cơ sở lý luận vững chắc xung quanh các lỹ (huyết

tăng trưởng kinh tế, nguồn lực phát triển kinh tế, mô hình cũng như chính

sách phát triển kinh tế của các quốc gia

Nghiên cứu cuỗn sách này có thể giúp chúng ta phân tích, đánh giá khái

quát được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương thông qua các số liệu thu thập của từng năm, từ đó có những giải pháp, đề xuất phù hợp

với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương

- PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2007), Giáo trình Kinh tế đâu tư, 'NXB Đại học Kinh tế quốc dân Quá trình nguồn lực đến khi các thành quả của quá trình đầu tư phát huy tác dụng và da hành một công cuộc đầu tư kể từ khi bắt ác wu chi pl nl

ngừng hoạt động có bu công việc phải làm với tính chất kỹ thuật

Trang 17

thức này chỉ mang tính chấp vá theo từng chuyên đẻ, theo các lớp đảo tạo ngắn hạn cho các cán bộ đương chức Do đó, năng lực và hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư của đất nước chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển đầu tư một cách có hiệu quả, những hạn chế trong quản lý hoạt động đầu tư là khá nhiều làm cho những thất thoát trong đầu tư khá lớn, hiệu quả đầu tư chưa cao

Chính vì thé, van dé trang bị một cách có hệ thống, toàn diện các kiến

thức về đầu tư cho đội ngũ những người đang làm việc trong lĩnh vực đầu tư, cho sinh viên các trường đại học và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành kinh tế

đầu tư là một vấn đề bức xúc và việc biên soạn cuốn Giáo trình Kinh té daw

tư là một yếu tố khách quan

Giáo trình đã khái quát những vấn đề lý luận chung về kinh tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tu; vai trò và đặc điểm của đầu tư phát triển trong nền kinh tế; xem xét các nguồn vốn và các giải pháp huy động các nguồn vốn đó

cho đầu tư Cuốn sách cung cấp cho người đọc kiến thức về các khái niệm, phạm trù, các nguyên tắc tổ chức quản lý, các quy luật đặc thù của hoạt động đầu tư trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế

- PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình lập dự án đầu tư,

NXB Dai hoc Kinh tế quốc dân

Cùng với sự chuyển đổi nền kinh

sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh

vực quản lý hoạt động đầu tư vừa là yêu cầu thực tẾ khách quan, vừa mang

tính cắp bách Trong sự đổi mới này, đầu tư theo dự án giữ một vai trò cực kỳ quan trọng Đây là vấn đề cẦn và phải được quan tâm ở nước ta hiện nay

Nhận thức được vấn đề này, Giáo trình lập dự án đầu tư được tác giả biên soạn với mong muốn cung cấp một số

lến thức cơ bản về vấn để quản lý dự

Trang 18

Nội dung cuốn giáo trình đã nêu lên một số vấn đề về đầu tư, trình tự, nội dung nghiên cứu và công tác tổ chức dự án, nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án, nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự dự án đầu tư, so sánh và lựa chọn phương án đầu tư, ứng dụng Excel trong lập dự án và một số vấn đề về quản

lý dự án đầu tư

= Bai Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ

nguôn vốn ngân sách nhà nước Luận án Tiên sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia thành phố Hỗ Chí Minh

'Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN có vai trò, vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Các lý thuyết kinh tế từ trước đến nay đều

khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN

với tăng tưởng, phát triển kinh tế Đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu 'Việt Nam rất quan tâm

Luận văn đã làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

của đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và

phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NNN và sử dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá để đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội ở Việt Nam Đề xuất định hướng, hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước đến năm 2020

Luận án giúp cho người đọc nhận thức rõ vai trò của đầu tư phát triển

từ nguồn vốn NSNN có ảnh hưởng rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế, ôn

định vĩ mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm 'bảo an sinh và công bằng xã hội

Trang 19

Dau tu co sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng Việc quản lý đầu tư các công trình 'CSHT từ NSNN cho đầu tư xây dựng CSHT, đặc biệt là CSHT giao thông ở nhiều địa phương hiện nay vẫn còn gặp nhiều bất cập, trong đó có tỉnh Đăk Lak Lam thé nao dé quan ly dau tư xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế - xã

hội cao đối với các dự án đầu tư xây dựng CSHT giao thông trong tình hình nguồn vốn NSNN đang rất hạn chế là vấn đẻ mà tác giả Phan Xuân Bách đặt

ra cần phải giải quyết cho luận văn thạc sỹ của mình

Đề tài đã tập trung khái quát lý luận về quản lý đầu tư xây dựng từ

nguồn vốn ngân sách nhà nước Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng

'CSHT giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Dak Lak Déng thé đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để hồn thiện cơng tác quản lý

tư xây dựng CSHT từ nguồn vốn ngân séch tinh Dak Lak

Luận văn đã chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý đầu tư hiện nay để làm cơ sở cho các nhà kinh tế có những giải pháp nhằm hoàn 'thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN

- Lưu Thị Hoàng Anh (2014), Hoàn thiện công tác quản lý đầu tự dự

dán xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tính Vĩnh Phúc Luận văn Thạc

sỹ, Trường Đại học Thái Nguyên gvị

vốn NSNN trên địa bàn tinh Vĩnh Phúc, nghiên cứu, phân tích các lĩnh vực

quản lý cụ thể của các dự án đầu tư trong hệ thống pháp luật hiện hành của quốc gia và việc triển khái tại

'Với cách tiếp cận hệ In đề đầu tư xây dựng cơ bản từ nại

a phương, luận văn đã phân tích được những điểm yếu, những điều cần sửa đổi trong tắt cả các mặt có liên quan đến đầu tư

từ NSNN

Trang 20

và xây dựng, cơ sở quản lý vốn đầu tư theo định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá xây dựng cơ bản Đồng thời làm rõ vai tr, trách nhiệm của các cơ quan

'Nhà nước và các tô chức tham gia quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

'Về thực tiễn, luận văn đã nhận xét phản ánh đúng thực trạng và phân tích về cơ chế quản lý đầu tư của nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong thời gian qua, đồng thời phân tích chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thất thoát, lăng phí vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thanh quyết tốn đưa cơng trình được đầu tư vào khai thác sử dụng trên địa ban tinh Vinh Phúc

~ Triệu Trân Hy (2013) Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Đà Nẵng

Luận văn Thạc sỹ kinh tế kỹ thuật, Trường Dai học Đà Nẵng

Trong thời gian qua, đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng đầu tư đã được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tìn đại chúng Do vậy, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản đang là thách thức đối với sự nghiệp

phát triển của cả nước nói chung và thành phố Đà Năng nói riêng

“Trên cơ sở lý luận chung,

các chỉ tiêu phản ảnh và các nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư tư xây dựng cơ bản, tác giả phân tích

trong lĩnh vực xây dựng Luận văn chủ yếu đánh giá tổng kết công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bản thành phố Đà Nẵng tong thời gian qua Nội

Trang 21

~ Nguyễn Thế Hùng (2015), Giải pháp quy hoạch, đâu tư xây dựng quản lý hệ thông cơ sở hạ tầng kỳ thuật đông bộ đáp ứng yêu câu phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Hội thảo khoa học chủ đề “Thủ đô Hà Nội: Truyền

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước và Thủ đô Hà Nội có nhiều khó khăn, thách thức, thời gian qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô đã dành sự quan tâm lớn đến công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng

\g, nguồn lực và định hướng phát triển”

phát triển hệ thống cơ sở hạ tằng kỹ thuật, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực nông thôn, thành thị Tuy nhiên, tốc độ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn nhiều cơng trình chưa hồn thành và ảnh hưởng đến quá trình phát triển Các chỉ tiêu phát triển hệ thống hạ tằng kỹ thuật của Thủ đô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như quy hoạch đã đề ra sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ, mang tính đột phá mới và có sự tham gia quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, có được sự giúp đỡ mạnh mẽ từ trung ương và sự ủng

hộ của nhân dân thủ đô,

đã đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thủ đô Hà Nội, trong đó tập trung vào công tác lập quy hoạch, kế hoạch và công tác đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Trong báo cáo này, tác giá đã đánh giá: Với quyết tâm nỗ lực, ép dung

nhiều hình thức đầu tư để triển khai xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô Bai vi

Trang 22

'Báo cáo cũng đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến những tồn tai, khuyết điểm nêu trên, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, những công tác tô chức triển khai cụ thể để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

~ ThS Hoàng Văn Thành (2005), Một số giái pháp nâng cao hiệu quả

đẫu te từ ngân sách Nhà nước Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đầu tư xây dựng cơ bản là bộ phận vô cùng quan trọng thuộc đầu tư phát triển Để xây dựng và nâng cắp cơ sở hạ tầng, cũng như tạo ra các tai sản

cố định, chúng ta phải đầu tư xây dựng cơ bản Và nguồn vồn đầu tư, trong đó

nguồn vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là một trong những nhân

tố quan trọng không, éu trong quá trình thực hiện đầu tư

Với đề tài nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng bốn nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN Đề tài đã đi sâu vào các giả pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, chia thành bốn nhóm chính: nhóm giải pháp tài chính, nhóm giải pháp về con người, nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý đầu tư từ NSNN và nhóm giải pháp khác Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các giải pháp được đề xuất còn mang tính chung cho toàn bộ hoạt động quản lý dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN và nâng cao hiệu quả của nó, chưa thể hiện được giải pháp nào sẽ được áp cdụng tập trung cho từng địa phương riêng biệt

'Với phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử kết

Trang 23

kết quả nghiên cứu có tác dụng tốt, có giá trị tham khảo cao Xét về nội dung, yêu cầu của một đẻ tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đẻ tài đã đáp ứng được

các mục tiêu đề ra

~ Lại Quang Tuyển, Nguyễn Văn Quyết (2013), Tăng cường công tác quản {ý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, Sở Xây dựng Hà

Nam

Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến

an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của

đất nước Để có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có

nhiều yếu tổ ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng

Bài viết đã đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của tính Hà Nam, từ đó xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh Đề

này đã đem lại hiệu quả tích cực trong lĩnh vực xây dựng nói chung và ngành xây dựng nói riêng; đã đưa ra các yêu cầu cần thiết trong lĩnh vực hoạt động xây dựng đòi hỏi các Sở, ngành và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải

nghiêm túc thực hiện

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên (2015) Thành phổ Tuy Hòa vươn mình mạnh mé An phim Phú Yên — 25 năm trưởng thành và phát triển, Tr 64 ~ 68

Trang 24

nỗ lực vượt bậc để vươn mình từ một bãi đất hoang sơ, "nhiều không - không đường nhựa, không điện lưới quốc gia, không nhà máy công nghiệp đúng

nghĩa ” đã trở thành một khu đô thị phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà

Ấn phẩm đã đưa người đọc khái quát một chặng đường dài thay đổi từ một tỉnh thường xuyên phải nhận cứu trợ, hiện nay Phú Yên đã vươn lên thoát khỏi tình trang tinh nghèo,

đáng kể, nông thôn và đô thị từng ngày được đổi mới, tốc độ đô thị hóa được đây nhanh Đến với "Phú Yên — 25 năm Trưởng thành và Phát triển”, chúng ta sẽ thấy được một Tuy Hòa từ một thị xã nghèo đã vươn mình phần đầu trở thành một thành phố đô thị loại II đầy tự hào

~ UBND thành phố Tuy Hòa (2010), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng

thé phát triển kinh tế - xã hội thành phổ Tuy Hòa đến năm 2020 Tuy Hòa

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và tỉnh Phú Yên đã và đang có nhiều thay đổi và biến động, đặt thành phố Tuy Hòa trước những cơ hội và thách thức mới Đặc biệt là sự lựa chọn ưu tiên phat trién của thành phố về không gian lãnh thổ, ngành nghề kinh tế và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX có để ra mục tiêu đến

cấu hạ tầng từng bước được đầu tư cải thiện

năm 2020: "Việt Nam co bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Điều này rất quan trọng đối với Đảng bộ và nhân dân thành phố trong việc nỗ lực, quyết tâm xây dựng thành phố trở thành một trong những đầu tàu

kinh tế của tỉnh

'Báo cáo đã đánh giá những thành tựu và tồn tại trong 10 năm phát triển kinh tế - xã hội gần đây, từ đó xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ và các gi: pháp chủ yếu, các chương trình, dự án đầu tư, đảm bảo đến năm 2020 thành

phố Tuy Hòa có mức tăng trưởng cao, ôn định và bền vững, là trung tâm kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, có kết cấu hạ tằng đồng bộ, hiện đại để kéo theo sự phát triển chung của cả tỉnh và đáp ứng nhu cầu công nghiệp

Trang 25

các luận cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm nhằm phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tải liệu tham khảo trên các tạp chí

chuyên ngành, công trình nghiên cứu khác đề cập đến lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, cấu trúc

của luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể:

~ Chương 1 Một số vấn đề lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

~ Chương 2 Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng ố Tuy Hòa, tỉnh Phú

'từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành pl Yên

Trang 26

CHUONG 1

MOT SO VAN DE LY LUAN VE QUAN LY DAU TU’ TU NGUON VON NGAN SACH NHÀ NƯỚC

1.1 NHỮNG VAN DE CHUNG VE ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ

TANG TU NGUÔN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1 Một số khái niệm

* Cơ sở hạ tằng

'Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về cơ sở hạ tầng

~ Theo quan điểm Triết học: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định Cơ sở hạ tẳng của

một xã hội cụ thể bao gồm: Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn

dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mằm mồng của xã hội tương lai; trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo chỉ phối các ‘quan hệ sản xuất khác Nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội Bởi vậy, cơ si ha ting của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó

~ Ngân hàng Thể giới (WB) đưa ra cách định nghĩa cơ sở hạ tầng bằng cách chỉ ra những lĩnh vực liên quan và cho rằng những tài sản vốn để hình thành lĩnh vực này được xem la co sé ha ting

'Như vậy, có thể hiểu cơ sở hạ tầng là tổ

thuật, kiến trúc được hình thành theo một cấu trúc nhất định và có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đời sống của dân cư, được bồ trí trên một phạm vi lãnh thô nhất định

Trang 27

và tư liệu lao động, chưa có sự tham gia của cơ sở hạ tằng Khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham

gia của cơ sở hạ tầng

'Cơ sở hạ tằng kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách

mạng công nghiệp từ thế kỹ XVII đến thế kỷ XIX Cơ sở hạ tằng kỹ thuật phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội từ cuối thế

kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Hiện nay chúng ta đang tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn 3 — giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tằng kỹ thuật, vừa phát triển cơ sở hạ tằng xã hội Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng

được nâng lên thì cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển

Có thể phân loại cơ sở hạ tằng thành hai nội dung là cơ sở hạ tằng kỹ thuật và cơ sở hạ tằng xã hội:

~ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: là các công trình dành cho các dịch vụ công công như: hệ thống thông tin liên lạc, các công trình giao thông, điện chiếu

sáng, hệ thống cắp thoát nước, rác thải

~ Cơ sở hạ tẳng xã hội: là các công trình được xây dựng với mục đích ý nghĩa xã hội hơn là kinh tế, là các công trình phục vụ cho lợi ích công đồng, nâng cao đời sống dân cư như: văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao

* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được là việc thiết lập một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho một tổ chức là các đơn vị sản xuất và dich vụ, thương mại, các công trình có chức năng di chuyển các luỗng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu có tinh phổ biển của sản xuất và sinh hoạt của người din trong xã hội để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao

nhất

Trang 28

~ Nguôn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vỗn ODA, von viện trợ, tài trợ của quốc tế cho Chính phủ Việt Nam): Chủ yếu được đầu tư trực tiếp cho kết cấu hạ tằng ở cả nông thôn và đô thị Nguồn vốn đầu tư từ NSNN ding vai trò hết sức quan trọng, tạo dựng nền táng và điều kiện ban đầu để thu hút các nguồn vốn khác tập trung cho đầu tư phát triển

- Vấn tín dựng nhà nước: Được sử dụng đễ tài trợ toàn bộ hoặc tài trợ

một phẩn cho các công trình kinh tế quan trọng, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn lớn

- Nguén vốn của doanh nghiệp nhà nước: Là từ vốn khẩu hao cơ ban

của các doanh nghiệp, trích lợi nhuận sau thuế cho đầu tư phát triển và một

phần tự vay từ các tổ chức tín dụng và hoạt động đầu tư chủ yếu là nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới kỹ thuật, công nghệ hoặc hợp tác liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước

~ Vốn đầu tư của nhân đân: Đây là nguồn vốn đóng góp tự nguyện được huy động rộng rãi trong tầng lớp dân cư vì lợi ích cộng đồng, kể cả đóng góp công lao động, của cải vật chất để xây dựng các công trình phúc lợi, nhằm tạo dựng nguồn vốn trong nhân dân với phương châm xây dựng “Nhà nước và nhân dẫn cùng làm”

- Von đẫu tư nước ngoài (bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp): Hầu như nguồn vốn này chỉ đầu tư vào lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao và nhanh chóng thu hồi vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu công

nghiệp

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam là nguồn vốn nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức tự đầu tư 100% vốn hoặc liên

doanh Đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam là nguồn vốn do nước ngoài

Trang 29

* Quén lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng từ nguôn vốn ngân sách nhà nước

Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là các hoạt động chấp hành và

điều hành công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ ting có tính tổ chức, được thực

hiện trên cơ sở thỉ hành các quy định của pháp luật, được bảo đảm thực hiện

chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN là quá trình Nhà

nước sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội Nguồn vốn đầu tư từ NSNN ở bắt kỳ quốc gia nào, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì đây là yếu tố vật chất có ý nghĩa quyết định đến quá trình thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đối với nước ta, đây là điều kiện vật chất kỹ thuật để ổn định và củng cố hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cũng như không ngừng cải thiện đời sống nhân dân

Theo quy định của Luật NSNN, nguồn vốn ngân sách sử dụng cho mục

đích đầu tư phải được Nhà nước quản lý chặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho

đến khi thực hiện Chính vì vậy, có thể nói quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN là việc

ip dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật tác đông liên tục, có tổ chức, có định hướng của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đến toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng, từ công tác lập kế hoạch đầu tư, đến các giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và kết thúc đầu tư

của các công trình cơ sở hạ tầng sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn tử các công trình đầu tư

Trang 30

khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng

sản phẩm dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

'Về nguyên tắc, các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN phải được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu và phù hợp với quy định của pháp luật; đồng thời phải được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để đảm bảo mục tiêu đầu tư, chất

lượng, tiền độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án

Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

- Giai đoạn lập kễ hoạch đầu ne: Day la giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic ma có thể biểu diễn được dưới dạng sơ đồ hệ thống

- Giải đoạn điểu phối thực hiện đâu ue Day la quá trình phân phối

nguồn lực, bao gồm: Tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là

điều phối và quản lý tiến độ thời gian

~ Giám sát: Là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình thực hiện đầu tư, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng

1.1.2 Đặc điểm của quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái quát đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng là một bộ phận cấu thành nên hoạt động đầu tư phát triển nên nó cũng mang những đặc điểm chung của đầu tư phát triển, cụ thể như:

Trang 31

xây dựng kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mang lại cho các nhà đầu tư, chậm thu hồi nên không hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân Do vậy, cần phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn hợp lý,

phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp, xác định tiến độ đầu tư cằn phải có căn cứ khoa học, xây dựng tập trung dứt điểm, đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, tránh lăng phí nguồn lực

Bên cạnh đó, chu ky hoạt động của quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng thường dài, chỉ phí sản xuất lớn nên các nhà thầu dễ gặp phải rủi ro khi bỏ vốn không thích hợp Vì vậy, việc lựa chọn trình tự bỏ vốn thích hợp để

giảm mức tối đa thiệt hại đo ứ đọng vốn ở công trình xây dựng đở dang là

một thách thức lớn đối với các nhà thâu

~ Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng thường bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên như: Vị trí địa lý, tình hình thời tiết, khí hậu, thiên tai Các yếu tổ này có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động cũng như thờ

gian vận hành của quá trình đầu tư Vì thế, để khai thác tối đa hiệu quả đầu tư cũng như nâng cao tuổi thọ của công trình, trước khi triển khai dự án, cần phải nghiên cứu cẩn thận, bồ trí hợp lý địa điểm xây dựng phù hợp với kế hoạch, kiện thuận lợi và phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch bố tại nơi có đi quốc phòng - an ninh

~ Một công trình đầu tư xây dựng thường có rất nhiều cơ quan, đơn vị,

địa phương cùng tham gia thực hiện Chính vì vậy, khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý giữa các ngành,

các cấp; đồng thời phải có sự phân công rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm

cũng như phạm vỉ hoạt động của các chủ thể tham gia đầu tư

Trang 32

xã hội của vùng, thường tập trung vào các

hướng tới sự phát triển kinh t

lĩnh vực ít được thương mại hóa nên không thu hồi vốn ngay, ít có tính cạnh tranh, hoặc nếu có thì cũng ít khốc liệt hơn so với các khu vực đầu tư khác

* Từ những đặc điểm trên của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng, có thể khái quát công tác quản lý xây dựng cơ sở hạ tẳng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước gồm 04 đặc điểm cơ bản sau:

~ Tính khoa học: Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ

nguồn vốn ngân sách đòi hỏi phải mang tính khoa học, thể hiện ở trong quá trình triển khai thực hiện phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mi, kỹ cảng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung, từng giai đoạn sao cho phù hợp với

từng dự án, từng công trình Tính khoa học còn được thể hiện trong việc phối hợp đồng bộ giữa các chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị quản lý

~ Tính đồng nhất: công tác quản lý đầu tư các cơng trình xây dựng ngồi yêu cầu mang tính khoa học còn phải mang tính đồng nhất Các công

trình, các dự án đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, bao gồm cả các thủ tục đầu tư Đặc biệt, đối với các công trình đầu tư liên doanh với các cơng ty nước ngồi, các dự án đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế

~ Tính thực tiễn: Một trong những đặc điểm không thể thiểu trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là tính thực tiễn Các nội dung của các công trình đầu tư phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện tự nhiên, các đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng, từng quốc gia, bởi đây là những nhân tố có tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư

Trang 33

pháp lý vững chắc và phải phủ hợp với cơ chế chính sách và pháp luật của Nhà nước Muốn vậy, trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, các tổ chức cũng như cá nhân trong quá trình thực hiện cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn cũng như nắm vững mọi quy định liên quan đến lĩnh vực

đầu tư

1.1.3 Vai trò của quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn

vốn ngân sách nhà nước

Đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Đầu tư xây dựng không chỉ góp phần tạo ra vốn sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học — công nghệ, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất Ngoài ra, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng, đặc biệt là các công trình thực hiện từ nguồn vốn NSNN tạo ra nguồn vốn, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội thông qua sử dụng hệ thống thuế hiệu quả; tạo công ăn việc làm cho người lao động qua các hoạt động đầu tư xây dựng mở rộng quy mô sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng

a Tác động đến tăng trướng kinh tế:

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tẳng từ nguồn vốn NSNN có ảnh hưởng đến tổng cung, tổng cầu và tác động đến sự ổn định của nền kinh tế

Trang 34

kinh tế Vì vậy, đối với mỗi quốc gia cần có một cơ chế chính sách thích hợp để huy động và sử dụng nguôn vốn đầu tư có hiệu quả nhằm nâng cao tốc độ

tăng trưởng và phát triển kinh tế nước mình

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư xây dựng CSHT từ nguồn vốn NSNN vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển, chiến

lược phát triển kinh tế xã hội giữa các ngành, vùng và tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của ngành, vùng về tài nguyên, địa thế, kinh tế,

ính trị “rong thời gian qua, mặc dù Nhà nước ta đã kêu gọi thu hút vốn đầu tư dưới nhiều phương diện, tập trung đẩy mạnh quá trình xã hội hóa bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò chủ đạo trong tổng vốn đầu tư của các công trình xây dựng vẫn là nguồn NSNN, nhất

là khi đầu tư vào những lĩnh vực mang tính đột phá, làm tiền để thúc

dy phat triển các ngành khác như: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, vận tai ; đồng thời đầu tư ở những vùng kinh tế khó khăn như: vùng nông thôi

, vũng sâu, vùng xa, các vùng biên giới

Qua việc đầu tư này, Chính phủ đã dần giải quyết sự mắt cân đối về phát triển, đưa vùng kinh tế kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu bằng cách phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi vùng, phát triển mạnh những vùng khác phát triển Nhìn chung, việc tập trung đầu tư xây

dựng các công trình từ nguồn vốn NSNN có tác động mạnh và trực tiếp đến

sự chuyển dịch cơ cầu kinh tẾ (hông qua việc tăng gišm vốn đầu tư theo thứ

tự ưu tiên cho từng vùng, từng ngành trong từng thời kỳ b Tác động đến phát triễn xã hội

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tằng từ nguồn vốn ngân sách góp phần mở

rộng sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng, tăng tích lũy, là yếu tố quan trọng trong

Trang 35

trưởng kinh tế ở mỗi lĩnh vực lại không giống nhau

Đầu tư cơ sở hạ tằng vào lĩnh vực kinh tế cho thấy hiệu quả đầu tư nhanh và rõ ràng hơn so với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực xã hội Đầu tư các công trình xây dựng từ nguồn vốn NSNN ở lĩnh vực xã hội thường là hoạt

động đầu tư cho sức khỏe con người, phát triển trí tuệ, văn hóa xã hội và các

hoạt động đầu tư khác nhau như: Đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc tế Các hoạt động đầu tư xây dựng này có

tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, dù gián tiếp qua nguồn nhân lực và các nhân tố về môi trường đầu tư Hơn nữa, tác động

của đầu tư xây dựng ở các lĩnh vực này mang tính chiến lược Bởi vậy, hiệu

quả phải sau thời gian dài mới có thể hiểu rõ các con số

Trên thực tế, mỗi năm có một bộ phận vốn khá lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN được sử dụng với mục đích đầu tư cho nghiên cứu, cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đầu tư cho giáo dục, cho xóa đói giảm nghèo Các hoạt động đầu tư này đã góp phần nâng cao mức sống của người dân, giảm thất nghiệp và ổn định xã hội, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng cho sự tăng trưởng

Từ việc phân tích vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản, ta có thể nhận thấy công tác quản lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một hoạt động không,

thể tách rời trong suốt quá trình vận hành cua bat kỳ một chu kỳ thực hiện

một công trình đầu tư xây dựng nào Công tác quản lý dầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có một số vai trò cơ bản sau:

Trang 36

xây dựng cơ sở hạ tầng của nguồn vốn NSNN giữ vai trò quyết định đến tiến độ thực hiện và chất lượng của các công trình xây dựng

Tạo mỗi quan hệ gắn bó giữa các nhà đầu tư với bên thí công: tăng

cường sự hợp tác giữa các dơn vị, tổ chức, các thành viên và chỉ rò trách nhiệm của các thành viên tham gia vào quá trình hoạt động đầu tư xây dựng

Thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư nhằm tạo điều kiện để phát hiện

sớm những khó khăn vướng mắc, nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện khơng dự đốn được trong quá trình triển khai thực hiện các cơng trình

Ngồi ra, thực hiện tốt quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao hơn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

kinh tế và phát triển xã hội của địa phương

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TÀNG TỪ: NGUON VON NSNN

1.2.1 Công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan

trọng, đây là vấn đề vừa mang tính chiến lược, vừa là bước đầu tiên làm cơ sở

cho đầu tư xây dựng các công trình Quy hoạch xây dựng là căn cứ quan trong cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng

"Xây dựng quy hoạch được coi là nội dung đầu tiên trong quản lý đầu tư CSHT từ nguồn vốn NSNN Nội dung đầu tiên của quản lý quy hoạch xây dựng là quản lý công tác lập và xét duyệt quy hoạch nhằm xác lập cơ sở pháp lý và lập kế hoạch cho việc quản lý phát triển đầu tư xây dựng, thực hiện mục

tiêu công nghiệp hóa — hiện đại hóa đắt nước

Quản lý quy hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng là quản lý việc lập kế hoạch xây dựng các công trình xây dựng sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành

Trang 37

với quy hoạch chung xây dựng, bảo đảm quốc phòng -an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế

1.2.2 Quản lý tiến độ thực hiện

Tiến độ thực hiện các công trình là quá trình vận hành của công trình,

ic cng trình

quá trình thực hiện công trình diễn ra nhanh hay châm, hiệu quả hay không

được căn cứ vào việc thực hiện của công độ thực hiện của một dự án xây dựng cơ sở hạ tằng được xem xét qua đại lượng thời gian Đó là

khoảng thời gian từ khi lập dự án đến khi đưa dự án vào hoạt động và hoàn thiện dự án

Quản lý tiến độ thực hiện các công trình CSHT từ nguồn vốn NSNN

nhằm mục đích thiết lập trình tự thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu đã đặt

ra, phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể, những yêu cầu nhất định về nhân lực, thiết bị, vật tư, tài chính và quy định của pháp luật để hoàn thành các công trình xây dựng với chất lượng tốt nhất, thời gian xây dựng ngắn nhất và chỉ phí thấp nhất Công tác quản lý tiến độ thi công các công trình đầu tư được quy định như sau: - Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập độ thị công xây dựng Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt

- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thỉ công kéo đài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo

tháng, quý, năm

~ Nhà thầu thì công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chỉ tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện

nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án

~ Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có

Trang 38

trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiền độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiền độ của dự án

~ Trường hợp xét thấy tông tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án

= Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình

~ Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu qua cao hon cho cdự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng Trường hợp kéo đài

độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi pham phải bồi thường thiệt hại và 'bị phạt vi phạm hợp đồng

1.2.3 Quản lý chất lượng công trình

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án các công trình đầu tư nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng

'Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN được tiền hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh quyết toán vồn và giai đoạn bảo hành công

trình

Công tác quản lý chất lượng và bảo trì các công trình xây dựng được thực hiện theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ, bao gồm các giai đoạn sau

~ Quản lý chất lượng khảo sát xây dung

Trang 39

chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

Tiiy theo từng mô hình và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau

~ Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm

nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử

dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;

= Theo doi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí

khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu

khảo sát và mẫu thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an tồn mơi trường trong q trình thực hiện khảo sát

Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng

~ Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

Quan lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình bao gồm các nội dung:

Bồ trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế, cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đỗ án thiết kế,

chủ trì thiết kế

Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế

và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện, năng lực theo quy định để thực hiện công

việc kiểm tra nội bộ chất lượng hỗ sơ thiết kể

Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẳm định và giải trình hoặc chỉnh

Trang 40

30

~ Quản Ìý chất lượng thi công xây dựng công trình

Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm sốt từ cơng

đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng và

thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hồn thành vào

sử dụng

Cơng trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thỉ công xây dựng công trình hoặc thuê tổ chức tư

vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc

toàn bộ các nội dung quy định của công trình thi công - Bảo trì công trình xây dung

Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng gồm: Lập và phê duyệt

cquy trình bảo trì công trình xây dựng; lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng; thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì; đánh giá an toàn chịu lực và an tồn vận hành cơng trình; lập và quản lý hỗ sơ

bảo trì công trình xây dựng

1.2.4 Quản lý sử dụng vốn đầu tư Quản lý ví

hiểu là quá trình Nhà nước điều khiển và hướng dẫn hoạt động đầu tư xây

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tẳng từ nguồn vốn NSNN được

dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN để đạt mục tiêu về phát triển hạ ting kj

thuật

Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì việc quản lý và thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả,

Ngày đăng: 11/10/2022, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w