1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

7 bước giúp giữ vững danh tiếng của doanh nghiệp docx

4 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 896,03 KB

Nội dung

7 bước giúp giữ vững danh tiếng của doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào cũng cần tồn tại để vượt qua dư trấn và giữ vững danh tiếng cho công ty. Nhưng phải làm gì và làm như thế nào? Dưới đây chính là câu trả lời. Danh tiếng là điều quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chỗ đứng cũng như khẳng định vị thế của mình trong thế giới kinh doanh. Danh tiếng đi liền với thành công và ngược lại thành công luôn khẳng định danh tiếng. Khi doanh nghiệp có chỗ đứng trong thế giới kinh doanh, họ sẽ nhận được rất nhiều lợi thế. Lợi thế đầu tiên là tăng về số lượng khách hàng. Thư hai là tăng lợi nhuận và thứ ba là tăng lòng tin. Vì vậy, xây dựng, giữ vững và phát huy danh tiếng là một trong những chiến lược kinh doanh quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần quan tâm. 1. Quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình xây dựng, giữ vừng cũng như phát huy danh tiếng cho doanh nghiệp. Không có gì quan trọng hơn để đánh giá doanh nghiệp là thông qua tiêu chuẩn và chất lượng các sản phẩm cũng như các dịch vụ mà doanh nghiệp đem lại. Đặc biệt là khi kinh tế đã và đang rơi vào khủng hoảng; hầu bao của khách hàng trở nên nhỏ lại thì chất lượng sẽ là tiêu chí đầu tiên họ quan tâm và chọn lựa. Vì vậy, doanh nghiệp nào chú trọng đến đầu tư chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp đó sẽ thành công. 2. Duy trì các sản phẩm “ruột” cũng là cách làm thông minh giúp doanh nghiệp giữ vững lòng tin của khách hàng. Thông thường doanh nghiệp nào cũng có thế mạnh riêng, đó sẽ là yếu tố tiên quyết thành công cho doanh nghiệp đó. Vì vậy, hãy phát triển thế mạnh của riêng mình “không lặp lại ai và không lặp lại chính mình”. 3. Chăm sóc và làm hài lòng khách hàng “tri kỉ” là cách giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũng như giữ vừng danh tiếng của chính mình. Khách hàng có quyền phàn nàn hoặc trả lại sản phẩm nếu như họ cảm thấy sản phẩm đó chưa thực sự tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều tới danh tiếng của doanh nghiệp bởi đơn giản khách hàng chính là nhà tuyên truyền hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, một lời khen, một lời đánh giá cao của khách hàng cũng sẽ là tấm vé bảo đảm cho sự phát triển của doanh nghiệp. 4. Thực hiện cùng lúc các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị rộng rãi là cách làm ngắn nhất để đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng. Chủ doanh nghiệp có thể thực hiện thêm các đợt chào hàng, giảm giá hoặc bốc thăm trúng thưởng để đưa hình ảnh doanh nghiệp tới khách hàng hoặc giữ chân khách hàng qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho các khách hàng trung thành. 5. Quan tâm tới việc quản lý và đào tạo nhân viên có đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Nhân viên luôn là lực lượng lao động quyết định đến thành, bại của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có xây dựng và giữ vững được danh tiếng hay không cũng sẽ phụ thuộc vào lưc lượng nòng cốt này. 6. Trong thế giới kinh doanh, thì việc nhìn xa trông rộng để đổi mới và mở rộng là việc làm vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt đối với các đối thủ khác. 7. Khách hàng và đối tác đầu tư luôn quan tâm đến lợi nhuận và lợi ích mà họ nhận được. Vì vậy, mở rộng các chiến dịch tặng quà, khuyến mại đối với khách hàng và chiến dịch ưu đãi đối với đối tác là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh. . 7 bước giúp giữ vững danh tiếng của doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong thời kỳ kinh tế bất ổn. Tuy nhiên, doanh nghiệp. lượng lao động quyết định đến thành, bại của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có xây dựng và giữ vững được danh tiếng hay không cũng sẽ phụ thuộc vào lưc

Ngày đăng: 10/03/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w