1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bảo quản sách và tài liệu viết trên chất liệu giấy trong quá trình trưng bày ppt

27 438 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 171,92 KB

Nội dung

Bảo quản sách tài liệu viết trên chất liệu giấy trong quá trình trưng bày Mary Todd Glaser - Giám đốc về bảo tồn tư liệu chất liệu gi ấy. Trung tâm Bảo tồn tư liệu Đông Bắc Trưng bày là hoạt động bổ ích mang tính giáo dục. Việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, đồ tạo tác đặc biệt là những hiện vật quý hiếm, độc nhất vô nhị, hay những kiệt tác là một phần quan trọng trong chức năng giáo dục của nhiều tổ chức. Đây cũng là một cách hiệu quả nhằm thu hút sự quan tâm hỗ trợ từ phía công chúng. Trưng bày cũng l à hoạt động chủ yếu của hầu hết các bảo tàng cũng như các thư viện phòng lưu trữ tư liệu (mặc dù quy mô trưng bày của chúng nhỏ hơn bảo tàng). Mặc dù việc trưng bày có thể làm phức tạp thêm hoặc thậm chí gây khó khăn cho công tác bảo quản, chúng ta có thể áp dụng nhiều cách thức để giảm tối thiểu rủi ro/ hư hại. Tất cả các hiện vật được trưng bày, ngay cả những hiện vật có giá trị khiêm tốn nhất đều phải được xem xét trên các quan điểm bảo tồn, bởi vì trên thực tế các vấn đề bảo tồn thường hay bị bỏ qua để nhường chỗ cho các ưu tiên khác. Khi xem xét từng hiện vật, nhất thiết phải có ý kiến của một nhân viên hoặc một nhà tư vấn, người có kiến thức chuyên môn sâu về các vấn đề bảo quản. Sự tham gia của người này giúp tránh được những lỗi không đáng có hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ravới bộ sưu tập. Đối với những hiện vật trưng bày là văn bản, cách tối ưu là sao chụp bản gốc trưng bày bản sao. Cách này được dùng ngày càng phổ biến, nhất là đối với ảnh tài liệu viết. Các máy phô tô laze màu sẽ cho những bản sao hầu như giống hệt, rất khó phân biệt so với nguyên bản. Các dịch vụ sao chụp chất lượng cao xuất hiện ở khắp mọi nơi. Hơn nữa, việc sao chụp cũng giúp cải thiện chất lượng hình ảnh tư li ệu do công nghệ scan kỹ thuật số có thể loại bỏ mọi vết ố v ết bẩn. Tất nhiên là cũng có những lúc ta có thể trưng bàyliệu gốc. Nhưng nó phải đư ợc bảo quản để tránh ánh sáng, không khí không cho phép người xem chạm vào. Các khung, h ộp kín có nắp đậy, các thiết bị bảo vệ có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ độ ẩm trương đối (RH) trong khu vực trưng bày. 5 quy tắc cơ bản cho việc trưng bày các hiện vật ở dạng tài liệu viết trên giấy là: 1. Bất cứ khi nào có thể thì luôn sử dụng bản sao. 2. Không trưng bày những giấy tờ có giá trị một cách thư ờng xuyên. 3. Giữ ở mức ánh sáng càng thấp càng tốt. 4. Sử dụng các tấm màng lọc để giảm tối thiểu tối đa sự tiếp xúc với tia cực tím. 5. Các hộp, khung bảo vệ phải kín được làm bằng chất liệu mà không gây hư hại gì cho các hiện vật bên trong . Ánh sáng: Ánh sáng có thể gây những tác động nghiêm trọng đến các hiện vật trưng bày. Giấy là một trong những loại vật liệu nhạy cảm với ánh sáng nhất trong số các vật liệu dùng để viết hoặc vẽ khác. Ánh sáng có thể làm ố đen giấy làm nhạt màu các thông tin bên trong. Những biến đổi do ánh sáng gây ra không thể quan sát được bằng mắt thường do chúng tấn công, làm suy yếu cấu trúc vật lý làm biến đổi màu giấy. nó cũng làm ảnh hưởng đến lớp nhũ tương (lớp thuốc tráng) ảnh. Các loại ánh sáng đều có thể gây hại đối với giấy, cường độ ánh sáng càng cao thì mức nguy hiểm tiềm tàng càng cao. Nh ững nguồn ánh sáng có nhiều tia cực tím (UV) thì đặc biệt nguy hại bởi vì ảnh hư ởng của ánh sáng có tính chất tích luỹ, ngay cả những ánh sáng có cường độ thấp cũng làm hư hại giấy nếu như thời gian tiếp xúc kéo dài. Bởi vậy, những người làm công tác bảo quản cần lưu ý rằng các hiện vật có giá trị không được thường xuyên trưng bày. Ánh sáng tự nhiên (ánh sáng ban ngày) đặc biệt nguy hại: Cần tránh việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên do cường độ và lượng UV trong ánh sáng tự nhiên rất cao. Nếu như ở khu vực trưng bày có cửa sổ thì chúng cần được che phủ bằng các loại màn/ mành chắn vào ban ngày. Ngoài ra, các bộ phận lọc tia cực tím cũng cần phải được lắp đặt để kiểm soát sự tàn phá của nó. Các tấm màng lọc UV hiện có ở dạng màng nhựa hoặc tấm phủ. Các tấm màng thường có chất acetate (muối hoặc este từ axit axêtic), dễ dàng dùng kéo để cắt dán trực tiếp vào các cửa sổ hay hộp chứa. Những tấm màng UV màu c ũng có tác dụng làm giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng. Mặc dù màng UV ít tốn kém hơn tấm chắn UV nhưng chúng lại thiếu tính thẩm mỹ hơn sau khi dùng khó tháo bỏ. Hiện tại, ta vẫn chưa biết là các tấm màng UV có tác dụng trong thời gian bao lâu mặc dù các thử nghiệm không chính thức đã chỉ ra rằng chúng có tuổi thọ rất hạn chế. Cách duy nhất để xác định xem tấm màng còn có tác dụng lọc tia UV hay không là dùng thước đo UV (xem phần sau) để đo ánh sáng truyền qua. Các tấm lọc UV có thể được dùng ở cửa sổ, hộp hoặc khung trưng bày. Chúng tồn tại dưới dạng kính hoặc các tấm chứa axit acrylic. Từ vài thập kỷ nay, các cơ quan bảo tàng đã sử dụng sản phẩm UF- 3 Plexiglas chứa acrylic do hãng Rohm và Haas sản xuất. Gần đây, một số hãng khác đã b ắt đầu giới thiệu các tấm acrylic hoặc tấm kính lọc UV. Khi lựa chọn các sản phẩm này cần kiểm tra xem công suất lọc UV của chúng có lớn hơn 90% hay không, do một số tấm acrylic hầu hết các loại kính có ít hoặc hầu như không có khả năng lọc tia UV. Thông thường, các loại kính không tráng không có khả năng lọc UV mặc dầu những sản phẩm không tráng khác vẫn có khả năng này. Trước khi lắp đặt các tấm acrylic ở cửa sổ cần kiểm tra để đảm bảo rằng các quy định cứu hoả không bị vi phạm. Các tấm lọc này được sử dụng như một tấm chắn thứ hai ở cửa sổ. Nó được lắp đặt ở bên trong tương tự như cửa chớp, có tác dụng chắn nhiệt cũng như lọc tia UV. Nếu như vấn đề tài chính không cho phép lắp đặt theo kiểu này, thì ta có thể dùng móc treo những tấm này ở phía bên trong cửa sổ. Kiểu này chỉ hiệu quả khi tấm treo lớn hơn lớp cửa kính của cửa sổ để đảm bảo rằng mọi ảnh hưởng từ bên ngoài vào đều được sàng lọc. N ếu như dùng sơn trắng chứa titanium dioxide trên tường v à trần nơi trưng bày thì cũng giúp giảm bớt một lượng tia UV nh ất định. Tuy vậy, vẫn cần phải sử dụng các biện pháp khác để kiểm soát tia UV. Ánh sáng nhân tạo: ánh sáng ở các khu vực mà các tài liệu viết trên giấy được trưng bày phải được duy trì ở mức độ thấp. Ngoài ra, cần sử dụng những loại đèn ít hoặc không sinh ra tia UV. + Đèn huỳnh quang: Mặc dù đèn huỳnh quang được dùng phổ biến trong hầu hết các cơ quan, nhưng chúng lại có nhiều nhược điểm trong các khu vực trưng bày. Các loại đ èn này không có chức năng điều chỉnh mờ đi hầu hết đều sinh ra bức xạ UV. Có rất nhiều loại đèn huỳnh quang nh ưng chúng rất khác biệt về lượng UV sinh ra, từ 0.5%-12%. Ta nên sử dụng những loại có lượng UV sản sinh thấp, nhỏ hơn 2%. Để an toàn hơn, cần bọc các đầu ống tuýp, nơi mà phần lớn tia UV được sản sinh ra. + Đèn nóng sáng (đèn vonfram): do chúng có thể được dùng với bộ phận điều chỉnh độ sáng tối bởi chúng hầu như không tạo ra UV nên các loại đèn nóng sáng rất phù hợp với mục đích trưng bày. Loại bóng đèn thường được sử dụng để chiếu sáng trong gia đình là một ví dụ của loại đèn vonfram. Do loại đèn này sinh nhiệt nên nó phải được đặt xa các hiện vật trưng bày không bao giờ được đặt trong các hộp tr ưng bày. Các loại đèn vonfram cần phải có thiết bị điều chỉnh sáng tối. + Đèn Vonfram-Halogen (Thạch anh-Iodine): hiện nay chúng đang rất được ưa chuộng trong các tổ chức, cơ quan bảo tàng. Loại đèn này có thể điều chỉnh độ sáng tối nhưng lại sinh ra lượng UV lớn. Đèn vonfram-Halogen phải được sử dụng đồng bộ với thiết bị lọc UV của nó. Cần ghi nhớ rằng phải luôn giữ mức chiếu sáng ở mức càng thấp càng tốt. Các nhà thiết kế hệ thống chiếu sáng giỏi phải biết cách chiếu sáng hiện vật trưng bày một cách hiệu quả với mức độ sáng từ thấp đến vừa phải. Ví dụ như nếu cần ánh sáng khuyếch tán rộng chứ không chiếu rọi thì độ sáng sẽ thấp hơn, có thể tạo sự hấp dẫn cho người xem mà không cần thiết phải gây hư hại cho bộ sưu tập bằng những đèn chiếu rọi. Khi không có người xem trong phòng thì cần tắt đèn đi. Một số bảo tàng đã có hệ thống bật tắt điện tự động. Một số tổ chức khác lại dùng vải phủ lên những hợp chứa những hiện vật có giá trị cao hoặc nhạy sáng để bảo quản chúng. Ánh sáng nào thì được phép sử dụng? Khái niệm Lux/giờ. N ếu mọi loại ánh sáng đều tiềm tàng nguy cơ gây hại sự huỷ hoại của nó mang tính tích luỹ thì bất cứ sự tiếp xúc nào của ánh sáng đều nguy hiểm, đặc biệt là loại vật liệu có độ nhạy cảm nhiều với ánh sáng như giấy. Những tác phẩm nghệ thuật đồ tạo tác có ý nghĩa văn hoá phải được trưng bày, nhưng cần phải tuân thủ theo những hướng dẫn để hạn chế đến mức tối đa việc tiếp xúc với ánh sáng. Giới hạn 50.000 lux giờ được áp dụng cho những loại vật liệu nhạy cảm với ánh sáng. Nó được tính toán bằng cách lấy cường độ ánh sáng (đơn vị đo là lux) nhân với số giờ hiện vật tiếp xúc với ánh sáng. (Ngoài ra, ánh sáng cũng có thể được đo bằng footcandle hoặc Lumen; 1 footcande (lumen) xấp xỉ bằng 11 lux). Nếu một vật được chiếu sáng trong 10h với cường độ 50 lux thì sau 100 ngày nó sẽ đạt đến giới hạn 50.000 lux giờ (50 lux x 10 giờ x100 ngày). Cường độ ánh sáng càng cao thì thời gian tiếp xúc càng giảm. Một số tổ chức đã bắt đầu ghi chép lại thời gian trưng bày của những hiện vật có giá trị nhất hoặc làm bằng loại vật li ệu nhạy sáng của cơ quan họ. Các căn phòng với cường độ ánh sáng 50 lux thì khá tối, nhất là đối với người xem khi họ từ ngoài trời sáng bước v ào phòng. Tuy nhiên, mắt con người có thể điều tiết việc thiết kế một hệ thống chiếu sáng tốt cũng hỗ trợ rất nhiều. Một tấm biển giải thích rõ lý do cũng sẽ có tác dụng xoa dịu người xem. Ánh sáng được đo bằng một loại thước đo ánh sáng. Nếu không có thì có thể sử dụng loại thư ớc đo gắn liền của máy ảnh một ống kính. Thước đo UV sẽ đo lường tỷ lệ UV trong ánh sáng, biểu thị bằng microwatt/lumen. Các bộ sưu tập tài liệu giấy không nên để tiếp xúc với lượng UV vượt quá 75 microwatt/lumen. Nếu như cơ quan bạn không có được thước đo UV đáng tin cậy (do chúng rất đắt), thì b ạn có thể yên tâm với giả thiết rằng ánh sáng tự nhiên hầu hết các nguồn sáng huỳnh quang vonfram-halogen đều chứa một lượng UV vượt quá giới hạn cho phép. Những nguồn ánh sáng đó phải có bộ phận lọc UV. Hộp/Lồng Các hiện vật bằng chất liệu giấy phải được trưng bày trong các khung hoặc hộp. Các khung/hộp này phải được làm b ằng vật liệu phù hợp phải được gắn kín. Chúng sẽ giúp chống lại nhiều tác động có hại do không khí gây ra cũng như ngăn không cho người xem tiếp xúc trực tiếp với hiện vật được trưng bày. Đồng thời, nó làm giảm tác động của những thay đổi lên xuống của nhiệt độ trong ngày cũng như trong một thời gian dài. Mặc dù không thể ngăn hơi ẩm lọt vào trong hộp trưng bày trong khoảng thời gian độ ẩm tương đối cao, nhưng loại keo silica (silicdioxit SiO2) sẽ giúp ổn định độ ẩm tương đối (RH) trong hộp nếu như hộp đó được gắn kín. Silica là một vật liệu trong suốt có tác dụng như một chất làm khô. Trong những hộp, khung, thùng gỗ trưng bày hay các vật chứa khác, silica được dùng như một chất đệm nhằm duy trì độ RH. Trước khi sử dụng, loại keo này phải được điều chỉnh để đạt độ RH phù hợp (thực hiện theo hướng dẫn của nhà cung cấp). Khi đã đư ợc điều chỉnh, nó sẽ có khả năng hút ẩm khi độ RH quá cao, đến khi bên trong hộp quá khô thì nó sẽ giải thoát lượng ẩm này ra. Có 2 loại keo silica. Loại thường màu trắng còn lo ại chỉ định có màu xanh. Loại keo chỉ định tỏ ra đặc biệt hữu dụng vì khi nó đạt đến độ bão hoà (độ no) thì nó chuyển sang màu hồng đậm. Loại này đắt hơn loại thường nhiều nhưng bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua một lượng nh ỏ keo chỉ định và trộn chúng với các loại keo thường. Khi đạt đến độ bão hoà, keo silica sẽ bị khô, ta có thể tái sử dụng chúng bằng cách đặt vào lò ở nhiệt độ 300 độ F trong 3giờ. Lượng keo silica cần thiết cho thể tích hộp cần được tính toán một cách cẩn thận. Hãy liên hệ với nhà cung cấp để có hướng dẫn chi tiết. Các loại keo như Art-Sorb hay Arten là những loại có khả năng hút ẩm lớn gấp 5 lần so với các loại keo thông thường. Chúng tồn tại dư ới dạng tấm, hạt hoặc sợi băng cassette có hạt hoặc sóng, có thể bỏ vào trong các [...]... biện pháp trên, việc kiểm soát tổng thể môi trường trong căn phòng với các thiết bị điều hoà không khí độ ẩm là cách tốt nhất để bảo vệ hiện vật trưng bày trước những thay đổi về thời tiết Vật liệu làm hộp trưng bày cần phải được lựa chọn cẩn thận do gỗ, chất gắn kín, sơn, chất dính, các miếng đệm cao su vải sợi trưng bày có thể tạo ra những chất khí có hại những chất hoá học này (trong tự... nó Mặc dù trưng bày nguyên cả cuốn sách không mở sách ra thì đỡ hại sách hơn, nhưng cũng cần ghi nhớ rằng mọi loại vật liệu làm bìa sách đều bị hư hỏng nếu tiếp xúc dài ngày với ánh sáng Vì vậy, các tập sách này cũng chỉ nên trưng bày trong thời gian ngắn với ánh sáng hạn chế Đóng khung Làm khung treo đóng một vai trò quan trọng trong trưng bày Do vậy, sử dụng các loại vật liệu khung móc treo... tấm bảng gấp thanh nêm bằng xốp polyethylene để đỡ hiện vật trưng bày Cứ vài ngày một lần, cần phải lật các trang sách để tránh cho chúng không bị tiếp xúc quá lâu với ánh sáng Nếu một trang bìa cần được trưng bày lâu dài thì cần sử dụng bản sao thay thế Ngay cả khi bạn cứ vài ngày một lần lật giở các trang sách, thì cũng không nên trưng bày sách trong thời gian dài Mở một cuốn sách trong thời gian... móc, xin tham khảo các tài liệu của NEDCC: "Bọc lót làm khung các tác phẩm bằng chất liệu giấy" (Matting and Framing for Art and Artifacts on Paper) "Bạn tự bảo quản tác phẩm nghệ thuật của mình như thế nào" (How To Do Your Own Matting and Hinging) Các hiện vật cũng cần được bọc trong các màng polyester có tác dụng bảo vệ chúng trong cả sau khi trưng bày Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu tại... của hộp trưng bày như miếng đệm chất dính Sắp xếp bên trong hộp Các vật liệu dạng tấm Nếu như hiện vật trưng bày không được lót hay bọc thì chúng cần được gắn với những tấm vải hoặc các tấm vật liệu khác Những tấm này được cắt rộng hơn kích cỡ hiện vật một chút Chúng không những có tác dụng như một tấm chắn giữa hiện vật hộp trưng bày mà còn giữ cho hiện vật không bị xô lệch Để trưng bày cho... Scoch# 415 Nếu như thời gian trưng bày ngắn (trên thực tế nên như vậy) thì liệu tất cả các bộ phận của hộp trưng bày có cần bảo đảm hoàn toàn không tạo nên chất khí có hại không? Liệuchất khí nào đó có thể chấp nhận được ở trong khoảng thời gian ngắn không? Cho đến khi chúng ta biết được lời giải đáp cho những câu hỏi trên, tốt nhất là nên cẩn trọng sử dụng những vật liệu đã được kiểm chứng, ngay... chuyên gia bảo tồn Không nên coi thường những nguy cơ của việc trưng bày tài liệu giấy sách Nhà quản lý cũng như các chuyên gia bảo tồn có liên quan đến bộ sưu tập cần tham gia ngay từ những giai đoạn hoạch định đầu tiên Những vấn đề về bảo tồn không nên bị bỏ qua để ưu tiên cho những yếu tố khác như thiết kế trưng bày Đối với những tổ chức nắm giữ các bộ sưu tập, cần thiết phải tạo lập duy trì... các giá trưng bày sách, cần làm loại giá sách phục vụ trưng bày theo chiều thẳng đứng Nếu một tập sách được mở ra thì cần phải có giá đỡ để bìa sách không bị chèn ép Không nên để cuốn sách mở ở góc 180, mà chỉ mở rộng cho phù hợp với độ mở của bìa sách mà thôi Vì mỗi cuốn sách có độ mở khác nhau nên phải có các giá đỡ phù hợp với từng loại Các giá đỡ thông dụng có thể tự chế hoặc đặt hàng cần tuân... nhà thiết kế thường cho các mép của hiện vật trưng bày khít với tấm lót Tuy nhiên, tấm lót treo càng rộng thì càng bảo vệ hiện vật tốt hơn Khi thiết kế trưng bày, những yêu cầu về vấn đề bảo quản như trên, cần phải được xem xét cụ thể Các hiện vật bằng giấy dạng tấm cần phải được gắn chặt vào tấm treo Chúng có thể được gắn trên các tấm lót (xem phần sau) hoặc trên các tấm vải, hoặc được ghép dạng bản... bị thông lọc khí nhưng chúng nhiều khi vượt quá khả năng tài chính của hầu hết các cơ quan tổ chức Việc sử dụng các hộp trưng bày làm bằng vật liệu an toàn thì tốt hơn nhiều Nếu như trongquan của bạn có các loại hộp không phù hợp hoặc thiếu nguồn kinh phí để thay thế chúng, thì những thùng đó cần phải được đóng góc bằng các loại vật liệu sẽ được trình bày sau đây Việc gắn kín vật liệu gỗ cũng . Bảo quản sách và tài liệu viết trên chất liệu giấy trong quá trình trưng bày Mary Todd Glaser - Giám đốc về bảo tồn tư liệu chất liệu gi ấy vật trưng bày là văn bản, cách tối ưu là sao chụp bản gốc và trưng bày bản sao. Cách này được dùng ngày càng phổ biến, nhất là đối với ảnh và tài liệu viết.

Ngày đăng: 10/03/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w