Vấn đềdùngthuốc
Tác giả : TS. DS. NGUYỄN HỮU ÐỨC (Tiếp theo và hết)
* Có phải uống thuốc "không bổ bề ngang
cũng bổ bề dọc"? Chẳng hạn như nhiều
người thích "vô nước biển" cho khỏe? Hoặc
tại một số hội nghị, viên sủi bọt chứa
vitamin C được dùng làm nước uống giải khát suốt mấy
ngày. Những điều như thế phải chăng là có lợi cho sức
khỏe?
- Nếu cho rằng "Uống thuốc không bổ bề ngang cũng bổ bề
dọc" thì chắc chắn có ngày ta sẽ bị "bổ ngửa" vì hậu quả
dùng thuốc bừa bãi, tùy tiện và bị tai biến do thuốc. "Vô
nước biển" như nhiều người thường gọi là một cách dùng
thuốc, đưa thuốc vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch nhỏ
giọt. Ðúng là vô nước biển sẽ làm cơ thể khỏe nhưng chỉ là
với một số bệnh nhân đặc biệt như người bệnh nặng bị hôn
mê, bị mất nước trầm trọng (sẽ phải dùng dịch truyền cung
cấp nước và chất điện giải), người bệnh bị suy dinh dưỡng
nặng và không thể ăn uống qua đường miệng (sẽ dùng dịch
truyền cung cấp đạm, chất béo, vitamin v.v ). Còn người
không bị bệnh gì, đã khỏe lại muốn khỏe hơn bằng cách "vô
nước biển" thì nên coi chừng các nguy cơ như bị "sốc dịch
truyền", bị lây nhiễm các căn bệnh đang gây kinh hoàng trên
thế giới như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C, bị phù tim,
thận v.v
Ðối với vitamin C, trước hết cần ghi nhận đây là chất dinh
dưỡng (cùng các vitamin khác) hàng ngày được cung cấp qua
thức ăn thức uống. Nếu ta ăn uống đầy đủ chất thì không sợ
thiếu vitamin, trong đó có vitamin C. Ðối với các chất dinh
dưỡng, lượng cung cấp hàng ngày được khuyến cáo bởi bảng
RDA (viết tắt của "Recomended Dietary Allowances", tạm
dịch là "Bảng khuyến nghị về lượng các chất dinh dưỡng cần
được cung cấp hằng ngày" là 60mg. Nếu chỉ để bổ sung hàng
ngày, lượng cung cấp chỉ nên gấp 4-5 lần RDA (còn nếu
chữa bệnh, lượng cung cấp có thể gấp 100-1.000 lần RDA).
Vì vậy, ở một số đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin C (như
người hút thuốc lá nhiều, phụ nữ có thai, cho con bú ) hàng
ngày nên bổ sung khoảng 200-300mg vitamin C. Tuy nhiên,
hiện nay trên thị trường có rất nhiều vitamin C dạng thuốc
viên sủi bọt chứa liều cao (1.000mg dược chất trong 1 viên).
Như vậy, mỗi ngày chỉ cần dùng một viên sủi vitamin C
1.000mg là cũng đã quá nhiều (so với 200-300mg như
khuyến cáo). Nếu cứ dùng 2-3 viên như nước giải khát thì
phải cảnh giác vì dùng vitamin C liều cao lâu ngày có thể sẽ
gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa (nhất là uống vào lúc bụng
trống), gây sỏi thận (sỏi oxalat). Riêng dạng thuốc sủi bọt,
người đang kiêng muối (như bị bệnh tăng huyết áp được bác
sĩ khuyên ăn lạt) phải tránh dùng (1 viên sủi bọt thường chứa
từ 274-460mg natri, mà thực chất kiêng muối chính là kiêng
natri).
* Uống thuốc có phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của y, bác
sĩ? Không được uống một vài lần, thấy bớt rồi bỏ dở.? Có
được lấy toa thuốc cũ ra mua uống lại? Có phải báo ngay cho
bác sĩ điều trị những triệu chứng khác thường sau khi uống
thuốc?
Lại có nhiều người khi đến khám bác sĩ là cố nài nỉ xin được
tiêm thuốc. Có thật tiêm thuốc luôn là biện pháp tối ưu?
- Chỉ định của y bác sĩ về việc dùngthuốcđúng là mệnh lệnh
bắt buộc, bởi vì chỉ định đó đã được cân nhắc rất kỹ để khi
uống thuốc, thuốc sẽ phát huy được tác dụng chữa bệnh cao
nhất, phòng bệnh và hạn chế thấp nhất (thậm chí không xảy
ra) các tác dụng phụ có hại. Phải uống thuốc đủ liều, đủ thời
gian, không được bỏ dở. Không nên dùng lại toa thuốc cũ vì
có thể ta đã bị bệnh mới, hoặc bệnh cũ tái phát nhưng tiến
triển theo phương thức khác và thuốc cũ không còn hiệu
nghiệm (như loét dạ dày lâu ngày trở thành ác tính, khi đó
phải được chữa trị như bệnh ung thư). Khi đang uống thuốc
nếu có những triệu chứng bất thường phải báo ngay cho bác
sĩ điều trị biết, vì có thể đã bị các tác dụng phụ rất nguy hiểm
mà chỉ có bác sĩ mới có đủ khả năng xử trí.
Còn về vấnđề tiêm thuốc, từ lâu một bộ phận người dùng
thuốc thường quan niệm rằng: "Dùng thuốc tiêm tốt hơn
thuốc uống, nếu được tiêm sẽ mau hết bệnh, bác sĩ giỏi là bác
sĩ chỉ định thuốc tiêm". Chính quan niệm này đã dẫn đến việc
lạm dụngthuốc tiêm. Ðể giảm thiểu tình trạng này, cần phải
thông tin tuyên truyền cho mọi người hiểu rằng: "Tiêm thuốc
nguy hiểm hơn uống thuốc, chỉ tiêm trong những trường hợp
cần thiết và những trường hợp này là rất ít so với uống thuốc
vẫn mau hết bệnh mà lại rất an toàn".
* Ở ta vẫn còn một số toa thuốc bác sĩ ghi không rõ chữ, có
nhiều thuốc chỉ định bất hợp lý, thậm chí cho rất nhiều thuốc
không cần thiết. Chúng ta phải làm sao trước thực trạng này?
- Bộ Y tế đã ban hành quy chế kê đơn thuốc. Nếu thực hiện
đúng, mọi chuyện liên quan đến đơn thuốc như kê toa rõ
ràng, chỉ định thuốc an toàn và hợp lý (không dư thừa theo
kiểu "bao vây") sẽ diễn ra trôi chảy, hạn chế được rất nhiều
hậu quả đáng tiếc. Ở các nước tiên tiến, từ lâu người ta đã
tiến hành công tác "Dược lâm sàng", nay nâng lên thành công
tác "Chăm sóc Dược khoa" (Pharmaceutical Care). Mối liên
hệ giữa bác sĩ và dược sĩ được xây dựng rất tốt, các toa thuốc
của bác sĩ trước khi đến tay người bệnh đều được dược sĩ
(được thừa nhận là chuyên gia về thuốc) góp ý thật hoàn
chỉnh nhằm tránh những sai sót có thể xảy ra. Các bác sĩ
cũng rất hoan nghênh việc góp ý có tính sàng lọc những bất
hợp lý (prescription screening). Còn ở ta công tác Dược lâm
sàng mới được khởi đầu.
* Thuốc "gốc" hay thuốc "tương đương" là thế nào? Các
công ty dược phẩm trong nước thường sản xuất thuốc "gốc",
như thế có tương đương với thuốc ngoại cùng loại?
- Khi thuốc mới ra đời, nó sẽ hưởng quyền "sở hữu công
nghiệp" trong một thời gian nhất định tùy vào quốc gia sản
xuất, thông thường từ 7-10 năm. Thuốc sẽ có tên thương mại
(brand name) và khi đăng ký với tên thương mại đó sẽ được
gọi là biệt dược (trước đây còn gọi là đặc chế, Specialité).
Khi đã hết hạn của quyền sở hữu công nghiệp, thuốc được
đưa vào sở hữu công cộng. Người hoặc công ty khác có thể
sản xuất nhưng không được sử dụng tên biệt dược đã được
đặt trước đây, mà chủ yếu sử dụng tên dược chất cấu tạo ra
thuốc, gọi là tên gốc (generic name). Dược phẩm mang tên
gốc được gọi là thuốc "gốc" hay là thuốc "tương đương" (ý
nói tương đương với biệt dược ra đời đầu tiên). Tuy nhiên,
nhiều khi thuốc gốc lại được nhà sản xuất đăng ký tên biệt
dược mới. Thí dụ dược chất là diclofenac được đăng ký với
tên biệt dược đầu tiên là Voltarene; Sau thời gian bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp, nhiều nhà sản xuất thuốc gốc có
tên Diclofenac. Bên cạnh đó có các thuốc biệt dược mới như
Xenid, Allvoran, Anfena, Flector, Forgenac, Inflamac v.v
Trên nguyên tắc, thuốc đã được sản xuất phải đảm bảo chất
lượng, nếu là thuốc gốc bắt buộc phải tương đương với biệt
dược ra đời đầu tiên, nếu không thì được cho là kém phẩm
chất. Ở khá nhiều nước, thuốc phải được chứng minh có cùng
sinh khả dụng (bioavailability) hoặc một vài dạng đặc biệt
như thuốc cho tác dụng kéo dài phải chứng minh bằng công
trình nghiên cứu là đạt tương đương sinh học
(bioequivalence) với biệt dược ra đời đầu tiên. Ở nước ta, các
xí nghiệp, công ty dược phẩm trong nước đang phấn đấu đạt
GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt), chủ yếu cho ra đời các
thuốc "gốc" tương đương với thuốc nước ngoài, thậm chí là
biệt dược đầu tiên. Thực tế nhiều thuốc do ta sản xuất đã
được ghi nhận là có chất lượng không thua kém thuốc nhập
từ nước ngoài, vì vậy quan niệm cho rằng "thuốc ngoại luôn
tốt hơn thuốc nội" có lẽ đã trở thành lỗi thời.
. năng xử trí.
Còn về vấn đề tiêm thuốc, từ lâu một bộ phận người dùng
thuốc thường quan niệm rằng: " ;Dùng thuốc tiêm tốt hơn
thuốc uống, nếu được. hậu quả
dùng thuốc bừa bãi, tùy tiện và bị tai biến do thuốc. "Vô
nước biển" như nhiều người thường gọi là một cách dùng
thuốc, đưa thuốc vào