Gốmtrongkiếntrúc
Đẹp của gốm Việt Nam không chỉ trong đồ dùng, mà cả trongkiến trúc.
Năm 1937, trong cuộc khai quật di chỉ chùa Vạn Phúc (Phật Tích), tìm thấy các loại
gạch và đá chạm trổ hình rồng, phượng, hoa văn của thế kỷ 11. Có viên gạch còn ghi rõ
niên hiệu dựng tháp "Năm Long Thụy Thái Bình thứ 4, triều vua thứ 3 nhà Lý" (1057).
Văn bia của ngôi chùa cũng ghi rõ "Vị hoàng đế thứ 3 của nhà Lý (Lý Thánh Tôn) năm
Long Thụy Thái Bình thứ 4 cho dựng ở đây một ngọn bảo tháp cao 10 trượng (42m) và
một pho tượng thếp vàng cao 6 xích (2,4 mét). Tháng chạp 1940, cuộc khai quật thứ hai
tìm thấy chân tháp nằm sát mặt đất, mỗi chiều dài 8,5 mét còn nguyên vẹn các lớp tường
và chân tháp dày 2,75 mét, xây bằng nhiều loại gạch kích thước khác nhau
Tại Vĩnh Phú, tháp gạch Bình Sơn xây vào thế kỷ 14, với công trình chạm trổ cũng rất
công phu; gồm 14 tầng, cao và to bằng nửa tháp Vạn Phúc. Trong những năm giặc Mỹ
bắn phá ác liệt; Chính phủ ta vẫn cho tu sửa lớn vì tháp sắp đổ. Qua tu sửa, phát hiện tháp
này đã có một lần bị xáo trộn để xây lại vào thời Lê (do có một số gạch chạm thay thế có
họa tiết muôn hoa, và do gạch một số tầng thấy được xếp lại lẫn lộn). Qua nghiên cứu
tháp Bình Sơn và những mẫu gạch ở tháp chùa Vạn Phúc; cũng như ở một số nơi khác,
có thể hình dung lối làm tháp cổ của Việt Nam như sau:
Tháp gạch chạm nổi của Việt Nam là một loại kiếntrúc khá quen thuộc thời xưa. Có
những phường thơ chuyên xây tháp khá đồng bộ.
Do quá quen thuộc, nên kiểu cách và mẫu trang trí trên tháp chỉ cần được phác thảo sơ
qua trên các viên gạch ướt tại công trường làm tháp. Qua đó, các nghệ nhân đã lĩnh hội
kiểu cách, kích thước để tiến hành mọi công việc xây tháp. Đây là lối sáng tạo dân gian,
dùng trí tưởng tượng là chính, dùng đồ án là phụ .
Việc xây lớp gạch trang trí bên ngoài của tháp là làm thành từng lớp đắp nổi dính liền
4 mặt với nhau. Sau đó, tùy tình hình mà cắt ra từng mảnh không đều để đem nung. Nhờ
thế mà nhìn chung toàn bộ tháp, các ô gạch không đều đã tạo thành một phong cách khá
thoải mái, tùy tiện trong cái thế cân đối chung (7).
Lối xây tháp Bình Sơn khác xa lối xây tháp Chàm xưa kia. Tháp Chàm thường xây độ
dày ít nhất là 3m. Người ta xây gạch lớp ngoài rất đều nhau với một chất vữa hết sức
mỏng và rất kết dính, hiện chưa tìm ra công thức. Chỉ khi nào xây gạch xong, người ta
mới đục chạm lên tháp đã tạo nên những hình nổi trang trí rất tinh xảo. Hiện có một số
tháp còn để lại dấu vết đục chạm chưa xong ở một hai mặt, chứng tỏ nhận định này là
đúng. Có giả thuyết trước đây cho rằng tháp được chạm trổ khi còn ướt, rồi phủ chất đốt
để nung. Giả thiết này, chỉ riêng xét về mặt phản ứng lý hóa, cũng đã thấy hoàn toàn
không đứng vững.
Ngoài những tháp gạch lớn, còn có khá nhiều tháp nhỏ có phủ men xanh đồng rất đẹp:
"Tháp xanh" cạnh tháp Bình Sơn, hiện còn để lại một mẫu gạch đất trắng men xanh hình
cánh sen đắp nổi, cùng kiểu cách với tháp Bình Sơn; Tháp gạch men xanh phía sau chùa
Phổ Minh (Hà Nam Ninh) còn khá nguyên vẹn nhưng men đã tróc gần hết. Một số tháp
men xanh nhỏ bị đổ nát trên núi Yên Tử hiện còn dấu vết Bệ thờ đất nung chạm nổi
chùa Mui (Hà Sơn Bình), thành miệng giếng nước đất nung hình cánh sen Hải Hưng)
cũng đều là những công trình kiếntrúc đẹp và hiếm có, còn giữ lại được đôi phần.
Nhìn chung về gốmkiến trúc, thì những công trình cổ đại khá công phu, nhiều kỹ thuật
phức tạp, nhiều phong cách nghệ thuật vừa đồ sộ, vừa tinh tế; chỉ một loại gạch nung mà
không đơn điệu. Trong thời đại ngày nay, nếu biết phát huy truyền thống gốmkiếntrúc
xưa để áp dụng vào những đài kỷ niệm lớn thì chắc chắn sẽ đem lại kết quả lớn.
Tìm hiểu nghệ thuật gốm Việt Nam đòi hỏi nhiều công phu, nhiều thời gian. Trong
hàng chục năm qua, những công việc sưu tầm, đối chiếu, hệ thống hóa tư liệu và hiện vật
gốm; những công việc nghiên cứu, thể nghiệm các loại gốm cổ truyền, những kết quả của
nhiều cuộc khai quật di chỉ, đã thực sự giúp ta khẳng định quá trình phát triển nghệ thuật
gốm Việt Nam thêm rõ ràng và chính xác , có cơ sở để loại bỏ những đoán định sai lầm
về gốm Việt Nam do vô tình hay dụng ý xấu của một số học giả nước ngoài trước đây.
Trong tương lai, việc khai quật được tiến hành đồng đều khắp cả nước, việc phát hiện
nhiều lò gốm xưa điển hình; sẽ bổ sung dần lịch sử nghệ thuật gốm Việt Nam phong phú
và giàu tính khoa học hơn.
Phát huy truyền thống xưa, đưa nghệ thuật gốm hiện đại đến một mức cao hơn trong
việc phục vụ nhiều mặt của cuộc sống xã hội ngày nay. Đó là xu hướng chung mà nhiều
nước trên thế giới hiện đang đề cập tới. Đó cũng là yêu cầu, mục đích của nghệ thuật gốm
Việt Nam hiện còn nhiều khả năng tiềm tàng, đang chờ đón những ngày nở rộ.
. Gốm trong kiến trúc
Đẹp của gốm Việt Nam không chỉ trong đồ dùng, mà cả trong kiến trúc.
Năm 1937, trong cuộc khai quật. Hưng)
cũng đều là những công trình kiến trúc đẹp và hiếm có, còn giữ lại được đôi phần.
Nhìn chung về gốm kiến trúc, thì những công trình cổ đại khá