BứctứbìnhViệtBắc
Mở bài
Tháng 10 - 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng, trung ương Đảng rời chiến
khu ViệtBắc về Hà Nội, trước cuộc chia tay bồi hồi giữa kẻ ở người đi đầy tình nghĩa,
nhà thơ Tố Hữu đã làm lên Việt Bắc. ViệtBắc là khúc tình ca cách mạng nồng nàn, nó
thể hiện những tình cảm ân nghĩa thủy chung của người CM với nhân dân, với cuộc
kháng chiến, với tổ quốc, tình cảm cách mạng này mang tính thời đại nhưng lại bắt
nguồn từ ân nghĩa thủy chung của dân tộc nên đã có sức sống lâu bên trong quần
chúng. Bài thơ nói như cách của XD: “Như một chiều vàng mùa thu trong đẹp, mà
mỗi gốc cây, mỗi hòn đá đều vang ngân lên, tiễn đưa đầy cả ân tình”. Một trong
những đoạn thơ hay thể hiện tư tưởng tình cảm của bài thơ thường được bạn đọc yêu
thích gọi là bứctứbìnhviệtbắc chính là đoạn thơ:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợ giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái, hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Thân bài:
Nằm ở giữa bài thơ, cảm hứng bao trùm của toàn đoạn thơ này là nỗi nhớ của
người cán bộ kháng chiến với cảnh và người VB. Mảnh đất xa xôi ấy, suốt 15 năm
đồng bào các dân tộc dã trở che các cán bộ chiến sĩ. Vì thế nỗi nhớ không chỉ thiết tha
bồi hồi với cảnh với người trong giờ phút chia li, mà nó còn thể hiện tình cảm thủy
chung nặng nghĩa nặng tình với con người và vùng đất kháng chiến. Bằng lối đối đáp
mình ta quen thuộc câu thơ mở đầu:
Ta về mình có nhớ ta
Lời thơ gợi ta nhớ đến bài ca dao: “Mình về ta chẳng cho về. Ta nắm vạt áo, ta
đề bài thơ”. Đưa người đọc đến âm hưởng ngọt ngào của lối đối đáp giao duyên, đậm
đà sắc thái dân tộc. Nhưng ta-mình ở đây không phải kẻ đi người ở của một mối tình
lứa đôi mà là tình cảm cách mạng giữa người cán bộ kháng chiến với đồng bào VB.
Qua lối đối thoại kết cấu bên ngoài chính là lời độc thoại của tâm trạng hay hay nói
cách khác không chỉ là lời nói lời đáp, mà còn là sự hô ứng đồng vọng.
Hai dòng thơ đầu chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình, người cán bộ chiến
sĩ về xuôi.
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Câu thơ đầu tiên tự hỏi, câu thứ 2 tự trả lời. Bốn chữ ta điệp lại khiến âm
hưởng câu thơ ngân xa, mang theo nỗi nhớ nồng nàn lưu luyến, gửi lại VB, gửi lại
chiến khu. Nhớ chiến khu VB là nhớ hoa cùng người, nhớ thiên nhiên VB tươi đẹp
đầy âm thanh, nhớ con người VB mộc mạc nghĩa tình. Cảnh và người hòa hợp trong
nỗi nhớ khiến đoạn thơ thêm đẹp và hoàn hảo. Hư từ “những”, “cùng” chồng chất
thêm nỗi nhớ da diết trong lòng những người cán bộ về xuôi.
Tám câu còn lại là bốn cặp lục bát, câu lục tả hoa thì câu bát tả người. Và nó
được xem là bức tranh tứbình với bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Đây là bức tranh
được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật. Hoa là thứ đẹp nhất của thiên nhiên, người là sản
phẩm kì diệu tuyệt vời của tạo hóa. Bứctừbình mở ra bằng mùa Đông:
Mùa đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Câu thơ mở ra không gian rộng lớn là rừng xanh, một màu xanh mênh mông
khoáng đạt của rừng già. Trên cái nền màu xanh nổi bật lên màu đỏ của bông hoa
chuối, màu đỏ nồng thắm ấy xua tan đi cái lạnh lẽo hoang sơ. Chữ “tươi” đã làm bừng
sáng cả núi rừng. Có lẽ TH đã dùng nghệ thuật điểm xuyến như câu thơ cổ:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nhớ mùa đông VB còn nhớ tới những người đi làm nương rẫy, người VB khi
đi rừng luôn gài con dao bên thắt lưng để phòng thú dữ và phạt chướng ngại vật. Trên
đèo cao ngập nắng và lộng gió, màu xanh của rừng, màu đỏ của hoa chuối, cùng với
sự phản chiếu của ánh nắng hòa hợp với nhau thể hiện một tư thế đẹp, hiên ngang làm
chủ núi rừng.
Mùa xuân:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợ giang.
Mùa xuân sang rừng được khoác lên tấm áo của màu hoa mơ trắng, một vẻ đẹp
thanh khiết, tinh khôi đến thơ mộng. Hai chữ “trắng rừng” được viết theo phép đảo
ngữ, thông thường màu trắng là tính từ chỉ màu sắc, nhưng từ trắng trong câu thơ này
được dùng như một động từ. Có tác dụng nhấn mạng vào màu trắng, màu trắng ấy
dường như lấn áp tất cả màu xanh của lá là bừng sáng cả khu rừng.
Nhà thơ không viết là “ mùa xuân mơ nở” mà là “ngày xuân mơ nở” khiến nỗi
nhớ VB trở lên sâu nặng hơn, cụ thể hơn. Động từ “nở” khiến cho màu sắc như đang
vận động, mùa xuân tràn ngập những hoa mơ, sắc trắng tinh khôi bừng nở mỗi độ
xuân về. Nhớ mùa xuân VB thì ta sẽ nhớ tới những người thợ thủ công đan nón phục
vụ cho cách mạng “chuốt từng sợi giang”. Chuốt có nghĩa là làm bóng lên, làm mềm
những sợi giang. Chỉ có bàn tay khéo léo, tỉ mì, cần cù mới có thể làm được việc này.
Động từ chuốt gợi lên hình ảnh người con gái thanh mảnh, dịu dàng và tài hoa.
Mùa hạ:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái, hái măng một mình
Âm thanh vang vọng của tiếng ve làm cả khu rừng đồng loạt chuyển màu.
Phách là một loại cây riêng biệt của núi rừng, thường nở hoa vào tháng sáu, tháng bảy.
Trước lúc nở hoa, nó đồng loạt thay lá. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác đầy thi vị,
được cảm nhận bằng cả thính giác lẫn thị giác. Tiếng ve được nghe bằng thính giác,
đổ vàng lại là thị giác. Từ đổ ở đây được dùng thật tinh tế.
Xuân diệu: “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”. “Rủa” ở đây là ăn dần, lấn
dần, từng tí. Còn Nguyễn Bính: “Lá xanh đã nhuộm thành cây lá vàng”. “Nhuộm” là
thấm, là đậm, là hoàn tất. Còn chữ “đổ” chỉ một sự chuyển biến mau lẹ, đột ngột của
màu sắc. Nó như nhãn tự của câu thơ. Làm cho cảnh mùa hè bừng sáng, tươi tắn. Nhớ
mùa hè VB là nhớ những cô thiếu nữ Tày, Nùng đi hái măng giữa rừng nứa, rừng trúc.
Người ta thường dùng bẻ măng, đào măng, nhưng TH thì dùng “hái măng”. Một chữ
“hái” thơ mộng lãng mạng. Câu thơ gợi nhớ đến cô gái hái mơ của Nguyễn Bính.
Nhưng ở đây cô gái VB của TH mang vẻ đẹp mộc mạc, chịu thương, chịu khó, "hái"
từng gốc măng phục vụ cho cán bộ chiến sĩ đang chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Hai
chữ “một mình” như bộc lộ thầm kín mến thương mang vẻ đẹp thơ mộng hòa quyện
với núi rừng.
Mùa thu:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Không gian của núi rừng chuyển từ ngày sang đêm, gợi một không khí huyền
ảo, thanh bình và trữ tình. Câu thơ gợi nhớ áng thơ: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa,
trong đêm chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” của Bác Hồ. Dường như trăng chiến khu đã
bén duyên cùng thi ca cách mạng. Cảnh trăng thu VB càng cuốn hút hơn bởi tiếng hát
vọng trong đêm trăng. Một chữ “ai” phiếm chỉ bóng gió, tình tứ xa xôi. Sự sáng tạo
của TH là mượn màu sắc của tình yêu để nói lên tình nghĩa dọng lại trong nỗi nhớ
người ra đi. “Tiếng hát ân tình thủy chung” của họ theo như điệu dân ca VB hát then,
hát lượn đã tác động đến tinh thần làm vơi bớt sự nhọc nhằn của các cán bộ chiến sĩ
xa quê hương đi kháng chiến.
Kết bài
Mười câu thơ cho ta bốn cảnh sắc, bốn con người, bốn dáng điệu, bốn bức
tranh, mỗi bức tranh có một vẻ đẹp riêng. Điệp từ nhớ trải dài đoạn thơ tạo một sắc
thái tình cảm phong phú. TH rời VB cho ta những câu thơ ngọt ngào. Đọng lại trong
nỗi nhớ là ân tình thủy chung với con người, thiên nhiên VB
. Bức tứ bình Việt Bắc
Mở bài
Tháng 10 - 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng, trung ương Đảng rời chiến
khu Việt Bắc về Hà Nội, trước. tư tưởng tình cảm của bài thơ thường được bạn đọc yêu
thích gọi là bức tứ bình việt bắc chính là đoạn thơ:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa